Âm nhạc từ lâu đã là một món ăn tinh thần không thể thiếu để chúng ta thoải mái nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi được đắm chìm trong không gian rộng lớn và cháy hết mình cùng những nốt nhạc, phiêu theo lời bài hát và giải tỏa hết những căng thẳng đang tích tụ trong cơ thể. Chính vì lẽ đó mà từ những thập niên 70 của thế kỷ trước, Sài Gòn đã xuất hiện nhiều ban nhạc với mục đích đem lại niềm vui thông qua những ca khúc âm nhạc mang tính chất sôi động nhưng cũng không kém phần ý nghĩa. Ban nhạc nam thì có The Strawberry Four, The Blue Jets,… Ban nhạc nữ thì có Ba Con Mèo, Ba Trái Táo,… Đó đều là những ban nhạc trẻ được ra đời từ sớm và từng nổi tiếng đình đám trong giới âm nhạc Sài Gòn xưa.
Thời đó vào khoảng năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình nằm ở gần ga xe lửa Sài Gòn, nay là công viên 23 tháng 9 ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Ban nhạc tên Thời Đại đã xuất hiện với thành viên là hai anh em: Dương Quang Minh và Dương Quang Định. Sau đó tại phòng trà Anh Vũ lại có thêm hai ban nhạc kích động mới tên là Rock Tigers và The Blue Jean Boys. Nhạc kích động là tên gọi trước của “nhạc trẻ”. Vào những năm trước 1975, mọi người thường thích dòng nhạc nhẹ nhàng “trữ tình”, còn dòng nhạc sôi động thì mọi người gọi là “nhạc kích động”. Mãi sau này nhạc sĩ Trường Kỳ mới khởi xướng thay đổi tên thành “nhạc trẻ”, và đây cũng là tên gọi tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Đến năm 1961, mốt đặt tên ban nhạc theo tên nước ngoài được thịnh hành, kéo theo đó là những cái tên ban nhạc mới ra đời như Les Vampires, The Rocking Stars (nổi tiếng với giọng ca Elvis Phương). Hai ban nhạc này được thành lập vào năm 1961. Tiếp sau đó là ban nhạc The Black Caps cũng ra đời với giọng hát của Thanh Tuấn thu hút nhiều fan hâm mộ.
Đến năm 1963, giới âm nhạc lại đón chào một ban nhạc mới xuất hiện là Les Tridents (sau này đổi tên thành Surfing). Tuy nhiên ban nhạc chỉ hoạt động được 3 năm thì tan rã vào năm 1966. Năm 1964 là sự ra đời của ban nhạc Les Faucons Noirs, Teddy Bear. Đến tháng 10 năm 1964, người ta đánh dấu một sự thay đổi mới trong âm nhạc với sự ra đời của ban nhạc nữ đầu tiên ở Sài Gòn là The Blue Stars. Cũng phải nói thêm thời đó ban nhạc không được thịnh hành như bây giờ, những ca sĩ nhạc sĩ trước những năm 1975 đa số đều hát do đam mê. Họ tự mua đàn, trống và các nhạc cụ có liên quan rồi thành lập ban nhạc với sở thích giống nhau, sau đó cùng nhau tập luyện và tự tổ chức hát ở các hội hè nhỏ.
Cuối cùng để đáp lại những nỗ lực của những thành viên trong các ban nhạc thì liên hoan nhạc trẻ tại vũ trường Đại Kim Đô đã được tổ chức vào năm 1963 với sự quy tụ của nhiều ban nhạc trẻ. Khi đó ca sĩ Công Thành và ban nhạc The Fanatiques đã tạo được tiếng vang lớn trong đêm liên hoan nhạc trẻ. Sau đó đại hội nhạc trẻ đã được tổ chức phổ biến hơn. Các đêm hội được tổ chức ở trường Lasan Taberd vào năm 1964 và rạp Văn hóa vào tháng 10 năm 1964 cũng mang lại thành công rực rỡ.
