Download: http://www.mediafire.com/?5szyqenxeh3eg
Xuân Hạ Thu Đông rồi lại xuân (phim Hàn Quốc) là một cuốn phim đạt cả hai bình diện: nghệ thuật và xiển dương Phật pháp.
★ Về nghệ thuật, đây là bài thơ tuyệt vời kèm trong kỹ thuật "cận ảnh" ('gross plan'), để diễn ý thay lời. Tài tử diễn xuất nhiều hơn đối thoại.
★ Về "pháp" - như nội dung trong năm phân đoạn đã ghi lại ở trên, không đơn giản là đạo diễn chỉ muốn nói về sự cám dỗ, sa lầy của con người về "ái dục". Dù trong một cuộc phỏng vấn của ai đó, Kim Ki-Duk đã trả lời khiêm tốn rằng, "Tôi chỉ muốn mô tả sự hỷ nộ ái ố trong cuộc sống của chúng ta qua bốn mùa, và qua cuộc đời của một nhà sư trong ngôi chùa ở Hồ Pusan vây bọc bởi thiên nhiên" , cuốn phim còn chất chứa sự mênh mông và huyền diệu theo với bài kinh Bát Nhã Ba-la-mật (Prajanaparamita Sutra). Nhưng hiểu Pháp thế nào qua một cuốn phim là sự tùy thuộc vào trí huệ, duyên ngộ Pháp của mỗi chúng sanh.
Phim Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân do Kim Ki-duk viết kịch bản và đạo diễn, với sự tham gia của các diễn viên Su Oh-yeong, Kim Young-min, Seo Jae-kyung, Kim Jong-ho,...được hoàn thành năm 2003. Kim Ki-duk từng dành nhiều giải thưởng đáng kể nhất là giải đạo diễn xuất sắc nhất Liên hoan phim quốc tế Berlin (2004 - cho phim Samaritan Girl), và Liên hoan phim quốc tế Venice (2004- cho phim 3-Iron).
Phim Xuân hạ thu đông rồi lại xuân dành 1 giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Chunsa 2003, giải phim hay nhất của Giải thưởng phim Blue Jong (Hàn Quốc-2003), giải phim hay nhất Liên hoan Dae Jong lần 41 (Grand Bell Awards) năm 2004, giải thưởng của khán giả Liên hoan phim quốc tế ở San Sebastian (2003), bốn giải thưởng tại Liên hoan phim Locarno (trong đó có giải Young Critics Award), phim nổi bật nhất tại Liên hoan phim quốc tế Vladivostok của các nước châu Á - Thái Bình Dương, đoạt giải thưởng phim nước ngoài hay nhất tại giải thưởng điện ảnh Golden Fleece của Nga năm 2004, được đề cử nhiều giải thưởng khác, đoạt danh thu hơn 9,5 triệu USD. Tờ The New York Times đã viết về bộ phim "Chủ đề của Spring là tinh thần kỷ luật, mà vị sư phụ đã chắt lọc tập hợp thành các bài học, cũng như phim, tự bản thân đã rõ ràng và khó hiểu. Nó cũng phản ánh các khía cạnh của Phật giáo luôn luôn không được đánh giá đầy đủ ở phương Tây, thường dí dỏm và đôi khi khắc nghiệt".
Xuân: 0:1:00
Hạ: 0:20:52
Thu: 0:49:35
Đông: 1:17:12
& Xuân: 1:36:55
LVT:
Hay dở thì tuỳ đối tượng, nhưng coi phim nầy hiểu không phải dễ.
Giải thích :
1/Cách xếp đặt hình ảnh có tính tượng trưng theo kiểu hát bội cuả Tàu, VN. Trong hát bội ông thiện thì mặt đỏ, ông ác mặt đen, khi ông tướng ra trận cầm cái roi phẩy phẩy thì phải hiểu là ông đang phi ngựa. Cái nầy Vương Hồng Sển có biết rõ. Trong phim cái cổng không mở hay đóng đi đâu hết, hai cái phòng có cuả mà không có tường
2/ Rất nhiều quan niệm Phật giáo , ai không biết đạo Phật không hiểu được.
