Trường Harvard mở Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh
MỸTrường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan thông báo mở Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh, với nguồn tài trợ 25 triệu USD được quyên góp ẩn danh.
Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh sẽ tập trung vào thúc đẩy các cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu khoa học và thực chứng với chánh niệm, Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan (HSPH) ở bang Massachusetts cho biết trong thông cáo báo chí ngày 24/4. Nguồn tài trợ là 25 triệu USD được quyên góp ẩn danh, một trong những khoản quyên góp lớn nhất lịch sử trường.
Trung tâm đặt mục tiêu khuyến khích cá nhân sống viên mãn và hạnh phúc thông qua hiểu và thực hành chánh niệm, chủ yếu tập trung vào vấn đề dinh dưỡng và môi trường, theo thông cáo của HSPH.
"Chúng tôi rất vui khi được là nơi đặt trung tâm", Michelle A. Williams, hiệu trưởng HSPH nói. "Trong y tế công cộng, chúng tôi làm việc theo quy mô dân số. Chúng tôi muốn tiếp cận và nâng đỡ tất cả các cộng đồng. Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh sẽ hoạt động theo tinh thần đó".
Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh đã tổ chức lễ ra mắt tại một hội nghị chuyên đề ở Trung tâm Hội nghị Joseph B. Martin ngày 26/4. Sự kiện có sự tham gia của nhiều giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà thực hành chánh niệm, cùng thảo luận về các lợi ích của chánh niệm và hạnh phúc.
Theo HSPH, gần 25.000 tài liệu nghiên cứu về chánh niệm đã được xuất bản trên các tạp chí có bình duyệt tính đến đầu năm 2023.
"Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại HSPH có tiềm năng mang lại tác động to lớn đến sức khỏe của cả con người và hành tinh này", bà Williams cho biết. "Tôi mong chờ sẽ có nhiều thập kỷ thành công".
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế. Tháng 5/1966, thiền sư rời Việt Nam, hoạt động ở nhiều nước và sáng lập trung tâm thiền tập Làng Mai ở miền nam nước Pháp.
Thiền sư là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là một trong những lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở phương Tây. Ông viên tịch tại Huế vào tháng 1/2022 ở tuổi 96.
Năm 2019, tạp chí Time đã gọi thiền sư Thích Nhất Hạnh là người "dạy cho thế giới về chánh niệm". Chánh niệm tức là biết rõ những gì đang hiện diện, đang xảy ra. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, thực hành chánh niệm giúp nhận diện niềm đau, nỗi khổ và chuyển hóa chúng.
"Chánh niệm cho chúng ta thấy những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí chúng ta và thế giới. Nhờ chánh niệm, chúng ta có thể tránh làm hại bản thân và người khác", ông từng nói.
Cách thế giới lan tỏa chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Di huấn không xây bảo tháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Như Tâm (Theo Harvard Crimson, Harvard Magazine)
Cách thế giới lan tỏa chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã lan tỏa tới các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và đặt nền móng cho một liệu pháp chữa trầm cảm.
Tháng 9/2013, Google, một trong những tập đoàn công nghệ hùng mạnh nhất thế giới, mời thiền sư Thích Nhất Hạnh tới trụ sở chính ở California để giảng trọn một ngày về chánh niệm. Họ muốn biết những lời khuyên của thiền sư sẽ giúp Google trở nên hiệu quả và đồng cảm hơn như thế nào.
"Có cảm giác như chúng ta đang bị ngập trong thông tin. Chúng ta không cần nhiều thông tin đến vậy", thiền sư nói với các nhân viên Google trong cuộc gặp. Kể từ đó, thực hành chánh niệm ngày càng phát triển bên trong môi trường làm việc của gã khổng lồ công nghệ này. Nhiều người tham gia các khóa học chánh niệm chính thức, những phòng thiền cũng được thiết lập trong văn phòng của công ty.
