Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

“Anh Phải Sống”- Cuốn phim ý nghĩa nhất của Trương Nghệ Mưu




To Live (1994)

Phim Anh Phải Sống

Tiểu sử và sự nghiệp
“Anh Phải Sống”, “To Live” quay năm 1994, dài 132 phút, được giải thưởng của ban giám khảo Đại Hội Điện Ảnh Cannes 1994 và giải thưởng nam diễn viên xuất sắc dành cho Ge You. Phim đã được Tây phương ca ngợi có giá trị về nghệ thuật cũng như về lịch sử xã hội. Họ Trương đã làm sống lại mấy chục năm lịch sử tang thương đau khổ của nước Trung Hoa cận đại, một dân tộc vĩ đại, một đất nước rộng bao la bị dầy vò xâu xé vì chiến tranh cách mạng, cộng thêm những chính sách sai lầm dưới thời Mao và Giang Thanh đã đầy đọa giết hại nhân dân một cách vô cùng tàn nhẫn.
Xem phim, khán giả tưởng như chính sách của nhà nước Trung Hoa Cộng Sản đã cởi mở rộng rãi, nhà đạo diễn đã được phép nhìn lịch sử một cách khách quan và công bằng nhưng không phải vậy. Các đồng nghiệp của Trương Nghệ Mưu cho biết, nhóm làm phim của ông đã đã nộp cho cơ quan kiểm duyệt một truyện phim giả về tương lai tươi sáng của nước Tầu, rồi sau đó họ Trương bí mật thực hiện phim Anh Phải Sống, dựa theo một cuốn tiểu thuyết cùng tên. Khi phim hoàn thành đã được Tây phương tiếp đón nồng nhiệt, hậu quả là cơ quan kiểm duyệt nhà nước vô cùng tức giận, họ cấm Trương Nghệ Mưu làm phim tại Trung Hoa có tài trợ của ngọai quốc trong 5 năm. Phim bị cấm chiếu trong nước vì nó đã để lộ cho thấy những mặt xấu, những sai lầm trầm trọng của Cộng sản Trung Hoa trong quá khứ.
Trương Nghệ Mưu sinh ra trong một gia đình thuộc chế độ cũ, ông là con một sĩ quan trong quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa chống lại Hồng quân trong thời kỳ nội chiến. Chú của nhà đạo diễn đã cùng chạy với đám tàn quân của họ Tưởng ra đảo Đài Loan. Họ Trương lớn lên ở miền Bắc tỉnh Thiểm Tây, năm 1966 Mao phát động Cách mạng văn hóa để loại trừ các đối thủ Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, hai người này âm mưu hạ bệ Mao. Cuộc bạo động có tổ chức y như một trận phong ba đã làm thiệt mạng hàng chục triệu người kéo dài tới mười năm. Vệ binh đỏ phá nhà họ Trương, cha ông bị gép tội phản cách mạng, năm 1969 khi ấy Trương Nghệ Mưu 18 tuổi bị đưa về nhà quê đi làm ruộng, họ Trương sống trong tuyệt vọng, bị xếp vào thành phần kẻ thù của nhân dân, suốt mười năm liên tiếp chàng thanh niên nghĩ cuộc đời mình đã bế mạc. Năm 1971 chàng được đưa đi làm thợ máy trong một xưởng dệt, lúc này ông tỏ ra đam mê hội họa, nhiếp ảnh.
Năm 1978 Trương theo học tại Viện Điện ảnh Bắc Kinh, năm 1982 tốt nghiệp cùng Trần Khải Ca, một nhà đạo diễn nổi tiếng sau này, khóa học đào tạo nhiều nhà đạo diễn có tài nghệ cho điện ảnh Hoa Lục.
Xin điểm qua những phim tiêu biểu cho sự nghiệp điện ảnh họ Trương như sau:
Năm 1987 ông hoàn thành phim Kê Lương Đỏ (The Red Sorgum) do Củng Lợi thủ vai chính, thành công huy hoàng ngay, được giải thưởng Gấu Vàng tại Đại hội điện ảnh quốc tế tại Bá Linh. Truyện một người con gái nhà nghèo bị cha gả bán cho một ông nhà giầu bị hủi, có cơ sở làm rượu, sau chồng chết cô gái trở thành chủ nhân, tham gia chống quân Nhật trong trận đánh một mất một còn lúc cuối phim. Mặc dù nghệ thuật còn non kém so với những phim sau của nhà đạo diễn nhưng Kê Lương Đỏ cũng đánh dấu bước đầu của sự nghiệp điện ảnh họ Trương. Từ một người nông dân, người thợ máy Trương Nghệ Mưu nay bỗng trở thành nhà đạo diễn có tầm vóc quốc tế, sự nghiệp ngày càng lớn, ông ngày càng thành công vẻ vang đã trở thành nhà đạo diễn lớn không những tại Trung Hoa mà cả trên thế giới nữa.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu

Năm 1990, Trương lại thành công với phim Ju dou (Cúc Đậu), Củng Lợi trong vai cô vợ ba của một ông già chủ tiệm nhuộm không có con thừa kế, đoạt giải ưu hạng Golden Hugo tại Đại hội điện ảnh Quốc tế Chicago kỳ thứ 26. Một truyện tình lọan luân giữa cô vợ ba của ông chủ và người cháu. Phim nhuốm màu tàn bạo, dữ dằn, lột tả được thú tính con người, khi nuôi dưỡng hận thù con người đã trở thành ác thú. Diễn xuất điêu luyện, nội dung độc đáo, thể hiện nhiều phong tục lạ và lạc hậu của nước Tầu. Trong khi thực hiện phim Ju Dou năm 1989, Trương Nghệ Mưu cùng vài người đồng nghiệp ra quảng trường Thiên An Môn để chứng kiến hậu quả của cuộc tàn sát đẫm máu những người biểu tình đòi tự do dân chủ: nào xe bị đốt cháy, những sinh viên bị thương máu nhuộm đầy mình. Quá súc động nên ở cảnh chót ông đã thay đổi truyện phim để Cúc Đậu (Củng Lợi) đốt nhà biến tiệm nhuộm thành biển lửa, cả bốn nhân vật chính đều không ai còn sống sót.
Năm 1991, ông thực hiện cuốn phim nổi tiếng Treo Cao Đèn Lồng Đỏ, Củng Lợi trong vai cô sinh viên nhà nghèo phải làm vợ thứ tư cho một ông trọc phú trong một biệt thự rộng thênh thang. Mỗi bà một căn nhà riêng, khi ông chồng muốn ngủ với bà nào, bọn ïgia nhân treo đèn lồng đỏ trước cửa nhà ấy. Một bi kịch thân phận người đàn bà Trung Hoa cổ, nó lột tả chân thực tâm lý phụ nữ Á đông, thù vặt, tiểu nhân. Một phim độc đáo, nghệ thuật cao, tâm lý sâu sắc, nội dung phản ảnh những tập tục hủ lậu của người Tầu, tâm địa độc ác của con người thời phong kiến. Mặc dù không được giải thưởng nào, chỉ được vào chung kết giải Oscar dành cho phim nói tiếng ngọai quốc nhưng Treo Cao Đèn Lồng Đỏ đã thành công rực rỡ, nổi tiếng lừng lẫy, được Tây phương tán thưởng và chú ý rất nhiều.
Năm 1992 Trương Nghệ Mưu thành công lớn với phim The Story of Qui Ju, Thu Cúc Đi Kiện, Củng Lợi thủ vai chính, được hai giải: Nữ diễn viên xuất sắc nhất và Sư Tử vàng Đại hội điện ảnh quốc tế tại Venise (Ý), đây là giải quốc tế cao quí nhất mà ít có nhà đạo diễn Á châu nào được cấp phát. Truyện một chị nhà quê kiện người trưởng công an xã đá vào mạng sườn chồng chị đòi phải xin lỗi, thưa lên huyện, tỉnh không kết quả. Một thời gian sau tỉnh điều tra bắt trưởng công an nhưng khi ấy Thu Cúc lại chịu ơn ông ta. Truyện phim nhạt nhẽo nhưng được trúng giải nhờ giá trị hiện thực và tài diễn xuất của Củng Lợi. Nội dung thể hiện cuộc sống đơn sơ chất phác thiếu thốn của một dân tộc triền miên gian khổ: nào nhà trọ tập thể chật chội không một chút tiện nghi, phố xã lạc hậu cũ kỹ tự ngàn xưa, cuộc sống quê mùa cục mịch. Người Ý chú ý khía cạnh hiện thực của màn bạc theo như truyền thống nghệ thuật điện ảnh của họ nên đã cấp phát giải thưởng ưu hạng cho Thu Cúc Đi Kiện. Mặc dù không được khán giả thích thú lắm nhưng nó là một trong ba cuốn phim mà Củng Lợi thích nhất.
Năm 1995 Họ Trương chuyển sang đề tài Mafia, ông hoàn thành phim Shangai Triad, Tam Hoàng Thượng Hải, Củng Lợi thủ vai chính, được giải thưởng hình ảnh đẹp tại Đại Hội điện ảnh Cannes và vài giải thưởng của các hiệp hội điện ảnh Mỹ, một chuyện mafia băng đảng Tầu khỏang 1930 tại Thượng Hải với những biệt thự nhà hàng lộng lẫy, những tội ác rùng rợn. Truyện phim hay, cảnh đẹp, diễn tả sống động, ghê rợn, diễn xuất điêu luyện. Củng Lợi nhan sắc tuyệt trần rất xuất sắc trong vai nàng ca kỷ giang hồ, khác với vẻ nhà quê đặc trong Thu Cúc Đi Kiện, lần này Củng Lợi đẹp lộng lẫy, trai lơ y hệt một ả giang hồ, vai nào nàng đóng cũng có nét độc đáo riêng. Nghệ thuật của họ Trương ở đây có phần cao hơn nhiều phim Tây phương cùng đề tài về xã hội đen, thế giới anh chị.
Năm 1999 Trương Nghệ Mưu lại đọat giải thưởng quốc tế cao quí nhất: Sư tử vàng Đại hội điện ảnh Venise (Lion d’or, Festival de Venise) với Not One Less, Không Thiếu Đứa Nào, một cuốn phim sống thực về xã hội đổi mới của Hoa Lục, tại thành thị đời sống được nâng cao nhưng miền quê còn quá nghèo khổ, nhiều học sinh tiểu học còn bé đã phải bỏ học lên tỉnh kiếm ăn. Một cô gái 13 tuổi ở làng bên được dậy tạm một tháng để lấy chút tiền trả nợ cho cha mẹ. Trường học xây cất từ 45 năm qua, mái dột khi trời mưa, không có đồng hồ phải nhìn bóng nắng trên cột mà cho nghỉ lớp. Một phim cảm động sâu sắc, có giá trị hiện thực cao, nó phơi bầy bộ mặt trái của xã hội đang trên đà đổi mới của Hoa Lục, một xã hội không tình người, chỉ có đồng tiền.
Năm 1999, ông thực hiện phim The Road Home, Đường Về Tổ Ấm, đoạt giải Gấu Bạc và giải Đạo diễn tại Đại hội Điện ảnh quốc tế Bá Linh năm 2000 kỳ thứ 50 (Silver Bears – Jury Grand Prize at the 50th Berlin International Film Festival) và giải Sundance 2001 của Mỹ. Đây là phim đầu tiên của Chung Tử Di, nữ minh tinh hàng đầu của Hoa Lục hiện nay, một chi tiết đáng kể nữa là tại Đại hội này Củng Lợi được bầu làm chánh chủ khảo.
Lần đầu tiên năm 1958 một cuộc hôn nhân do tình yêu giữa một cô thôn nữ và một giáo viên trường làng, trái với tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Bốn mươi năm sau, ông thầy chết vì đau tim, người vợ thuê người khiêng quan tài từ bệnh viện về nhà theo một phong tục xưa, cảnh khiêng áo quan thật sầu thảm. Họ Trương mô tả hiện thực những phong tục lạ bên Tầu. Phim cho thấy bộ mặt lạc hậu cổ lỗ sĩ của nước Tầu thập niên 60.
Bước sang thiên niên kỷ mới nghệ thuật của họ Trương có khuynh hướng thương mại hơn là nghệ thuật không được Tây phương chú ý mấy, chỉ riêng phim Hero, Anh Hùng quay năm 2002 là được biết tới ngoài ra 6 phim kế tiếp không được dư luận phê bình đề cập tới.
Những phim của họ Trương thập niên 90 đa số thành công, đọat nhiều giải thưởng quốc tế, ông thể hiện cũng như giới thiệu cho khán giả quốc tế thấy quá khứ hủ lậu của nước Tầu, thân phận bi đát của người đàn bà trong một xã hội có truyền thống trọng nam khinh nữ. Nhà đạo diễn cũng nói lên cảnh cùng cực của của người dân miền quê khi đât nước chuyển mình sang kinh tế tư bản, về hố cách biệt giầu nghèo giữa thôn quê và thành thị cũng như nỗi thống khổ của nhân dân trước những sai lầm trong quá khứ do chính sách hà khắc tàn nhẫn của đảng Cộng sản Trung Hoa
Đó là chủ đề của phim Anh Phải Sống