3/ Nghiệp và tạo nghiệp, Ông sư già biết thằng nhỏ vì bản năng muốn làm chủ một người đàn bà, đó là từ niệm chấp có nên tạo ra nghiệp chướng. Thì hắn phải trả.
4/Quan niệm về niệm và kiếp. Ông sư già hoá kiếp ra con rắn, khi ông tự thiêu không phải là ông chết mà chuyễn từ kiếp nầy qua kiếp khác.
5/Độ : ông sư già muốn độ cho thằng giết người phải làm cho hắn ngộ ra cái lẽ cái gì có là không có nên dạy cho hắn khắc kinh Bác Nhã, để tự hắn nhận thức cái có là không.Ông sư độ nhiêù lần , bằng nhiều cách như đánh , treo lên thằng nầy không ngộ được, khi khắc kinh thi hắn ngộ.
6/Quan niệm về tự thắng mình. Không phải thằng xồn xồn tập võ mà lôi cục đá .Cục đá là cái nghịệp chướng hắn đã tạo ra , ngay từ khi còn nhỏ hắn bắt con cá, con ếch , con rằn llôi cục đá, thì về già hăn phải tự lôi lấy cục đá nghiệp chướng cuả hắn, hắn ôm lấy phật trong lòng ,có khi hắn đánh rơi mất Phật , nhưng cuối cùng đã tự thắng và lên đến chổ cao nhất cuả nhận thức, khi đó hằn nhìn lại thì Phật ( cái chuà hắn đang tu ) rất nhỏ. Đó là giác ngộ.
7/Tạo nghiệp thằng nhỏ thứ nhì taọ nghiệp cách khác, nhét cục đá vô miện con rắn, con ếch ,con cá, thằng nhỏ cười thích thú. Con người theo tâm loạn mà tạo nghiệp khác nhau.
8/Trong phim khi khi hai người detectives bắt nó đi, mà không còng tay vì người tên Cho biết thắng nầy đã ngộ, Police Mỹ là cái máy , không nói chuyện ngộ hay không ngộ, bắt là còng tay cái đã, nện ông người Pháp bị còng tay , người Pháp nói sao police Mỹ làm nhục ông ta. Mỹ là làm đúng từng nét:Đúng y như câu cuả chị 7R, police Mỹ không care lòng nguời ta nghĩ cái gì ,đó là chuyện của Jury, police Mỹ là còng nhưng không dùng baọ lực không cần thiết. Cái hay và cũng là cái dõ cuả Mỹ ở đó.Việc ai nầy làm.
" la justice de l'homme n'est pas la justice du coeur"!
Phước Pham Huu:
Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân
Thời gian và mọi vật xoay tròn theo Xuân, Hạ, Thu, Đông rồi lại Xuân. Cứ thế bất tận. Cũng như chúng sanh đi mãi trong vòng luân hồi từ vô thuỷ.
Đã đi trong luân hồi thì thường chúng sinh sẽ gặp nhiều điều bất hạnh hơn là vui chỉ vì khi ngụp lặn trong luân hồi bắt buộc chúng sanh phải có :
- thân . Có thân thì sẽ đau khổ vì sanh, lão, bệnh, tử.
- tâm. Có tâm thì sẽ khổ vì tham, sân, si, kiêu mạng và đố kỵ.
- nghiệp. Có nghiệp thì phải trả, đôi khi gặp những hoàn cảnh thật trớ trêu.
Nhìn lại tất cả các nhân vật trong phim ai cũng có nỗi khổ riêng. Ngay cả đến đứa bé 2, 3 tháng cũng quờ quạng trên giá băng để đi tìm hơi ấm của mẹ, khi người mẹ đem bỏ nó vào chùa.
Vô minh và Tâm kinh Bát Nhã.
Nhưng lý do nào đẩy chúng sinh đi mãi trong vòng luân hồi sanh tử ?
