Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Huỳnh Uy Dũng

Tôi và Huỳnh Uy Dũng biết nhau từ năm 2001. Lúc đó, anh đang là đại biểu Quốc Hội của tỉnh Bình Dương, còn tôi là phóng viên theo dõi thời sự Quốc hội đang họp ở hội trường Ba Đình. Đúng vào thời điểm đó, một số báo đã đưa tin về chuyện hàng trăm tỷ đồng đã chảy vào túi cá nhân. Tâm điểm của bài báo đó chĩa vào là ông Huỳnh Phi Dũng.

Trước cửa vòng lao lý
Dư luận xôn xao, đây là dấu hiệu cho một cuộc khởi đầu để hạ bệ ông Dũng rồi cho “nhập kho” trong một tương lai gần. Không khó khăn lắm, tôi đã có trong tay tập hồ sơ nặng khoảng ba ký về toàn bộ vụ việc mà một số bài báo đã đưa tin, bao gồm hệ thống các văn bản, dự án, hóa đơn thu chi của các dự án, kết luận của Thanh tra chính phủ qua sáu lần kiểm tra… Cùng với đó là các đơn từ, giải trình của các cấp liên quan… Đọc qua tập hồ sơ, đầu óc tôi căng ra như quả bóng như chực muốn nổ tung.
Cuối những năm 80, đất nước mở cửa, ông là một trong số ít những người đầu tiên ra nước ngoài, quan sát sự thành công của các khu công nghiệp ở Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore… ông ấp ủ ngay việc biến Sóng Thần thành một khu công nghiệp như thế. Từ sự thôi thúc đó, ông xúc tiến việc xây dựng khu công nghiệp đầu tiên của cả nước do công ty Thanh Lễ làm chủ đầu tư. Đọc hết tập hồ sơ đó, tôi đã hiểu những dích dắc trong con đường kinh doanh kiếm lợi của một người năng động như ông Huỳnh Phi Dũng.
Trong hoàn cảnh tranh tối tranh sáng vào thời điểm chuyển đổi cơ chế, cách làm đó là không có gì lạ. Điều quan trọng là, Bình Dương có lợi từ cách làm đó, các nhà đầu tư có lợi, đất nước được lợi thì việc ông Dũng có lợi là điều đương nhiên. Nếu ông Dũng không có lợi trong hàng loạt động tác lách luật mới là chuyện lạ. Thế nhưng, sau hàng loạt động tác đó, người ta thi nhau bới móc, tìm kiếm những sai sót của ông mà không đề cập đến những lợi ích mà ông Dũng mang lại, đó là điều không công bằng.
Vì lý do đó, tôi đã viết bài: “Sự sai sót trung thực ở Bình Dương”. Sau khi bài báo được đăng, đã tạo dư luận khá tốt, đặc biệt là sức ép với ông Dũng giảm hẳn. Thời gian sau đó, quan điểm của tôi được nhiều người tử tế chia sẻ. Lý do là, việc “đánh” ông Dũng chỉ nhằm giải quyết việc ấm ức của một ai đó trước một đại gia đang nổi. Việc này thiên về tìm kiếm những sơ suất của doanh nhân để hạ bệ họ mà không mang một động cơ nhân văn nào. Ông Dũng thoát khỏi vòng lao lý!

Đến ước mơ lớn
Sau sự kiện này, ông Dũng coi tôi như một người bạn, thỉnh thoảng tôi vào trong đó, có thời gian là anh em gặp nhau, nhậu nhẹt, tán gẫu, bàn chuyện cuộc sống chơi. Trước khi đi Campuchia vào tháng 6 năm 2006, tôi lên thăm ông tại Đại Nam Quốc Tự, công trình du lịch văn hóa lớn nhất Đông Dương mà ông đang bỏ tiền ra xây dựng. Với tổng diện tích 450ha, với tổng số vốn đầu tư hơn 200 triệu USD, Đại Nam Quốc tự là khu du lịch có một không hai.
Là người đã có mặt ở nhiều công trình lớn của đất nước, nhưng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô của Đại Nam Quốc tự mà ông Dũng đang đầu tư bằng tiền của chính mình, tự mình làm việc với các kỹ sư, phác thảo đồ án, chỉ huy thi công, giám sát từng hạng mục… Chưa nói về chuyện tiền bạc, riêng ý chí phi thường, nghị lực và niềm đam mê với công trình, khó có thể tìm được người thứ hai như thế!
Ông Dũng cho biết, từ năm 2001 đến nay, đã có 3000 công nhân đang làm việc trên công trường. Đến cuối năm 2007 sẽ xong giai đoạn 1 công trình này. Ngày 2/9 năm 2005 đã khai trương được dãy Ngũ Hành Sơn bằng bê tông cốt thép dài 250 mét, cao 65 mét, được coi là dãy núi nhân tạo lớn nhất Việt Nam .
Mọc lên từ trong lòng Ngũ Hành Sơn là ngôi tháp 9 tầng có tên Bảo Tháp, mỗi tầng dành riêng cho một nơi thờ phụng: thờ Bác Hồ, thờ các liệt sĩ vô danh trong suốt lịch sử, thờ 18 đời vua Hùng, thờ các vị nữ tướng của dân tộc… Tầng thứ 8 thờ các Hội đồng dân tộc đã kế tiếp nhau lãnh đạo quốc gia từ thủa dựng nước. Tầng thứ 9, mỗi năm chỉ mở cửa hai lần vào Quốc khánh và đầu năm, là nơi đặt bàn thờ Tổ quốc Việt Nam .
Đại Nam Quốc tự còn nhiều hạng mục được ghi vào sách kỷ lục VN như quần thể đền Đại Nam Văn Hiến tôn vinh văn hóa lịch sử VN với diện tích 9ha có Kim Điện với các pho tượng thờ, phù điêu, các vật dụng thờ cúng được dát vàng 24K và dòng sông nhân tạo Bảo Giang lớn nhất VN (720m) uốn lượn xung quanh đền và chảy qua chân dãy núi Bảo Sơn cũng đang nắm giữ kỷ lục núi nhân tạo dài nhất VN (250m).
Trong lòng dãy núi, ông Dũng cho tái hiện 12 kỳ án liên quan đến lịch sử nước nhà và là nơi ở của hàng nghìn con chim yến tự nhiên bay về làm tổ. Ngoài ra, trong giai đoạn 1, cụm khách sạn xây dựng theo kiến trúc tường thành dài nhất VN (13km) cũng đang được gấp rút hoàn thành với chiều dài gần 3km và 134 phòng ở tiêu chuẩn 3 sao cùng trung tâm hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay, các công trình lớn gồm đền Đại Nam Văn Hiến, khu vui chơi giải trí (với hầu hết các trò chơi đều lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và do các chuyên gia nước ngoài lắp ráp, vận hành), vườn bách thú, khu mua sắm, khách sạn, khu vực ẩm thực đã cơ bản hoàn thành và sẽ đưa vào phục vụ du khách sau khai trương.
Các hạng mục quy mô khác như biển nhân tạo quy mô 22 ha, Đại Nam Phố, rạp chiếu phim 4D, chuỗi cửa hàng, siêu thị, công viên trò chơi với hơn 40 trò chơi hầu hết đều xuất hiện lần đầu tiên tại VN như du ngoạn, ngắm cảnh trên khinh khí cầu ở độ cao 50m … Trong vòng 10 năm qua, ông Dũng đã chi gần 2.000 tỷ đồng cho công trình. Nếu tính ngày thi công và giá trị của tiền theo thời gian, một ngày ông Dũng chi 1 tỷ đồng cho công trình.
Đại Nam Quốc Tự là tòa nhà chính thờ tổ quốc Đại Nam với mái ngói cong vút theo kiến trúc thời nhà Lý, phủ hai màu xanh, vàng hòa nhập với đất trời, dễ làm người ta liên tưởng tới sự mênh mông và trường tồn của quốc gia. Chính điện rộng 5.000 m2 đặt nhiều bàn thờ khác nhau, ở giữa là bàn thờ Phật, vua Hùng và Bác Hồ. Kế bên cạnh là bàn thờ Bách gia trăm họ để thờ chung cho trên 300 dòng họ của Việt Nam.
Ông Dũng dường như thích những sự so sánh. Ông cho biết điện thờ này lớn hơn điện Thái Hòa của Trung Quốc. Quảng trường 18 hecta trước điện có thể sẽ là quảng trường lớn nhất thế giới, rộng gấp đôi quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc. Đây là nơi sẽ diễn ra các sự kiện lễ hội, văn hoá lớn của tỉnh Bình Dương…
Về giai đoạn 2 của dự án, ông Dũng cho biết là sẽ hoàn thành các hạng mục tiếp theo như Vịnh Hạ Long thu nhỏ với diện tích mặt biển 18 hecta; sông Cửu Long thu nhỏ; cùng với sự tái hiện các kỳ quan thế giới như tháp Eiffel, điện Kremlin, Vạn lý trường thành, đền Angkor…

Khát vọng cho dân tộc
Huỳnh Uy Dũng quê ở Tiên Phước- Bình Định, nếu nói về học vấn, ông chỉ mới qua lớp 12. Nói chung, thời gian mài đũng quần trên ghế nhà trường của ông không lâu bằng tôi. Tuy nhiên trí thông minh, ý chí, nghị lực, vốn sống lại là vấn đề hoàn toàn khác. Trong câu chuyện với chúng tôi hồi đó, ông say sưa về về các đề tài tâm linh, tôn giáo, dân tộc, mà đề tài nào ông cũng thể hiện vốn sống sâu sắc và cách hiểu riêng có không giống ai.
Theo ông, Việt Nam đang có thiên thời, địa lợi, và ngôi Đại Nam Quốc Tự và Bảo Tháp này đang đóng góp cho yếu tố nhân hòa. Khi đến thắp hương trước điện thờ của Đại Nam Quốc Tự, mỗi người sẽ được nhắc nhở về một cội nguồn chung, từ thời thánh mẫu Âu Cơ… Mỗi nén hương thắp lên sẽ không chỉ dành riêng cho một dòng họ của ai. Nén hương đó dành chung cho cả hơn 300 dòng họ đang có chung một cái tên: dân tộc Việt Nam .
Hình ảnh dải non sông hình chữ S được lặp đi lặp lại nhiều lần, tạc trên nhũ đá, đặt trên Bảo Tháp, đưa lên chính điện của Đại Nam Quốc Tự…
Ông Dũng cho rằng, dân tộc mình đã gian nan nghèo khó lắm. Nhưng với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, sắp tới Việt Nam sẽ không phải người nhận nữa, chúng ta sẽ là người đi cho…Bao đời nay, chúng ta đã bị bao kẻ áp bức. Nhưng một kỷ nguyên mới đã đến. Từ nay không kẻ nào có thể ăn hiếp dân mình được nữa…
Như đã nói ở trên, ông Dũng là người không có chuyên môn sâu về kiến trúc hay tâm linh, để tái hiện lịch sử, phải tự đi tìm sách học. Để thiết kế kiến trúc, phải tự đi tìm đền chùa thời Lý. Hàng ngày ăn ở với công nhân, lo lắng từ nguồn vốn khổng lồ cho đến cái bóng đèn trang trí nhỏ nhoi… Đấy là tác phong của một doanh nhân đại gia lập nghiệp từ thủa ban đầu. Những tâm huyết đã dành cho kinh doanh như thế nào, thì nay lại dành như vậy cho sự nghiệp mà ông gọi là “đi tu”.
Lý giải về sự hoành tráng của Đại Nam , chỉ có thể coi rằng đó là khát vọng mãnh liệt đã giúp ông làm nên những điều kỳ diệu đó.

