Chợ Thủ.
Chiều chiều mượn ngựa, mượn ghe,
Thả về chợ Thủ ăn chè, ăn nem ...
1.Nguồn cội:
Chợ Thủ Dầu Một, lúc khởi nguồn được gọi là chợ Phú Cường. Theo lịch sử địa phương, vùng đất Phú Cường đến đầu thế kỷ XVII vẫn còn là đất hoang, cảnh quan nơi đây chính là những khu rừng rậm. Trong đó, hình ảnh nổi bật là những rừng Dầu cổ thụ ở khu vực Chánh Nghĩa hiện nay, nhất là vùng ven sông lúc đó chỉ là những bãi lầy, ngập nước hình thành dần do phù sa sông Sài Gòn bù đắp.
Khi Nguyễn Hữu Kính vào kinh lược đất Gia Định năm 1698. Khu vực Phú Cường ngày nay, cư dân hội tụ có phần muộn hơn so với Lái Thiêu, Thị Tính nhưng lại tập trung đông và nhanh hơn do vị trí hình thành lỵ sở của tổng Bình Điền, huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa lúc đó.
Địa danh Phú Cường xuất hiện vào khoảng năm 1838 (Đời Vua Minh Mệnh thứ XVIII) nên Chợ Phú Cường xuất hiện khoảng thời gian này. Chợ Phú Cường, có sau chợ huyện Bình An như chợ Tân Hoa, chợ Thị Tính, chợ Bình Nhâm Thượng.
Phần “Thị Điểm” (Chợ Quán) của sách Đại Nam Nhất Thống Chí – bộ sách địa lý được biên soạn trong khoảng thời gian từ 1864 -1875, đã nói đến tên chợ Phú Cường: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lỵ sở huyện, xe cọ ghe thuyền tấp nập đông đảo”. Đến năn 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một. Từ đó, tên chợ Thủ hoặc Thủ Dầu Một lại được nhắc nhiều đến trong dân gian.
“Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hủ bán ve,
Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêu…”
Chợ cá Thủ Dầu Một năm 1950
Chợ cá năm 1967-1968
Chợ Thủ Dầu Một – lối kiến trúc kiểu Pháp nặng về mô tuýp châu Âu
Sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Trong đó, có tỉnh Biên Hòa (huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa), người Pháp đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường với cổng lát đá và đắp đường cao bên trong. Theo “địa phương chí Bình Dương” viết vào năm 1888, nhà cầm quyền Pháp cho lấp con rạch Phú Cường ăn thông với sông Sài Gòn và đã hoàn thành công việc này vào năm 1890.
Đến năm 1935, người Pháp nhận thấy việc đầu tư vào chợ có lợi lớn, họ đã tiến hành phục hồi và biến đổi hoàn toàn chợ Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa ở Pháp có cấu trúc gần giống chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến Thành (Sài Gòn). Điểm đặc biệt của mô hình trên là họ vẫn tôn trọng, giữ nguyên vị trí cũ. Năm 1938, chợ Thủ được khánh thành với mô hình mới, kiến trúc phóng khoáng, trang nhã, vào thời đó và có lợi thế hơn nhiều nơi khác.
Chợ Thủ Dầu Một, chỉ có đồng hồ, không có cột đồng đặc trưng
Chợ Thủ nhìn từ trên cao
Chợ Thủ Dầu Một trước năm 1975
Không còn
Chợ Thủ năm 1967-1968
Xe đò Bình Dương - Biên Hòa. Người bán bưng với xâu nem trĩu tay.
Ngày nay, khó tìm nem bán bưng như thế này ở BD, Thủ Đức hay Lái Thiêu.