Sau khi giác ngộ viên mãn, Phật đã dạy giáo pháp 12 nhân duyên, dựa vào luật nhân quả để giải thích tại sao chúng sanh bị đẩy vào lục đạo luân hồi mãi mãi, nếu không sớm giác ngộ tìm đường thoát ra.
Theo tuệ giác của Phật, vô minh chính là đầu mối của luân hồi.
Thế nào là vô minh ?
- Vô minh là mê muội không nhìn đúng sự thật quanh ta. Con người không có ngã mà cho là có cái ngã thật chi phối mọi suy nghĩ, hành động của mình. Các pháp chỉ do duyên hội tụ mà có và thay đổi từng sát na, nhưng lại cho là có một thực thể (inherent existence ) thường hằng. Sự thật các pháp chỉ là giả tướng.
- Đã có ngã thì thấy có cái sở hưũ của ngã. Cái gì làm ngã thoả mản thì ta ôm chặt và thu lượm càng nhiều càng tốt, cái gì không làm ngã thỏa mãn ta đập đỗ hay tìm cách tiêu diệt đi. Từ đó sanh tham, sân, si, kiêu mạng và đố kỵ.
- Các vọng tâm trên thực chất cũng chỉ là những giả tướng, nhưng khi xảy ra nó rất thật làm ta đau đớn và đôi khi đẩy ta có những hành động điên cuồng.
Có hành động, nhất là những hành động xấu, thì phải đi trong luân hổi để trả nghiệp.
Cứ thế mà chúng sanh trầm luân mãi trong luân hồi sanh tử không biết đến lúc nào dừng.
Chàng thanh niên chỉ sân hận vì bị tình phụ, ngã bị tổn thương, mà phạm tội giết người, đau khổ,uất hận và bị tù tội.
Vô minh chỉ có thể bị tiêu diệt bởi trí tuệ.
Phật thuyết kinh Bác nhã Ba la mật đa ( Prajnaparamita ), mà cốt tủy được thu gọn trong Bát nhã Tâm kinh, cốt chỉ để phá cái chấp ngã về người và vạn pháp .
Giáo pháp chính của Prajnaparamita ( Perfection of wisdom ) được tóm gọn trong mấy câu sau đây trong bài Tâm kinh :
" Sắc tức là không.
Không tức là sắc.
Sắc chẳng khác không. Không chẳng khác sắc.
Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế "
Trong bài Tâm kinh rất cô đọng, mà đến 3 lần Phật nói đến ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, và thức ) là không có tự tánh cố định ( inherent existence ) như ta hằng tưởng. Tại sao " Ngũ uẩn giai không " lại quan trọng đến như vậy ?
- Sắc : là chỉ cho vạn pháp như cây cỏ , đất đá,... chỉ có hình dáng mà không có tâm
- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức : là chỉ cho một chúng sanh có thân ( sắc ) và tâm ( thọ, tưởng, hành, thức ).
- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức còn là những yếu tố căn bản, nương vào đó mà tâm ta thêu dệt nên cái ngã
Cho ngũ uẩn giai không tức là cùng một lúc phá cái chấp ngã, chấp pháp, chấp thân của chúng sinh.
Sư cụ đã rất có lý khi đem bài Tâm kinh này để giúp chàng thanh niên vượt qua sự sân hận và đau khổ cùng cực.
Một vài nhận xét
1. Cửa tam quan.
Thật ra nhà chùa là " cửa không ", nên tam quan không bao giờ đóng, phòng cũng chẳng có vách. Nếu tâm đã an nhiên, thì cần gì rào cản.
Nhưng không phải ai ở chùa tâm cũng " không ". Còn là phàm tăng thì những chủng tử sân hận, chấp ngã vẫn còn tuy có bớt đi được cái thô.
Hai tấm cửa của tam quan như hai bức màng nhung sân khấu, hé mở cho ta thấy những tâm hồn cuồng cuộn sóng. "Cửa không" mà tâm không " không "
2. Đeo đá leo núi / tượng Bồ tát Quán Thế Âm
Chúng sanh ai cũng đau khổ vì nghiệp, từ những sinh vật như con cá, con ếch..đến ông sư trung niên. Nghiệp như hòn đá mang nặng trên lưng. Vì chúng sanh đau khổ nên Bồ tát Quán Thế Âm lúc nào cũng hiện diện để lắng nghe và xoa dịu, như bức tượng Bồ tát lúc nào cũng ở trong tay .