Tạo giá trị mới cho Bình Dương
Cái tên Bình Dương đã nổi tiếng qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đầu tư, công nghiệp hóa. Là tỉnh nằm ở phía tây bắc Sài Gòn, Bình Dương tận dụng lợi thế đó để khơi thông dòng vốn đầu tư với việc phát triển hàng chục khu công nghiệp với hạ tầng hoàn hảo. Thuở ban đầu, không ai khác, ông Huỳnh Phi Dũng là người tiên phong trong việc mời gọi đầu tư, tạo nên hiện tượng Bình Dương.
Giờ đây, khi Bình Dương đã trở thành một tỉnh giàu, tiên phong trong việc phát triển kinh tế, tỉnh này đang muốn trở thành nơi hội tụ các giá trị văn hoá, tinh thần độc đáo. Có lẽ ông Dũng là người ý thức được điều đó. Theo kế hoạch, đến năm 2010 tại khu Đại Nam sẽ có Thảo cầm viên với nhiều loại thú hoang dã, có khu vui chơi với những trò mới lạ, hiện đại nhất. Bình Dương sẽ là điểm lễ hội lớn và sẽ thu hút khách du lịch từ các địa phương khác đến.
Ông Dũng cho rằng, hạng mục “Việt nam thu nhỏ” được dành nhiều thời gian, tâm huyết hơn cả. Tất cả 64 tỉnh thành của cả nước, mỗi tỉnh sẽ được dành riêng một khu vực để trưng bày lịch sử và thành tựu kinh tế - văn hoá qua mỗi thời kỳ. Tỉnh Bình Dương hiện có hơn nửa triệu công nhân nhập cư từ khắp mọi miền đất nước. Con số này sẽ còn tăng lên nữa. Những người con xa xứ này sẽ tìm thấy hình ảnh quê hương của mình ở đây, sẽ cảm thấy ấm lòng hơn trên quê hương mới.
Thăm khu du lịch Văn hóa Đại Nam, dẫu còn nhiều hạng mục dang dở, nhưng không nghi ngờ gì nữa, đó là công trình thế kỷ, không chỉ của Bình Dương, của Việt Nam mà còn là của cả Đông Nam Á. Điều quan trọng là ông Dũng đã thể hiện được ý chí của một công dân, của một doanh nhân, ý chí của một người Việt yêu nước rằng, phải làm những điều gì đó để người ta không chỉ làm giàu cho cá nhân, cho doanh nghiệp, cho xã hội, mà xa hơn, tạo được những giá trị nhân văn cho đời sau. Nghĩ lại thời khắc năm 2001, tôi bỗng rùng mình khi hiện nay không ít người vẫn tiếp tục cách nghĩ định kiến về sự thành đạt của các đại gia.

•Phan Thế Hải


Dũng "lò vôi" và Đại Nam Quốc tự


Ít ai biết ông chủ của khu bất động sản tâm linh "Đại Nam Văn Hiến" lớn nhất Việt Nam trị giá khoảng 3.000 tỷ đồng lại đi lên từ việc kinh doanh... vôi nung.


Huỳnh Uy Dũng, thường được gọi là Dũng "lò vôi" - ông chủ của khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam hiện nay

Từng là một doanh nhân nổi tiếng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), một Đại biểu Quốc hội khoá 10 (1997-2002)... Giờ đây, con người ấy đang dành cả cuộc đời còn lại của mình cho một công trình tầm cỡ ở tỉnh Bình Dương - khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, rộng trên 450ha...
Nói như ông Dũng: “Đó là một công trình tâm huyết, máu thịt mà tôi mong muốn để lại cho đời”.
Chúng tôi gặp lại ông Dũng ở khu du lịch Đại Nam vào một buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Khác với doanh nhân Huỳnh Phi Dũng cách đây 10 năm, lúc nào cũng bận bịu, tất bật, ông Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) hiện nay như trẻ hơn chục tuổi.
Hơn 20 năm lăn lộn trên chốn thương trường để tạo dựng nên một gia sản vào hàng “khủng” nhất ở VN, ông Dũng cho biết đã tới lúc ông nghiệm ra một điều: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”…

Cách đây hơn chục năm, nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến một trong những nhà doanh nghiệp giàu nhất nhì VN, gần như tiên phong trên rất nhiều lĩnh vực. Duyên cớ nào dẫn dắt ông đến chốn thương trường?
Tôi sinh ra và lớn lên ở Bình Định. Chưa học xong lớp 12, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tôi lên đường nhập ngũ. Về công tác hậu cần ở quân khu 5, rồi quân khu 7, tôi được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường. Khổ nỗi, sau hành trình dài hàng trăm cây số, heo chở được tới nơi, thì chết ráo trọi. Trong lúc đó, tôi thấy muối ở bên đó lại hiếm. Vậy tại sao không chở muối lên bán, rồi mua heo cung cấp cho bộ đội ngay tại chỗ, tránh được heo chết, thịt heo tươi ngon hơn?
Những chuyến hàng sau, tôi chở muối lên bán mà không chở heo, bán muối xong, lấy tiền mua heo cho anh em. Ý tưởng, máu kinh doanh trong tôi manh nha từ những ngày tháng đó, lúc còn trong quân ngũ. Rồi sau đó, tôi chuyển về công tác ở Công an thị xã Thủ Dầu Một. Lãnh đạo tiếp tục giao cho tôi lo hậu cần. Thời điểm đó, thấy cuộc sống quá khổ, tôi bày ra trò làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp…
Cái tên Dũng “lò vôi” mà thiên hạ đặt cho tôi bắt đầu từ khi đó. Xí nghiệp “lò vôi” do tôi đầu têu làm ăn rất phát đạt. Tôi nhớ, lúc kết thúc, bán “lò vôi” để về nhận phụ trách Cty Thành Lễ, Xí nghiệp đã thu được số tiền kha khá, phân chia lại cho toàn thể anh em trong đơn vị, mỗi người nhận được mấy triệu đồng (vào lúc đó là lớn lắm, có thể mua nhà, đất ở).

Cổng vào Khu lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Nhưng từ khi thực sự ra làm doanh nghiệp, đối mặt với thương trường, có dư luận cho rằng ông thành công nhờ một phần vào sự ưu ái của lãnh đạo tỉnh?
Khi lãnh đạo tỉnh Sông Bé mời tôi về làm kinh tế cho tỉnh, tôi đã từng ra điều kiện: Hãy giao cho tôi một DN đang gặp khó khăn. Tôi sẽ vực dậy DN đó và không nhận một đồng vốn nào từ ngân sách nhà nước cấp. Bù lại, tỉnh phải chấp nhận: Nếu tôi làm cho DN đó có lời, phải thưởng cho tôi 10% trên tổng lợi nhuận; nhưng tiền thưởng đó phải lấy từ quỹ khen thưởng và phúc lợi. Còn nếu tôi làm cho DN đó bị thua lỗ, tôi sẽ phải móc tiền túi ra bồi thường; đồng thời, chịu trách nhiệm trước luật pháp.
Kèm theo đó, một điều kiện nữa: Tỉnh phải cho tôi toàn quyền chọn lựa nhân sự trong DN. Cuối cùng, lãnh đạo tỉnh Sông Bé lúc đó cũng chấp thuận các điều kiện trên và giao cho tôi làm GĐ Cty sơn mài Thành Lễ - vốn của một nhà tư sản, được tiếp quản sau giải phóng, nhưng đang trên đà phá sản. Đây cũng là quyết định táo bạo, vì lúc đó, chiếu theo các quy định của Nhà nước, với các điều kiện của tôi đặt ra là không thể áp dụng. Song, tỉnh vẫn giao cho tôi điều hành.
Việc đầu tiên, tôi đã chọn một nghệ nhân làm sơn mài lâu năm - về làm phó GĐ. Tiếp theo, tôi đã “lột xác” Cty Thành Lễ theo kiểu của tôi. Kết quả, ngay năm đầu tiên, Cty Thành Lễ đã lãi 28,8 tỉ đồng. Trong lúc thu ngân sách của Sông Bé vào những năm ấy, chỉ đạt 40 tỉ đồng, thì số lãi này của Cty là rất đáng kể. Nhưng lãi nhiều lại bắt đầu… sinh chuyện; thay vì phải thưởng cho cá nhân tôi 2,8 tỉ đồng như cam kết, nhưng lãnh đạo tỉnh… vì do quy định của Nhà nước lúc đó không cho phép.

Trong làm ăn kinh tế, ông luôn là người đi tắt và đón đầu. Ngay cả khi Nhà nước chưa có ban hành quy chế, ông đã đề xướng xây dựng hạ tầng KCN đầu tiên trên cả nước. Vì sao ông “liều” đến thế?
Vào những năm 1990 - 1993, tôi thấy DN đầu tư vào tỉnh, xin giấy phép đầu tư căng quá; bởi phải có đất, có hạ tầng mới được cấp phép đầu tư. Nhưng khi đi xin đất xây nhà máy, chính quyền lại đòi phải có giấy phép đầu tư, mới chịu giao đất. Tại sao mình không xây dựng sẵn một khu nhà máy, xí nghiệp cho DN vào thuê đầu tư? Với ý tưởng đó, tôi đã làm dự án và xin được thực hiện thí điểm. Vậy là KCN Bình Đường ra đời. Khi đó, nhiều người nói tôi… hâm hâm đi làm KCN.
Tiếp theo là KCN Sóng Thần 1 hoàn toàn không cần vốn của Nhà nước. Ai ngờ, đó lại là hai KCN đầu tiên ở VN. TPHCM cũng lên tìm hiểu để về thành lập 12 KCN. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định về KCN, thì KCN Bình Đường và Sóng Thần 1 đã hình thành được mấy năm rồi. Do đón đúng nhu cầu phát triển, cả hai KCN ngay sau khi hình thành đã được lắp kín bởi các dự án đầu tư trong và ngoài nước.


Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng 12 kỳ án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô. Du khách sẽ được phiêu lưu trong các vụ án với các hình nhân như thật

Là giám đốc một DN nhà nước đang phát triển, ăn nên làm ra, có nhiều hoạt động kinh doanh như sơn mài, xăng dầu, chế biến hạt điều rồi quản lý KCN…, nhưng lý do nào khiến ông đã quyết từ bỏ để tự mình đầu tư xây dựng khu du lịch nổi tiếng này?
Từ lâu tôi đã có ước nguyện làm được một việc gì đó có giá trị để lại cho đời. Với ước nguyện đó, khi làm ăn có tiền, tôi đến đây mua đất. Khu đất rộng lớn này là tôi tích cóp mua dần trong nhiều năm, sau đó làm thủ tục thuê lại của Nhà nước. Sau khi nghỉ việc Nhà nước, tôi coi mình như đi nghĩa vụ quân sự, chia tay gia đình ở thị xã đông vui, lên đây dựng chòi cùng hai kỹ sư trẻ và một số người cộng sự thực hiện hoài bão. Tất cả những gì hiện hữu hôm nay đều là ý tưởng của tôi và được các cộng sự thực hiện.
Có người bảo tôi, với hơn 450ha đất dành xây khu đô thị bán, sẽ ra bao nhiêu tiền của, vậy mà mang đi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ… Họ cho tôi điên, chơi ngông… Quả thật như vậy, xây dựng khu du lịch Đại Nam, nếu tính toán kinh tế sẽ không ai đầu tư. Tôi xây dựng công trình này hoàn toàn không vì lợi nhuận mà mong muốn góp công sức để lại cho đời, cho mọi người.
Khu du lịch rộng lớn là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú, khu vui chơi giải trí v.v... được xây dựng trải dài gần 20km, trên một diện tích đất rộng hàng trăm hécta. Đặc biệt, với đền thờ Đại Nam - điểm nhấn của cả khu Đại Nam, cùng hệ thống tường thành dài 13km, được thiết kế với nhiều tượng, phù điêu dát vàng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước VN trải qua 4.000 năm. Hạng mục nào cũng hướng về cội nguồn, gợi nhớ công ơn tổ tiên...
Nói như một lãnh đạo tỉnh Bình Dương, “không dễ gì làm được một khu du lịch hướng về cội nguồn, có bản sắc dân tộc như thế, nếu như người đẻ ra nó không có một tấm lòng”. Trong khi đó, theo ông Dũng: “Tôi sẽ làm di chúc cho gia đình, con cháu của tôi: không được mang khu Đại Nam ra thế chấp ngân hàng, không được bán buôn khu Đại Nam như bất động sản... Con cháu chỉ được thừa kế tôn tạo, tu bổ, nâng cấp, mà không được thừa kế như tài sản để có quyền mang ra chia chác bán buôn... Vì vậy, hiện tôi không còn là một nhà doanh nhân như xưa”.