Mỗi hai tháng, Google tổ chức "bữa trưa chánh niệm", trong đó mọi người dùng bữa trong im lặng hoàn toàn, ngoại trừ tiếng chuông. Các hoạt động thực hành chánh niệm của Google giúp nhân viên tìm thấy sự bình yên trong nội tâm và giải tỏa tâm trí để kiểm soát căng thẳng và tiêu cực.
Trong chuyến đi đến California năm 2013, thiền sư Thích Nhất Hạnh còn gặp hơn 20 CEO của các công ty công nghệ hàng đầu Mỹ tại Thung lũng Silicon, để trao đổi về nghệ thuật "sống với những gì đang diễn ra".
Bên cạnh vai trò giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội, thiền sư Thích Nhất Hạnh còn nổi tiếng là một trong những lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất phương Tây, đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" và được coi là "cha đẻ của chánh niệm".
Chánh niệm có nghĩa là biết rõ những gì đang có mặt, đang xảy ra. Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, thực hành chánh niệm giúp nhận diện niềm đau, nỗi khổ và chuyển hóa chúng. "Chánh niệm cho chúng ta thấy những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí chúng ta và thế giới. Nhờ chánh niệm, chúng ta có thể tránh làm hại bản thân và người khác", ông nói.
Ngoài lĩnh vực công nghệ, chánh niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh còn được lan tỏa trong tâm lý học lâm sàng. Cuốn sách "Điều kỳ diệu của chánh niệm" xuất bản lần đầu năm 1975 của thiền sư đã đặt nền móng cho liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm, được áp dụng để điều trị trầm cảm.
"Thầy đã có mặt ngay từ đầu hành trình lan tỏa chánh niệm từ đông sang tây", Mark Williams, giáo sư danh dự về tâm lý học lâm sàng tại Đại học Oxford của Anh, đồng thời là giám đốc sáng lập Trung tâm Chánh niệm Oxford, cho biết.
Williams lần đầu tiên biết tới chánh niệm nhờ Marsha Linehan, giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học Washington của Mỹ, người luôn giữ cuốn "Điều kỳ diệu của chánh niệm" của thầy Thích Nhất Hạnh trong túi và gọi đó là "kinh thánh" của bà.
"Tôi gặp Linehan lần đầu vào cuối thập niên 1980, còn cuốn sách được xuất bản năm 1975. Linehan thu nhận ảnh hưởng từ cuốn sách, sau đó những công việc và lời khuyên từ bà ấy đã tác động tới chúng tôi khi nỗ lực kết hợp chánh niệm vào cách tiếp cận của mình để ngăn ngừa trầm cảm. Đây chính là liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm mà chúng ta biết đến", Williams cho hay.
Nhờ tác dụng giúp người tập đạt được sự tập trung và giảm bớt phân tâm, chánh niệm còn được quân đội Mỹ và một số quốc gia khác chú trọng. Từ năm 2019, các lính bộ binh Mỹ tại Schofield Barracks, Hawaii, đã bắt đầu sử dụng chánh niệm để cải thiện kỹ năng bắn súng, như tập trung vào thời điểm bóp cò trong môi trường hỗn loạn để tránh gây thương vong cho dân thường.
Thiếu tướng Walter Piatt, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Iraq, cho biết chánh niệm đã giúp ông đưa ra những quyết định chính xác nhất. Piatt thường bắt đầu ngày mới bằng cách hít thở thong thả, thả lỏng cằm, dồn tập trung vào một cây cọ. Ông cho biết phương pháp này dựa trên kết quả nghiên cứu của Amishi Jha, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Miami của Mỹ.
Theo một bài báo hồi tháng 12/2018 của Jha, những binh sĩ trải qua chế độ huấn luyện kéo dài một tháng, trong đó có hoạt động tập luyện chánh niệm, có thể nhận diện thông tin quan trọng trong hoàn cảnh hỗn loạn tốt hơn và được tăng cường khả năng ghi nhớ. Họ cũng được báo cáo mắc ít lỗi về nhận thức hơn so với những binh sĩ không thực hành chánh niệm.