3. Khắc Tâm kinh lên sàn gỗ.
Sân hận và đau khổ làm chàng thanh niên muốn tìm đến cái chết.
Sư cụ biết được lòng sân hận và đau khổ chỉ là những giả tướng dù rằng chúng hiện ra rất thật . Nếu ta có thì giờ để tâm nhìn lại chúng, từ từ chúng sẽ bớt đi sức mạnh. Ý nghiã về tánh không của ngã và pháp nói đến trong Tâm kinh giờ này chàng thanh niên sẽ hiểu rõ hơn vì đã kinh qua những kinh nghiệm sống đớn đau. Đó là lý do tại sao sư cụ bắt chàng thanh niên bỏ ra một đêm đễ khắc kinh lên sàn gỗ.
Quả tình chàng thanh niên đã thay đổi như sư cụ nghĩ.
4. Cái chết của sư cụ
Phim không nói rõ về quá khứ của sư cụ, tuy nhiên ta có thể căn cứ vào những lời nói của sư cụ mà đoán già đoán non về quá khứ của ông.
- Ông để lại một bí kiếp về võ thuật, chứng tỏ ông rất giỏi võ
- Khi đứa bé cột những viên đá vào con cá, con ếch, con rắn , ông baỏ : " Con haỹ đi tìm chúng, nếu chúng chết tâm con sẽ không yên ổn được "
- Lúc chàng thanh niên bỏ chùa ra đi ông bảo " Ham muốn xác thịt sẽ khơi dậy sự chiếm hữu, sữ chiếm hưũ sẽ khơi dậy sự giết người ".
Chứng tỏ trong quá khứ ông chắc đã trải qua kinh nghiệm này nên mới biết rỏ như vậy.
- Lúc chàng thanh niên muốn chết, ông bảo : " Giết người thì dễ, nhưng tự giết mình rất khó "
Tôi đoán mò trước kia chính ông cũng vì tình mà bàn tay đã từng nhuốm máu người. Sau đó có thể vì giỏi võ, hay vì một lý do nào đó ông thoát được lưới pháp luật. Ông hối hận và đi tu nhưng vẫn ray rứt vì tội lỗi mình đã gây ra. Nhưng ông vẫn không có can đảm để tự kết liễu đời mình vì " Giết người thì dễ, nhưng tự giết mình rất khó " .
Khi thấy chàng thanh niên dù đi tù nhưng được trả nợ máu một cách sòng phẳng, ông quyết định quyên sinh để tự mình trả nợ cho mình. Vì như ông đã nói với đứa bé : " nếu chúng chết tâm con sẽ không yên ổn được ". Tâm ông đã bất an từ lúc còn thanh xuân cho đến khi đầu bạc.
Ông tự thiêu và hóa thân thành con rắn.
Đối với Tây phương con rắn tượng trưng cho cám dỗ, nhưng đối với Đông phương con rắn tượng trưng cho độc ác. Người ta hay nói : " Khẩu Phật, tâm xà " là vì vậy.
Dù đã là một nhà sư có chứng đắc vì khi chết có để lại xá lợi, ông vẫn phải trả nghiệp làm súc sanh nếu nghiệp ông làm nặng hơn những công đức mà ông đã gieo trồng.
Nhưng dù sao những chủng tử tu hành của ông vẫn còn tìm tàng trong dòng tâm thức, hết nghiệp súc sanh ông sẽ lại tu hành tiếp.
Đúng ra nột người tu hành thâm hiểu Phật pháp như ông ít khi nào tự tử, trừ phi cái chết của mình được dùng để ngăn chặn cái ác vì mục đích cứu giúp chúng sanh.
Đạo diễn cho ông chết chắc chỉ để chứng tỏ luật nhân quả không chừa một ai.
Cái này là thầy bàn, không dám bảo kê.
Thân,
Phước