Ban Giám đốc trường Lasan Taberd đã đứng ra ủng hộ tổ chức buổi nhạc trẻ với mục đích giúp quỹ xã hội, số tiền bán vé sẽ được dùng để gây quỹ xây dựng Trường Mù La San. Tiếp đó là đại hội nhạc trẻ năm 1966 cũng được tổ chức nhằm quyên góp, cứu trợ người dân bị nạn ở lũ lụt miền Tây. Tất cả đại hội âm nhạc đó đều nhận được sự tham gia tích cực của các ban nhạc trẻ bởi vì đây như là sân chơi của các ban nhạc ấy.
Huy hiệu trường Lasan Taberd thành lập năm 1874Việc những đại hội nhạc trẻ ở trên được mở ra như bước đệm để các đại hội nhạc trẻ sau này được tiếp tục. Những người yêu âm nhạc như Trường Kỳ, Tùng Giang, Jo Marcel, Nam Lộc,… đều tích cực mở đại hội để làm sân chơi âm nhạc cho các ban nhạc trẻ thời đó với sự góp mặt của ban nhạc nổi tiếng The Spotlights, ban nhạc The Blue Stars,…
Jo MarcelCa sĩ Nam LộcNhạc sĩ Trường KỳHàng trước là Minh Phúc, Thụy Ái. Hàng sau là Quốc Hùng, Tuấn Ngọc, Tùng GiangBan nhạc The Blue StarsCa sĩ Elvis Phương và Ban nhạc Les Vampires, thập niên 1960 Ban nhạc Black CapBan nhạc Spotlights chụp tại Đà Nẵng năm 1967Ban nhạc Spotlight từ trái qua là Đức Huy, Tiến Chỉnh, Hồng Hải, Mario Cruz, Billy ShaneStrawberry Four
Ban nhạc với sự góp mặt của Tuấn Ngọc và Đức Huy chơi guitar, Tiến Chỉnh chơi bass (Trước Tiến Chỉnh là Billy Shane), Tùng Giang chơi trống. Trong giới âm nhạc thời đó gọi ban nhạc Strawberry Four là ban nhạc nhà giàu vì từ bộ ampli Fender đến chiếc đàn guitar cũng thuộc dòng đắt tiền khiến nhiều người ngưỡng mộ. Đã thế mỗi khi trình diễn, họ khoác lên mình chiếc áo complet mang lại sự lịch lãm, phong độ. Bởi thế mà ban nhạc này được có mặt đài truyền hình Mỹ được phát tại Sài Gòn.
Sau này Strawberry Four tan rã, giọng ca Đức Huy với ca sĩ Thanh Tuyền đã thành lập song ca Huy – Tuyền và đi cũng đi diễn ở nhiều nơi. Chàng trai lãng tử Đức Huy mỗi lần xuất hiện lại khiến người xem “lác mắt” bởi vẻ ngoài của mình. Lúc thì anh diện bộ vest sọc lớn, lúc thì cái khăn quàng trên cổ, rồi cầm theo cây đàn xịn với dây là của nước ngoài hoặc chiếc harmonica với gọng khóa inox sáng chói lóa. Theo như nhạc sĩ Trường Kỳ trong báo Màn ảnh năm 1972 nhận xét về giọng ca của Đức Huy thì nó có vẻ không đặc biệt lắm nhưng những bài hát do Đức Huy chọn thì lại làm rung động người nghe, nghe nhạc buồn như nét mặt của Đức Huy khi anh ngửa mặt và nhắm mắt.
Ca sĩ Tuấn Ngọc thời trẻ
Ban nhạc The Strawberry Four từ trái sang là Đức Huy, Tùng Giang, Tuấn Ngọc và Billy ShaneThe Blue Jets
Ban nhạc này có 7 thành viên bao gồm nhạc công Hoàng Long, Robert, Albert và Philippe. Phụ trách phần hát có Anh Tú, Khánh Hà, bé Thúy. Trong đó Anh Tú trước khi đến với ban nhạc The Blue Jets đã từng đi hát ở các club Mỹ hoặc các tỉnh cùng với những ban nhạc trẻ khác. Khánh Hà thì được biết đến khi tham gia chương trình Hippy a Gogo của nhạc sĩ Trường Kỳ. Bé Thúy là ca sĩ nhỏ tuổi nhất nhóm.