Hải quân Hoàng gia Anh và Lực lượng Phòng vệ New Zealand cũng tổ chức rèn luyện chánh niệm cho các binh sĩ. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từng tổ chức hội nghị để thảo luận về bằng chứng cho thấy hiệu quả của chánh niệm trong quân đội.
Chánh niệm còn được đánh giá có tầm ảnh hưởng rộng rãi đối với gen Z (những người sinh ra từ giữa thập niên 1990 đến đầu thập niên 2010), thế hệ khá chú trọng sức khỏe tinh thần và cảm xúc, đặc biệt sau khi Covid-19 càn quét thế giới. Theo khảo sát năm ngoái của công ty nghiên cứu thị trường YPulse, 32% người trả lời trong độ tuổi 13-39 cho biết họ đã thực hành thiền và chánh niệm thường xuyên trong năm qua để xua tan lo âu.
Các ứng dụng thiền cũng ngày càng được hưởng ứng, với 1/3 số người trả lời khảo sát cho biết họ đã tải về. Bên cạnh đó, 36% tin rằng chủ lao động nên cung cấp các khóa dạy thiền hoặc chánh niệm tại nơi làm việc để giúp nhân viên tránh tình trạng kiệt sức.
Giờ đây, chánh niệm trở thành thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng Williams tin rằng nếu không nhờ tầm ảnh hưởng của thiền sư Thích Nhất Hạnh, chánh niệm sẽ không được lan tỏa ở phương Tây như hiện nay.
"Thầy ấy đã truyền đạt những điểm cốt yếu của Phật giáo và khiến chúng trở nên dễ tiếp cận với người dân khắp thế giới, đồng thời xây dựng cầu nối giữa lĩnh vực khoa học tâm lý hiện đại, hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại và phương pháp thực hành tâm trí cổ xưa này. Rồi thầy lại tiếp tục làm điều đó thông qua công việc giảng dạy", Williams nói.
Những người từng gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh cho hay sự hiện diện của thầy khác với bất cứ ai mà họ từng biết, như Anabel Temple, thành viên Tăng đoàn Trái tim London thuộc mạng lưới thiền viện của thầy.
Temple lần đầu biết đến các bài giảng qua cuốn "Muốn an được an" của thiền sư Thích Nhất Hạnh 30 năm trước. Bà từng đồng hành cùng thiền sư tại Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 2005.
"Khi bạn bước vào căn phòng có hàng trăm người trong buổi Pháp thoại, thầy Thích Nhất Hạnh vẫn có khả năng khiến bạn cảm thấy thầy đang chú ý riêng đến bạn, trò chuyện trực tiếp với bạn", Temple cho biết. "Thầy vô cùng khiêm tốn, đức hạnh. Thầy cũng hài hước, có những lúc giận dữ và buồn đau, mang niềm vui thích như trẻ thơ với mọi điều".
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng để lại ấn tượng sâu sắc đối với Suryagupta, chủ tịch Trung tâm Phật giáo London, người gặp thầy lần đầu trong một khóa thiền ở Anh khoảng 25 năm trước.
"Điều vô cùng ấn tượng là bất cứ lúc nào thầy bước vào một không gian, đôi khi có tới hàng trăm người, sự hiện diện của thầy sẽ ngay lập tức tạo ra sự bình lặng, yên tĩnh và mềm mại giữa đám đông dù thầy chưa nói lời nào. Bằng một cách nào đó, bạn cảm thấy bản thân được thả lỏng và tỉnh táo trước sự hiện diện của thầy", Suryagupta cho hay.
"Thầy cho thấy Phật giáo thực sự đón nhận tất cả mọi người. Đối với một phụ nữ da màu như tôi, điều đó vô cùng quan trọng", bà nói.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, TP Huế, ở tuổi 96. Nhiều chính trị gia, nhà ngoại giao và lãnh đạo tôn giáo khắp thế giới đã đăng lời chia buồn sau khi nghe tin.
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy tâm linh vĩ đại, giúp hàng triệu người khắp thế giới hiểu sâu sắc hơn về các triết lý của Phật giáo, cũng như cách áp dụng trong cuộc sống hàng ngày", Marianne Williamson, tác giả, giảng viên người Mỹ, cho hay.
