Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Phim SƯ TỬ: MỘT CHUYỆN TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG THÚ VỊ


Võ Quang Yến 

Đây không phải là một chuyện về thú vật, cũng không phải là một sự tích núi rừng. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, ta nằm dài trông ngày tháng dần qua (Thế Lữ)… Chưa đủ lớn để vẫy vùng trên trường chính trị, không có tâm hồn thi sĩ để xuất khẩu thành thơ, sư tử đây không phải là con vật đã từng vẫy vùng trong rừng sâu núi thẳm mà là tên đọc sai một em bé Ấn Độ bị lạc lối xa nhà xa cửa và nhiều năm sau tìm ra được lại làng xóm quê xưa… Sư tử là một phim điện ảnh Mỹ-Anh-Úc do Garth Davis, thực hiện năm 2016, với một phong thái xứng đáng, một tinh tế thú vị, dựa lên cuốn truyện Tôi muốn tìm mẹ tôi của Saroo Brierley, một chuyện có thật ! Saroo là tên đọc sai đứa bé năm tuổi theo chữ indi sheru nghĩa là sư tử, rất nghèo, ở với mẹ, anh Guddu, em gái còn rất nhỏ ở xóm Ganesh Talai cạnh nhà ga Khandwa, ở Tiểu bang Madhva Pradesh, Ấn Độ. Một hôm nó theo anh đi kiếm việc làm đêm, mệt ngủ trên chiếc ghế ga Burhanpur, khi ngủ dậy không còn tìm thấy anh, vất vưởng đi quanh, ngay cả trên toa tàu đậu ở ga. Sau nầy mới biết anh nó đã chết vì tai nạn trong khi nhảy tử tàu hỏa, ngay tối hôm đó. Không kiếm được nhiều đồ ăn vứt bỏ trong các toa xe, nó ăn xin và ngủ ngay trong toa xe. Tàu chạy đi xa, nó cũng không biết ở đâu. Mãi khi tàu đậu ở nhà ga Howrah ở Calcutta, cách xa 1600 km, nó mới len lỏi xuống tàu đi tìm đường về làng. Nó chỉ biết tiếng hindi, nói không ai hiểu với lại tên làng quá nhỏ, không ai biết ở đâu. Lang thang trong thành phố lớn, nó cũng không hiểu tiếng bengali thông dụng, nên không biết đi đâu, hỏi ai, sống với nhóm bụi đời không thiếu ở xứ nghèo, thỉnh thoảng cũng rơi vào những người buôn con trẻ, nó may trốn thoát được,… cho đến ngày tình cờ lọt vào một nhà trẻ mồ côi, chuyển qua hội đem trẻ con đi Úc, được một cặp vợ chồng trẻ ớ Hobart, Tasmanie nhận làm con nuôi. Họ thật đặc biệt, có thể có con nhưng muốn nuôi con nhà nghèo. Họ không may vì đứa thứ nhì không lớn lên được tốt, uống rượu, chơi cờ bạc,… không làm vui lòng cha mẹ và cả Saroo đã cùng chung sống tình cảnh con nuôi trong môt gia đình tử tế.

hinh1

Tuy sống sung túc trong gia đình mới, Saroo luôn nhớ mẹ và kiếm cách trở về với mẹ đẻ. Công việc không phải dễ vì nó xa làng từ hồi quá nhỏ, lại thêm nó không biết một chút gì về địa dư quê hương, nhất là đoạn đường tàu đã chạy qua. Không biết gì về địa đư, Saroo dựa vào kiến thức của Geogle Earth để tìm về quê hương của mình. Geogle Earth không chỉ là một bản đồ khổng lồ thế giới còn là cách chỉ dẫn lối đi. Saroo cố gắng ôn lại kỷ niệm hiếm hoi thời trẻ, một nhánh sông cạnh môt cái đập, một công trình bể nước cao cạnh nhà ga nó nằm ngủ,… mất ba năm gần như không ngủ để lục lọi trong trí óc rồi tìm kiếm trên bản đồ làng xóm, xong còn tính toán độ xa, hướng đi, đường đi, tùy theo tốc độ tàu bè thời đó, rút cuộc một hành trình dài, khó, mà thường tổ chức phải mất nhiều thì giờ tìm kiếm, tương tự công việc một kỹ sư rành nghề. Có thể nó được các bạn Úc giúp sức chỉ đường, dẫn lối, khi không khuyến khích suông Lấy ngón tay theo dõi nó trên bản đồ cũng đã là khó, nay đem thực hiện tìm kiếm xe, tàu, kiếm tiền mua vé, lo mặt giấy tờ, một vạn chuyện khó lần lượt giải quyết, ai đi du lịch thường phải nếm qua những khó khăn đó. Đùng một cái, bạn bè đang lo ngại cho anh thì Saroo hân hoan báo trước cho cô bạn Úc anh đánh thức khi cô còn đang mê màng trong giấc ngủ buổi sáng, sau cho cha mẹ nuôi và những bạn thường ủng hộ anh là anh đã tìm ra được cố hương. Rồi để cho khán giả khỏi chờ đợi, phim chiếu ngay hình ảnh Saroo không hành lý, thảnh thơi trên đường làng, đưa tên mẹ hỏi một ông lão, lẽ tất nhiên bằng tiếng hindi, dẫn tới trước một đám đông các bà không được báo trước, một thanh niên vui cười nhìn các bà. Nếu bà mẹ Saroo vì mắt yếu đã đành mà cũng vì lâu ngày không gặp, phải một chốc lát mới nhận ra con nay cao lớn, râu ria đẹp đẽ. Còn Saroo thì không mất thì giờ, đã lâu luôn hình dung mẹ trong đầu óc nên tức khắc nhận ra người thân, dang tay ôm chùm lấy mẹ, không nói nên lời. Mẹ cũng ôm con, đầu dựa vào ngực con, nước mắt rầm rìa, thỉnh thoảng ngảnh mặt nhìn bà con, bạn bè xung quanh,vui vẻ gật đầu, hãnh diện có một đứa con đẹp lớn như vậy, từ lâu không thấy trong nhà với bà, như là môt đứa không phải con bà nuôi lên mà mới tìm ra như của trời cho. Garth Davis, một nhà đạo diễn vô danh đến bây giờ, nhạy cảm trước chuyện đáng thương, thành công thăng hoa câu chuyên với một em bé Sunny Pawar đóng vai Saroo rất tự nhiên luôn can đảm kêu gào quê hương và mẹ giữa đám đồng bào gần như thờ ơ, thản nhiên. Người em gái nhỏ lúc Saroo lạc lối, bây giờ cũng thành người lớn, hân hoan bên người anh đẹp trai.