Nghe nói khu du lịch Đại Nam Văn Hiến ông xây dựng không chỉ thu hút du khách mà ngay cả chim yến cũng kéo về làm tổ?
Lúc tôi xây 5 ngọn núi cao phía sau đền Đại Nam cốt tạ ơn, hiến dâng trời đất, tổ tiên. Cả đời tôi có biết con chim yến là gì, càng không biết nuôi nó ra sao. Thật kỳ lạ, núi xây xong, lập bàn thờ bách gia trăm họ, không biết chim yến từ đâu kéo về hàng đàn làm tổ. Hiện nay, ước có tới 6.000 con chim yến, mỗi tháng thu được 15kg yến sào; khả năng năm sau là 30 kg/tháng. Mỗi kilô yến sào khoảng 40 triệu đồng. Mỗi năm, thu hoạch yến sào cũng tròm trèm 6 tỉ đồng. Tôi có thêm nguồn kinh phí để đầu tư lại cho khu du lịch.
Gần đây, người ta thường thấy một người đàn ông cưỡi chiếc xe gắn máy Wave Alpha, chạy lòng vòng trong khu du lịch Đại Nam. Ít ai biết, đó chính là ông chủ của cả cơ ngơi khu du lịch có giá gần 3.000 tỉ đồng này. Bình thường, ông giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam.
Ông Dũng cho biết: “Mỗi ngày, tôi ăn chưa tới… 50.000 đồng. Một tháng, tôi ăn chay 4 ngày. Vậy mà hơn bao giờ hết, tôi thấy cuộc đời của mình hạnh phúc và thanh thản như bây giờ. Trước đây, lúc thăng trầm, cái tâm lúc nào cũng động, cũng dữ dội. Nhưng từ khi tôi ngộ ra một điều: con người ta gặt hái được thành quả, ắt phải “đụng” nhiều. Đụng càng nhiều, tuệ càng rộng mở, thì đó cũng là lẽ tự nhiên”.

Bây giờ nhắc đến Huỳnh Uy Dũng người ta còn biết đến là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước. Điều gì thôi thúc ông sáng tác thơ?
Ban ngày tôi điều hành, quản lý hoạt động khu du lịch, ban đêm tôi thức viết thơ. Thật lạ, những dòng thơ tôi viết ra như có lập trình sẵn trong đầu, cứ ngồi viết là tuôn chảy. Thơ tôi chẳng qua lấy hàng vạn những giọt nước mắt trằn trọc năm canh, tự đánh mình những dấu hỏi lớn về huyền vi của vũ trụ, về sự đen bạc của tình đời; chẳng qua bằng trăm ngàn lần tao ngộ với nghịch cảnh thương đau mà thấu ra được chút “tuệ tu”, nên mạo muội viết đôi dòng…, gọi là đền ơn trời phật, đất nước, tổ tiên, cha mẹ.
Tôi xây dựng khu du lịch Đại Nam Văn Hiến và viết nên những dòng thơ của lòng mình cũng đều xuất phát từ cái tâm như vậy đó.

Xin cảm ơn ông!
Theo Lao Động


Ông Dũng “Đại Nam” xoá nợ và lập lời thề

(TT&VH) - Xưa nay, từ doanh nghiệp tư nhân đến tập đoàn lớn, đã kinh doanh, dính tới vay nợ là điều bình thường. Lần đầu tiên có một doanh nhân công bố xoá nợ vay. Chuyện hiếm thấy! Nhưng đó là sự thật đối với doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam (Bình Dương). Việc xoá nợ như thoát ra khỏi “vòng xoáy” khiến ông chủ Đại Nam vui như đứa trẻ.

Ông Dũng cho hay, tiến tới Đại Nam không sử dụng vốn vay để đầu tư, việc tiếp tục mở rộng giai đoạn hai khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam văn hiến với nguồn vốn “khủng” dự kiến 3.000 đến 5.000 tỷ đồng hoàn toàn dựa trên nguồn vốn tích luỹ của doanh nghiệp. Ông khẳng định chắc nịch “Đại Nam là một công trình tâm huyết, máu thịt mà tôi mong muốn để lại cho đời”.
Sau 30 năm lăn lộn trên thương trường, ông Dũng trải lòng về điều ông nghiệm ra: “Cuộc đời như một tua du lịch, hết tua, ta sẽ về nơi xuất phát. Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta, lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”!

Tôi đi ngược lại xu thế…
* Xuất phát từ đâu mà ông có “tư tưởng” xoá nợ vay, rồi công bố thẳng thừng không vay nữa?
- Tôi đi ngược lại xu thế hiện nay là người người vay nợ đang ở tử tâm “vòng xoáy” đi ra, còn tôi ở vòng ngoài đi vào tâm. Việc xoá nợ với tôi, coi như đáng mừng, bởi xu thế hiện nay muốn mở rộng kinh doanh bao nhiêu thì nợ bấy nhiêu. Riêng Đại Nam đang ở vào thời điểm thăng tiến, nên chúng tôi muốn thoát ra khỏi vòng xoáy, xoá nợ “quách” cho xong, để còn trí mà làm cái khác. Chứ “ôm” nợ có khi gặp nhiều lời đồn thổi, gây thêm nhiều điều thị phi có khi ảnh hưởng hơn đến thương hiệu, uy tín cho doanh nghiệp.
* Đầu tháng 7 này, tin vui dồn dập đến với ông, cưới vợ, Đại Nam xoá nợ nần và sắp tới đầu tư giai đoạn hai. Điều gi làm ông vui nhất?
- Tôi xin chia sẻ tin vui này với mọi người, tôi tìm được người vợ, người bạn đồng hành trên cõi đời này. Người phụ nữ cùng chí hướng sát cánh đồng hành gian khổ cùng tôi mặc dù trải qua nhiều điều thị phi, thậm chí tưởng không thể vượt qua sự chịu đựng, thế rồi chúng tôi cùng sát cánh đi bên nhau. Tôi và vợ tôi Nguyễn Phương Hằng cùng chung một mục tiêu nguyện xây dựng Đại Nam “tuyệt vời và thân thiện”.


Núi nhân tạo Đại Nam như núi thật, hàng ngàn con yến kéo về làm tổ

Thêm niềm vui nữa là Đại Nam sau 2 năm đưa vào hoạt động, đến giờ này tôi xin công bố xoá hoàn toàn nợ vay và tôi không còn nợ ai xu nào trên thế gian này. Cùng 2.000 nhân viên tại Đền thờ Đại Nam, vợ chồng tôi đã lập lời thề “Từ bây giờ và mãi mãi cho đến khi nhắm mắt không bao giờ vay mượn của ai đồng nào để đầu tư”.
Tôi hiểu các nhà đầu tư hiện nay, khi bước vào thương trường kinh doanh thì ai mà không nợ và như ông bà nói “thuyền to thì gió lớn”. Do đó, tôi hoàn toàn chia sẻ cảm giác những ai còn nợ đang gánh chịu biết bao khó khăn. Thật sự đối với doanh nghiệp, họ rất cực khổ, họ là “những chiến sỹ kiến quốc trên mặt trận kinh tế” nên chúng ta càng trân trọng, chúc mừng khi họ thành công, xót xa những người chịu thất bại. Tôi chuyển lời đến người nào thay bằng hàng ngày chuyên đi bàn tiếu các doanh nghiệp về “thị phi” trên thương trường thì nên giành thời gian để đi làm những việc có ích cho xã hội.

Sẽ xây thêm 4 đền thờ, Khu Việt Nam, Thế giới thu nhỏ
* Gần đây, rộ lên tin đồn Đại Nam nợ hàng ngàn tỷ đồng, sắp phá sản và một phần bán cho Cty Hoàng Anh Gia Lai. Điều đó có đi ngược lại chuyện xoá nợ của ông không?
- Đến giờ này, tôi chưa bao giờ gặp “ông” Hoàng Anh Gia Lai, không quen biết sao có những thông tin “buồn cười” là Đại Nam đang trên đà thăng tiến lại đi bán cho Hoàng Anh Gia Lai. Tôi khẳng định lại: Công ty Cổ phần Đại Nam chưa hề có cổ phiếu nào lên sàn chứng khoán, mặt khác Đại Nam vừa xoá hoàn toàn nợ và tôi không còn nợ ai một xu trên thế gian này. Hiện nay và mãi mãi không bao giờ xảy ra chuyện sang nhượng, mua bán khu du lịch Đại Nam mà tôi giành trọn cuộc đời này để xây dựng.


Hai vợ chồng Huỳnh Uy Dũng sau ngày tuyên bố xóa xong nợ

Cả đời tôi rất kính trọng “Quốc hồn, Quốc tuý” thiêng liêng của dân tộc, nên tôi lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc có công với nước, 1067 dòng họ của 54 dân tộc Việt Nam tại Khu du lịch Đại Nam nên có gan bằng trời, cộng thêm một triệu ông Dũng cũng không dám bán “Quốc hồn, Quốc tuý” của dân tộc.
* Hướng tới mở rộng giai đoạn hai, vậy sau hai năm đưa vào hoạt động, Đại Nam đạt những thành quả nào trong kích cầu du lịch?
- Tới thời điểm hiện tại Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đã đạt được những thành quả ban đầu rất khích lệ: số lượng khách đến vui chơi tham quan ngày càng tăng, trong năm đầu khai mạc, Khu Du lịch đã đón tiếp 3,5 triệu lượt du khách. Năm 2010, Đại Nam kế hoạch đón 5 triệu lượt khách trong năm thứ hai hoạt động của mình. Sắp tới trong gian đoạn hai, Đại Nam xây thêm 4 đền thờ, Khu Việt Nam thu nhỏ và Thế giới thu nhỏ. Đầu tư “mạnh” vào văn hoá du lịch nên chúng tôi đưa ra dự báo số lượng du khách cho đến năm 2012 sẽ thu hút 10 triệu lượt/năm.
Đối với tôi, Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến không phải là nơi để thỏa mãn giấc mơ kinh doanh mà là nơi tôi dành tâm huyết trọn đời cho sự tự hào về văn hóa và lịch sử của đất nước.
Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất
* Gần đây, ông hay than phiền chuyện “thị phi”. Từ đâu có những lời “đàm tiếu” khó nghe đó?
- 30 năm lăn lộn trên thương trường tôi đã gặp muôn vàn những khó khăn có những lúc tưởng chừng không thể vượt qua được, tôi đã “bắt tôi chịu đựng những điều tưởng chừng không chịu đựng được và bắt tôi tha thứ những điều tưởng chừng không thể thứ tha”.
Rất nhiều lời đồn, đàm tiếu những điều tiếng có người nói tôi ngông, có người nói tôi nợ hàng ngàn tỷ đồng và chuẩn bị phá sản, có khi lại còn cay nghiệt hơn là nói tôi không còn minh mẫn và hoàn toàn không còn khả năng quyết định. Những lời đồn đoán ấy tôi hoàn toàn tiếp nhận, lắng nghe tiếp thêm nội lực quyết tâm xây dựng cho bằng được một Đại Nam để đời.
Đến giờ này, ngày hạnh phúc nhất của tôi, sau hai năm hoạt động với hiệu quả tốt, tôi chính thức tuyên bố Đại Nam hoàn toàn thoát nợ và bắt đầu khởi động giai đoạn hai.
Giai đoạn hai, tôi sẽ dành trọn tâm huyết cho hai công trình trọng điểm là Việt Nam thu nhỏ và Thế giới thu nhỏ mà ở đó tất cả những tinh hoa văn hóa, lịch sử của 64 tỉnh thành trên cả nước và hơn 200 quốc gia và lãnh thổ sẽ được tái hiện đầy đủ…(cười vui vẻ). Vốn đầu tư từ 3 ngàn đến 5 ngàn tỷ đồng hoàn toàn là vốn tự có qua quá trình tích lũy của doanh nghiệp, không sử dụng vốn vay đâu nhé.
*Ngoài những việc đã làm được ở Bình Dương, có khi nào ông “trăn trở” về quê hương Bình Định nơi sản sinh ra ông còn nghèo khó hay không?
- Vợ tôi mới nhắc nhở tôi: “Quê hương Bình Định của anh còn nghèo lắm”. Tôi đang xây dựng ý tưởng và ước mơ này để làm cái gì đó cho quê hương, nơi quê cha đất tổ đã sinh tôi ra.
Tôi xin cảm ơn những người đã hiểu cho tôi, và cả nhưng ai chưa thực sự hiểu. Tôi luôn biết đón nhận những lời thị phi và biến nó thành một nguồn “năng lượng” để giúp tôi thực hiện giấc mơ gian khổ của mình. Tôi cho rằng “thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất”.