Ba thập niên lịch sử.
Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Yu Hua, kể lại thảm kịch của một nhân vật, một gia đình trải dài qua mấy chục năm lịch sử từ thời Quốc Dân Đảng Trung Hoa thập niên 40 đến cuộc nội chiến, Mao nhuộm đỏ nước Tầu chôn vùi triều đình họ Tưởng, tới kế hoạch Đại nhẩy vọt và Cách mạng văn hóa thập niên 60, 70.
Xin sơ lược nội dung:
“…..Một gia đình giầu có chốn thành thị, chàng Xu Fugui (Ge You), con một ông nhà giầu ham mê cờ bạc, bỏ bê vợ con. Người vợ hiền Jiazhen (Củng Lợi) cam chịu đắng cay chỉ biết lấy nước mắt để can ngăn chàng nhưng vô hiệu. Người bạn cờ bạc của anh tên Long’er rắp tâm chiến đọat nhà cửa, tài sản của gia đình chàng. Hắn cho mượn tiền và bắt làm giấy nợ, có chứng nhận hẳn hoi. Chàng công tử Xu Fugui càng đánh càng thua to, giấy nợ chồng chất. Tên bạn gian Long’er đem hết giấy nợ cho cụ thân sinh Xu Fugui coi, ông cụ nói:
- Nợ nào cũng là nợ, chúng tôi phải trả
Rồi ông cụ đuổi đánh cậu ấm mất nết và chết ngay sau đó vì uất ức. Rồi người thua bạc phải khăn gói ra đi, để toàn bộ tài sản lại cho người thắng.
Chàng Xu Fugui cùng gia đình dọn về ở bên vợ, bán kim chỉ ngoài chợ, ca hát chèo cổ kiếm tiến nuôi dưỡng vợ con, anh hối hận và quyết lập lại cuộc đời. Cuộc chiến tranh Quốc Cộng tàn khốc diễn ra, lính Quốc Dân Đảng bắt anh và người bạn Chunsheng trong ban hát đi kéo pháo cho họ. Hồng quân tới bắt cả hai làm tù binh, hai chàng lại kéo pháo và hát chèo cổ cho họ nghe.
Cuộc chiến tại đây chấm dứt, Xu Fugui trở về với gia đình mừng mừng tủi tủi, Chunsheng bạn anh theo Hồng quân tiến về phương nam, chính quyền cách mạng phát động đấu tố cường hào, đánh tư sản, anh cũng phải tham gia, cũng dơ tay đả đảo… kẻ bị nhân dân tố khổ hôm nay chính là tay bạn cờ bạc (Long’er), kẻ đã chiếm nhà cửa, tài sản của chàng trước đây. Đám đông đả đảo ầm ĩ, họ dẫn tên cường hào đi xử tội.. khi ấy Xu Fugui lẻn bỏ về nhà, chàng rẽ vào một con hẻm nhỏ đứng tè, mấy tiếng súng chát chúa nổ vang khiến anh hết hồn chạy một mạch về nhà, chị vợ chỉ quần hỏi:
- Ủa sao ướt quần vậy anh?
Chàng ta sợ run lên vừa nói vừa thở, kể lại Long’er kẻ chiếm nhà mình năm xưa bị đấu tố và xử bắn, anh sợ quá nên tè ướt cả quần:
- Anh nghe năm phát súng sợ quá chạy về nhà ngay! May quá nếu mình không mất nhà thì bây giờ cũng bị đấu tố chắc tiêu mạng rồi em ạ!
Gia đình sống bình yên, thời gian trôi qua, chính quyền phát động kế họach Đại nhẩy vọt, nhà nhà đi lượm sắt vụn để nấu thép. Trẻ em cũng phải tham gia sinh hoạt, tối ấy đứa con trai lên tám (Youqing) đi theo bọn thiếu nhi lên trường vì có ông Chủ tịch quận về, chị vợ muốn giữ cậu bé ở nhà vì nó quá mệt, người chồng bảo nó đi vì sợ bị kết án phản động. Chiếc xe của Chủ tịch quận đụng sập tường đè chết thằng bé, nó mệt quá ngủ say không chạy được. Hai vợ chồng khóc than thảm thiết, khi ấy mới biết Chủ tịch quận là anh bạn Chunsheng, người cùng hát chèo với chàng ngày trước.
Thời gian trôi qua, hết kế họach Đại nhẩy vọt lại tới Cách mạng văn hóa ầm ầm như phong ba, hàng đoàn Vệ binh đỏ đi gieo rắc hãi hùng khắp nới, ông tổ trưởng khu phố, bạn thân của gia đình Xu Fugui đề nghị với hai vợ chồng gả đứa con gái đầu lòng hiện bị câm điếc cho anh đội trưởng Vệ binh đỏ trong quận (tên Wan Erxi) để nương nhờ, anh này đứng tuổi, chân đi cà nhắc, rất tốt, giúp đỡ nhà vợ nhiều.
Cô gái có bầu đi sanh tại bệnh viện trong khi các bác sĩ đã bị bắt đi phơi nắng ngoài phố vì tội phản động chỉ còn các cô sinh viên trẻ trông coi. Anh chồng cà nhắc Wan Erxi bèn ra phố dẫn một ông bác sĩ về nhà thương lấy cớ để giáo dục thêm thực ra để giúp cho vợ anh sinh đẻ. Anh ta cho bác sĩ một chục bánh bao, vì nhịn đói lâu ngày ông ăn ngấu nghiến nên bị bội thực chết.
Khi sinh con xong cô vợ bị băng huyết nhiều quá, mấy cô sinh viên không có kinh nghiệm không làm gì được. Rồi đứa con đầu lòng cũng ra đi, hậu quả của Cách mạng văn hóa…”
Định mệnh oan nghiệt đã chụp xuống gia đình Xu Fugui hiền lành chất phác, anh chị đã cống hiến hai đứa con: đứa trai cho kế họach nhẩy vọt và đứa gái đầu lòng cho Cách mạng văn hóa. Tấn thảm kịch của một gia đình bị hy sinh mất mát quá nhiều cũng như của cả một dân tộc đã bị những biến cố oan nghiệt dầy vò vùi dập. Đứa bé trai đáng lý ra không bị bức tường oan nghiệt đè chết, người vợ bảo chồng cứ để nó ở nhà nhưng anh quá sợ hãi chính quyền nằng nặc cử nó đi. Nay người vợ khóc than thảm thiết như mưa như gió trước mộ con, chị kết tội chồng vì khiếp nhược nên đã mất con.
Đứa gái lớn đáng lẽ không không trút hơi thở trên giuờng bệnh viện nếu tất cả các bác sĩ không bị bọn Vệ binh đỏ kết án phản động đem phơi nắng ngòai phố.
Tấn thảm kịch của một gia đình là hình ảnh biểu tượng cho một dân tộc, một đất nước có nhiều bất hạnh hậu quả của sự sai lầm lịch sử, lịch sử đã chọn Mao. Họ Trương đã vận dụng nghệ thuật của mình để nói lên tất cả những nỗi oan khiên, đau khổ của một gia đình và xa hơn là của con người, của xã hội mà ông đã trưởng thành và đã đẩy tính bi thảm của cuốn phim tới tột đỉnh. Truyện phim đau thương tang tóc chưa đủ, nó còn được phụ họa thêm bằng những tiếng khóc than não nùng thảm thiết của người mẹ hiền mất con và nhất là những điệu nhạc đệm sầu não bi ai không bút mực nào tả cho xiết.
Mặc dù là bi kịch nhưng Trương Nghệ Mưu không phải chỉ tạo dựng những nhân vật, chung cục thảm sầu khiến khán giả tan nát cõi lòng, xa hơn thế ông đã đóng góp những quan niệm xây dựng hạnh phúc thiết thực như trong lời khuyên của Xu Fugui với Chungsheng bạn anh, người bạn này hồi trước đã cùng anh hát chèo cổ và kéo pháo cho Quốc Dân đảng cũng như Hồng quân nay đã lên tới chức Chủ tịch quận.
Chungsheng tan gia bại sản vì Hồng vệ binh, vợ tự tử ngay trong lúc tuyệt vọng anh cũng muốn tự kết liễu đời mình và giao lại cho vợ chồng Xu Fugui tất cả tiền tiết kiệm của anh tại ngân hàng nhưng Xu Fugui không nhận và khuyên bạn một câu:
-Anh phải sống.
Trong gian khổ, cay đắng con người cũng phải yêu cuộc sống, dù mất mát tới đâu cũng còn lối thoát, ta vẫn tìm được hạnh phúc, nó luôn ở trong tầm tay chúng ta như cảnh cuối phim đã diễn tả rất trong sáng đơn giản: Gia đình còn lại xum họp trong một bữa ăn thâm mật, người chồng, người vợ chàng rể và đứa cháu ngọai quay quần bên nhau êm đềm hạnh phúc.
Mặc dù phim không được giải Cành Cọ Vàng vàng (Palme d’or) tại Đại hội điện ảnh Cannes, chỉ được giải khiêm tốn về đạo diễn và diễn xuất nhưng trên thực tế To Live đã được dư luận Tây phương chú ý và ca ngợi như một siêu phẩm giá trị. Nhiều đoạn đã được dàn cảnh thật vĩ đại, công phu tốn kém với hàng đoàn quân xa dài vô tận, mặt trận mênh mông một rừng người. Nó là cuốn phim đầu tiên của Hoa Lục được ngọai quốc mua bản quyền trước.
Họ Trương cũng thêm nhiều pha dí dỏm song song bên các tấn bi kịch để tăng phần phong phú cho ý nghĩa cuốn phim. Vui nhất là cảnh anh chồng vào ngõ hẻm đứng tè nghe mấy tiếng súng chát chúa sợ quá tè ướt quần bỏ chạy một mạch về nhà. Kẻ đã chiếm đọat nhà cửa, tài sản của gia đình anh (Long’er) bị xử tử vì chính sách đánh tư sản, chống cường hào của cách mạng, hắn đã chết thay cho Xu Fugui, anh tâm sự với vợ:
- May quá nếu mình còn nhà cao cửa rộng thì bây giờ tiêu mạng rồi.
Giống y như trong truyện tái ông mất ngựa, phúc họa khôn lường, người ta cũng thường nói của đi thay người.
Những đoạn dí dỏm cũng được thêm vào để làm loãng bớt không khí sầu thảm như cảnh bệnh viện lúc gần hết phim, anh con rể (Wan Erxi) nhân danh đội trưởng Vệ binh đỏ ra phố dẫn ông bác sĩ về nói:
- Tôi dẫn tên này về bệnh viện để giáo dục thêm.
Nhưng sau đó lại nói nhỏ với ông:
- Tôi đưa bác sĩ về nhà thương để giúp vợ tôi, nó đang sinh.
Về tới nơi anh đưa cho bác sĩ một lô bánh bao, nhịn ăn lâu ngày ông đói quá ăn ngấu nghiến cả chục cái, một lúc sau cứ nấc lên từng tiếng rồi chết vì bội thực trông vừa tội nghiệp vừa buồn cười.
Nhạc chèo cổ lạ và hay tuyệt, họ múa những con búp bê trước một bóng đèn sáng và in hình lớn trên màn. Những điệu hát cổ buồn mênh mang hòa theo điệu múa đã thu hút khán giả một cách kỳ diệu, Trương Nghệ Mưu lại thành công hơn nữa vì đồng thời đã giới thiệu những cái hay cái đẹp của nền nhạc cổ truyền Trung Hoa với người ngọai quốc.
Họ Trương đã dùng những hình ảnh biểu tượng để diễn tả thảm kịch chung của đất nước ông. Cuộc đời gian truân khốn khổ của Xui Fugui giống như Moritz trong Giờ Thứ Hai Mươi Lăm, những điệu nhạc đệm vô cùng ai oán cùng những tiếng khóc than não nùng của người mẹ trước mộ con, tấn thảm kịch của một gia đình là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước ông đã chịu đựng quá nhiều gian khổ, bị dầy vò xâu xé triền miên.
Tất cả cũng chính là những tiếng khóc than bi thiết của đất nước cho số phận của một dân tộc bất hạnh trước sự sai lầm của lịch sử.

© Trọng Đạt



Nếp sống văn minh: Người Việt Nam nên biết nói cám ơn, làm ơn và xin lỗi


Nguồn: tamtay.vn

Người Việt ta luôn tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến. Thực ra, đã gần năm ngàn năm. Chính xác là 4907 bước vào năm Canh Dần.
Thế nhưng, chữ nhưng oan nghiệt, thế giới “bảo” chúng ta không biết cách nói cám ơn, làm ơn và xin lỗi trong cuộc sống hàng ngày.

