Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

Lưu Hữu Phước: Khúc Khải Hoàn, Bạch Đằng Giang, Hội Nghị Diên Hồng, Ải Chi Lăng

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12 tháng 2 năm 1921, tại Cần Thơ, Hậu Giang và mất năm 1989. Trước năm 1945, ông học ở Sài Gòn, với các bạn bè thân thiết phải kể đến Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ... là đầu mối hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước.

Nhạc sĩ nguyên là giáo sư, viện trưởng Viện âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc quốc gia... Ông là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam, đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc.
Sở trường của ông là về hành khúc, Bạch Đằng Giang là ca khúc nổi tiếng (1940) và tiếp theo là một loạt các hành khúc.Là linh hồn của Tổng hội sinh viên trong phong trào ca hát “Thanh niên và lịch sử”, Lưu Hữu Phước viết nhiều ca khúc trước đó như: Bạch Đằng giang, Hội nghị Diên Hồng, Lên đàng. Những bài ca này đã được hát vang trong ngày Sài Gòn khởi nghĩa 23- 8- 1945.

Lưu Hữu Phước được xem là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam, đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Ông là một tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt Nam; là một trong những người đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc - một thể loại từ Âm nhạc phương Tây - để thức tỉnh, động viên lớp trẻ tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc; tính thôi thúc, cổ vũ, hiệu triệu luôn nổi rõ trong tác phẩm. Ông đã trở thành tác giả của những chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và có giá trị lịch sử như:
Tiếng gọi Thanh niên: Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau này Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sửa lời và chọn làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân.
Lên đàng: Bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Hồn tử sĩ: Bài hát được dùng trong các lễ tang theo nghi thức nhà nước của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bài hát này trước 1975 cũng được Việt Nam Cộng hòa sử dụng trong các nghi thức lễ tang quân dội.
Ca ngợi Hồ Chủ tịch: Được xem là bài Lãnh tụ ca tại Việt Nam hiện nay.
Giải phóng miền Nam: Bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quốc ca Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Ngoài thể chính ca, Lưu Hữu Phước viết ca khúc trữ tình cũng rất thành công. Có lẽ do những yêu cầu của xã hội, của thời cuộc lúc đó mà ông đã phát huy sở trường nhiều ở thể chính ca, ít sáng tác bài ca trữ tình.
Lưu Hữu Phước còn sáng tác cho thiếu nhi rất nhiều bài hát có giá trị lớn, nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: Thiếu nhi thế giới liên hoan, Reo vang bình minh...
Rất nhiều bài báo, tiểu luận về âm nhạc... do ông viết; Những nghiên cứu, sáng tác của Lưu Hữu Phước đã có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của âm nhạc Việt Nam.





















Download bài hát Ải Chi Lăng