Ban nhạc CBC
Ban nhạc CBC với sự góp mặt của 4 thành viên là Tùng Linh, Bích Loan, Bích Liên, Tùng Vân. CBC thường được nhiều người gọi vui với cái tên Con Bà Cụ hoặc Cao Bồi Con. Sở dĩ giới nhạc trẻ thời đó gọi tên nhóm nhạc CBC như vậy là vì ban đầu đây chỉ là một ban nhạc nhi đồng biểu diễn trên các đại hội nhạc ở Sài Gòn với những nhạc phẩm sôi động. Sau này dấn thân vào nhạc trẻ, họ nổi tiếng với các ca khúc tiếng Anh và tiếng Pháp. Mặc dù vốn liếng tiếng anh không nhiều, nhưng họ đã cố gắng cải thiện bằng cách đi làm ở các club Mỹ.
Mọi người vẫn còn nhớ hình ảnh mái tóc dài của Tùng Linh, mỗi lần biểu diễn như đưa cả tâm hồn vào bài hát. Bích Loan với giọng ca khàn đặc đặc trưng, còn cô Bích Liên thì có vẻ ngoài xinh đẹp cùng nước da trắng trẻo, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Còn cậu bé Tùng Vân thì còn nhỏ nên khi chơi trống phải có người ẵm lên bệ trống. Còn thân mẫu của các thành viên được gọi là bà Psychedelic. Bà rất hay nhai trầu, đi đâu cũng cầm theo khay trầu cùng những phát ngôn mộc mạc. Bà gọi các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ thời đó là “thằng Jo”, “thằng Trường Kỳ,”, “thằng Nam Lộc”, “thằng Tùng Giang”. Bà cũng hay kì kèo giá cả mỗi khi họ mời ban nhạc CBC biểu diễn trong đêm nhạc hội. Nói chung vì tính cách giản dị và xởi lởi nên ai cũng yêu và quý bà.
Ban nhạc CBCNhóm nhạc CBC thuở nhi đồngBan nhạc The Dreamers
Các thành viên của ban nhạc có Duy Quang, Duy Minh chơi trống, Duy Hùng chơi guitar và Duy Cường chơi organ. Thêm vào đó là 2 chị em Julie Quang và Vény. Về phần Julie Quang, tên thật của cô là Angot Rany, sinh năm 1951, là người gốc Việt lai Ấn. Giọng hát của cô đặc biệt nếu không muốn nói là cô có năng khiếu từ nhỏ. Vào những năm 7 – 8 tuổi, cô đã tham gia hát văn nghệ ở trường và cộng tác với các ban văn nghệ nhỏ thời đó. Sau này cô chính thức được biết đến trong giới nhạc trẻ từ năm 1967 với ban nhạc The Sunshines. Cô tiếp tục hợp tác với ban nhạc Free Ones và cuối cùng là Dreamers.
Vì có xuất thân học ở trường Tây – Regina Pacis nên cô hát được nhạc nước ngoài và cả nhạc trẻ. Trong con đường tình duyên, cô đã có mối tình với Duy Quang và nên duyên vợ chồng. Nhưng cuối cùng cả hai không thể đi cùng nhau, kết quả là mỗi người mỗi ngả.
