Tiếng Lê permalink
November 17, 2011 10:28 am
Về cổng chào, có chuyện nhỏ bên lề. Các khóa sinh tham gia xd cổng chào chứng kiến cuộc cải vả dữ dội tại công trường giữa Đại tá Phan văn Điển, CHT trường CB và Trung tá Phước, Phó Đô trưởng Nội An; tại vì đến giờ hành lễ mà bên xây dựng chưa hoàn tất, còn hàn xì một chỗ nào đó. Nói về Đ/tá Điển, tôi rất biết ơn ông. Năm 1969, tôi là khóa sinh trường CB, đại diện khóa là anh Hồ Hữu Thành, có một hôm thứ bảy vì không biết có tên trong danh sách ứng trực, lúc đó cắm trại 50%, tôi “dù” về SG với một bạn cùng khóa. Thời khóa sinh CB ai mà không có lần “dù”. Qua thứ hai tôi và người bạn ấy bị thiếu tá Sở phạt 8 ngày trọng cấm, lên tới CHT thì tăng tới 24 ngày trọng cấm, khỏi phải thi ra trường nữa!- lúc đó đang thời gian thi mãn khóa. Lúc ấy tôi rá lo, kễ như “tiêu đời”- sẽ bị ra khỏi ngành CB và mang ba lô đi bộ binh là cái chắc! Nhờ ơn trên, hai chúng tôi được người quen xin Đại tá tha lỗi và chúng tôi tiếp tục thi mãn khóa. Hú hồn!!! Đại tá Điển trước đây là CHT công trường tái thiết dinh ĐL. Nghe nói khoảng năm 2000, Đại tá Điển hồi hương, không xin lại được nhà cũ, ông “tạm trú” ở dãy phía sau dinh là làm cố vấn công việc tu bổ dinh. Vài năm sau ông đã qua đời.
Nhớ lại chuyện cũ, năm 1965, khóa CSKT của tôi được thầy Lắm cho đi thăm công trường dinh ĐL. Tại dinh, trong lúc đang công việc hoàn thiện, chúng tôi được thiếu úy CB Hoàng Hy, KTS sau nầy, hướng dẫn đi xem các phòng ốc trong dinh.
Nhắc lại chuyện xưa, đã hơn 40 năm qua, tôi không khỏi bồi hồi. Thầy Lắm, Đ/tá Điển nay đã ở cõi vĩnh hằng, biền biệt xa xăm.
Trường Công Binh
Được xây dựng vững chắc bằng bê tông, thép bọc tường dày 5 mm, khả năng chịu bom đến 2 tấn, hệ thống hầm bên dưới Dinh Độc Lập là nơi ẩn nấp của bộ phận trọng yếu trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Hệ thống hầm kiên cố nằm trong dinh Độc Lập là nơi tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu từng lui xuống làm việc, do trung tá, kỹ sư Phan Văn Điển thiết kế.
Đường hầm có chiều dài 72,5m; rộng 0,8 – 22,5m và sâu 0,6 – 2,5m. Hầm được chia làm hai khu vực: khu vực 1 sâu 0,66 m, tường bê tông dày 0,6m, có thể chịu được bom 500 cân. Khu vực 2 là hầm trú ẩn sâu 2,5 m; tường bê tông dày 1,6m có thể chịu được bom 2.000 cân.
Căn phòng đầu tiên ở đường hầm là khu vực tham mưu tác chiến. Đây là phòng thu nhận tin tức quân sự từ 4 vùng chiến thuật. Thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu này sẽ cập nhật, theo dõi và đề xuất kế hoạch hoạt động quân sự.
Các phòng trong hầm liên kết với nhau bằng những lối đi nhỏ được đúc bằng bê tông, tường bọc thép 5mm và được trang bị hệ thống thông gió. Đường hầm chủ yếu dẫn đến các phòng chức năng, phục vụ cho hoạt động của tổ chức lúc bấy giờ. Trong hình là phòng mật mã.
Ngoài ra, khu vực 1 còn phòng điều chỉnh công điện, đài phát thanh dự phòng, các phòng thông tin liên lạc, tổng đài điện thoại.
Đây là các thiết bị trong một phần khu vực thông tin liên lạc. Tại đây có nhiều phòng nhỏ khác, là nơi nhận, chuyển, mã hóa các công điện, thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra. Trước đây nơi này có 41 nhân viên trực, trong đó có 21 điện báo viên, 6 nhân viên. Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo thông tin xuyên suốt với các chiến trường, các lực lượng và Đại sứ quán của Việt Nam Cộng hòa ở các nước Đông Nam Á.
Phòng ngủ và khu vực làm việc của tổng thống nằm ở khu vực 2. Trong trường hợp khẩn cấp, ông ta sẽ xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng 2. Ngày 8/4/1975, khi Dinh Độc Lập bị ném bom, gia đình Nguyễn Văn Thiệu đã trú ẩn tại đoạn hầm này.
Ngày nay, một số khu vực vẫn chưa được phép tham quan. Nhiều lối đi được chặn lại và có biển báo cấm vào. Các lối đi được thiết kế không quá lớn, nhưng vẫn đủ cho hai người di chuyển qua lại. Ngày nay, hầm được trang bị thêm đèn, quạt để phục vụ khách tham quan.
Hầu hết lối đi dưới hầm đều được lát bằng những tấm gạch vuông cũ. Do đó, đặt chân vào đây du khách vẫn sẽ cảm nhận được không khí của Sài Gòn mấy mươi năm trước đó.
Bên trong đường hầm còn lưu lại được nhiều hiện vật từng được sử dụng hoặc sản xuất cùng thời kỳ đó. Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong Dinh Độc Lập như lễ Quốc khánh, Lễ tuyên thệ nhận chức, hay chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia. Bếp được trang bị theo tiêu chuẩn như bếp của các khách sạn 5 sao lúc đó. Toàn bộ thiết bị đều bằng i-nox sản xuất tại Nhật.
Ngoài ra, du khách còn được dịp chiêm ngưỡng chiếc xe Mercedes 200 W110 được sản xuất tại Đức trong khoảng thập niên 60. Đây là một trong những chiếc xe được ông Nguyễn Văn Thiệu sử dụng lúc bấy giờ.
Sau khi tham quan hầm, nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về Dinh hay lịch sử đất nước, du khách có thể vào phòng chiếu phim tư liệu để xem các đoạn băng có nhiều thứ tiếng khác nhau.