Dương Chí Tưởng (Thực hiện)


Phan Thế Hải với “Refresh cuộc đời”

Hôm nay (9/3) lại nhận được một bài viết của độc giả Phan Tất về cuốn sách. Anh là người cùng quê nhưng thuộc thế hệ đi trước và hiện đang sống ở Vinh. Với người viết, đây là điều đáng trân trọng.

Sách của mình viết ra, được người khác đọc là một niềm vui rồi. Không chỉ đọc, đọc hết, đọc kỹ mà anh còn viết lời bình, còn gì bằng. Trong thời đại thông tin, bạn đọc có hàng nghìn sự lựa chọn, việc đứa con tinh thần của mình được công chúng đón nhận hẳn là một ưu ái lắm. Qua bài viết của anh, mình có thêm thông tin để nhìn nhận lại những trang viết mà mình đã tâm huyết.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn với tác giả Phan Tất Bát và được post lên để chia sẻ với bạn đọc. P.T.H.


Tôi và Phan Thế Hải cùng quê. Anh là người sớm thành đạt về nghề báo. Khi ở VietNamNet, anh viết khá khoẻ, sắc sảo, đầy cá tính.
Mấy năm nay, Hải có những khoảng trống như anh đã giãi bày!... Rồi anh chuyển ra lập công ty Vietnet. Với Hải, có nhiều bạn bè, nhiều người thán phục, thăm hỏi. Tôi vẫn nữa đùa: có lẽ nó đã thay tên, bỏ dấu hỏi, chuyển sang dấu ngửa. Tôi cứ nghĩ có lẽ Hải bỏ nghề viết. Thế rồi vào dịp tết năm nay, tôi lại nhận được quà tặng của anh: quyển “Referesh cuộc đời” khá dày dặn, sinh động được nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành vào quý IV/2009.
Thay lời nói đầu anh viết: “Tôi đã chứng kiến những biến động lớn lao của lịch sử và đã trải qua những giông bão của cuộc đời”. “Nghề viết không mang lại nhiều vinh quang, tiền bạc, nhưng mang lại tri thức và bạn bè”. “Mỗi điều suy ngẫm của mình có thể là một bài học cho ai đó, hay chí ít cũng là niềm vui hoặc một sự giải toả lúc căng thẳng”. “Cùng với đó là niềm tin mãnh liệt vào cái thiện, cái nhân văn”. “Thất bại không có nghĩa là anh chưa hoàn hảo. Thất bại không có nghĩa là lãng phí thời gian mà là một lí do để bắt đầu lại. Thất bại không có nghĩa là nên từ bỏ mà là cần cố gắng hơn”. Thiết nghĩ những điều giải bày này đã đủ để nói lên những gì mà Phan Thế Hải muốn chia sẻ với chúng ta. Cầm quyển Referesh trên tay với những gì có trong đó, tôi thấy mến phục và tin yêu anh hơn.

Phần I - Chuyện quê tôi - là những mẫu chuyện có thực ở quê anh. Với bút pháp tưng tửng, ngắn gọn, mà dí dỏm. Anh kể về những con người từ làng quê một thời, có những hoàn cảnh đời sống khác nhau, kèm theo những nhận xét sắc sảo, những chia sẽ quặn đau, thấm đẫm nhân văn. Quá khứ đói nghèo, sự thấp kém về nhận thức và đời sống được anh mô tả rất thực mà thế hệ sau này có nhiều người không tưởng tượng nổi. Đó là việc nuôi lợn nghĩa vụ, phân phối thực phẩm, sự kì thị của nông dân với người làm thương mại dịch vụ. Những quan niệm về bóc lột, về đấu tranh giai cấp... bây giờ nhìn lại thấy ấu trĩ, dốt nát đến đau lòng! “Thịt lợn ngon thật”, “Nỗi buồn bản xứ”, “Sự mất mát không tên”... là những điển hình như thế.
Cùng với những con người khốn khó, ta còn gặp một thế hệ khác: những “địa chủ xây dựng cơ nghiệp bằng chính mồ hôi nước mắt của mình” với khát vọng cháy bỏng về học hành trí tuệ “còn một cái liềm cùn cũng bán cho con ăn học.” Những doanh nhân thành đạt từ nhiều hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau, những trí thức kiểu mẫu, những nhà giáo, nhà quản lí, chủ tịch huyện, kể cả những chính khách như Bộ trưởng Trương Đình Tuyển. Đối với họ “thời gian là vàng bạc, là kim cương”. Đó là những con người giàu cá tính và nghị lực, thông minh, nhân ái tạo nên những hình mẫu đẹp. Đằng sau những câu chuyện đời thường, là những suy ngẫm thăm thẳm về một bức tranh xã hội, gieo vào lòng ta sự thao thức, trăn trở!...
Từ lâu Phan Thế Hải hình như không có chủ định và cũng không dấu nổi mình, đó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của anh. Trong “Giá như không có sự xung đột” anh khờ khạo, đến mức thiếu tỉnh táo: trước sự hi sinh của gần chục liệt sĩ ở chính quê anh, anh viết “những người khác tôi không để ý (?), nhưng với thằng Lịnh thì tôi xúc động đến run người”.
Từ sự thật, đến diễn biến, rồi suy diễn trong chuyện Ông Nguyễn Bá Tờn, ông Hồng Quang, người đọc thực sự băn khoăn: sự chính xác có được bao nhiêu phần trăm, hay là từ những cảm quan, ấn tượng của người viết đối với nhân vật?... Nghiệp viết như người kết hoa hồng, đam mê, táo bạo đưa đến cho đời vẻ đẹp, hương sắc, nhưng không khéo có lúc lại bị gai cắm vào tay!...
Trong những trăn trở về quê hương, Phan Thế Hải như một gã thợ cày nhớ dai về quá khứ. Giá như sự sắc sảo, gai cạnh của anh dành được một phần cho làng quê thời nay - không còn đói khổ như xưa, nhưng tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo... những “Phố làng”, “Ma làng” thời hiện đại không Refresh một tẹo nào.

Phần II – Sàng khôn xứ người – là tập hợp những ghi chép của anh trong những chuyến đi từ năm 2005-2008. Với tư duy của một chuyên gia kinh tế, đây là lĩnh vực hợp với sở trường làm báo của tác giả. Anh có khả năng đi, năng lực nắm bắt, sự tổng hợp nhanh nhạy với những nhận xét sắc sảo. Những bài viết này ta đã gặp anh cho đăng ở đâu đó trên báo chí. Phan Thế Hải tìm hiểu nghiên cứu khá sâu về Trung Quốc: Từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, đến các chiến lược kinh tế, chính sách mở cửa, các đặc khu kinh tế mới, thành phố phát triển, luận điểm “Mèo trắng, mèo đen”... Những bài viết của anh thực sự có giá cho những ai đang quan tâm, có trách nhiệm với nền kinh tế nước nhà.
Campuchia là nước có thể chế chính trị dân chủ, đa đảng. Trong chuyến đi này, chắc Hải phải cố gắng nhiều, vì theo như tôi được biết tại thời điểm này anh phải vượt qua rất nhiều rào cản. Tôi thực sự cảm phục khi thấy tác giả viết được nhiều điều về đất nước Angkor . Điều đáng nói là mọi quan sát, suy ngẫm đều có trách nhiệm, lương tri về một đất nước sau chiến tranh tàn phá mà trước đây tác giả đã là lính tình nguyện.

Phần III - “Những người cùng thời”- là phần kết. Tác giả thực sự là thư kí của thời đại. Đây là hình ảnh những nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, những danh nhân của đất nước - những người Việt Nam đại diện cho thời đại mới, với trí tuệ, bàn tay và tấm lòng vàng, họ khẳng định được sự trường tồn sáng ngời của Tổ quốc, dân tộc. Đó là: Đoàn Duy Thành đã khẳng định và phát huy việc khoán sản phẩm của ông Kim Ngọc, bỏ chế độ tem phiếu, nhập khẩu vàng, đưa lại lợi ích lớn cho nền kinh tế. Là “Ông Tuyển mắt thâm quầng vì các cuộc đàm phán thâu đêm suốt sáng” ở bàn họp WTO. Nhà khoa học Nguyễn Trần Bạt - từng là người lính với tư duy sáng tạo đổi mới các giá trị tinh thần; “Đào Hồng Tuyển - Người lính nổi tiếng và tai tiếng”. Là “Vũ Trung nguyên - người luôn đột phá” làm nên thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng thế giới...
Tháng 06/2009, tôi có dịp vào thăm công trình Đại Nam.Tôi cứ nghĩ cảm ơn Bình Dương, cảm ơn đất nước mình đã không đánh mất Huỳnh Uy Dũng, để hôm nay và mãi mãi mai sau Việt Nam có một công trình văn hoá thế kỉ với những giá trị tầm cở của khu vực.
Tôi cho rằng “Những người cùng thời” là phần viết mới và hay của Phan Thế Hải. Có lẽ sau những tháng năm dông bão “Để bù đắp những khoảng không khó lấp đầy”. “Để suy ngẫm về cuộc đời.” Mà ta thấy ở anh có được sự chín chắn trải nghiệm, khả năng giao tiếp lịch lãm. Không chỉ ở tư duy nhận xét, mà là sự đánh giá, phát hiện, cổ vũ cho những lợi ích của đất nước, khát vọng lớn mạnh của dân tộc.
Cảm ơn tác giả đã cho ta biết thêm về những con người, sự kiện, kì quan, những vùng đất lạ, để rồi ta tự nhìn lại chính mình mà suy ngẫm, làm mới, làm đẹp cho cuộc đời.

06/03/2010.
Phan Tất
88 – Võ Thị Sáu - TP. Vinh - Nghệ An
Tel: 0383843368; 0912387344



Dương Kỳ Anh

(Tamnhin.net) - Cách đây khá lâu, có lẽ hơn chục năm, trong một kỳ họp quốc hội tại hội trường Ba Đình, một người quen bảo tôi trong giờ giải lao: Mình muốn cậu gặp một đại biểu quốc hội, có lẽ anh ấy cũng cần gặp cậu.