Xe đò Bình Dương-Biên Hòa của hãng Đồng Hiệp. Xe đò với các ghế ngồi ngang thân xe, không có lối đi ở giữa như xe ca hiện nay. Ngồi ở ghế cuối phía trái vừa mát vừa quan sát được quan cảnh dọc đường. Lúc đầu, tuyến xe BD-BH đi qua Tân Ba -Tân Hạnh-Ngã ba chợ Đồn qua 2 cầu Rạch Cát, Ghành vào BH. Về sau, xe đò đổi tuyến: Từ BD, qua chợ Búng -Lái Thiêu-Bình Lợi (Fatima) rẽ trái qua cầu Gò Dưa về Thủ Đức, Cây Lơn, xuống dốc chú Hỏa , Châu Thới, Chợ Đồn vào BH.
Ba món mà người đi xe hay mua là: Mía ghim, kẹo hột điều của Bà Ba Kẹo và nem. Tùy nơi xe dừng người bán rao những loại nem khác nhau: Từ Búng đến Lái Thiêu là nem LT; từ Bình Lợi đến Thủ Đức là nem TĐ.
Mía ghim được bán ở mọi điểm dừng vì mía ghim không có thường hiệu. Về sau, mía không còn ghim bằng tre mà cho vào bọc nilon thuận tiện cho việc ướp lạnh. Nghệ thuật chẻ tre thành cây ghim mía thất truyền theo nghề bán mía ghim ở vùng Biên Hòa-Sài Gòn-Bình Dương.
Mía ghim ở Vĩnh Long năm 1997.
Cầu Phú Cường vừa xây xong
Cầu phao (cầu tạm) khi đang xây cầu Phú Cường
2.Những điểm khác nhau trong bài vè: Về chợ Thủ
Chiều chiều
Mượn ngựa ông Ðề
Mượn ba chú lính
Ðưa cô tôi về.
Ðưa về chợ Thủ
Mua hũ, bán ghe
Bán bộ đồ chè
Mua cối đâm tiêu...
Câu vè về chợ Thủ có nhiều dị bản nhưng không khác nhau nhiều. Chúng ta không nên "hàn lâm hóa nó".
Nhóm từ gọi các vật dùng trong nhà hũ, cối đâm tiêu... chứng tỏ không thể thay thế "ve" thành "ghe". Nếu là "ve", chắc chắn bài vè này xuất hiện sau khi Pháp chiếm nước ta.
Ông "Đô" hay ông "Đề" ? Theo ad., vì là bài vè nên "ông Đô" là phù hợp.
Bán ...bán ...bán ... bán hay mua ... bán ...bán ... mua ?
3.Sân bay Phú Lợi:
Trước 1975
4. Hình ảnh Bình Dương xưa:
Những chiếc ghe có mui khác với mui ghe ngày nay
Thành "công binh" (trường Sĩ quan công binh) bên cạnh là Tu viện
Nhà thờ Bà Trà
Bà Võ Thị Trà cũng là người phụ nữ có công khai phá vùng đất mà nay là Tân Phước Khánh, Bình Chuẩn, Thuận An, BD. Để ghi công của bà, nhân dân đã gọi vùng đất này bằng tên "đất Bà Trà", nay còn lưu lại tên giáo xứ Bà Trà với một nhà thờ Công giáo nằm trên địa bàn xã Bình Chuẩn, thuộc giáo phận Phú Cường. Nhà thờ do cha Robert Keller xây dựng năm 1941. Bà Trà vốn là dòng dõi của một vị tướng nhà Tây Sơn, Bình Định vào vùng Tân Phước Khánh, BD sinh sống từ đầu thế kỷ XIX để tránh sự trả thù của vua Gia Long. Tương truyền bà Trà từng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân địa phương chống lại bọn cường hào ác bá tại địa phương khoảng từ năm 1850 đến 1859.
Võ Tân Khánh Bà Trà hay Bà Trà-Tân Khánh là một trong những hệ phái võ cổ truyền Việt Nam có xuất xứ từ Bình Định được phổ biến, phát triển tại vùng đất mới ở miền Nam Việt Nam là làng Tân Khánh (thị trấn Tân Phước Khánh, Tân Uyên, BD), và làng Bình Chuẩn (huyện Thuận An, BD) nhằm rèn luyện thân thể, bảo vệ xóm làng, sẵn sàng chống giặc.
“Cọp Bàu Lòng Võ Tòng Tân Khánh”