Cám ơn, làm ơn và xin lỗi là những câu nói thường xuyên nơi cửa miệng của người Mỹ.
Mở cửa dùm cô gái khệ nệ bê mấy bịch đồ vừa mua đang đi ra khỏi cửa hàng, cô gái nhoẻn miệng cười, thank you. Lượm dùm cây viết cô thư ký lỡ tay đánh rớt, cô thư ký, thank you. Chồng nhờ vợ đưa dùm con dao để ông thái thịt làm bếp, cô vợ với tay lấy con dao đưa cho ông, ông chồng, thank you, honey. Nhường cụ bà bước lên xe buýt khi xe vừa đậu tại bến, bà lão, thank you. Cô bé bật dùm ngọn đèn cho ông bố, ông bố, thank you.
Nhất nhất, người dân HK đều sẵn sàng câu cám ơn cho người làm dùm mình việc gì đó, dù là việc rất nhỏ.
Tại một quán cà phê sáng chủ nhật đông đúc khách hàng, đi lại khó khăn, lỡ tay đụng người bên cạnh, I am sorry. Tại một night club, vừa biết nhảy đầm nên… lỡ nhịp đạp trúng chân người tình, anh kép, sorry, baby. Trên xe buýt, một chàng ngồi giữa hàng ghế, tới bến xe gần nhà, xe buýt dừng lại cho chàng xuống. Chàng trai trẻ nhìn mọi người hiền hòa, excuse me, chờ mấy người ngồi đầu hàng ghế xếp đôi chân gọn lại hoặc tạm thời đứng lên bước ra ngoài, nhường lối cho chàng đi. Ra khỏi hàng ghế, chàng nhìn mấy người đó, thank you, trước khi bước xuống xe buýt. Người cha đã hứa mà vì công việc bận rộn không đưa con đi coi trận đấu bóng rổ cuối tuần, ông bố, sorry, son. Cô vợ ngồi trước máy tính miệt mài đánh máy cho xong bản báo cáo phải nộp gấp cho xếp sáng sớm mai. Anh chồng thương vợ tới bóp nhẹ vai nàng nhưng có lẽ hơi mạnh tay (chắc là không phải mượn dịp để… trả thù). Cô vợ, ái da, đau anh. Anh chồng vội vàng, honey, I’m sorry.
Cũng vậy, nhất nhất, người Hoa Kỳ đều biết xin lỗi khi làm một việc gì đó không phải, không đúng đối với những người xung quanh bất kể lớn nhỏ, dù chỉ là lầm lỡ, không cố ý.
Cùng với cám ơn và xin lỗi, hai từ làm ơn cũng được người Mỹ thường xuyên sử dụng. Ví dụ, honey, please get me a cup of coffee; hay, would you please go to the market and buy me a box of chocolate. I’m hungry; hoặc, can you do me a favor, get me (something). Cần người khác làm gì cho mình, dù là việc nhỏ, họ đều nói làm ơn; làm dùm tôi chuyện này chuyện kia, nha.
Thêm một điều nữa là họ không soi mói, không xía vào chuyện cá nhân không phải của họ. Đèn nhà ai nấy rạng, đêm nhà nào nấy tối. Ai cũng ráng giữ lịch sự tối thiểu. Chúng ta phải tập để bỏ thói xấu tọc mạch, ngồi lê đôi mách, kể tội, nói xấu nhau. Có gì thắc mắc, cứ việc hỏi thẳng và chất vấn đương sự liên quan để làm sáng tỏ sự việc, không nên đi kể lể, kết tội với những người không liên hệ làm mất sự kết đoàn không cần thiết, nhất là sinh hoạt trong cùng một tổ chức.
Hồi tôi mới qua Mỹ, bắt đầu bay ở Hồng Kông và máy bay đáp xuống phi trường San Francisco lúc trời vừa sáng. Lúc đó bên Hồng Kông cũng đã bắt đầu đêm. Được dạy người Tây phương rất lịch sự nên dù buồn ngủ cũng phải ráng nhướng mắt lên, chịu không nổi lâu lâu cũng ngủ gật. Mỗi lần gật một cái là tôi vội vàng banh mắt ra, rồi lén nhìn chung quanh coi có ai… cười mình không. Thấy thiên hạ tỉnh bơ. Cô gái ngồi gần tôi thì chúi mũi vào quyển sách; ông già ngồi cách một hàng ghế cũng bâng quơ nhìn những con chim sắt lên xuống trên bầu trời sẫm mây đen, chắc đang bận lo con cái ông lái xe về từ phi trường có gặp mưa lớn hay không; mấy người khác xa xa cũng chẳng ai để ý. Nhưng tôi vì tự ái… dân tộc, nhất quyết chỉ… gật chứ không chịu nằm dài ra mấy băng ghế ngủ tạm, sợ Mỹ họ cười. Nhưng họ lại nhất định không thèm cười mới chết chứ. Kể ra thì mình cũng chỉ lo hão đấy nhỉ.
Còn các cơ quan nhà nước thì sao? Cũng vậy. Các văn phòng trong tòa thị chính đều mở và đóng cửa đúng giờ. Nhân viên chính quyền thì niềm nở, lịch sự với dân chúng tới xin giấy tờ hoặc xin giúp đỡ, vì họ đúng là đầy tớ, ăn lương từ tiền thuế của nhân dân, nên phải phục vụ nhân dân đúng mực. Lộn xộn là bị đuổi việc, hoặc xếp của họ cũng bị chất vấn, cảnh cáo và bị đuổi. Không có đặc ân hoặc miễn trừ cho ai cả. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, từ tổng thống đến anh nghị viên một thành phố nhỏ miền quê, đều là công bộc nhân dân đúng nghĩa. Chỉ nhân dân mới có quyền truất phế họ qua lá phiếu.
Còn bên Nhật, một dân tộc Á Châu, thì sao? Tôi không sống ở Nhật mà chỉ quá cảnh vài tiếng đồng hồ chuyển tiếp. Đây là những gì tôi mục kích.
Trên đường về VN, chúng tôi phải đổi chuyến bay ở Nhật và phải đợi khoảng năm, sáu tiếng, có tuyến xe buýt đưa về tới khách sạn gần phi trường. Sau khi check-in, định đem hành lý lên phòng, đã thấy mấy cô nhân viên khách sạn đẩy một chiếc xe nhỏ tới chuẩn bị chất hành lý lên xe. Vốn sẵn tính “ga-lăng” từ trời Tây, tôi định giúp cô nhấc mấy cái vali lên xe, cô nhân viên còn khá trẻ và nhỏ con, mỉm cười xua tay, như bảo tôi chớ động vào, để cô làm. Tôi chưa hết ngạc nhiên cô đã nhanh nhẹn xếp mấy vali lên xe đẩy đi. Chúng tôi lẽo đẽo im lặng đi theo. Lên tới phòng, cô chờ tôi mở cửa phòng rồi đẩy vô, sau đó lại mỉm cười gật đầu chào rồi đi giật lùi. Ra khỏi phòng mới xoay lưng lại bước tới trước. Lúc rời khách sạn, chúng tôi được các cô nhân viên đưa tiễn bằng cách cúi rạp đầu chào đoàn người trên xe. Còn tại phi trường tôi chứng kiến cảnh một nhân viên nữ của một hãng máy bay nào đó chạy bộ khá nhanh, trên tay cầm một tấm bảng nhỏ, có lẽ là tên của một hành khách nào đó sắp trễ chuyến bay mà cô phải đi tìm chăng?
Nói chung, các nhân viên người Nhật rất tận tụy, vui vẻ, nhiệt tình với hành khách trên máy bay cũng như ở phi trường, tuy cách giao tế của họ có khác chúng ta. Riêng với chính họ thì rất tự giác, nghiêm khắc và kỷ luật, không tham nhũng, hối lộ hay ăn cắp của công. Không có gì để ngạc nhiên khi Nhật bước lên hàng cường quốc đứng thứ nhì chỉ thua Mỹ, sau ba mươi năm xây dựng đất nước từ hoang tàn và đổ nát cuối Thế chiến thứ hai. Chúng ta rất nên học những đức tính tốt này của người Nhật, để ít ra, mọi người tự giác mà không biến những lễ hội hoa thành cảnh cướp giật trắng trợn, vừa gây phản cảm, vừa làm ô danh Việt Nam, ít gì cũng từng hãnh diện là con rồng cháu tiên, tức có cốt cách thanh cao, lịch sự, cư xử có văn hóa với nhau. Chúng ta có cảm thấy nhục nhã không khi Nhật đã ra thông cáo không tham gia lễ hội hoa tại Hà Nội năm nay nữa? Tự ái dân tộc để đâu?
Thế còn Việt Nam ta thì sao?
Những nhân viên, những người Việt đầu tiên tiếp xúc với người ngoại quốc, có thể xem như là đại diện cho bộ mặt VN. Ấn tượng đầu tiển khi tiếp xúc với ai sẽ để lại những nhận xét rất quan trọng sau này.
Tôi nhận thấy các nhân viên hàng không Việt Nam ít cười, lạnh nhạt, dù nhiều cô cũng trẻ trung, sáng sủa, đẹp mắt, nhưng hay thường bẳn gắt và thiếu lễ độ với hành khách khi họ yêu cầu làm dùm một việc gì đó (mấy năm sau này không biết đã khá lên chưa). Các cán bộ thuế quan cũng thế. Ai cho tiền thì còn tươi nét mặt. Ai không cho thì tỏ vẻ khó chịu, hạch sách. Ô hay, đây là công việc phục vụ chứ có phải quan trên đâu nào. Mà dù có là quan trên cũng vẫn là đầy tớ nhân dân theo lời bác Minh đấy chứ! Ấy là còn dính dáng tới chính trị chút xíu, chưa nói tới phép lịch sự xã giao thường ngày giữa con người với nhau trong một xã hội văn minh, tự hào là có vài ngàn năm văn hiến. Chúng ta hãy dặn nhau tích cực giúp VN chống tham nhũng bằng cách không hối lộ nhân viên hải quan phi phường. Hãy cứ để họ khám xét hành lý. Mất khoảng nửa tiếng, một tiếng để chống tham nhũng cũng rất đáng và giúp cho bộ mặt VN trước thế giới sạch sẽ, nhẵn nhụi, đỡ lem luốc hơn. Các nhân viên này còn có phong thái “đểu” là chỉ dám vòi tiền đối với người Việt, mà không dám vòi ngoại nhân. Đây là tác phong “trên đội dưới đạp” của VN.
Xin kể qúy vị nghe câu chuyện thật sau đây. Tôi có anh bạn mới qua Mỹ được một năm đã phải về lại VN. Tại phi trường Tân Sơn Nhất cũng bị đòi cho tiền. Anh không cho và nói, các anh ngồi ở đây sướng bằng vạn Việt kiều. Mỗi ngày các anh ngồi mát ăn bát vàng, kiếm cả chục ngàn đô chứ ít gì. Còn chúng tôi mỗi ngày chỉ được chưa tới trăm bạc. Tôi đang thất nghiệp, có việc mới phải về. Không có tiền cho ai cả. Các anh muốn khám, xin mời. Tôi có mang sẵn băng keo theo đây. Anh nói to, họ cũng ngại (bắt đầu biết ngại là khá rồi!). Anh liền được mời bước qua cổng thuế quan ngay, không bị xét hỏi! Về tới địa phương ở Bảo Lộc, anh được mời lên làm việc. Anh cũng lên, nhưng ngồi mãi chả ai động tịnh gì (anh bảo mục đích là họ muốn kiếm tiền). Tức mình anh nói: tôi bận lắm, có việc phải về ngay. Đây số điện thoại của tôi, cần gì thì liên hệ sau. Và anh về thẳng. Anh cho biết sau đó chẳng thấy ai gọi. Mấy lần về VN sau này cũng chẳng còn ai quấy nhiễu nữa. Cười to, anh kết luận: bọn này là vậy. Mình cứ sợ là chúng leo lên đầu mình ngồi. Không sợ, sửng cồ là nó rụt vòi lại, vì mình sửng cồ đúng lý.
Có một trường hợp tôi thấy tích cực, là trên đường về lại HK cũng ghé nghỉ ở Nhật ba tiếng nhưng không được ở khách sạn. Sợ lạnh, tôi có xin phép anh tiếp viên hàng không, còn rất trẻ, chưa tới 30, được giữ cái mền nhỏ trên máy bay. Anh mỉm cười, dạ, lễ phép gật đầu.
Đa số những ai có dịp ra nước ngoài cũng đều đồng ý là trẻ em ở hải ngoại, nói chung, ngoan ngoãn hơn trẻ em trong nước. Chúng biết nói làm ơn khi cần gì, biết xin lỗi khi sai trái và biết cám ơn khi được giúp. Nói như vậy không phải là để so sánh, trịch thượng, hay khiêu khích, nhưng để chúng ta học hỏi và cố gắng thực hành. Việc gì cũng phải có làm mới quen. Lập đi lập lại riết sẽ thành một thói quen tốt, mang lại lợi ích cho cả xã hội, cư xử với nhau cho có văn hóa và sống bên nhau trong một nếp sống văn minh. Ngay cả người lớn đối xử với nhau cũng chưa thực sự có văn hóa như nhà nước và ông Minh vẫn kêu gọi. Đã có những câu chuyện vui: trong nhà hàng hoặc vũ trường, các cô VN dễ dàng tìm ra trong các chàng trai cùng đi với nhau, ai là Việt kiều. Các cô bảo chỉ có anh (Việt kiều) là nói cám ơn khi em bưng nước ra mà thôi!
Không lẽ các chàng “Việt nội” lại để mất mặt bầu cua với các nàng vậy sao?
Và không phải chỉ người lớn chúng ta mới cư xử với nhau như thế. Cũng hãy, con làm giúp mẹ chuyện này, vẫn hay hơn là, lấy cho tao con dao, còn đứng đó hả, tát cho bỏ mẹ mày bây giờ. Bỏ mẹ mày, tức là bỏ… chính mình chứ còn ai nữa!
Hãy biết nhận lỗi với nhau khi lầm lỡ, và xin lỗi cả với những người vai nhỏ hơn mình. Đừng cho rằng tao là bố thì chúng mày phải nghe, không được cãi, và lúc nào tao cũng đúng! ...
Hãy cám ơn nhau hằng ngày trong cuộc sống, từ những việc hàm ơn nhỏ nhất, để cuộc sống mỗi người và cả xã hội được thăng hoa lên hơn.
Hãy chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng ta là một dân tộc đã có hàng ngàn năm văn hiến, bằng những phép cư xử, giao tiếp văn minh với nhau trong xã hội: biết nói cám ơn, làm ơn và xin lỗi lẫn nhau mỗi ngày.

© Tạ Dzu

Trí thông minh người Việt so với thế giới



Lý thuyết giỏi nhưng làm… không giỏi
Tôi xin kể lại một câu chuyện như một kỷ niệm nhỏ của mình. Cách đây hơn 40 năm, tôi được cử đi làm thực tập sinh khoa học (sau đại học) ở Tiệp khắc. Do “ăn theo” ông thầy, tôi được “ghé tên” vào mấy bản báo cáo ở Hội nghị quốc tế chuyên ngành đôi ba lần và được đi dự cùng ông. ĐSQ biết chuyện này, và trong một Hội nghị các sinh viên tiên tiến, tôi được ông Bí thư thứ nhất (đã mất từ lâu) báo tin tôi được báo cáo điển hình tại “Hội nghị những lưu học sinh tiến tiến” tại Tiệp.
           