Toàn cảnh khu Đại Nam Quốc Tự

1. Khách sạn dài …7 ki lô mét.

Tôi hỏi : Ai vậy?
Anh Huỳnh Phi Dũng.
Tôi lắc đầu. Lúc đó anh Huỳnh Phi Dũng đang là đại biểu quốc hội. Báo tôi lại đang có một bài viết không hay về anh.
Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói anh đang xây dựng một khu vui chơi, giải trí được coi là số 1 Đông Nam Á .
Có người bảo tôi nên vào đó xem, có thể chọn làm địa điểm thi hoa hậu Việt Nam.
Tôi đến Đại Nam Quốc Tự lần đầu cùng trưởng ban đại diện của báo tại thành phố Hồ Chí Minh.Thú thực là tôi choáng.
Tôi không thể hình dung nổi nơi đây, nơi mà sau giải phóng tôi đã đến mảnh đất Bình Dương với những rừng cao su bạt ngàn, gần như là hoang sơ.
Tôi đi trên chiếc cầu bắc qua hồ Ngọc, nhìn xuống phía dưới, sâu thăm thẳm, nước xanh như ngọc bích, choáng ngợp, run, phải vịn tay vào thành cầu.
Nghe nói nước trong hồ trong xanh tự nhiên, được phun trào từ dưới lòng đất sâu, rất bí hiểm.

Lung linh về đêm

Bước vào cổng Đại Nam Quốc Tự, tôi lại càng choáng hơn. Dù tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, qua cổng Khải Hoàn Môn ở Paris, vào cổng quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hay cổng Cầu Vàng của nước Mỹ…thì cổng Đại Nam Quốc Tự, vẫn cao hơn, to hơn, lớn hơn, hơn cả cổng vào quảng trường Thiên An Môn.
Tôi chỉ biết tặc lưỡi : Ghê quá , không thể tưởng tượng được.
Và tự nghĩ “ Người Việt Nam mình cũng có thua kém gì người ta đâu”!
Ông Huỳnh Phi Dũng tiếp tôi trong căn nhà tạm , nơi có lối đi tắt dẫn vào khu Đại Nam Quốc Tự.
Ngoài một số hạng mục đã khánh thành, còn lại đang là công trường ngổn ngang đất đá.
Khi tôi hỏi ông, nếu tổ chức thi hoa hậu Việt Nam ở đây thì ăn, ở nơi nào?
Ông bảo tôi : Có khách sạn chứ!
Ông nói về cái khách sạn độc đáo, có một không hai , dài những 7 ki lô mét.
Đó là khách sạn – Trường Thành.
Lần này tôi lại choáng.
Sau bữa cơm trưa đạm bạc, ông dẫn tôi đi xem cái khách sạn độc đáo đó.
Thì ra, cái trường thành hùng vĩ bao quanh khu Đại Nam Quốc Tự đồng thời cũng là khách sạn của ông.
Khách sạn đang thi công, mới được chục phòng.
Ông dẫn tôi vào một phòng khách sạn kỳ lạ đó và nói: Tôi áp dụng giải pháp làm mát trong phòng ở mà không cần điều hòa nhiệt độ. Cũng phải, có thứ điều hòa nhiệt độ nào có thể phủ khí lạnh trong một khách san dài những 7 ki lô mét.
Tôi bước vào căn phòng cùng ông và cảm thấy mát thật. Ông giải thích rằng bao quanh bốn bức tường của các phòng trong khách sạn là một thứ vật liệu đặc biệt.

Tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ

Hai cậu con trai to cao được ông dưới thiệu với chúng tôi, ông cho biết là các con ông đã du học ở nươc ngoài, về đang giúp ông điều hành xây dựng ở đây.
Tôi thử sờ tay vào thứ “gạch” đặc biệt có thể ngăn khí nóng bên ngoài và làm mát bên trong phòng, cảm thấy có những sợi như là sợi thủy tinh.
Rồi ông cho người dẫn tôi đi tham quan khu vui chơi giải trí kỳ lạ này.
Tuy đang xây dựng, mới có một số hạng mục vừa làm xong nhưng số người vào tham quan khá đông, hết dòng người đến dòng người khác.
Trong đó, có nhiều người nước ngoài.
Lúc đó khách vào tham quan đều được miễn phí, ông Dũng chưa bán vé.
Tôi có cảm tưởng như họ cũng rất ngạc nhiên, giống tôi.
Tôi hỏi ông ở đâu sẽ là sân khẩu, đâu sẽ là quảng trường? để có thể tổ chức Hoa hậu Việt Nam?
Nếu tổ chức hoa hậu Việt nam, ở đây không có biển thì phải có bể bơi thật lớn.
Ông nói, sân khấu sẽ làm, quảng trường sẽ làm, sẽ làm biển giả.
Biển giả ư? Thế nào nhỉ?


Biển giả

Tôi chỉ được tận mắt chứng kiến bầu trời giả ở Hollywood, thủ đô điện ảnh Hoa Kỳ, chứ chưa thấy biển giả bao giờ nên không thể hình dung.
Thực ra, bầu trời giả ở Hollywood chỉ để quay phim chứ đâu có để cho người ta ngắm nhìn.
Có tiền thì biển trời gì mà chẳng làm được! Tuy vậy, tôi vẫn muốn tận mắt chứng kiến để xem có thể tổ chức phần thi áo tắm của các người đẹp ở biển thật như một số nơi đã làm, có như biển giả không!

Một môi trường gần gũi với thiên nhiên

Người ta dẫn tôi đến thăm núi giả và chỉ cho tôi nơi sẽ xây sân khấu, còn trong dự án sẽ có một khu đất rộng hàng ngàn mẫu để xây biển giả, nghĩa là
Ở đó có biển đầy nước, có sóng, có bãi cát trắng hệt như biển thật vậy!
Biển giả, chính là biển nhân tạo thì đúng hơn, bây giờ nhũng du khách đến đây không phải tưởng tượng như tôi lúc đó. Biển giả - biển nhân tạo đã đưa vào sử dụng và theo nhiều khách tham quan là rất tuyệt.
Thật kỳ thú.

2. Cửu Trùng Đài …
Lần thứ hai, rồi lần thứ ba tôi đến để xem khu vui chơi giải trí được coi là số một Đông Nam Á đã làm xong chưa.

Thực ra, cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2008, trước khi chính thức chọn địa điểm là Hội An, đã có mấy nơi mời tôi.

Tôi đến Đà Lạt, đến Quảng Bình, rồi mấy lần vào Bình Dương. Nếu khu Đại Nam Quốc Tự làm xong, tôi rất muốn tổ chức ở đây.
Ông Huỳnh Phi Dũng đưa tôi vào xem núi giả.
Tôi đã tận thấy núi giả ở khu du lịch Tuần Châu, ở khu du lịch Hòn Ngọc Việt …Nhưng núi giả ở đây khác nhiều.
Núi giả Bảo Sơn có năm ngọn, cao 65 mét, dài 253 mét. Trong ruột núi giả là cả một thế giới cây, cỏ, chim, thú, kỳ ảo, nhuốm mầu sắc tâm linh. Đâm qua hòn núi giả ly kỳ này là một ngọn tháp chín tầng. Đúng hơn, phải gọi là Cửu Trùng Đài.
Tôi bỗng nhớ tới câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài. trong một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Ông Huỳnh Phi Dũng dẫn vợ chồng tôi leo lên từng bậc Cửu Trùng Đài… Chín tầng, mỗi tầng có linh vị thờ phụng khác nhau.
Tầng thờ Phật, tầng thờ Thánh, tầng thờ cụ Hồ, tầng thờ vong linh liệt sỹ đã hy sinh vì dân, vì nước, tầng thờ các vị anh hùng dân tộc đã hiển linh …
Leo chín tầng tắp hương, mất gần trọn buổi sáng. Sau đó, chúng tôi vào thang máy lên thắp hương ở tượng Quan Âm trên đỉnh ngọn núi giả.
Từ tầng cao nhất Cửu Trùng Đài, nhìn xuống toàn khu Đại Nam quốc Tự có thể thấy rừng cao su mầu xanh bạt ngàn bao quanh, nhiều hạng mục đang thi công, thấy tháp nước nhân tạo chảy ào ào, trắng xóa, thấy cổng Đại Nam quốc Tự hùng vĩ.
Thấy hồ Ngọc xanh trong, thấy những hàng cột thờ uy nghi, những sảnh đường rộng với những khối kiến trúc cổ xưa nhuốm mầu sắc tâm linh …
Nhìn lâu, cảm thấy rợn ngợp.
Khi ông Huỳnh Phi Dũng giới thiệu với tôi bảng thờ các dòng họ Việt Nam, tôi thực sự khâm phục ông.
Có lẽ, chỉ có nơi đây mới có đầy đủ các dòng họ được lập ra, được thờ phụng, một công trình theo tôi là rất có ý nghĩa. Tôi mỏi cổ tìm trong số 1068 dòng họ của 54 dân tộc nước Việt Nam xem họ Dương của mình ở vị trí nào?
Đây rồi, dòng họ Dương của tôi qua nhiều biến thiên lịch sử vẫn trường tồn với đất nước, với thời gian.
Tôi nghe nói, có lần ông Huỳnh Phi Dũng nằm mơ, thấy một vị tiền nhân bảo rằng, ông là người được một vị Thánh ủy thác để xây khu Đại Nam Quốc Tự linh thiêng này!?
Trong giấc mơ, các bậc tiền nhân đã chỉ vẽ cho ông cụ thể sẽ xây ở đâu, có những hạng mục gì, sẽ thờ phụng ra sao…
Khi tỉnh dậy, ông bàng hoàng.
Rồi ông bắt tay vào thục hiện ý tưởng đã nẩy sinh từ trong giấc mơ kỳ lạ đó.
Dạo ấy, ông đang ốm nặng, có người bảo với ông rằng, khi ông thực hiện ý tưởng của các vị tiền nhân, ông sẽ khỏi bệnh.
Rồi ông khỏi bệnh thật.
Tóc ông xanh lại, ông thấy mình trẻ trung!
Gần đây, tôi nghe nói ông lên xe hoa với một người đẹp? Ở lứa tuổi mà ai cũng biết là khó mà có được cái diễm phúc ấy, ông lại có! Không biết có đúng không? Tất cả những chuyện đó tôi không tiện hỏi!
Nhưng, tôi biết rằng trong ngọn núi giả kỳ vỹ mà tôi vừa kể, giờ chim Yến bay về làm tổ. Yến Sào. Mà ai cũng biết Yến Sào là một loại đặc sản quý giá, lâu nay chỉ có ở một số vùng như Nha Trang.

Ông Huỳnh Phi Dũng - Chủ nhân khu vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á

Yến Sào (nước bọt con chim Yến tiết ra trong tổ) và Cửu Khổng (con Bào Ngư 9 lỗ) là hai món ăn tuyệt hảo chỉ giành cho vua chúa ngày xưa và người giàu bây giờ. Đắt như vàng.

Lâu nay, người ta chỉ lấy tổ Yến ở những hòn đảo hoang ngoài biển, muốn được xem tận mắt, tất khó, nay chim Yến lại bay về làm tổ trong đất liền, trong ngọn núi giả, trong Nhà ông Huỳnh Phi Dũng, ấy là phúc lộc chứ còn gì nữa!?
Lại có người nói: Ông Dũng nuôi Yến trong hòn núi giả đó chứ có phải chim Yến tự bay về đâu!
Nuôi được chim yến để thu hoạch cũng tuyệt rồi, cũng hái ra tiền rồi. Có phải ai cũng nuôi được loại chim tuyệt diệu đó đâu.
Đó là chưa kể đến việc được xem chim Yến làm tổ mà xưa nay ít người được tận thấy đã thu hút một lương khách tham quan rất lớn từ khắp nơi về đây, khu vui chơi giải trí có một không hai này.
Vậy ra, nước toàn chảy chỗ trũng!

3. Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Bây giờ khu Đại Nam Quốc Tự được gọi là LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN. Với diện tích 450 héc ta, chia làm ba khu: Kim điện Đại Nam; khu vui chơi dã ngoại, vườn thú; khu khách sạn và biển. Quả là nơi vui chơi giải trí số 1 Đông Nam Á như báo chí đã gọi.
Dạ quang điện KIM QUANG
Cứ theo lời giới thiệu khu vui chơi giải trí này, du khách cũng đã mê rồ
Kim điện Đại Nam là khu thờ tự, với diện tích 9 héc ta, mặt hướng về quảng trường Đại Nam, được bao bọc bởi hai con rồng mỗi con mỗi con dài 270 mét.
Vòm kim điện dạ quang kỳ bí với 108 cánh hạc. Trong kim điện là những nơi thờ cúng gồm những pho tượng Phật và các vị thánh. Các pho tượng thờ cúng, các vật dụng, phù điêu đều được dát vàng 24k.
Đứng trong Kim Điện, du khách có cảm giác linh thiêng, cảm giác hiển linh của tổ tiên nước Đại Việt.
Đây là khu điện thờ lớn nhất Việt Nam, được xây dựng với ý tưởng tâm linh hướng về tổ tiên con Rồng, cháu Lạc.
Ở khu vui chơi dã ngoại có diện tích 10 héc ta với hơn 40 trò chời hấp dẫn, từ trò chơi dân gian, đến trò chơi hiện đại với cảm giác mạnh.
Tầu lượn siêu tốc, tầu lượn xoáy; vượt thác, thám hiểm bầu trời; thế giới tuyết; rạp chiếu phim 4D …
Ở đây có chiếu phim VÒM, duy nhất ở Việt Nam.
Ngày tết còn có những trò chơi kỳ bí như: Lạc cảnh Đại Nam văn hóa, Long thành đại mê cung; Ngũ long Đại Cung; Ngũ long Luân Hồi …
Con ngươi khi trở lại thế giới tiền sử, khi thấm nhuần tư tưởng nhà Phật và triết lý dân gian “ Ác nhân, ác báo” … những trò chơi ở đây đưa con người về với cái thiện, về với cội nguồn văn hóa tâm linh của dân tộc.

Một phòng trong khách sạn Trường Thành
Đến tham quan vườn thú rộng 12 héc ta, 72 loài động vật hoang dã với 500 cá thể từ Tê giác đến sư tử Nam Phi …Con người như được sống trong cảnh thiên nhiên hoang sơ và kỳ thú.
Khu biển giả và khách sạn Trường Thành mà tôi kể ở trên, giờ đã được đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan.
Biển giả – Biển nhân tạo rộng 22 héc ta, có biển nước mặn và biển nước ngọt, với những con sóng cao từ 1,6 đến 1,8 mét.
Khách sạn Trường Thành đã khánh thành 200 phòng với những tiện nghi làm du khách hài lòng.
Ở đây còn có nơi thư giãn, masage …Hiện đại và dân gian thật hài hòa trong trong LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN.
Nhiều người hỏi tôi: Ông chủ lấy đâu ra nhiều tiền thế ?
Câu này chỉ có thể hỏi ông chủ mới đúng chứ !
Ông Huỳnh Phi Dũng, bây giờ gọi là ông Huỳnh Uy Dũng, còn có biệt danh là Dũng lò vôi.
Nghe nói ông khởi nghiệp từ những lò vôi thời trước ?
Trên danh nghĩa, công ty cổ phần Đai Nam mà người nắm giữ cổ phần chủ yếu là ông Huỳnh Uy Dũng. Công ty này chính là công ty cổ phần Thành Lễ rồi công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Sóng Thần.
Khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2, 3 nổi tiếng ở Bình Dương mà báo chí một thời nói đến chình là của ông chủ khu Đại Nam quốc Tự bây giờ.
Tôi nhớ lần đầu đến khu Đại Nam, trên đường về Sài Gòn, mấy anh em cùng đi bảo: Anh có vào thăm nhà máy sứ không, ở ngay bên đường thôi, cũng là sản nghiệp của gia đình ông Dũng, hiện do vợ ông quản lý.
Tôi không vào thăm nhà máy sứ, nhưng tôi nghe nói, tài sản của ông Huỳnh Uy Dũng, có ở nhiều nơi …Nguyên việc đầu tư 3.000 tỷ đồng vào LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN cũng có thể coi ông là một trong những người giàu nhất Việt Nam. Nếu ông lên sàn chứng khoán, chắc không ngoài số 10 đại gia giàu có hàng đầu nước ta.
Với diện tích hàng trăm hét ta đất ở khu công nghiệp Sóng Thần, ông Huỳnh uy Dũng cũng như nhiều đại gia ở ta, đều giàu lên từ ĐẤT. Ăn nên làm ra từ những dụ án địa ốc ta ị Bình Dương.
Cái ông thần THỔ ĐỊA nước ta thật là … linh thiêng!

(Còn tiếp)

Dũng "lò vôi" và khu Đại Nam Quốc tự 3.000 tỷ




Doanh nhân Huỳnh Phi Dũng

Ít ai biết ông chủ của khu bất động sản tâm linh "Đại Nam Văn Hiến" lớn nhất Việt Nam trị giá khoảng 3.000 tỷ đồng lại đi lên từ việc kinh doanh... vôi nung.
Từng là một doanh nhân nổi tiếng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), một Đại biểu Quốc hội khoá 10 (1997-2002)... Giờ đây, con người ấy đang dành cả cuộc đời còn lại của mình cho một công trình tầm cỡ ở tỉnh Bình Dương - khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, rộng trên 450ha...
Nói như ông Dũng: “Đó là một công trình tâm huyết, máu thịt mà tôi mong muốn để lại cho đời”.
Chúng tôi gặp lại ông Dũng ở khu du lịch Đại Nam vào một buổi trưa hè nắng như đổ lửa. Khác với doanh nhân Huỳnh Phi Dũng cách đây 10 năm, lúc nào cũng bận bịu, tất bật, ông Huỳnh Uy Dũng (ông đổi tên đệm từ Phi thành Uy) hiện nay như trẻ hơn chục tuổi.
Hơn 20 năm lăn lộn trên chốn thương trường để tạo dựng nên một gia sản vào hàng “khủng” nhất ở VN, ông Dũng cho biết đã tới lúc ông nghiệm ra một điều: “Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời”…

- Cách đây hơn chục năm, nhắc đến ông, người ta nghĩ ngay đến một trong những nhà doanh nghiệp giàu nhất nhì VN, gần như tiên phong trên rất nhiều lĩnh vực. Duyên cớ nào dẫn dắt ông đến chốn thương trường?
Tôi sinh ra và lớn lên ở Bình Định. Chưa học xong lớp 12, chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, tôi lên đường nhập ngũ. Về công tác hậu cần ở quân khu 5, rồi quân khu 7, tôi được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường. Khổ nỗi, sau hành trình dài hàng trăm cây số, heo chở được tới nơi, thì chết ráo trọi. Trong lúc đó, tôi thấy muối ở bên đó lại hiếm. Vậy tại sao không chở muối lên bán, rồi mua heo cung cấp cho bộ đội ngay tại chỗ, tránh được heo chết, thịt heo tươi ngon hơn?
Những chuyến hàng sau, tôi chở muối lên bán mà không chở heo, bán muối xong, lấy tiền mua heo cho anh em. Ý tưởng, máu kinh doanh trong tôi manh nha từ những ngày tháng đó, lúc còn trong quân ngũ. Rồi sau đó, tôi chuyển về công tác ở Công an thị xã Thủ Dầu Một. Lãnh đạo tiếp tục giao cho tôi lo hậu cần. Thời điểm đó, thấy cuộc sống quá khổ, tôi bày ra trò làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp…
Cái tên Dũng “lò vôi” mà thiên hạ đặt cho tôi bắt đầu từ khi đó. Xí nghiệp “lò vôi” do tôi đầu têu làm ăn rất phát đạt. Tôi nhớ, lúc kết thúc, bán “lò vôi” để về nhận phụ trách Cty Thành Lễ, Xí nghiệp đã thu được số tiền kha khá, phân chia lại cho toàn thể anh em trong đơn vị, mỗi người nhận được mấy triệu đồng (vào lúc đó là lớn lắm, có thể mua nhà, đất ở).


- Nhưng từ khi thực sự ra làm doanh nghiệp, đối mặt với thương trường, có dưluận cho rằng ông thành công nhờmột phần vào sựưu áicủa lãnh đạo tỉnh?
Khi lãnh đạo tỉnh Sông Bé mời tôi về làm kinh tế cho tỉnh, tôi đã từng ra điều kiện: Hãy giao cho tôi một DN đang gặp khó khăn. Tôi sẽ vực dậy DN đó và không nhận một đồng vốn nào từ ngân sách nhà nước cấp. Bù lại, tỉnh phải chấp nhận: Nếu tôi làm cho DN đó có lời, phải thưởng cho tôi 10% trên tổng lợi nhuận; nhưng tiền thưởng đó phải lấy từ quỹ khen thưởng và phúc lợi. Còn nếu tôi làm cho DN đó bị thua lỗ, tôi sẽ phải móc tiền túi ra bồi thường; đồng thời, chịu trách nhiệm trước luật pháp.
Kèm theo đó, một điều kiện nữa: Tỉnh phải cho tôi toàn quyền chọn lựa nhân sự trong DN. Cuối cùng, lãnh đạo tỉnh Sông Bé lúc đó cũng chấp thuận các điều kiện trên và giao cho tôi làm GĐ Cty sơn mài Thành Lễ - vốn của một nhà tư sản, được tiếp quản sau giải phóng, nhưng đang trên đà phá sản. Đây cũng là quyết định táo bạo, vì lúc đó, chiếu theo các quy định của Nhà nước, với các điều kiện của tôi đặt ra là không thể áp dụng. Song, tỉnh vẫn giao cho tôi điều hành.
Việc đầu tiên, tôi đã chọn một nghệ nhân làm sơn mài lâu năm - về làm phó GĐ. Tiếp theo, tôi đã “lột xác” Cty Thành Lễ theo kiểu của tôi. Kết quả, ngay năm đầu tiên, Cty Thành Lễ đã lãi 28,8 tỉ đồng. Trong lúc thu ngân sách của Sông Bé vào những năm ấy, chỉ đạt 40 tỉ đồng, thì số lãi này của Cty là rất đáng kể. Nhưng lãi nhiều lại bắt đầu… sinh chuyện; thay vì phải thưởng cho cá nhân tôi 2,8 tỉ đồng như cam kết, nhưng lãnh đạo tỉnh… vì do quy định của Nhà nước lúc đó không cho phép.

- Trong làm ăn kinh tế, ông luôn là người đi tắt và đón đầu. Ngay cả khi Nhà nước chưa có ban hành quy chế, ông đã đềxướng xây dựng hạ tầng KCN đầu tiên trên cảnước. Vì sao ông “liều” đến thế?
Vào những năm 1990 - 1993, tôi thấy DN đầu tư vào tỉnh, xin giấy phép đầu tư căng quá; bởi phải có đất, có hạ tầng mới được cấp phép đầu tư. Nhưng khi đi xin đất xây nhà máy, chính quyền lại đòi phải có giấy phép đầu tư, mới chịu giao đất. Tại sao mình không xây dựng sẵn một khu nhà máy, xí nghiệp cho DN vào thuê đầu tư? Với ý tưởng đó, tôi đã làm dự án và xin được thực hiện thí điểm. Vậy là KCN Bình Đường ra đời. Khi đó, nhiều người nói tôi… hâm hâm đi làm KCN.