Ban nhạc The Dreamers năm 1974Ca sĩ Việt lai Ấn Julie QuangJulie và Duy QuangBan nhạc Ba Con Mèo (The Cat’s Trio)
Vào thập niên 1990 đã có một ban tam ca nữ nổi tiếng trên thị trường nhạc Việt tên là Ba Con Mèo. Ban nhạc này được thành lập vào năm 1969 bao gồm 3 nữ ca sĩ xinh đẹp là Uyên Ly, Mỹ Hòa và Kim Anh. Xuất hiện đầu tiên ở phòng trà Ritz, tam ca này bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà nổi tiếng khác như Queen Bee, phòng trà Tự Do,… Trong đó, ca sĩ Uyên Ly được miêu tả là có gương mặt đẹp và ngây thơ; Ca sĩ Mỹ Hòa có nét chững chạc; Còn ca sĩ Kim Anh có khuôn mặt nổi bật với sóng mũi cao cùng đôi mắt to tròn nghịch ngợm. Sau này ca sĩ Mỹ Hòa rời nhóm, ca sĩ Minh Xuân được thay thế cho Mỹ Hòa và ban nhạc này tiếp tục làm mưa làm gió tại các đại hội nhạc trẻ và các phòng trà. Những ca khúc làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc thời đó của nhóm nhạc tam ca Ba Con Mèo được nhiều người nghe nhất là Xóm Đêm, Giã Từ Đêm Mưa, Đêm Đô Thị,…
Ca sĩ Uyên Ly tên thật là Thúy Liễu. Sau khi đậu tú tài, cô ghi danh vô trường luật nhưng chủ yếu cô dành thời gian để tập hát. Nhưng thực ra ước mơ của cô là ký giả, việc trở thành ca sĩ là một điều bất ngờ đối với cô vì nhạc sĩ Lê Vũ đã nói 3 cô gái thành lập ban nhạc. Từ đó, Uyên Ly nổi tiếng vì hát được cả nhạc nước ngoài nhưng cô lại thích nhất là hát nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy. Tuy thời đó cô chủ yếu là đi hát nhưng để tiếp tục ước mơ của mình, cô viết bài cho trang nhạc trẻ của trang báo và có dự định chọn nghề khác cho tương lai.
Từ trái sang là Uyên Ly, Kim Anh, Mỹ Hòa trong nhóm Ba Con MèoBan nhạc Ba Con Mèo (The Cat’s Trio)Ca sĩ Minh Xuân thế chỗ ca sĩ Mỹ Hòa trong nhóm Ba Con MèoTừ trái sang là nhạc sĩ violin Đào Duy Tình, nhạc sĩ Lê Vũ thời trẻ, nhạc sĩ Sính, Thiên Nga, Công Thành, Paolo, Hưng tại phòng trà Baccara những năm 1966 -1967Nhạc sĩ Vũ Thành An và nhóm nhạc Ba Con MèoBan nhạc Ba Trái Táo – The Apple Three
Ban nhạc nữ xuất hiện lần đầu tiên ở phòng trà Baccara vào khoảng năm 1969 bao gồm Tuyết Hương, Tuyết Dung và Vy Vân do nhạc sĩ Lê Vũ thành lập. Ca sĩ Tuyết Hương có khuôn mặt sáng và thông minh, nhưng cách ăn mặc thì hơi luộm thuộm. Tuy nhiên cô hát nhạc nước ngoài rất giỏi, ca sĩ Mỹ Hòa từng nhận định rằng Tuyết Hương xứng đáng là đàn chị của mình.
Còn về phần Vy Vân, tên thật của cô là Cảnh Vân. Vào những năm 1960 tại Sài Gòn, cô đang học lớp đệ tứ (lớp 9) tại trường Nguyễn Bá Tòng. Giọng hát của cô khá đặc biệt nên được nhiều ban nhạc mời cộng tác. Sau đó cô đổi tên thành nghệ danh Vy Vân và góp phần đưa tên tuổi các ban nhạc The Black Bees, The Beat nổi danh trong giới nhạc trẻ.
Sau này Vy Vân thường xuyên hát độc lập và bỏ bê chuyện hát nhóm với ban nhạc Ba Trái Táo. Đồng thời sau khi sinh bé Vy Vân sinh bé Phi Phi, Vy Vân đã rời khỏi nhóm nhạc.
Ca sĩ Vy VânNhóm nhạc Ba Trái TáoNhóm nhạc Ba Trái TáoNgoài những ban nhạc kể trên thì thời đó Sài Gòn còn xuất hiện thêm nhiều ban nhạc đình đám khác như tam ca Xí Muội, Mây Hồng, The Hammers, The Enterprise, The Rocking Stars,… Tất cả những ban nhạc nổi tiếng thời đó đều giúp tạo nên sự đa dạng trong thị trường âm nhạc của Sài Gòn xưa.
The EnterpriseNhóm nhạc The Rocking Stars