"Món quà thầy ấy gửi tặng thế giới này quá lớn, nên tôi nghĩ chúng sẽ không phai mờ theo bất kỳ cách nào sau khi thầy ra đi", Williamson nói.
- Những câu nói nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Chính khách quốc tế chia buồn khi thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
- Tình bạn giữa thiền sư Thích Nhất Hạnh và Martin Luther King
- Thế giới tri ân thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt báo chí quốc tế
Ánh Ngọc (Theo Guardian, NY Times, YPulse)
Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health Launched at Harvard T.H. Chan School of Public Health
New Center will serve as hub for scientific research and promote rigorous, evidence-based approaches to the practice of mindfulness.
For immediate release: Monday, April 24, 2023
Boston, MA – The Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health will launch April 26 at the Harvard T.H. Chan School of Public Health. The Center was created with a $25 million gift from an anonymous donor, one of the largest single donations to the School.
The Center’s mission is to empower people around the globe to live with purpose, equanimity, and joy through the practice of mindfulness; pursue evidence-based approaches to improve health and well-being through mindfulness; and educate and train the public in mindfulness. Two primary areas of emphasis will be nutrition and the environment.
“We are thrilled to host this groundbreaking center at the Harvard T.H. Chan School of Public Health,” said Michelle A. Williams, Dean of the Faculty. “In public health, we work at population scale — we aim to reach and uplift entire communities. The Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health will operate in that spirit.”
The Center for Mindfulness in Public Health is named to honor Thich Nhat Hanh (1926-2022), a Zen master, global spiritual leader, scholar, and peace activist revered around the world for his pioneering teachings on mindfulness, global ethics, and peace.
Throughout the Vietnam War, Thich Nhat Hanh traveled tirelessly to spread the principles of nonviolence, compassion, and solidarity, working alongside activists such as Dr. Martin Luther King, Jr., who nominated the Buddhist monk for a Nobel Prize at the height of the war. In his home country, meanwhile, Thich Nhat Hanh put his principles into action by founding an all-volunteer relief organization, known as the School of Youth and Social Service. Thich Nhat Hanh spent his life working for peace and social justice, training the next generation of engaged Buddhists, and building healthy communities of mindful living.
Mindfulness is the practice of being fully present in each moment. It is an ancient Buddhist approach to living that teaches us to be in the here and now—to be aware of what’s going on within us and around us from moment to moment, without judgment. It can be used to reduce stress, increase self-awareness, and cultivate a sense of acceptance and well-being.
As of early 2023 there were nearly 25,000 studies about mindfulness in peer-reviewed publications encompassing a variety of disciplines. However, the field is quite young and Thich Nhat Hanh Center researchers see a need for additional scientific tools to assess the impact of mindfulness interventions on health and wellness.
The Center has planned a number of research initiatives, including:
- “Minding Our Future,” which focuses on developing interdisciplinary, evidence-based programs to help people live healthier lives as they age. One strand of research will look at how mindfulness practices interwoven into daily living, including mindful design of dining spaces, menus, and shared experiences around food, can contribute to healthy longevity.
- “Eat, Move & Live Mindfully,” a curriculum that integrates lessons on nutrition, physical activity, and mindfulness to help youth establish healthy and mindful habits that are good for themselves and the health of the planet.
- A mindful eating research and education program at Harvard and beyond.
“I am so pleased that this new Center will enable the scientific study of mindfulness in the context of public health. We are looking forward to establishing the Center as a hub of rigorous inquiry and to collaborating with colleagues around the world to advance the science of mindfulness,” said Walter Willett, professor of epidemiology and nutrition and the Center’s director.
Lilian Cheung, director of mindfulness research and practice in the Department of Nutrition, met Thich Nhat Hanh in 1997 at a mindfulness retreat and later co-authored a book with him, “Savor: Mindful Eating, Mindful Life.” “Over the years, I became deeply interested in learning how the practice of mindfulness could be applied to the discipline of public health, which seeks to prevent disease and promote well-being at population scale. That is exactly what this Center will do,” said Cheung, adding that she hopes the Center will empower people worldwide to take up the practice of mindfulness.