Giỏi lý thuyết nhưng không giỏi thực hành
Song bản báo cáo phải viết trước để ông thông qua (hồi đó cẩn thận lắm, không được phát biểu tự do). Trong báo cáo tôi có kể lại chuyện của mình và rút kinh nghiệm, đại khái là chúng ta có thể học giỏi nhưng sau khi ra trường làm không giỏi như họ. Cùng một công việc, họ thường có suy nghĩ và cách giải quyết “sáng” hơn mình, độc đáo hơn mình. Có thể mình “bí” nhưng họ vẫn tìm được lối ra.
Lúc tôi sắp lên đường đến hội nghị (cách khoảng 500 km) thì nhận được hồi âm “Quan điểm sai, đầy tinh thần tự ti dân tộc. Cậu không phải đi họp nữa”. Tôi bị ám ảnh khá lâu vì “quan điểm sai lầm” của minh…
Sau khi hết hạn thực tập, tôi về nước (năm 1971), lúc qua Matxcơva may mắn được ở cùng phòng với nhà thơ Lưu Trọng Lư, trên chuyến tàu hoả từ Liên Xô về Việt Nam. Những ngày trên đường, 2 bác cháu nói chuyện với nhau khá nhiều. Khi tôi mang chuyện này ra hỏi, ông hoàn toàn đồng ý. Ông bảo đó cũng là điều ông rút ra từ bản thân mình và các bạn bè thời Pháp.
Chẳng có gì lạ vì cái học của mình, ngày xưa thì tầm chương trích cú, sau này thì học “gạo”, lấy chăm chỉ, cần cù làm chính nên học “giỏi” là đương nhiên. Sự học là như vậy. Khi ra làm việc, phải chủ động, sáng tạo, phải quyết đoán, cái “yếu” của mình mới thể hiện. Ý kiến đó sau này tôi cũng được giáo sư Nguyễn Thạc Cát (đã mất năm 2002) chia sẻ.
Tôi có thể nêu một thí dụ nữa. Anh N.M.N bạn tôi làm ở ngành Địa chất. Một buổi ngồi chuyện trò với nhau, anh tâm sự: Hồi học ở Liên Xô những năm 60, mình học cùng nhóm với thằng S.V – người Nga – và thường xuyên phải giúp nó học và làm bài tập. Tốt nghiệp mình bằng đỏ, nó bằng thường.
Hơn 10 năm sau, nó sang Việt Nam làm chuyên gia, mình được phân công làm việc cùng với nó. Lúc đầu, cũng bực: “Chuyên gia gì mày. Mày còn nhớ những lúc tao làm bài hộ mày chứ !”. Nhưng dần dần, mình ngày càng “sợ” nó. Nó nhận định và giải quyết những chuyện chuyên môn ở mức mình không phải người tranh cãi với nó nữa mà chỉ đóng vai trò… phiên dịch cho nó mà thôi. Chuyện! Nó ra công tác với đầy đủ điều kiện làm việc, lại bám được một “sư phụ” cực giỏi, kinh nghiệm đầy mình để học hỏi, trong khi ở cái đội thăm dò của mình, mình là… trùm.
Biết bao nhiêu lý do để có hiện tượng “học giỏi nhưng làm không giỏi của “ta” và “tây”. Từ cách dạy, cách học ở trường phổ thông, không gợi mở, không khuyến khích sáng tạo đến thiếu điều kiện làm việc khi ra trường để phát triển… Việc học giỏi nhưng làm không giỏi lắm khiến người Việt mình dường như đến một lúc nào đó không “bật” được nữa, có muôn ngàn lý do…

“Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”
Một dân tộc không thông minh không thể tồn tại và phát triển trải qua 4000 năm với biết bao nhiêu sức ép mãnh liệt từ bên ngoài. Một dân tộc đã thắng được ba cường quốc mạnh hơn mình và trình độ phát triển cao hơn mình là một sự thông minh tuyệt vời. Song nội dung của bài này chỉ giới hạn sự thông minh trong những sáng tạo khoa học công nghệ như chúng ta thường quan niệm.
Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.
Nói thông minh nhiều hay ít cứ phải có dẫn chứng cụ thể. “Sản phẩm của sự thông minh” đối với những người lao động trí óc là những công trình nghiên cứu và hiệu quả của chúng mang lại. Điều quan trọng nữa là cần có sự so sánh để hiểu chúng ta có bao nhiêu “sản phẩm” loại này và những nước xung quanh có bao nhiêu.
Sản phẩm đầu tiên là số công trình nghiên cứu và triển khai – nói lên bức tranh về sự thông minh của nhân loại – lên tới hàng triệu bài báo mỗi năm, được công bố trên khoảng 9.000 tạp chí chuyên môn có uy tín quốc tế. Tôi xin nhắc lại các số liệu mà tôi ghi lại cách đây nhiều năm (Trần Minh Tiến, trên tờ Tia Sáng 2-2004).
Không dám dẫn ra bất cứ một nước trung bình nào, tác giả chỉ so sánh 3 nước vào thời điểm năm 1973 có điểm xuất phát gần như nhau là Thái Lan, Singapore và Việt Nam, thì đến năm 2000, số công trình được đăng trên các tạp chí khoa học của ta chỉ bằng của Thái Lan và Singapore năm 1980. Còn hiện nay, Thái nhiều hơn ta đến 5 lần, Singapore nhiều hơn ta 12,5 lần.
Một số liệu khác còn “gây sốc” hơn: Trong 30 năm qua, số lượng các bài báo về y- sinh học của VN được công bố trên các tạp chí quốc tế trên dưới 300 bài, thì của Malaysia – 2.100 bài (gấp 7 lần), Thái Lan- 5.210 bài (gấp 14 lần), Singapore khoảng 7.000 bài (gấp 23 lần).
Nếu kết hợp cả số công trình đã được đăng với số người làm công tác khoa học- công nghệ (ta đông hơn Thái 5 lần) thì “sản phẩm trí tuệ” tính theo đầu người của ta bằng 1/25 của Thái (nói nôm na, một nhà khoa học của Thái tạo ra “sản phẩm trí tuệ bằng 25 nhà khoa học Việt). Một con số thật nghiệt ngã!!!. Số liệu này là của trước đây 5 năm. Hiện nay, khoảng cách về các số liệu trên ngắn lại, giữ nguyên hay dài hơn, tôi chưa có thời gian tìm hiểu, song dù sao thì sự chênh lệch cũng vẫn quá lớn.
Có ý kiến cho rằng các nhà khoa học công nghệ Việt Nam ít công trình được công bố chỉ vì không gửi đăng. Vì quá “biết mình biết người”? Vì những sự e ngại, rơi rớt từ thời đóng cửa? Vì ngoại ngữ yếu? Vì các thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu nên số đo không được chấp nhận? Vì thành kiến của người nước ngoài đối với khoa học công nghệ VN? Vì chính sách của nhà nước, của ngành chưa thích hợp? Kinh phí nghèo nàn, đời sống quá khó khăn? Rất có thể có nhiều lý do làm “trí tuệ VN” chưa phát huy được, nhưng cũng có nhiều lý do mà các nhà khoa học VN không thể biện minh.
Tiêu chuẩn thứ 2 mang tính thực dụng hơn, là các bằng sáng chế phát minh đăng ký trên trường quốc tế. Đây là những con số tổng kết của năm 2009 của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO, mà VN là thành viên, thậm chí còn được khen ngợi là “thành viên hoạt động hiệu quả”, và cũng xin được chỉ trích những nước trong khu vực.
Kết quả có thể khiến một người tự trọng “đỏ bừng mặt”: Năm 2009, Singapore đăng ký 493 bằng phát minh, trong tổng số bằng của họ trong kho tàng phát minh của nhân loại (cũng tính đến hết năm 2009) là 4.959 bằng, của Malaysia tương ứng là 181 và 1.298, của Thái Lan là 39 và 519, của Philippin là 25 và 379, của Indonesia là 18 và 253, của Việt Nam là…2 và 14. Đọc những con số ấy, người Việt nào chẳng thấy rưng rưng, “cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”.
Tại sao sản phẩm trí tuệ của Việt Nam ít như vậy? Một đội ngũ hùng hậu với gần 2 triệu người làm KHCN, hàng vạn thạc sĩ, hàng vạn tiến sĩ, gần 2.000 GS, gần 6.000 Phó GS và hàng triệu cử nhân, kỹ sư, trung cấp kỹ thuật mà trong một năm chỉ đăng ký được có 2 phát minh được quốc tế chấp nhận thôi sao?
Bản báo về phát minh sáng chế của Canada có ghi chú: Số phát minh sáng chế hàng năm tuy phản ảnh một chỉ số sáng tạo nhưng đôi khi có thể không chính xác (đọc đến đây, tôi hy vọng có “lý do chính đáng” để yên tâm). Họ cho biết đó là những phát minh lớn, giá trị kinh tế cao song người ta không đăng ký, sợ bị lộ một bí quyết sản xuất lớn, làm nên sản phẩm đặc trưng chỉ mình mới có, các nước khác phải phụ thuộc vào mình.
Rất có thể như vậy, nhưng tôi chưa nghĩ ra là “bí quyết” gì khiến ta không đăng ký ?
Cũng có thể mình có những phát minh gì còn “giữ lại để dùng” mà chưa công bố với thế giới chăng?
Những quan điểm trên đây có thể nông cạn, chủ quan, “tự ti dân tộc” và đồng thời nguồn thông tin tiếp cận chắc chắn còn hạn chế. Rất mong được sự phản biện, trao đổi lại của bạn đọc, để từ việc tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, chúng ta có những giải pháp khẳng định có tính thuyết phục về trí thông minh của người Việt?

Nguyễn Quốc Tín, tuanvn

Người Việt: Cá nhân xuất sắc, cộng đồng rời rạc?

Không phải người Việt học giỏi nhưng thực hành kém, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giỏi cho cộng đồng.
Không cần phát minh, chỉ cần bắt chước phát minh?
Có lẽ chẳng có sắc tộc nào phải gánh trên vai mặc cảm lớn như người da mầu. Người da mầu bị phân biệt chủng tộc đến mức trên thế giới trước đây, ở không ít quốc gia, họ bị vạch mồm xem răng như súc vật, không được vào quán ăn, thậm chí có những khu phố dành cho người da trắng. Khát đến cháy cổ, vậy mà muốn mua một cốc bia, người ta đã không rót lại còn đuổi đi…
Người Việt học giỏi nhưng thiếu khả năng phát minh sáng tạo
Nhưng người da mầu bây giờ thì sao? Câu chuyện người đàn ông da mầu có tên là Barack Obama trở thành đương kim Tổng thống Mỹ là một minh chứng.
Tại sao từ một sắc tộc ở dưới đáy của sự định kiến, người da mầu lại trỗi vượt để đạt được thành công như vậy?
Một ca sĩ da đen đã tuyên bố: “Để đuổi kịp người da trắng, chúng tôi phải cố gắng gấp tám lần họ”.
Ở đời muốn đấm thì phải co tay lại, muốn nhảy thì phải nhún chân lấy đà thấp xuống. Người Việt xưa cũng đã dạy: Lùi một bước để tiến ba bước.
Với dân tộc Việt, muốn hùng cường, có lẽ chẳng có cách nào hơn, giống những người da mầu đã từng thừa nhận và vượt qua mặc cảm để vươn lên, chúng ta cũng nên nhún mình. Không phải để hạ mình mà là để cải thiện, để nhảy cao hơn. Muốn chữa bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh, thì việc đầu tiên chúng ta nên làm là bắt trúng bệnh. Chỉ có thế mới bốc thuốc trúng, mong chữa lành bệnh tật, làm cho cơ thể cường tráng khỏe mạnh.
Có không ít ý kiến cho rằng: Người Việt học giỏi nhưng thiếu khả năng phát minh sáng tạo. Điều này đúng! Nhưng theo tôi đó là ý kiến xa vời quá, nó có thể làm cho đại bộ phận chúng ta buông lỏng việc đào luyện kỹ năng hay tính cách trực tiếp gần gũi của mình.
Một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, giầu có, không nhất thiết phải có phát minh. Tôi tin chắc, nếu gia đình nào cũng toàn những người biết sống bổn phận, thì gia đình đó chắc hẳn sẽ giầu có và hạnh phúc. Một xã hội cũng vậy, nếu nó có đại đa số công dân biết sống đúng bổn phận và chức năng của mình, thì xã hội sẽ ngăn nắp, sạch sẽ, lành mạnh, tốt đẹp, và sung túc.
Trong xã hội, có một số nghề không cần phát minh như các dịch vụ y tế và xã hội, ở đó người ta chỉ cần có sự tận tình, chu đáo, tử tế là đã tốt đẹp rồi. Riêng nghề dịch vụ ngày nay chiếm đến 1/3 doanh thu và công việc của xã hội. Nếu người ta biết làm đủ bổn phận cho việc này, thì sự tốt đẹp chẳng bé chút nào.
Về mặt khoa học kỹ thuật hay tiến bộ cũng không lệch tâm nhiều. Nhiều chuyên gia cho rằng, thế kỷ 20 nước Nhật không cần chú trọng vào phát minh nhiều, mà chỉ cần học theo, nói thẳng ra là bắt chước các phát minh của phương Tây là đã phát triển rất nhanh. Bài học đó cũng đang diễn ra với Trung Quốc trong thế kỷ 21 này.
Đây cũng chính là phát ngôn của các chuyên gia Mỹ, họ cho rằng: Ở châu Á không giành nhiều tiền bạc để đầu tư cho những tìm tòi, phát minh tiên phong và vĩ mô.
Đây không chỉ là hiện thực, mà chính là nguyên lý sống mà người Pháp đã thừa nhận trong nhiều thế kỷ. Nguyên lý đó ngày nay còn được áp dụng nhiều vào trong cơ chế kinh tế thị trường tự do, đặc biệt sau khi nền kinh tế kế hoạch của các nước Đông Âu phá sản, đó là “laissez faire”, tức là “để mặc nó”.
Cụ thể người Pháp đã tiến hành hàng loạt các cuộc điều tra. Vào mùa hạ chẳng hạn, người ta phát sốt khi phát hiện, mỗi tháng có đến cả chục triệu khách du lịch đến Pháp, như vậy, dịch vụ, rồi thực phẩm, rồi môi trường sẽ ra sao? Nhưng không hiểu sao mọi việc vẫn đâu vào đấy! Rồi người ta phát hiện rất ngẫu nhiên năm nào cũng vậy, số người đi du lịch ra khỏi nước Pháp luôn luôn xấp sỉ số du lịch đến nước Pháp.
Đó là sự tài tình của sắp đặt tự nhiên mà không ai có thể lường được, hay sắp xếp mà thành. Vậy thì trong kinh tế thị trường cũng vậy, hiện thực của nó luôn luôn phong phú sống động hơn cả người ta sắp đặt hay điều chỉnh. Bởi thế mà “hãy để cho nó tự điều chỉnh”.

Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh?
Ở Việt Nam thì sao? Chúng ta làm đường, rồi mới đào lên đặt cống. Việc đó thì liên quan gì đến phát minh. Rồi các công ty dịch vụ thông tin, lẽ ra chỉ cần đào đường lắp một đường dây, nhưng người ta không thỏa thuận được việc ai phải thuê đường dây của ai. Thế là mỗi công ty lắp đặt một đường dây và đào đường một lần ít nhất. Thế là đường phố bị xới tung lên, hết lần này đến lần khác.
Hàn Quốc, sau 10 năm lắp đặt công nghệ ô tô, thì dường như cả nước có xe nội địa để đi, hơn thế còn xuất khẩu đi khắp thế giới. Còn ở Việt Nam sau hơn 10 năm, chúng ta vẫn loay hoay chưa xác định được đâu là dòng xe chiến lược, giữa 2 dòng xe con và bán tải? Chẳng lẽ việc này lại cần phải có nhiều trí óc phát minh và sáng tạo đến vậy? Nếu muốn hiểu người ta chỉ cần 3 ngày làm các điều tra là xong!
Tất cả sự chậm tiến và ngược đời đó nói lên cái gì? Theo thiển ý của tôi, không phải là việc người Việt học giỏi nhưng kém thực hành, mà là họ chỉ giỏi làm giàu cho cá nhân nhiều hơn làm giỏi cho cộng đồng. Ở đây , thêm một lần nữa nói lên, tính cách công lý của người Việt rất yếu. Người ta không nghĩ đến quyền lợi chung mà chỉ nghĩ đến quyền lợi cục bộ của cá nhân, sau đó là của cơ quan hay chuyên ngành nào đó.
Học giỏi nhưng thực hành kém ư? Học chính là chuẩn bị cho trí tuệ và tư tưởng. Tư tưởng luôn dẫn đến hành động. Vậy thì tại sao hiệu quả hành động của người Việt lại yếu? Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy, một người nói ngang, nói sai lè lè ở giữa nhiều người, nhưng anh ta không hề gặp bất cứ sự phản đối nào để thấy xấu hổ hay phải điều chỉnh mình.
Tại sao? Vì hầu hết những người xung quanh đã từng giống và hành xử như anh ta, cho nên dễ bỏ qua, và thông cảm. Như vậy, người Việt rất ít đào luyện ý thức cho công lý, mà mạnh ai người ấy làm, “còi to cho vượt”. Từ tư tưởng bé nhỏ và cá nhân đó, người ta khó mà hình thành ý thức cộng đồng.
Cái yếu nhất của người Việt nói riêng và Châu Á nói chung là tinh thần công lý chung của cộng đồng. Đây chính là bài học mà lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã chỉ ra: Trung Quốc dù 400 triệu dân nhưng chỉ là bãi cát rời rạc vì chỉ có tinh thần tông tộc và gia tộc mà không có quốc tộc.
Không có tinh thần quốc tộc, quốc gia làm sao vững mạnh, cho dù ở đó có rất nhiều người sôi kinh nấu sử học giỏi đi nữa. Học giỏi mà chỉ nghĩ đến vinh thân phì gia, làm giầu cho công ty minh để lĩnh thưởng, mưa đâu ấm chân đấy… Quốc gia làm sao giầu mạnh, hùng cường nếu kẻ có học chỉ dùng tài của mình, tìm cách gom mái giọt ranh làm ướt bàn chân bé nhỏ hay mấy người của nhà mình?
Vì thế, có lẽ tư duy thiếu tính cộng đồng, tức công lý mới chính là thứ làm còi cọc học vấn, hay làm thui chột khả năng của người Việt. Còn thực hành là cái thứ hai. Và cho dù có thực hành giỏi đi nữa mà người ta chỉ thực hành cho cá nhân mình thì có ý nghĩa gì?

Nguồn: Nguyễn Hoàng Đức, tuanvn

Người Mỹ nhận xét về người Việt Nam




Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc).
[one person can complete a task excellently; 2 people do it poorly, and 3 people make a mess of it].

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?

Người xưa cũng đã nhận ra
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người Việt lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: «Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!»
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn toàn thất vọng.

“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Trong nước, tiêu chuẩn của cuộc sống là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học ngoại quốc… Tiêu chuẩn ở hải ngoại cũng thế thôi: Đi dâu cũng nghe khoe nhà trên cả triệu bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Với mục tiêu như thế, chúng ta không ngạc nhiên khi nhìn ra phố Bolsa, thủ đô của VNCH nối dài, đa số các cơ sở kinh doanh lớn đều không phải của người Việt. Tuy bên ngoài người Việt gốc Hoa đứng tên, nhưng đàng sau là các bang hội của Tàu. Thương xá Phúc Lộc Thọ vốn được coi là “Quốc Hội VNCH” ở Bolsa, nhưng phía trước là tượng các danh nhân Trung Hoa và tên thương xá được viết vừa bằng chữ Tàu vừa bằng chữ Việt. Houston cũng thế thôi.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.
Trong khi người Việt nhiễm văn hoá Trung Quốc đã trở thành như đã nói trên, người Hoa khi ra hải ngoại lại thích ứng rất nhanh nên vươn lên khá nhanh và khá cao. Những đặc tính của người Hoa ở hải ngoại được mô tả như sau:

1.- Cần cù, việc gì cũng làm
2.- Tiết kiệm, không sống khoe khoang hay xa hoa.
3.- Khởi sự từ buôn bán nhỏ.
4.- Đơn vị kinh tế gia đình: Gia trưởng đóng vai trò quan trọng. Tài sản có thể truyền từ đời nọ sang đới kia.
5.- Hình thành những xí nghiệp không theo một hình thức chặt chẽ, không theo những quy luật nhất định, tất cả đều dựa vào chữ TÍN.
6.- Không làm những công việc có tính cách phức tạp hay quá to lớn, chỉ thích kinh doanh vào những lãnh vực đơn giản. Khi cần làm ăn lớn thường chia ra làm nhiều công ty con.
7.- Móc nối với chính quyền và cá nhân khác rất giỏi. Không tham gia chính quyền hay đảng phái nào, nhưng thường nắm được các nhân vật có địa vị quan trọng có thể bao che hay hổ trợ cho làm ăn.
(Tại Indonesia, người Hoa chỉ chiếm từ 3% đến 4% dân số, nhưng làm chủ 70% tài sản ở đất nước này với khoảng 160 trong số 200 xí nghiệp lớn của Indonesia. Gia đình ông Liem Sioe Liong, làm chủ xí nghiệp Salim với số vốn khoảng 9 tỷ mỹ kim, nhờ quen biết lớn với Suharto).
8.- Không thích tranh tụng, kiện cáo. Thường tìm cách dàn xếp mỗi khi có đụng chạm hay bị bắt vì vi phạm luật pháp.
9.- Phạm vi hoạt động gần như không biên giới.
10.- Thích ứng rất nhanh với những biến đổi của thời cuộc.

Trong bài “Mạng lưới kinh tế của người Hoa hải ngoại”, ông Phạm Văn Tuấn đã nhận thấy như sau về các hoạt động kinh doanh của người Hoa ở hải ngoại:
“Khi bắt đầu bước vào ngành thương mại, các người Hoa hải ngoại đã nhận được sự giúp đỡ từ các nhóm, các bang hay các cộng đồng của họ. Các hội tương trợ này được tổ chức căn cứ vào gia đình, hay nguồn gốc địa phương, hay thổ ngữ, chẳng hạn như các bang người Hẹ, Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Các hội hay các bang này đã hoạt động như một thứ ngân hàng nhờ đó người Hoa có thể mượn tiền, trao đổi tin tức, tuyển mộ nhân công, giới thiệu thương nghiệp, hay thương lượng các dịch vụ. Người Hoa hải ngoại thường tôn trọng chữ Tín, họ làm ăn bằng ước hẹn miệng và sự tin cẩn lẫn nhau, và họ không cần phải ký kết các văn bản, các giao kèo. Nếu một thương gia nào vi phạm lời hứa, người đó sẽ không bị truy tố ra pháp luật mà bị ghi vào sổ đen của các nhóm, các bang, đây là một tệ hại hơn, vì tất cả mạng lưới làm ăn của các cộng đồng người Hoa đều sẽ biết rõ sự việc, và việc kinh doanh của người vi phạm kể như bị chấm dứt.”
Số vốn của người Hoa hiện đang sống ở ngoại quốc được ước lượng khoảng 4.000 tỷ USD.
Cuộc kiểm tra năm 2010 cho thấy ở Mỹ hiện nay người Hoa chiếm 1%, còn người Việt là 0,5%, tức 1.548.449. Người Việt ở Cali là 581.946 nguời.
Tại Little Saigon ở Orange County, được coi thủ đô của VNCH nối dài, thành trì chống cộng của thế giới tự do và tiền đồn chống cộng ở Đông Nam Á, có đến 3 chính phủ và ba ban đại diện cộng đồng: Ba chính phủ là chính phủ Nguyễn Hữu Chánh, chính phủ Đào Minh Quân và chính phủ Hồ Văn Sinh (thay thế Nguyễn Bá Cẩn). Ba ban đại diện cộng đồng là cộng đồng Nguyễn Xuân Vinh, cộng đồng Nguyễn Tấn Lạc và cộng đồng Nguyễn Xuân Nghĩa. Cộng Đồng này đang chửi cộng đồng kia là tiếm danh.
Mặc dầu lực lượng hùng hậu như thế, nhưng khi nhóm VietWeekly chưa đến 10 người nổi lên ủng hộ Hà Nội giữa phố Little Saigon, chọc tức các đoàn thể chống cộng và cộng đồng mà chẳng ai làm gì được. Trong khi đó, các “chiến sĩ chống cộng” vẫn tiếp tục chụp mũ nhau không ngừng nghĩ trên các diễn đàn. Rất nhiều “nhân tài” của người Việt đang chuẩn bị ra tranh cử các chức vụ dân cử tại địa phương, thành phố, tiểu bang và có thể liên bang, trong cuộc bầu cử sắp đến. Mục tiêu được mô tả là để bảo vệ và nói lên tiếng nói của cộng đồng.
Trái lại, chúng tôi không thấy có một tổ chức chính trị nào của người Tàu hoạt động ở đây và không nghe nói họ sẽ đưa ai ra tranh cử.
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2004, lúc đó liên danh George W. Bush đang tranh với liên danh John Kerry. Tôi có nhờ ông Tăng Kiến Hoa dẫn đến gặp một vài bang trưởng Tàu xem họ bầu cho ai. Họ cười và nói: Quy luật bầu cử là phù thịnh bất phù suy. Cứ thấy ai chắc thắng là đóng tiền cho người đó, không cần biết đường lối họ như thế nào. Họ đã nhận tiền là khi đắc cử họ sẽ giúp mình. Nếu hai người ngang ngữa, đóng tiền cho cả hai. Tôi hỏi người Tàu không có ai ra tranh cử dân biểu hay nghị sĩ gì sao. Họ cũng cười và nói: Người mình có vào được quốc hội cũng chẳng làm được chuyện mình muốn. Cứ thấy người nào có thế lực là đóng tiền cho người đó.
Thì ra người Tàu bầu cử bằng tiền chứ không phải bầu cử bằng phiếu như người Việt!
Tôi nhớ lại trong cuộc bầu cử năm 2000, vì hai liên danh George W. Bush và Albert A. Gore ngang ngữa, nên người Tàu đóng tiền cho cả hai. Tây An Tự và Thiền Sư Thanh Hải ở Los Angeles đã đóng tiền cho liên danh Gore nhưng lập danh sách giả những người góp tiền, bị đổ bể nên chúng ta mới biết được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 2 người làm thì kém, 3 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

© Trần Kinh Nghị



Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Waterloo



Vietnam War - Battle of Ong Thanh - Lai Khe - Binh Duong




In carrying out Operation Shenandoah II - October 1967, Alpha and Delta companies of the 2nd battalion, 28th regiment "Black Lions", 1st U.S. Infantry Division engaged in one of the Vietnam War´s most ferocious fights. The battle took place nearby Lai Khe, northwest of Saigon. Claiming 64 Americans got killed, the battle report was not declassified until 1991.

Advancing toward a thick jungle in single file, the U.S. Infantrymen were attacked by "unseen" enemy from brilliant-fortified bunkers and high trees. The enemy was Vietnamese combat troop with the size of two battalions detached from 271st regiment, 9th Division of Vietnam Communist Force.

This bloody battle is utterly little known in the U.S. documents as one of the staggering losses during the Vietnam War.

Vietnam: American Holocaust - Bombing Vietnam











Return to the Girl in the Picture - Vietnam - Kim Phuc Full Interview

Ảnh “Em bé napalm” của chiến tranh Việt Nam tròn 40 tuổi


(Dân trí) - Trong bức ảnh năm xưa, Kim Phúc sẽ mãi là một cô bé 9 tuổi đang hét lên “Nóng quá! Nóng quá!” khi em chạy trên đường khỏi ngôi làng Trảng Bàng đang bốc cháy ở tỉnh Tây Ninh, miền nam Việt Nam.

Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Bé Kim Phúc trong bức ảnh nổi tiếng của Huỳnh Công "Nick" Út.
Phúc chạy trong tư thế trần truồng vì bom napalm khiến quần áo của em bị cháy hết và làn da bị bỏng nặng.
Cô bé sẽ luôn là một nạn nhân không tên.
40 năm trước, phóng viên ảnh Huỳnh Công "Nick" Út của hãng thông tấn AP chỉ mất một giây để ghi lại tấm ảnh đen trắng mang tính biểu tượng. Bức ảnh đã lột tả những nỗi kinh hoàng về cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách mà ngôn từ không bao giờ miêu tả nổi, giúp chấm dứt một trong những cuộc chiến gây chia rẽ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Nhưng phía sau bức ảnh là một câu chuyện ít người biết đến. Đó là câu chuyện về một bé gái đứng trước cửa tử tình cờ được cứu sống bởi một phóng viên trẻ. Một khoảnh khắc được ghi lại trong thời khắc hỗn loạn của chiến tranh đã trở thành vị cứu tinh nhưng cũng là “lời nguyền” theo cô tới suốt cuộc đời.
“Tôi thực sự muốn thoát khỏi hình ảnh đó”, Kim Phúc, nhân vật chính trong bức ảnh nổi tiếng 40 năm trước và giờ 49 tuổi, nói. “Nhưng dường như tôi không thể rời bỏ nó”.

Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Phóng viên ảnh Huỳnh Công "Nick" Út.

Ngày không thể quên
Vào ngày 8/6/1972, khi Phúc nghe thấy tiếng một binh sĩ phía bắc Việt Nam hét lên: “Phải chạy khỏi nơi này. Chúng sẽ dội bom xuống đấy và tất cả chúng ta sẽ chết”.
Chỉ ít giây sau, Phúc nhìn thấy những cột khói màu vàng pha tím cuộn lại quanh đền Cao Đài nơi gia đình cô trú ẩn trong 3 ngày qua. Cô bé nghe thấy một âm thanh gầm rú ở trên đầu và quay lại để quan sát. Khi máy bay Mỹ bay nhanh hơn và gần hơn, nó dội bom xuống bên dưới.
“Bùm! Bùm”. Mặt đất rung lên. Sau đó, sức nóng từ những quả bom napalm tương đương hàng trăm lò luyện lan nhanh khi những ngọn lửa màu vàng bao trùm mọi hướng.
Lửa đã bắt phải cánh tay trái của Phúc. Quần áo của cô bé bốc cháy. Toàn thân cô bé đau đớn. “Tôi sẽ trở nên xấu xí và không là người bình thường được nữa. Mọi người sẽ nhìn tôi bằng con mắt khác”, bà Phúc nhớ lại suy nghĩ khi đó.

Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Con đường nơi bức ảnh nổi tiếng được chụp năm 1972.
Bị sốc nặng, Phúc bỏ chạy theo anh trai trên đường Quốc lộ 1. Cô bé không nhìn thấy các nhà báo nước ngoài đang đứng đó khi vừa chạy về phía họ vừa la hét. Sau đó, Phúc ngất đi.

13 tháng điều trị
Nick Út, một phóng viên Việt Nam 21 tuổi và là tác giả của bức ảnh, đã vội vàng đưa Phúc tới một bệnh viện nhỏ. Tại đây, Út được cho biết rằng bé gái bị bỏng nặng tới mức không thể cứu chữa được. Nhưng người phóng viên trẻ đã năn nỉ các bác sĩ điều trị cho cô bé và chỉ rời đi sau khi được đảm bảo rằng cô bé sẽ không bị bỏ quên.
“Tôi đã khóc khi nhìn thấy cô bé đang chạy”, Út, người có anh trai cũng từng làm việc cho hãng AP và bị chết trong chiến tranh, nhớ lại. “Nếu tôi không giúp cô bé, nếu có điều gì đó xảy ra và cô ấy tử vong, tôi sẽ chết mất”.
Trở lại văn phòng của hãng thông tấn AP tại Sài Gòn khi đó, Nút đã hoàn thành bức ảnh. Khi bức ảnh một bé gái trần truồng được đưa ra, mọi người đều sợ rằng nó có thể bị phản đối vì AP có quy định nghiêm ngặt là không đăng ảnh trần truồng.
Nhưng phóng viên ảnh kỳ cựu Horst Faas, người chịu trách nhiệm về bộ phận ảnh tại Việt Nam, đã xem và nhận thấy rằng đó là bức ảnh có thể phá vỡ các quy định. Faas cho rằng giá trị thông tin của bức ảnh lớn hơn nhiều bất kỳ lo ngại nào khác và ông đã đúng.
Vài ngày sau khi bức ảnh đã gây sốc cho cả thế giới, một nhà báo khác phát hiện ra rằng bé gái vẫn còn sống sau vụ tấn công bằng bom napalm. Christopher Wain, phóng viên của mạng truyền hình ITN của Anh chứng kiến cảnh Phúc bị bỏng và dội nước lên người cô ngay tại hiện trường, đã giúp đỡ để chuyển cô tới một bệnh viện tiện nghi ở Sài Gòn để điều trị.
“Tôi tỉnh lại trong bệnh viện và không biết mình đang ở đâu hay có chuyện gì đã xảy ra. Tôi vô cùng đau đớn và sợ hãi. Các y tá đã vây quanh trợ giúp tôi”, bà Phúc nhớ lại.
30% cơ thể Phúc đã bị bỏng độ 3, mặc dù gương mặt của cô bé không bị ảnh hưởng. Dần dần sau đó, vết thương đã bắt đầu lành lại.
“Vào mỗi 8 giờ sáng, các y tá lại bắt bỏ các vùng da chết. Tôi chỉ biết khóc, và khi không chịu đựng được nữa khi tôi ngất đi”, Phúc cho hay.

Cô bé Kim Phúc gặp ông Nick Út năm 1973. Ảnh: AP.

Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Kim Phúc trong lần hội ngộ cùng Nick Út năm 1989.
Sau nhiều cuộc phẫu thuật và cấy ghép da, Phúc cuối cùng đã được phép xuất viện, 13 tháng sau vụ ném bom. Cô đã được xem bức ảnh của Út, mà sau đó đã giúp ông giành giải thưởng Pulitzer danh giá, nhưng vẫn không ý thức được về sức mạnh của nó.
Cô chỉ muốn trở về nhà và là một đứa trẻ bình thường.

Sát cánh cùng bức ảnh vì hoà bình

Bức ảnh “Em bé napalm” nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam tròn tuổi 40
Kim Phúc giờ đây đã có gia đình hạnh phúc cùng chồng và 2 con trai.
Năm 1982, với sự trợ giúp của một nhà báo nước ngoài, Phúc tới Tây Đức để điều trị các di chứng của bom napalm. Sau đó, cô được cử sang Cuba để học.
Khi học tập tại Cuba, Phúc gặp một thanh niên Việt Nam. Cô chưa bao giờ tin rằng lại có bất kỳ người lại có thể yêu cô vì di chứng của những vết sẹo xấu xí trên lưng và cánh tay cô. Nhưng Bùi Huy Toàn dường như lại yêu cô hơn vì những điều đó.
Bà Kim Phúc đã kết hôn với ông Bùi Huy Toàn vào năm 1992. Ảnh: AP.

Hai người quyết định kết hôn năm 1992 và chuyển tới sống tại Canada sau đó.
Phúc đã liên lạc với Nick Út để báo tin họ đã chuyển tới Canada và ông Út khuyến khích Phúc kể lại câu chuyện của mình với thế giới.
Năm 1999, một cuốn sách và một bộ phim tài liệu về bà Phúc cuối cùng đã được ra mắt. Bà cũng được mời làm Đại sứ thiện chí của Liên hợp quốc để trợ giúp cá nạn nhân chiến tranh. Bà và Út kể từ đó đã tái ngộ nhiều lần để ôn lại câu chuyện của họ, thậm chí còn tới London để gặp gỡ Nữ hoàng Anh.
Ông Nick Út cùng Kim Phúc gặp mặt nữ hoàng Anh Elizabeth II vào ngày 27-6-2000. Ảnh: AP

“Tôi hạnh phúc vì có thể trợ giúp Phúc”, ông Út, người hiện vẫn đang làm việc cho hãng AP và gần đây đã trở lại làng Trảng Bàng, nói. “Tôi coi cô ấy như con gái”.
Sau 40 năm, bà Phúc, giờ đây đã làm mẹ của 2 con trai, cuối cùng đã có thể xem lại bức ảnh của chính mình chạy trong tư thế trần truồng và hiểu ra tại sao nó vẫn còn có sức mạnh tới vậy. Nó đã giúp cứu sống bà, thử thách và cuối cùng là giải thoát bà.
Bà Kim Phúc chơi cùng con trai Thomas Huy Hoàng, 3 tuổi ở Toronto, Canada.
Ảnh chụp ngày 25-5-1997. Ảnh: AP.
“Hầu hết mọi người biết bức ảnh nhưng không nhiều người biết về cuộc đời tôi. Tôi rất cảm ơn điều đó… Tôi có thể coi bức ảnh này như một món quà có tác động mạnh. Và sau đó là lựa chọn của tôi. Tôi có thể sát cánh với nó vì hoà bình”, bà Phúc nói.

An Bình Theo AP









Daniel Ellsberg: Secrets - Vietnam and the Pentagon Papers




BBC World News: ukraine parliament fight 0020 25 May 2012


Fight erupts in Ukrainian parliament over language bil

A violent scuffle has erupted in Ukraine's parliament over a bill that would allow the use of the Russian language in courts, hospitals and other institutions in the Russian-speaking regions of the country. The fight broke out Thursday evening between members of the pro-Western opposition who want to take Ukraine out of Russia's shadow and lawmakers from President Viktor Yanukovych's party, which bases its support in Ukraine's Russian-speaking east. At least one legislator, opposition lawmaker Mykola Petruk, suffered an apparent blow to the head and was taken to the hospital with blood streaming down his face. The opposition demanded an investigation. Ukraine is deeply divided into the Russian-speaking east and south, which favors close ties with Moscow, and the Ukrainian-speaking west, which wants Ukraine to join the Western club.

Tổng bí thư

Tổng bí thư được coi là nhân vật có quyền lực nhất trong thiết chế chính trị của các nước XHCN trước đây và một số rất ít nước – có thể đếm trên đầu ngón tay, hiện còn lại trên thế giới, trong đó có VN.
Lê Mai


Phần 1


Thoạt tiên, vai trò của Tổng bí thư không phải là quan trọng nhất mà chỉ có ý nghĩa như người đứng đầu văn phòng của Đảng, chủ yếu giải quyết các công việc hành chính. Khi Lênin chưa mất, Trotsky ở vị trí thứ hai thì vai trò của Xtalin với tư cách Tổng bí thư là như vậy. Sau cái chết của Lênin, Trotsky phạm sai lầm chiến lược lớn, không trở về từ Xukhumi để dự lễ tang Lênin, Xtalin thay mặt Đảng Bônsêvích đọc bài vĩnh biệt, sau này đi vào lịch sử với tên gọi “các lời thề của Đảng”. Uy tín của Xtalin tăng rất nhanh. Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành động, mặc dù có sự phê phán của Lênin, Xtalin vẫn được bầu làm Tổng bí thư và thực sự đứng đầu ban lãnh đạo đất nước.

Đặng Tiểu Bình cũng đã từng giữ chức Tổng bí thư ĐCS TQ, song quyền lực tối cao nằm trong tay Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông. Tương tự, ở VN, Chủ tịch đảng Hồ Chí Minh mới là người nắm quyền lực cao nhất. Có thể dễ dàng nhận thấy, chức Chủ tịch đảng chỉ dành riêng cho Hồ Chí Minh.

Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN và “ba dòng thác cách mạng” đang ở thế tiến công trên khắp thế giới, tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” trở nên quen thuộc đối với người VN chúng ta. Đây, Liên Xô – quê hương cách mạng là đồng chí Lê-ô-nít Brêgiơnép, CHDC Đức: đồng chí Ê-rích Hô-nếch-cơ, Rumani: đồng chí Xê-au-xê-xcu, Bulgaria: đồng chí Tô-đo Gíp-cốp, Tiệp khắc: đồng chí Guxtáp Hu-xắc, Mông Cổ: đồng chí Xê-đen-ban…Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, các hội nghị hay các cuộc gặp thượng đỉnh ở Matxcơva làm tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” vang dội trên toàn thế giới! Những tiếng vỗ tay của các “đồng chí Tổng bí thư” dường như làm rung chuyển Nhà trắng. Có vẻ các Tổng thống phương Tây không được hưởng nhiều vinh quang như các “đồng chí Tổng bí thư” kính mến của chúng ta. Song, lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng, chỉ bằng việc ca ngợi lẫn nhau, hệ thống XHCH đã đi đến đâu!

Trở lại lịch sử ĐCS VN, Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên, nổi tiếng với Luận cương chính trị năm 1930, bác bỏ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất, thành lập ĐCS VN. Hà Huy Tập, người đã từng báo cáo phê phán Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế CS, chỉ trích Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cải lương. Và Nguyễn Văn Cừ nổi tiếng với tác phẩm Tự chỉ trích.

Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước khi hoa mơ và hoa kim anh nở trắng trên biên giới Việt – Trung:

“Ôi sáng xuân nay, xuân 41. Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Bác về…Im lặng…Con chim hót. Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu). “Nở trắng hoa kim anh trên biên giới Bác về. Xa nước ba mươi năm một câu Kiều người vẫn nhớ. Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa. Lòng son ngời như buổi mới ra đi” (Chế Lan Viên).

Lòng vẫn son ngời, song vì nhiều lý do, Hồ Chí Minh từ chối và Hội nghị TW đã bầu Trường Chính làm Tổng bí thư. Sau năm 1945, ĐCS tuyên bố tự giải tán – một nước cờ chiến thuật rất cao của Hồ Chí Minh, tới Đại hội II, năm 1951, Trường Chính tiếp tục làm Tổng bí thư. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa tên tuổi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp vang dội trên khắp thế giới và tên tuổi của người anh Cả Trường Chinh cũng chói sáng. Đùng một cái, xẩy ra sai lầm cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh buộc phải từ chức Tổng bí thư. Đến năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, ông trở lại làm Tổng bí thư và các nhà nghiên cứu cho rằng, ông là tác giả chính của công cuộc “đổi mới” ở VN. Một người cực kỳ giáo điều, kinh viện, lại dám rẽ ngoặt trong tư duy vào cuối đời, đó là bản lĩnh rất lớn của ông. Mấy nhà lãnh đạo – Tổng bí thư đã làm được điều đó?

Cách mạng tháng Tám, kháng chiến, đổi mới là những cống hiến nổi bật của Trường Chinh. Đó là đánh giá của Võ Nguyên Giáp. Còn Hoàng Tùng, từng là Bí thư TW Đảng cho rằng, nếu không có Trường Chinh trong những giờ phút hiểm nghèo trước và sau năm 1945, sẽ không có ngày nay đâu!

Trường Chinh rất am hiểu văn hoá, văn nghệ. Ông đã từng trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá VN làm giới trí thức hết sức nể phục. Văn chính luận của Trường Chinh trong sáng, đầy cuốn hút mà không kém phần hùng biện. Phong cách của Trường Chinh bao giờ cũng từ tốn, cẩn thận, nghiêm trang, đúng mực. Khi phát biểu ở Bộ Chính trị, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hay nói chen ngang, khi đó ông im lặng, không nói gì và từ từ ngồi xuống. Khác với Lê Thanh Nghị, khi phát biểu, xung quanh ai nói gì cũng mặc, ông cứ nói cho hết ý mình. Còn Nguyễn Văn Trân thì tự hào rằng phát biểu của mình hết sức chặt chẽ, Lê Duẩn không thể xen ngang được và khi ông ta xen vào nói thì “tôi đã phát biểu xong rồi”.

Nhớ lại năm 1956, sau khi Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng bí thư một thời gian, với hai trợ lý giúp việc là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy Trinh. Năm 1957, Hồ Chí Minh gọi Lê Duẩn ra Bắc và Đại hội III ĐCS VN, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW. Ông giữ chức Bí thư thứ nhất cho đến năm 1976, Đại hội IV ĐCS VN mới chính thức bầu Lê Duẩn làm Tổng bí thư. Cần lưu ý, sau năm 1976, Lê Duẩn mới giữ chức Tổng bí thư, trước đó – Bí thư thứ nhất. Không ít những cuốn hồi ký, những cuốn sử hay những phim truyện về lịch sử nhầm lẫn như vậy. Song, không nghi ngờ gì nữa, quyền lực của Tổng bí thư Lê Duẩn thật sự bao trùm tất cả.