Tiếp theo là KCN Sóng Thần 1 hoàn toàn không cần vốn của Nhà nước. Ai ngờ, đó lại là hai KCN đầu tiên ở VN. TPHCM cũng lên tìm hiểu để về thành lập 12 KCN. Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định về KCN, thì KCN Bình Đường và Sóng Thần 1 đã hình thành được mấy năm rồi. Do đón đúng nhu cầu phát triển, cả hai KCN ngay sau khi hình thành đã được lắp kín bởi các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng 12 kỳ án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô. Du khách sẽ được phiêu lưu trong các vụán với các hình nhân như thật

- Là giám đốc một DN nhà nước đang phát triển, ăn nên làm ra, có nhiều hoạt động kinh doanh như sơn mài, xăng dầu, chế biến hạt điều rồi quản lý KCN…, nhưng lý do nào khiến ông đã quyết từ bỏ để tự mình đầu tư xây dựng khu du lịch nổi tiếng này?
Từ lâu tôi đã có ước nguyện làm được một việc gì đó có giá trị để lại cho đời. Với ước nguyện đó, khi làm ăn có tiền, tôi đến đây mua đất. Khu đất rộng lớn này là tôi tích cóp mua dần trong nhiều năm, sau đó làm thủ tục thuê lại của Nhà nước. Sau khi nghỉ việc Nhà nước, tôi coi mình như đi nghĩa vụ quân sự, chia tay gia đình ở thị xã đông vui, lên đây dựng chòi cùng hai kỹ sư trẻ và một số người cộng sự thực hiện hoài bão. Tất cả những gì hiện hữu hôm nay đều là ý tưởng của tôi và được các cộng sự thực hiện.
Có người bảo tôi, với hơn 450ha đất dành xây khu đô thị bán, sẽ ra bao nhiêu tiền của, vậy mà mang đi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỉ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ… Họ cho tôi điên, chơi ngông… Quả thật như vậy, xây dựng khu du lịch Đại Nam, nếu tính toán kinh tế sẽ không ai đầu tư. Tôi xây dựng công trình này hoàn toàn không vì lợi nhuận mà mong muốn góp công sức để lại cho đời, cho mọi người.
Khu du lịch rộng lớn là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú, khu vui chơi giải trí v.v... được xây dựng trải dài gần 20km, trên một diện tích đất rộng hàng trăm hécta. Đặc biệt, với đền thờ Đại Nam - điểm nhấn của cả khu Đại Nam, cùng hệ thống tường thành dài 13km, được thiết kế với nhiều tượng, phù điêu dát vàng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước của đất nước VN trải qua 4.000 năm. Hạng mục nào cũng hướng về cội nguồn, gợi nhớ công ơn tổ tiên...
Nói như một lãnh đạo tỉnh Bình Dương, “không dễ gì làm được một khu du lịch hướng về cội nguồn, có bản sắc dân tộc như thế, nếu như người đẻ ra nó không có một tấm lòng”. Trong khi đó, theo ông Dũng: “Tôi sẽ làm di chúc cho gia đình, con cháu của tôi: không được mang khu Đại Nam ra thế chấp ngân hàng, không được bán buôn khu Đại Nam như bất động sản... Con cháu chỉ được thừa kế tôn tạo, tu bổ, nâng cấp, mà không được thừa kế như tài sản để có quyền mang ra chia chác bán buôn... Vì vậy, hiện tôi không còn là một nhà doanh nhân như xưa”.


- Nghe nói khu du lịch Đại Nam Văn Hiến ông xây dựng không chỉ thu hút du khách mà ngay cả chim yến cũng kéo về làm tổ?
Lúc tôi xây 5 ngọn núi cao phía sau đền Đại Nam cốt tạ ơn, hiến dâng trời đất, tổ tiên. Cả đời tôi có biết con chim yến là gì, càng không biết nuôi nó ra sao. Thật kỳ lạ, núi xây xong, lập bàn thờ bách gia trăm họ, không biết chim yến từ đâu kéo về hàng đàn làm tổ. Hiện nay, ước có tới 6.000 con chim yến, mỗi tháng thu được 15kg yến sào; khả năng năm sau là 30 kg/tháng. Mỗi kilô yến sào khoảng 40 triệu đồng. Mỗi năm, thu hoạch yến sào cũng tròm trèm 6 tỉ đồng. Tôi có thêm nguồn kinh phí để đầu tư lại cho khu du lịch.
Gần đây, người ta thường thấy một người đàn ông cưỡi chiếc xe gắn máy Wave Alpha, chạy lòng vòng trong khu du lịch Đại Nam. Ít ai biết, đó chính là ông chủ của cả cơ ngơi khu du lịch có giá gần 3.000 tỉ đồng này. Bình thường, ông giản dị như mọi nhân viên đang làm việc tại khu du lịch Đại Nam.
Ông Dũng cho biết: “Mỗi ngày, tôi ăn chưa tới… 50.000 đồng. Một tháng, tôi ăn chay 4 ngày. Vậy mà hơn bao giờ hết, tôi thấy cuộc đời của mình hạnh phúc và thanh thản như bây giờ. Trước đây, lúc thăng trầm, cái tâm lúc nào cũng động, cũng dữ dội. Nhưng từ khi tôi ngộ ra một điều: con người ta gặt hái được thành quả, ắt phải “đụng” nhiều. Đụng càng nhiều, tuệ càng rộng mở, thì đó cũng là lẽ tự nhiên”.

- Bây giờ nhắc đến Huỳnh Uy Dũng người ta còn biết đến là tác giả của hàng chục tác phẩm thơ với hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sửthi hùng tráng của dân tộc 4000 năm dựng nước và giữ nước. Điều gì thôi thúc ông sáng tác thơ?
Ban ngày tôi điều hành, quản lý hoạt động khu du lịch, ban đêm tôi thức viết thơ. Thật lạ, những dòng thơ tôi viết ra như có lập trình sẵn trong đầu, cứ ngồi viết là tuôn chảy. Thơ tôi chẳng qua lấy hàng vạn những giọt nước mắt trằn trọc năm canh, tự đánh mình những dấu hỏi lớn về huyền vi của vũ trụ, về sự đen bạc của tình đời; chẳng qua bằng trăm ngàn lần tao ngộ với nghịch cảnh thương đau mà thấu ra được chút “tuệ tu”, nên mạo muội viết đôi dòng…, gọi là đền ơn trời phật, đất nước, tổ tiên, cha mẹ.
Tôi xây dựng khu du lịch Đại Nam Văn Hiến và viết nên những dòng thơ của lòng mình cũng đều xuất phát từ cái tâm như vậy đó.
- Xin cảm ơn ông!

Theo LĐ


Vài hình ảnh củ đòan Y tế VMC (USA) công tác ở tỉnh Binh Duong năm 2009

1. Doan VMC tham trai nuoi tre Mo Coi,Binh Duong,29/07/09 :


Photos:
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCThamTraiNuoiTreMoCoiBinhDuong290709#

Video:
http://www.youtube.com/watch?v=fAUrOWamAHw

2. Doan VMC kham benh Trung tam nuoi duong nguoi gia,An Son,Thuan An va Le tong ket cua doan voi BS Nhi, Giam doc So Y te ,29/07/09 :

Photos:
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCKhamBenhTrungTamNuoiDuongNguoiGiaAnSonThuanAnBinhDuong290709 #
Videos:
http://www.youtube.com/watch?v=F1Rd3o3VxrM
http://www.youtube.com/watch?v=BLLCbe98klk
http://www.youtube.com/watch?v=EN0-G5I0F7E
http://www.youtube.com/watch?v=bW6Naqa_bvg
http://www.youtube.com/watch?v=-4XiP6m8GmY

3.Doan VMC kham benh nguoi ngheo,Binh An,Phu Giao, Binh Duong 28/7/09:

Photos:
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCKhamBenhNguoiNgheoBinhAnPhuGiaoBinhDuong28709#

Videos:
http://www.youtube.com/watch?v=gMhZPY5qBKg
http://www.youtube.com/watch?v=Lnk0bsIpkjA
http://www.youtube.com/watch?v=1os6xECEIu0
http://www.youtube.com/watch?v=A30SfZvkhgw
http://www.youtube.com/watch?v=NrZJRl4BNqs
http://www.youtube.com/watch?v=J7eZ4YwBlKU
http://www.youtube.com/watch?v=u5bNS4DdkH4
http://www.youtube.com/watch?v=fPqh5wQ9iLU
http://www.youtube.com/watch?v=bMCHDxlEu70
http://www.youtube.com/watch?v=JICU_Q3b0Bo'
http://www.youtube.com/watch?v=bBOHCt0NqpM

4. Doan VMC kham benh nguoi ngheo,Thanh An,Dau tieng, Binh Duong 27/7/09:

Photos:
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCKhamBenhNguoiNgheoThanhAnDauTiengBinhDuong27709#

Videos:
http://www.youtube.com/watch?v=y7mJRuuBwnY
http://www.youtube.com/watch?v=Mu8WRJd_SJ4
http://www.youtube.com/watch?v=RSo2WF-Tz5U
http://www.youtube.com/watch?v=c_FjMDLjprk
http://www.youtube.com/watch?v=WkrbhLZf5HA
http://www.youtube.com/watch?v=8oCy6nybarw
http://www.youtube.com/watch?v=oNjurEeiqCQ
http://www.youtube.com/watch?v=iOZIo5meC9U



Khai

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Chuyện "Cái Giọng Saigon"

Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi…
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong



Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hông biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái dẫu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg…" khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, lấy gương ra soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy…
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu… Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!”
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn.. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" nó cảm giác sao sao á, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào…
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là người Hoa, và một số người tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa, làm ăn, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? – Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? – Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ…dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay…
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.)
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó…tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu – tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì…cho con hỏi chút…!" – còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác…" rồi.
Những tiếng mợ, thím, cậu,… cũng tùy vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng… ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ – Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo… số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm…Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng…
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được…giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè…" và "Gì dzạ Út ?"…Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi…con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai…em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi…rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba…" một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi…lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.
Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

Trích từ  www.tb74.com

Lịch sử Ngày Lễ Tạ ơn & ♫♪ Mừng Ngày Lễ Tạ Ơn #TCS

Võ Thị Diệu Hằng


1/ Lễ Tạ Ơn thời xa xưa




















Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu do những nguyên do khác nhau như ăn mừng thắng trận, mừng mùa gặt hái thành công lớn hay mừng vua vừa được làm bịnh... Nghi lễ Thanksgiving được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước Mỹ, năm 1578, khi nhà thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả.
Có tám quốc gia trên thế giới chính thức tổ chức lễ Tạ ơn: Argentina, Brazil, Canada, Nhật, Đại Hàn, Liberia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ
Truyền thống lấy một ngày hay một mùa để cảm tạ ơn trên đã có từ thời xa xưa mà tổ tiên chúng ta muốn chứng tỏ lòng biết ơn của họ , để làm các vị thần bớt nóng giận. Từ đó nghi lễ cứ tiếp tục..
Tại Hy lạp thời cổ đại, hàng năm có tổ chức lễ hội để cúng dường Demeter, nữ thần chăm nom mùa bắp, làm tiệc tùng và nhiều hội để cùng vui với nhau.
Mỗi năm, người La Mã tổ chức một kỳ lễ hội cho mùa gặt lớn, tên là Cerelia để thờ lạy Ceres với những trò chơi, diễn hành và lễ lạc
Lễ gặt hái Sukkoth vào mùa Thu của người Do Thái vẫn còn tồn tại từ ba ngàn năm đến nay
Một trong những biểu tượng của sự tạ ơn, là cái sừng dê biểu hiệu sự phồn thịnh. Cái sừng tượng trưng múa màng tốt, là do chuyện thần thoại Hy Lạp: Zeus tặng cho Amalthea cái tù và bằng sừng dê như một cử chi biết ơn bà đã nuôi ông bằng sữa dê lúc ông còn nhỏ, rằng sừng này sẽ mang lại sự phồn thịnh cho những ai bà muốn ban phước.
Trong nhiều thế kỷ, lễ tạ ơn bên Âu châu có những lý do khác nhau như thắng trận, mùa gặt hái thành công lớn, vua vừa được làm bịnh...
Nghi lễ Thanksgiving được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước Mỹ, năm 1578, khi nhà thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới. Ông đã tổ chức lễ này để tạ ơn Trời đã bảo vệ ông và các thủy thủ trong cuộc hành trình nguy hiểm trên biển cả.