Based in the Department of Nutrition, the Center will take a collaborative approach to advance its mission by working with colleagues across the School, the University, and global mindfulness communities. The Center is currently recruiting additional faculty.
“The Harvard Chan School has traditionally excelled in the array of biological, quantitative, policy, and social sciences that bear on population health,” said Harvey Fineberg, co-chair of the Center’s board of directors and president, Gordon and Betty Moore Foundation. “It is exciting to see this commitment to extend research and education at the intersection of individual well-being and population health. The establishment of the Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health reflects the School’s comprehensive approach to advancing health, and I am confident it will make many important contributions to the field.”
The Center will celebrate its launch with an inaugural symposium on April 26. The day-long event will bring together leading academics, practitioners of mindfulness, and monastics who studied under Thich Nhat Hanh to honor his life and explore the scientific evidence supporting the value of mindfulness to improve well-being. A video recording of the event will be available at a later date.
Visit the Harvard Chan School website for the latest news, press releases, and multimedia offerings.
For more information:
Jade Conway
jadeconway@hsph.harvard.edu
Todd Datz
tdatz@hsph.harvard.edu
617-432-8413
###
Harvard T.H. Chan School of Public Health brings together dedicated experts from many disciplines to educate new generations of global health leaders and produce powerful ideas that improve the lives and health of people everywhere. As a community of leading scientists, educators, and students, we work together to take innovative ideas from the laboratory to people’s lives—not only making scientific breakthroughs, but also working to change individual behaviors, public policies, and health care practices. Each year, more than 400 faculty members at Harvard Chan School teach 1,000-plus full-time students from around the world and train thousands more through online and executive education courses. Founded in 1913 as the Harvard-MIT School of Health Officers, the School is recognized as America’s oldest professional training program in public health.
Mindfulness and Public Health
4.27.23
ON WEDNESDAY, SCIENTISTS AND BUDDHIST monastics from around the world gathered to launch the Thich Nhat Hanh Center for Mindfulness in Public Health. Though the work of monks and researchers may seem very different, the symposium’s speakers shared similar visions for enhancing well-being. Mindful practice, the monks and scientists agreed, can help improve physical health.
The Hanh Center, endowed through an anonymous $25-million gift and based at the Harvard T.H. Chan School of Public Health (HSPH), plans to educate the public about mindfulness, and to pursue the evidence-based study of mindful practices, particularly those focused on nutrition and the environment. The program is named in honor of the recently-deceased Thich Nhat Hanh, a Vietnamese Zen Buddhist master who popularized the mindfulness movement.
During the past few decades, popular interest in mindfulness has boomed. In the public health sphere, researchers want to take the concept of mindfulness beyond solitary meditation and reflection (the way it is presented in dozens of popular apps). The Hanh Center asks how mindfulness—its connectivity, its awareness, and its intentionality—can be used to improve societal and global-scale health.
HSPH dean Michelle Williams said she believes mindfulness could supplement the costly interventions needed to address issues such as obesity, heart disease, and climate change. “Too often,” she said, “the science we try to bring forward to improve population health [is] constrained by costs or by logistical challenges. Neither of those limitations apply to mindfulness. The practice requires no specific tools or products. It is available to everyone everywhere.”
The Hanh Center has already announced several initiatives, including “Minding Our Future,” an interdisciplinary program helping people age healthfully, and “Eat, Move & Live Mindfully,” which teaches children healthy habits by focusing on nutrition, physical activity, and mindfulness.
Some practical aspects of mindful living have already been shown to translate well into clinical care. When Lilian Cheung, Director of Mindfulness Research and Practice in the school’s department of nutrition, attended a 1997 retreat with Hanh, she was struck by the practice of mindful eating. This exercise, which Wednesday’s symposium participants tried at lunch, involves eating slowly, carefully considering how much food you should eat, and creating a mental connection between your food and its path to your plate. “I could not get over the fact that my education never addressed mindful eating,” Cheung said. She went on to coauthor “Savor: Mindful Eating, Mindful Life” with Hanh in 2010.