Những năm kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn làm Bí thư xứ uỷ Nam Bộ và phải thừa nhận ông là một nhà lãnh đạo giỏi. Dù ở xa TW, ông thực hiện nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn và rất được lòng dân. Xử lý vụ Bảy Viễn (một tướng cướp giang hồ Bình Xuyên khét tiếng theo kháng chiến) về thành đầu Tây là một ví dụ. Trung tướng Nguyễn Bình, Ủy viên quân sự Nam Bộ, sau khi nắm rõ hoạt động “đi đêm” của Bảy Viễn với Pháp, quyết định bắt Bảy Viễn để đưa ra tòa án tối cao xét xử. Nhiều người đồng ý với Nguyễn Bình, song ý kiến Lê Duẩn lại khác. Ông đề nghị cứ để Bảy Viễn tự do đưa quân về Rừng Sác. Nếu ông ta kéo quân về thành đầu Tây là ông ta tự ký bản án kết thúc sinh mạng chính trị của ông ta. Lâu nay ông ta theo cách mạng thì nhân dân kính trọng. Nay đột nhiên ông ta bỏ về thành là tự ông ta vạch trần cái mặt nạ ông ta đeo trong ba năm qua. Tôi nghĩ, bản án tử hình đã do chính Bảy Viễn tự ký, chúng ta không phải bận tâm đưa ông ta ra xử cho rắc rối – Lê Duẩn giải thích.

Cuộc biểu quyết đã nghiêng về ý kiến Lê Duẩn. Là một nhà chính trị, phải nói viễn kiến của Lê Duẩn trong việc giải quyết vấn đề này rất sâu rộng.

Một cuộc hội nghị khác của Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chủ trương in giấy bạc giả để phá hoại kinh tế của địch, có nhiều người đồng ý. Song, Lê Duẩn không nhất trí và phân tích, ai sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất về chủ trương đó? Chính là số đông quần chúng lao động – không thể làm điều gì thiệt hại đến họ.

Tuy vậy, với sự xuống dốc thê thảm của VN sau năm 1975 đã gây nên rất nhiều tranh cãi về tài năng lãnh đạo của Lê Duẩn trong giai đoạn này.

Cùng thời với Lê Duẩn, đó là Lê-ô-nít Brêgiơnép, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô. Ông ta được ngồi ghế Tổng bí thư như là một giải pháp dung hoà, tạm thời của ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô, bởi vì ông không phải là người xuất sắc nhất. Không ngờ, khi đã nắm quyền lực, ông ta trở nên không ngoan hơn và rốt cuộc, ông ta ngồi ghế Tổng bí thư khá dài – gần 20 năm.

Thời kỳ Brêgiơnép cầm quyền, trừ thời gian đầu, có thể nói là thời kỳ đỉnh cao trì trệ của Liên Xô. Người ta biết thừa rằng, vào những năm cuối đời, Brêgiơnép không thể lãnh đạo Đảng và điều hành đất nước được nữa. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, Brêgiơnép ngồi như người mất hồn, không hiểu ngồi ở đâu và mọi người tụ tập ở đây làm gì. Ông ta đọc lẫn lộn các văn bản chữ rất to được các trợ lý chuẩn bị sẵn, đôi lúc nhận ra sự bất lực của mình, ông giương cặp mắt đầy thương hại nhìn mọi người. Do không ý thức được hết tình trạng của mình, ông vẫn thủ vai Tổng bí thư. Đúng hơn, những người xung quanh ông thủ vai của chính ông. Chúng ta thấy điều đó nguy hiểm cho đất nước như thế nào.

Thế rồi, ngày 10.11.1982, ông lặng lẽ chết trên giường. Sau đó, Iu.V. Anđrôpốp được bầu làm Tổng bí thư, chỉ cầm quyền được 15 tháng. Tiếp đó là C.U. Chécnencô nắm chức Tổng bí thư cho đến tháng 3.1985 thì qua đời.

Quảng trường Đỏ liên tục lặng đi trong niềm tang tóc, vĩnh biệt các Tổng bí thư. Hàng loạt đại bác tiễn biệt vang lên làm hoảng loạn lũ bồ câu trên tháp chuông nhà thờ thánh Ivan Đại đế. Những vị khách phương Tây co ro run rẩy trong làn áo mỏng giữa những ngày mùa Đông nước Nga.

Một cái tên sắp xuất hiện làm thay đổi thế giới: M.X. Goócbachốp.

Và vì vậy, câu chuyện về Tổng bí thư của chúng ta cũng chưa thể kết thúc…

Phần 2

Tin về sự ra đi của C.U.Chécnencô đến với Goócbachốp khi ông ta đang đi dạo cùng với vợ – Raixa Macximốpna. Ngay lúc đó, ông ta đã nói với bà rằng, ông sẽ phải nhận về mình sứ mạng một nguyên thủ và chịu toàn bộ trách nhiệm về số phận của đất nước. Lập tức, Goócbachốp yêu cầu Văn phòng thông báo cho tất cả các Ủy viên chính thức và dự khuyết BCT, các Bí thư TW Đảng quay về Kremlin.

Một lần nữa, Quảng trường đỏ tràn ngập cả biển người nhưng hình như lần này mọi người đến đây không phải để cố làm ra vẻ đau buồn. Trên lễ đài xuất hiện quan khách từ các nước cộng hòa và cả các vị khách nước ngoài. Một lần nữa, Magaret Thatcher lập cập khua đôi giày thời thượng đi lên vì chưa quen với thời tiết băng giá của Liên Xô.

Sự ra đi của Chécnencô không phải là một điều bất ngờ, song các nhà lãnh đạo Liên Xô chưa chuẩn bị cho việc bầu chọn một lãnh tụ mới. Các Ủy viên BCT tập trung trong căn phòng gỗ hồ đào và Hội nghị BCT ngày 10.3.1985 đã không giải quyết được việc tìm người thay thế Chécnencô. Goócbachốp hiểu rằng, tiếng nói của Grômưcô – Bộ trưởng ngoại giao có uy tín, một nhà hoạt động quốc tế, có ý nghĩa quyết định. Nếu ông ấy nói Goócbachốp là Tổng bí thư thì tất cả sẽ biểu quyết mà không ai dám phát biểu khác, vì có thể gây nguy cơ chia rẽ BCT. Một phái viên bí mật của Goócbachốp đã đến chỗ Grômưcô và rất nhanh chóng nhận được câu trả lời.

Một ngày sau đó, Hội nghị toàn thể Ủy ban TW đầy lo lắng đã tới. Grômưcô tiến ra lễ đài bằng những bước đi chắc chắn, đầu ngẩng cao, nói bằng giọng buồn tẻ, không cần nhìn vào bài viết:

- Tôi được giao phó trình Hội nghị toàn thể Ủy ban TW về vấn đề ứng cử Tổng bí thư Ủy ban TW ĐCS Liên Xô. BCT thống nhất đề cử M.X.Goócbachốp làm Tổng bí thư Ủy ban TW Đảng.

Với những hình dung từ bất ngờ, đầy hình tượng, những lý lẽ không mang tính truyền thống, những kết thúc lôgíc, Grômưcô khẳng định rằng Goócbachốp xứng đáng được bầu vào vị trí này. Goócbachốp là một nhà lãnh đạo có tài năng không thể đánh giá hết, có tính nguyên tắc, quyết đoán, nắm vững nguyên lý lêninnit, làm chủ được nghệ thuật phân tích.

Goócbachốp phát biểu, hứa phục vụ đất nước một cách tận tâm, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng và Lênin.

Chiến lược tăng tốc, cải tổ bắt đầu. Tại Liên Xô dấy lên một không khí hào hứng chưa từng có. Các nước XHCN cũng hòa vào làn sóng cải tổ đó – dĩ nhiên, ở VN cũng không ngoại lệ.

Nhớ lại năm 1986, sau khi Lê Duẩn qua đời, trong Hội nghị bất thường BCH TW ĐCS VN, Phạm Văn Đồng đứng lên giới thiệu Trường Chinh làm Tổng bí thư, được Hội nghị hoàn toàn nhất trí.

Trước đó, Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội VI đã được chuẩn bị do Lê Duẩn trực tiếp chỉ đạo, với các cây bút cự phách như Tố Hữu, Trần Quỳnh, Trần Việt Phương…Nhưng sau khi nghiên cứu tình hình, tìm hiểu thực tế, Trường Chinh đã chỉ đạo một nhóm 10 người khác viết lại Báo cáo Chính trị với những quan điểm đối mới trình Đại hội VI thông qua. Dĩ nhiên, những tư tưởng “cải tổ” của Liên Xô có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách mới của VN.

Có quan điểm cho rằng, người VN chỉ biết bắt chước, nói theo, làm theo; bắt chước, nói theo, làm theo Tàu, theo Tây, theo Nga; không có sáng tạo gì đặc sắc của mình. Xưa thì “Tử viết”, sau này là “Lênin nói”! Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩmSự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh phản bác lại quan điểm này, đại ý: Phải, người VN có tinh thần phóng khoáng, giỏi tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, lấy của người làm của mình. Nhưng cũng đã tỏ khả năng sáng tạo. Người Tống thuộc binh thư Tôn Tử, binh thư Mạnh Đức, Ngô Khởi hơn ta mà Tống Hoa Hạ mất về tay Nguyên Du Mục, còn Đại Việt thì thì thắng Nguyên đến ba lần, ắt không phải vì cơ may mà vì chiến lược, chiến thuật giỏi, sao dám bảo quân tướng nhà Trần dốt binh thư, chỉ biết học lỏm mà không sáng tạo?

Cho nên, “Đổi mới” ở VN có những điểm giống nhưng cũng có những điểm khác với “cải tổ” của Liên Xô. “Đổi mới” được thực hiện từng bước, một cách vững chắc, có tính kế thừa và ưu tiên đổi mới kinh tế trước.

Những tư tưởng “cải tổ” của Goócbachốp tiếp tục lan rộng. Người ta đang mong chờ VN sẽ xuất hiện một “Goócbachốp mới”. Và Đại hội VI ĐCS VN, Nguyễn Văn Linh đã được bầu làm Tổng bí thư, nhanh chóng đưa đến một làn gió mới.

Nhà cách mạng lão thành, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng kể lại, vào năm 1979, Nguyễn Văn Linh là Ủy viên BCT, phụ trách công tác dân vận, trong một chuyến công tác, sau khi làm việc xong ở Hậu Giang, tiếp tục đi An Giang. Ông không biết tỉnh Hậu Giang cho xe con đi theo hộ tống. Phát hiện ra việc này, ông rất tức giận, hỏi Phó ty Công an Hậu Giang, ai bày ra chuyện “còi hụ” này? Ông này hoảng quá, bèn trả lời là làm theo nghi thức đã quy định.

- Không có nghi thức gì cả! Đi làm việc mà tiền hô hậu ủng thế này xấu hổ lắm. Đồng chí về Cần Thơ đi, chúng tôi đi một xe là đủ. Ông Linh nói.

Ông Phó ty lại báo cáo, An Giang cử một xe đón đoàn ở phía trước. Ông Linh càng tức giận:

- Đoàn gì? Cán bộ đi công tác mà kêu là đoàn. Còn xe cảnh sát An Giang, tôi vô nhà đồng bào nghỉ!

Ông Trần Bạch Đằng xen vào, nói với ông Phó ty: đồng chí gặp ngay xe cảnh sát An Giang, bảo họ về Long Xuyên, còn đồng chí quay lại, về Cần Thơ…

Tại An Giang, thái độ nghiêm khắc của ông trong xử lý công việc đã làm cả Thường vụ tỉnh ủy phát khóc. Dạo đó, Pôn Pốt hay vượt biên giới đánh sang VN, An Giang lại có đông đồng bào Khơme nên một tay “quân sư quạt mo” của ta đề xuất với Bộ Chính trị cho di tản số đồng bào Khơme xuống Sóc Trăng. Đọc báo cáo của tay “quân sư quạt mo”, ông Linh kêu bằng “quân sư quạt máy” và thêm bức điện của một Ủy viên BCT, ông Linh nổi sùng.

Ông nói với Trần Bạch Đằng:

- Anh thảo một bức điện, gửi anh Ba Duẩn, tôi ký tên; nói thật, thà Pôn Pốt hốt dân về bên đó tôi chịu hơn là ta đuổi dân ra khỏi nơi họ lập nghiệp hằng bao nhiêu thế kỷ”?

Phong cách đó của Nguyễn Văn Linh thật ấn tượng và tôi chợt nhớ đến những chuyến đi thăm, làm việc với địa phương của lãnh đạo hiện nay. Với cương vị Tổng bí thư, ông tiếp tục tạo được những ấn tượng rất tốt như loạt bài báo ký tên N.V.L, cuộc gặp gỡ nổi tiếng với văn nghệ sỹ…

Trở lại với Liên Xô và Goócbachốp. Hình như một số tai họa đã báo trước chiều hướng xấu đối với Tổng bí thư.

Trước tiên là thảm họa Trécnôbưn, diễn ra đêm 26.4.1986 (cách đây 25 năm). Vào thời điểm ấy, hậu quả của thảm họa đã không được đánh giá đầy đủ. Nỗi lo lắng của các nhà lãnh đạo Liên Xô không lớn lắm. Trong khi đó, phương Tây đặc biệt lo ngại và đã lên tiếng rất nhiều lần. Goócbachốp không đi đến tận nơi xẩy ra sự cố trong những ngày khó khăn đó, cũng không hề đi thăm những vùng nóng bỏng khác trong nước.

Rồi vụ một chiếc máy bay thể thao Đức hạ cánh dễ dàng ở Quảng trường đỏ được cả Liên Xô xem như một tiếng sét đánh giữa ban ngày. Giải thích của các nhà quân sự không thuyết phục được Goócbachốp. Kết cục, Bộ trưởng quốc phòng phải từ chức, nhiều người khác bị cắt chức, một số bị đưa ra tòa.

Sự choáng ngợp ban đầu của “cải tổ” đã lùi xa. Trong một cuộc gặp, có mặt cả Reagan, Bush (cha) hỏi Goócbachốp về cơ may thành công của cải tổ. “Đến Chúa cũng không thể trả lời nổi câu hỏi ấy” – Goócbachốp đáp. Thời gian mà lịch sử dành cho một Tổng bí thư sắp kết thúc!