hinh-2

Phần thứ hai phim trình bày em bé đã lớn hơn và tình cảm đối với quê hương cũng đậm đà khác hơn. Dev Pavel rất người lớn ở Tasmanie và Nicole Kidman rất có tiếng trong vai mẹ nuôi cũng rất chân thật ! Nữ diễn viên và sản xuất phim Úc-Mỹ Nicole Kidman, sinh năm 1967 tai Honlulu, là một trong các diễn viên nổi tiếng trong thế hệ của cô, biết chọn lựa vai mình đóng, xen kẽ phim bình dân và phim độc lập. Cô đã nhận được nhiều giải thưởng trong số ấy Oscar, Golden Globes, Emmy Awards, Ours bạc… Về cố hương nhận đóng một vai là một nguồn cảm hứng, nhất là một vai biểu hiện, đến nỗi chịu nhận một vài điểm giống nhau với người thật trong chuyện…Dev Pavel sinh năm 1990 ở Harow London, đã được biết đã đóng vai Anwar Kharral trong bộ phim vô tuyến "mùa" ( "saisons", các đoạn 1 và 2) là môt diễn viên Anh gốc Ấn Độ, nổi danh nhờ vai Jamal trong phím Slumdog Millionnaire 2008. Tuy là gốc Ấn Độ, anh không dĩ nhiên có thái độ Ấn Độ. Sau nhiều vai phụ, anh ra sức tranh thủ để dành cho được vai Saroo Brierlay vì, nói cho đúng, anh đã sinh ra và lớn lên bên Anh. Trong phim, anh đã làm khán giả xiêu lòng với những kỷ niệm thời thơ ấu, luôn muốn tìm về lại cố hương, nhưng không phải dễ. Anh đã tỏ ra có phần thuyết phục vì anh đã bỏ công tìm đến nhà người viết truyện phim lúc chưa viết xong và sau nhiều tháng thành công cho xen vào vài đặc điểm Úc.


h3


Diễn viên có công nhiều trong phim là cậu bé Sunny Pawar, có lẽ sinh năm 2009 ở Mumbai Ấn Độ, không nói một tiếng Anh trước lúc phim bắt đầu quay và tiến bộ rất chóng, đặc biệt chơi criket với cặp vợ chồng nuôi Nicole Kidman và David Wenham. Nó được chọn trong số 2000 em bé cho nghe thử. Phim được khen nhiều bên Hoa Kỳ năm 2006 và được tặng giải Oscar phim hay nhất. Sinh và sống lên trong một gia đình nghèo năm 2009, được đạo diễn Garth Davis sớm để ý nhờ thái độ và trí thông minh, nó bắt đầu chỉ nghe nói mà học đươc tiếng Anh. Nhờ phim Sư tử mà nó được chọn đóng một vai nhỏ trong phim Lona Sonia để đối đáp với Demi Moore và sắp tới một vai thứ ba trong phim Drive. Những vai đóng trong phim không đáp ứng mong muốn của Summy Pawar vì anh ước mong những vai anh hùng hảo hán. Tuy vậy anh cũng luôn thiết thực, nghĩ chớp bóng chưa chắc là một nghề lâu dài, làm cảnh sát coi chừng chắc chắn hơn. Loại vai Sunny sinh trưởng từ bụi đời cũng có ở Việt Nam : trong các phim "Hòa bình" của Raoul Coutard, (giải Phim thứ nhất Cannes 1969, giải Jean Vigo 1970, giải Ring Scholastic Award), "Ba mùa" với Hervey Keitel (Grand prix du public, Festival de Sundance 99). Sunny hiện rất trẻ và đang học lớp cuối ban sơ đẳng, đang có chương trình học trung học và soạn bằng tú tài. Nói chung, phim là một cuốn sách hay và bổ ích, các diễn viên đều chân thật và động lòng, từ Saroo bé cho đến Dev Pavel lớn theo đuổi bản sắc trung thực của mình theo liên hệ vừa gia đình vừa tâm tình. Bạn đi xem nhận được một bài học tình thương, bền chí.


biacuoi

V.Q.Y

Nhà dưỡng lão La Faiencerie thành Sceaux 2.2023