Stare professor of nutrition and epidemiology Frank Hu said the new center will help educate the University and the public about mindful eating. He emphasized the alignment of the center’s goals and those of the department of nutrition (which he chairs), “to improve human health and the health of the planet through eating a healthy diet and practicing healthy lifestyles.”
Most of the symposium’s presenters were not affiliated with Harvard. This was by design, said professor of epidemiology and nutrition Walter Willett. “We organized this,” he said, wanting “to hear from people outside of our own group,” in order to develop “a wider perspective about what we might do in our research” that will “complement what other people are doing.” Many of the speakers, including those from established mindfulness centers at Brown and Oxford, shared how mindful practices can positively influence health.
The study of mindfulness-based individual health is centered around the idea that, when human minds are stressed, the body becomes stressed too, releasing a cascade of inflammation signals. “Chronic toxic stress,” said Vanderbilt psychologist David Vago, can lead to “persistent underlying inflammation,” “premature aging,” and, ultimately, “premature mortality.” Cultivating mindful habits, he said, can help lower patient stress levels and prevent downstream medical issues.
By changing behavior patterns, mindful practices can be longer-lasting than traditional remedies. Elissa Epel, a psychiatrist at the University of California, San Francisco, used mindfulness to help patients reduce stress-induced binge eating. Patients who integrated mindful eating into their routines lost more weight and maintained lower blood sugars than those who used traditional weight loss methods. “Emotional states shape metabolic states,” she said.
In science, mindfulness is not limited to established Buddhist practices. Alia Crum, a psychologist at Stanford, used the mindfulness philosophy of bodily awareness to change the way allergy immunotherapy trials are run. In the past, side effects of allergy immunotherapy (where patients ingest controlled amounts of their allergens to cure the allergy) were explained as an unfortunate, unavoidable inconvenience. Crum ran a randomized experiment in which she told half of the youth participants and their parents that side effects were actually their bodies fighting with the allergen and growing stronger. The kids who were told that side effects were a sign of success complained less about their symptoms and had better clinical outcomes. By understanding and utilizing “modern medicine’s most profound and powerful structure, the human mind,” Crum said, “mindfulness practices can also improve [patient] health by establishing and powering positive mindset change.
Eric Loucks, who directs Brown’s mindfulness center, discussed his group’s advocacy for health insurance coverage of Mindfulness-Based Stress Reduction (MBSR), whose benefits speakers throughout the day lauded. “There are many people… who are suffering from the ills of this moment—whether it is unhealthy diets, or overconsumption of alcohol or substances, or difficulties with emotion regulation,” said Loucks. “Mindfulness offers opportunities to heal these areas.”
Sara Lazar, a psychologist at Harvard Medical School, provided insight into existing efforts to quantify the benefits of mindfulness. In prior research, she scanned the brains of people who participated in an eight-week MBSR program and discovered that they exhibited increased gray matter structure in their posterior cingulate cortices, the brain region responsible for self-understanding. Recently, she conducted a similar study of veteran yogis and meditators, finding that they possess more connections in that region than a control group. “We think that this test will start to help us understand and quantify some of these really subtle but very powerful effects of a meditation practice.”
While researchers touted the results of their mindfulness-based care practices, many of the monks warned against isolating mindfulness as a standalone practice. Hanh, said Sister True Dedication, “shared that we should not take mindfulness out of the context of the Eightfold Path,” which couples mindfulness with concentration and introspection.
The monks also addressed the differences between a university-directed center and a monastic-directed center. Thay Phap An recalled his first six months as director of the European Institute of Applied Buddhism. For half a year before starting their studies, he explained lightheartedly, the group practiced “having a good time, because each of us comes from different communities, so we will learn to be together first.” Smiling, he suggested that Harvard’s new center “spend six months doing nothing,” to laughter from the audience. Still, there are lessons from Buddhist practice that the center can integrate. “What is the purpose,” he asked, “of providing public health if we do not have love in our hearts?”