Phần 3
“Họ chỉ biết huyênh hoang nói những điều cao xa, lý thuyết trừu tượng về cách mạng, về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nhưng không thể bắt tay giải quyết được một công việc thực tế cụ thể nào cho ra hồn” – Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.
“Dưới ngòi bút dẫu có nghìn lời, trọng bụng không được một mẹo” – Khổng Minh Gia Cát Lượng.

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nhiệm kỳ từ tháng 12 năm 1986 – tháng 6 năm 1991

Cho đến nay, VN đã có ba nhân vật nắm chức Tổng bí thư từng làm Chủ tịch Quốc hội, cũng tức là từ chỗ nắm “cơ quan quyền lực cao nhất” trên danh nghĩa tiến đến nắm “cơ quan quyền lực cao nhất” trên thực tế. Hơn một thập kỷ gần đây, liên tiếp có hai người từ Chủ tịch Quốc hội lên làm Tổng bí thư. Hai người đó là ai, chúng ta đều đã rõ.

Một người lúc nào tóc cũng chải rất mượt, miệng cười rất tươi khoe hàm răng trắng bóng, chắc khỏe, mọi lời nói, động tác, cử chỉ của ông ta chẳng khác gì một diễn viên điện ảnh trước ống kính. Ông ta đã nghỉ hưu, nghe nói vừa tục huyền ở cái tuổi “xưa nay hiếm”.

Đó là tình nhà, vậy còn nợ nước?

Có một câu chuyện rất kỳ lạ. Một hôm, Tổng bí thư Hà Huy Tập nhận được một bức thư của vợ – lời kể của nhà cách mạng lão thành Trần Văn Giàu trong những ngày bị cầm cố, biệt giam với Tổng bí thư. Mọi người nhận thấy Tổng bí thư đột nhiên bị khủng hoảng tinh thần, Ông đi đi lại lại trên sân giếng, nện gót chân, thỉnh thoảng tay đấm vào không khí. Sáng, chiều lúc nào cũng như vậy. Uống bao nhiêu thuốc ngủ cũng không ngủ được. Ông Giàu hỏi nhỏ nhiều lần, Tổng bí thư mới nói là vợ đã quyết định ly dị để lấy người bạn thân của chính ông. Từ đó, Tổng bí thư càng không ăn, không ngủ được, người đã gầy còm càng gầy còm thêm. Phải đưa Tổng bí thư đi nhà thương Chợ Quán, không thì ông chết mất.

Thế mà, không đầy một tuần sau, Tổng bí thư trở về khám, vui vẻ như thường. Ai chữa, uống thuốc gì mà lại hết bệnh nhanh vậy?

Số là Hà Huy Tập gặp Tạ Thu Thâu, lãnh tụ đệ tứ tại nhà thương Chợ Quán. Hai lãnh tụ đệ tam và đệ tứ bất ngờ đụng đầu nhau, họ tranh luận với nhau hết sức sôi nổi về cách mạng, về đất nước, về đường lối. Cãi nhau rồi ăn cơm, ăn cơm rồi tiếp tục cãi nhau kịch liệt, bất phân thắng bại. Đêm ấy, sau trận khẩu chiến, Tổng bí thư ngủ một giấc tới sáng trưa, ăn cơm rồi lại ngủ. Bệnh mất ngủ của Tổng bí thư dứt hẳn, khỏi phải uống thuốc gì hết! Nợ nước, tình nhà là như vậy đó!

Trở lại với Tổng bí thư vừa có bài thuyết giảng về tính “ưu việt của CNXH” tại Cuba gây chấn động dư luận thế giới. Lịch sử đôi khi trở nên điên rồ – nếu có thể nói như vậy, vì một vài sự kiện. Cuba, mảnh đất anh hùng bên kia bán cầu, lại diễn ra nhiều sự kiện thật đặc biệt, làm cho những ai quan tâm tới lịch sử các Tổng bí thư và thời cuộc không khỏi cảm thấy “lạ lùng”.

Thế nhưng, năm 1989, trong chuyến thăm Cuba sau khi dự Quốc khánh Ấn Độ, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh không có một bài giảng nào về tính “ưu việt của CNXH” ở đấy. Và thay vì trở về Hà Nội theo kế hoạch, ông ra lệnh từ La Habana bay thẳng về Tân Sơn Nhất để ngày hôm sau chủ trì một hội nghị bàn về xuất khẩu gạo tổ chức tại Saigon. Điều này lúc bấy giờ không mấy ai nghĩ tới, vì chỉ một năm trước thôi, cả nước có hơn 7 triệu người lâm vào nạn đói. Quả nhiên, năm ấy, VN đã xuất khẩu gạo và đây là một trong những thành quả bước đầu của công cuộc đổi mới mà thực chất là trả lại quyền làm ăn cho người dân.

Nguyễn Văn Linh nhận thấy, lối tư duy cũ kỹ, giáo điều, lạc hậu là một lực cản rất lớn đối với công cuộc đổi mới. Đánh giá về những người nhân danh CNXH, nhân danh lập trường cách mạng…để ngăn cản công cuộc đổi mới, Tổng bí thư nói:

“Họ chỉ biết huyênh hoang nói những điều cao xa, lý thuyết trừu tượng về cách mạng, về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa nhưng không thể bắt tay giải quyết được một công việc thực tế cụ thể nào cho ra hồn”.

Câu nói rất hay, rất sâu sắc của Nguyễn Văn Linh thực sự là một bài học cho các nhà lãnh đạo, càng nghe chúng ta càng thấy rõ tính thời sự của nó. Rõ ràng, không phải cứ mang danh là “nhà nho”, là Giáo sư hay Tiến sỹ mà có thể cao giọng thuyết giảng bất chấp thực tế, bất chấp quy luật khách quan và tri thức của loài người đã tích lũy hàng ngàn năm.

Và gần 2 ngàn năm trước, nhà chính trị, quân sự đại tài Khổng Minh Gia Cát Lượng cũng từng nói về bọn “hủ nho”:

“Nho cũng có nho quân tử, cũng có nho tiểu nhân. Nho quân tử thì trung vua yêu nước, giữ chính ghét tà, chăm những sự ơn khắp một đời, tiếng để đời sau. Còn như nho tiểu nhân thì chỉ chăm một việc văn chương, khéo nghề nghiên bút; xuân xanh làm phú, đầu bạc đọc kinh, dưới ngòi bút dẫu có nghìn lời, trọng bụng không được một mẹo”.

Nếu người ta không nhắm mắt trước thực tế cuộc sống, nếu chỉ cần “giải quyết được một công việc thực tế cụ thể cho ra hồn” hoặc “dưới ngòi bút nghìn lời, trọng bụng được một mẹo” thì đã là một sự may mắn cho đất nước và nhân dân rồi.

Nguyễn Văn Linh là một trong những tác giả chính của công cuộc đổi mới và là người thực thi chính sách đổi mới được coi là quốc sách vào năm 1986 – một sự “chọn mặt gửi vàng” của ĐCSVN. Sau năm 1975, ông từng được giao làm Trưởng ban cải tạo công thương nghiệp miền Nam. Là người gắn bó lâu năm với miền Nam kể từ thời chống Mỹ, hiểu rõ nền kinh tế thị trường của Nam VN nên ông chủ trương không cải tạo ồ ạt, nóng vội, xóa bỏ tất cả cùng một lúc. Lịch sử cho thấy quan điểm đó của ông là đúng đắn. Nhưng có lẽ ông phải trả giá cho quan điểm của mình bằng việc phải ra khỏi Bộ chính trị. Ông lại trở về Nam và tiếp tục lãnh đạo Saigon – nay lấy tên là thành phố Hồ Chí Minh, đạt được những thành tựu xuất sắc trong giai đoạn đất nước đầy khó khăn, thử thách.

Trong tác phẩm Thành phố Hồ Chí Minh mười năm, ông khẳng định:

“Sở dĩ thành phố Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu xuất sắc như 10 năm qua là nhờ có tư duy độc lập, sáng tạo, không đi theo vết mòn của những nếp suy nghĩ cũ kỹ”.

Và ông khuyến khích sự tranh luận:

“Hết sức tránh tình trạng một mình độc quyền chân lý, còn mọi người thì chỉ có quyền chấp hành thụ động, không dám tranh luận. Chúng ta phải tạo ra thói quen biết thảo luận và tranh luận”.

Người tiền nhiệm của Nguyễn Văn Linh là Trường Chinh, hai lần làm Tổng bí thư. Lần thứ nhất, từ năm 1941 đến năm 1956 (cho dù cuối năm 1945 đến năm 1951, ĐCS áp dụng chiến thuật “tự giải tán”); lần thứ hai, sau khi Lê Duẩn mất, từ tháng 7.1986 đến tháng 12.1986 – một thời gian ngắn nhưng đầy ý nghĩa.

Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng:

“Người ta ai cũng có phong cách riêng. Phong cách của Trường Chinh là kín đáo, nói năng cân nhắc, từ tốn, lắng nghe người khác rồi mới nói. Với Bác Hồ, bao giờ ông cũng nhường lời, khi có ý kiến khác, ông trình bày đầy đủ, một cách lễ phép”. Về điểm này, ông khác với Lê Duẩn, Lê Đức Thọ.

Sự trang nghiêm và phong thái lãnh tụ của Trường Chinh làm Võ Văn Kiệt, mặc dù được coi là người có “gan to” cũng cảm thấy “ớn” khi Trường Chinh tới dự một buổi biểu diễn văn nghệ ở Việt Bắc. Võ Văn Kiệt tham gia tiết mục diễn kịch, đóng vai địa chủ. Trước khi bắt đầu, ông xung phong làm một màn múa lân cho nóng người để lấy can đảm. Hết vở kịch, nhiều người khen và Trường Chinh đến bắt tay ông. “Đồng chí diễn khá lắm, nhưng đấy là địa chủ Nam Bộ chứ không giống địa chủ Bắc Bộ”. Ông Kiệt rất thán phục. Lại một lần khác, Trường Chinh lưu ý Võ Văn Kiệt một nhân vật đang sống tại Saigon, ông Kiệt lấy sổ tay và theo thói quen, ghi là “Nguyển” chứ không phải “Nguyễn”. Trường Chinh ngó qua và bảo: “Đồng chí viết lộn rồi, dấu ngã chứ không phải dấu hỏi”. Ông Kiệt lại càng thán phục sự cẩn thận của Trường Chinh.

Sau vụ đổi tiền năm 1985, Võ Văn Kiệt gửi thư cho Trường Chinh và Phạm Văn Đồng, nhận định về những nguyên nhân thất bại của chính sách ấy. Trường Chinh xem thư và nói, Sáu Dân đúng là con người có trí tuệ. Trước đó, Trường Chinh cũng đã gửi thư cho Bộ chính trị không tán thành đổi tiền. Bộ chính trị trả lời, “chúng ta đang cưỡi lên lưng hổ, không thể xuống được nữa”. Thế là, với tư cách Chủ tịch nước, Trường Chinh lại phải cầm bút ký lệnh đổi tiền.

Trường Chinh là nhà lý luận hàng đầu của ĐCSVN. Nói về lý luận, thế hệ sau này không thể so sánh với ông. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Chủ nghĩa Mác và văn hóa VN, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân VN…đã giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng VN. Trường Chinh được coi là con người thận trọng, có phần cứng nhắc, thậm chí “bảo thủ”. Thế mà cuối đời, Trường Chinh lại dám rẽ ngoặt trong tư duy, là một trong những người chủ chốt khởi xướng công cuộc đổi mới, cứu vãn nền kinh tế VN bên bờ vực của sự sụp đổ.

Tất nhiên, chúng ta thấy, chiến thắng sự bảo thủ với lối mòn suy nghĩ cũ kỹ, lạc hậu là điều không hề dễ dàng – nhất là khi danh vọng, quyền lợi của người ta gắn chặt vào đó. Họ sợ hiện thực phũ phàng nên nhắm mắt làm ngơ, họ thiếu hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn, họ ngại tranh luận, ngại cuộc đua bình đẳng mà tiếng nói của trí tuệ, của trình độ mới quyết định người thắng chứ không phải ở địa vị, chức tước. Tổng bí thư Trường Chinh chia tay với lối mòn một cách dứt khoát, bởi ông có đủ tri thức, đủ lý luận, đủ uy tín và dũng khí. Và, điều chủ yếu phải chăng là Tổng bí thư đã đặt lợi ích dân tộc, lợi ích đất nước VN lên trên hết?

Đã có lúc (tháng 4.1986) ông bị phê phán gay gắt, nào là “chạy theo chủ nghĩa xã hội thị trường, bắt chước các quan điểm của nước ngoài” và bị chụp mũ “chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh”. Ông đã bình tĩnh phản bác: “Điều tuyệt đối tránh là không vì những ý kiến khác nhau mà dẫn đến chia rẽ, bè phái, không vì thấy người khác trái ý mình thì khó chịu, rồi truy chụp quy kết về chính trị. Điều đó chỉ có hại chứ không giúp gì cho sự đoàn kết. Chúng ta đã cùng làm việc với nhau hơn nửa thế kỷ, ngọt bùi, đắng cay đều đã nếm qua, còn gì không hiểu nhau nữa mà phải dùng những lời lẽ nặng nề như vậy”. Cuộc đấu tranh nội bộ không phải bình thường – Võ Nguyên Giáp.

Lịch sử phát triển loài người cho thấy, “tương lai là bất định, khám phá tương lai là cả một chuỗi hoạt động không bao giờ ngừng. Loài người sáng tạo nên lý thuyết để có thể hiểu tương lai ở một thời điểm nào đó, rồi lý thuyết ấy nó lạc hậu đi. Phải đột phá để nâng nó lên một trình độ mới, hoặc tìm ra một lý thuyết thay đổi nó” (Đặng Quốc Bảo). Chỉ có như thế mới thích ứng được với sự thay đổi cực kỳ nhanh chóng của thế giới hiện đại. Do vậy, những tư tưởng giáo điều, bảo thủ là lực cản lớn, không thể đưa đất nước tiến lên.

“Đổi mới hay là chết”, “đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại” (Trường Chinh), “đổi mới để tiến lên” (Nguyễn Văn Linh). Không cần cao giọng thuyết giảng, phải chăng những tư tưởng đổi mới của hai Tổng bí thư càng có ý nghĩa với đất nước hơn bao giờ hết.

Theo  Lê Mai blog