2/ Nguyên nhân cuộc du hành sang châu Mỹ - Tàu Mayflower


Cho đến nửa thế kỷ sau, ngày 26/11/1620, khi một nhóm người di dân Pilgrims từ Âu châu sang Hoa kỳ bằng tàu Mayflower. Họ gồm102 thực dân người Anh trong số đó có một người đàn bà có mang, một số thủy thủ khoảng 25-30 người và 35 người rất sùng đạo Tin lành đã bị vua Jacques đệ nhất đuổi ra khỏi xứ . Họ đặt tên là nhóm Các Cha hành hương Pilgrim (Pilgrim Fathers hay Pères Pèlerins) . Đầu tiên , họ thử đến Leyde, Hòa Lan nhưng nhà nước Âu châu làm họ thất vọng. Tại Anh, có những cuộc nổi loạn tôn giáo làm lộ ra sự xuống dốc của nền quân chủ và chế độ độc tài Cromwell. Anh quốc bị nạn chiến tranh 30 năm. Bên Pháp, cũng không hơn gì với sự nhiếp chính của Marie de Médicis sau khi vua Henri IV bị ám sát... Do đó nhóm người này quyết định sáng tạo một "Jérusalem mới" ở Mỹ. Lúc đó nữ hoàng Elizabeth đệ nhất khuyến khích cho dân đến vùng Virginia (tên của nữ hoàng), do người Anh đô hộ.

3/ Nơi đến không định trước




















Các Pilgrims lên tàu vào tháng 9 năm 1620 , trên chiếc Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn. Cuộc hành trình náo động, lạnh và nguy hiểm. Nước đá lạnh tràn vô tàu khiến mọi người sợ hãi, rồi nơi sàn tàu bằng gỗ xảy ra tai nạn về lửa nên người ta phải ăn thức ăn lạnh. Nhiều hành khác đau bịnh. Trong khi còn trên biển, bà Elizabeth Hopkins sinh một con trai mà bà đặt tên là Oceanus. Và sau khi tàu cập bến tại hải cảng Provincetown, thì Susanna White cũng cho ra đời một bé trai, đặt tên là Peregrine (nghĩa là "người đã làm một chuyến du hành"). Chỉ một thủy thủ và một hành khách chết. Sau 65 ngày trên biển lạnh, , vào ngày 21 tháng 11 năm 1620 (theo lịch Julien là ngày 11/11, lúc đó Anh quốc đang dùng) tàu đến Cape Cod, sau cuộc hành trình dài 2750 hải lý (1 mile = 1,852 km). Cap Cod là một bờ biển chưa ai đặt chân tới (sau này là Massachusetts. Tuy biết là đã đi sai đường, nhưng họ phải xuống tàu, và ký ngay ngày hôm đó một hiệp ước sống hòa hợp với dân bản xứ. Đó là Maryflower Compact Act, trong đó ghi những gì phải làm khi định cư. Họ lập một nền dân chủ địa phương hữu hiệu để sau này sẽ mở ra một đại hội, lấy tên là General Court, để bầu những tổng đốc, những viên chức hành chánh, lập ra luật lệ, điều hành thuế má và thành lập các tòa án. Từ năm 1639, thuộc địa càng ngày càng rộng lớn ra, không thể mời tất cả các trại chủ hội họp, nên họ phải bầu người đại diện đi họp thay họ.

4/ Khó khăn lúc đầu

Le premier repas de Thanksgiving (novembre 1621)












Họ tới Plymouth Rock ngày 11 tháng 12 năm 1620. Vừa xuống tàu là họ ký bản hiệp ước hòa bình với người dân da đỏ khi vực láng giềng (Narranganset và Wampanoag) . Có nhiều cuộc chạm trán nho nhỏ, nhưng không quan trọng lắm. Họ phải đi tìm chỗ ở khá hơn bởi vì lúc đó là mùa đông đầu tiên của họ, một mùa đông quá lạnh và đầy giông bão .
Sau 6 tháng lên đất liền, thời tiết khắc khe và thiếu thốn, cùng với bệnh dịch đã làm cho 46 người trong số 102 người tới nơi chết trước mùa Xuân, trong đó có 14 người vợ (trong số 18 người cả thảy), 13 người chồng (trong số 24 người) . Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do người dân da đỏ cung cấp. May mắn thay mùa gặt năm 1621 thành công giúp những người di dân sống sót nên họ quyết định làm lễ Tạ Ơn Trời. William Bradford đã tổ chức lễ Thansgiving đấu tiên, tháng 11 năm 1621. Họ mời 91 người Mỹ bản xứ (thổ dân da đỏ) đã giúp họ sống còn cho năm đầu tiên của họ trên đất Mỹ vì đã cung cấp lương thực và dạy họ trồng bắp và săn thú rừng.
Vài tuần sau, người Da đỏ bắt đầu lo lắng vì biết là người da trắng sẽ ở lại đó, nên họ cho một nhóm 50 binh sĩ mang một nắm mũi tên gắn với nhau bằng da rắn để tỏ lòng hiếu khách. Bradford đáp lại thịnh tình đó bằng cách gởi đến người Da đỏ một da rắn dồn thuốc súng và đạn. Và hoà bình thành lập giữa hai cộng đồng.

5/ Định ngày lễ Tạ Ơn

a) L ễTạ Ơn tại Mỹ


Truyền thống kể rằng nhà cầm quyền Massachussets William Bradford đã định ngày lễ này lần đầu tiên vào năm 1621, khi làm bữa tiệc chung chia giữa những di dân Mỹ và những người thổ dân da đỏ khi họ giúp những thực dân sống sót vào những ngày đầu Ðông
Lễ Tạ Ơn đã được cử hành trên khắp nước Mỹ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, tùy phong tục của những người di dân nên ngày lễ không đồng nhất. Nhưng khi các di dân Mỹ bắt đầu đứng lên chống lại đế quốc Anh để giành độc lập và khi George Washington thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forge, ông đã tuyên bố ngày lễ quốc gia Thanksgiving đầu tiên vào ngày 26 tháng 11 năm 1789.


Đến năm 1830 dân tộc bắt đầu chia rẽ, các tiểu bang miền Bắc thành lập ngày lễ Tạ Ơn và sau đó bà Sarah Josepha Hale đi cổ động trên khắp nước Mỹ để có được một ngày lễ Tạ Ơn đồng nhất cho tất cả các tiểu bang.
Đến khi Nam Bắc nước Mỹ phân tranh, các tiểu bang miền Nam đòi ly khai, tổng thống Abraham Lincoln lấy ngày lễ Thanksgiving để nhắc đến công ơn của các di dân Pilgrims đầu tiên đã dựng nên nước Mỹ. Ông làm tăng thêm ý nghĩa của lễ năm 1863 và định ngày cho lễ này hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11
Trong nhiệm kỳ của tổng thống Franklin Delano Roosevelt, vào những năm 1940, là thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, Quốc Hội Mỹ đang trong thời kỳ chiến tranh, đã biểu quyết ngày lễ Tạ Ơn là ngày quốc lễ của toàn thể liên bang để tưởng nhớ tới những công lao những người đã hy sinh và ông Franklin Delano Roosevelt quy định lấy ngày thứ Năm của tuần lễ thứ 4 của tháng 11.

b/ Lễ tạ ơn tại Canada:
Thứ Hai của tuần lễ thứ 2 của tháng 10
Lễ thanksgiving của Canada đầu tiên khoảng 43 năm trước khi những người Pilgrim tới Plymouth Rock năm 1620. Khoảng 1576, một nhà hàng hải người Anh Martin Frobisher cập bến tại Baffin Island và tính định cư tại đó. Ông làm lễ tạ ơn tại một nơi mà ngày nay có tên là Newfoundland vì đã sống sót sau chuyến hành trình dài trên đại dương. Sau đó những người định cư khác đến và những buổi lễ cho những người tới nơi bình yên tại đây cũng được tổ chức tại Âu Châu trong mùa gặt hái. Về chuyện mùa gặt làm lễ tạ ơn thì bên Âu châu đã có từ hai ngàn năm trước

6/ Các món ăn:



Ngày xưa, lễ Tạ ơn kéo dài ba ngày. Tuy nhiên họ không thực sự chỉ ăn gà tây (turkey, dindon) bởi vì chữ "turkey" lúc bấy giờ dùng để chỉ gà tây, gà, chim cút, chim trĩ ... Chắc chắn là họ không làm bánh nướng nhân bí ngô bởi vì họ không có bột và đường; và phần đông không ăn khoai tây vì họ cho khoai tây độc (khoai tây khi nẩy mầm rất độc , đó là khả năng tự vệ của khoai tây chống lại các côn trùng, nên đừng ăn phần khoai ở chỗ mầm đang nhú).
Ngày nay, trong dịp lễ này gia đình đoàn tụ. Khách có thể mang theo món ăn cho lễ nhưng nhất là không có quà cáp
Gà tây: Cho dù những người hành hương có ăn gà tây hay không cho lễ Thanksgiving đầu tiên, thịt gà tây luôn luôn được gắn liền với lễ này
Bí đỏ: Là loại rau đã cứu sống những người hành hương trong mùa lạnh kinh khủng đầu tiên ấy, đã trở thành món ăn quan trọng gần như thịt gà tây.














7/ Tem cho lễ Thanksgiving



Năm 2000 được tuyên bố là năm quốc tế cho lễ Thanksgiving, và ngày đầu năm này, 01/01/2000, ba văn phòng của Liên Hiệp Quốc ngụ tại New York, Geneva (Thụy Sĩ ), và Vienna (Áo quốc) cùng in ra một loạt tem cho lễ Thanksgiving rất đẹp. Mọi con tem đều dùng hình dạng của Cornucopia (là cái giỏ chứa rau quả dạng cái tù và) do hai nghệ sĩ Gabrielle Loire (Pháp) và Rorie Katz (Hoa Kỳ). Đó là loại tem lớn có kích thước 3 x 4 cm

8/ Hình ảnh của Mayflower

Sau khi rời Plymouth, những ngày đầu tiên, gió tốt yên lành. Nhưng sau đó mây đen ùn ùn kéo tới từ phía Bắc.. Cơn giông bão bắt đầu. Một trong những hành khách tên William Bradford bị ngọn khổng lồ sóng quét ra khỏi khoang tàu và được cứu như một phép lạ. Ông là người thứ 13 ký tờ Mayflower Compact Act và cũng có mặt trong buổi lễ Tạ Ơn lần đầu. Ông sinh 10 con và 82 cháu. Tưởng tượng nếu như ông buông tay và không được cứu sống thì sẽ không có hai ông tổng thống Bush và Roosevelt và Humphrey Bogart bởi vì các vị này là cháu chắt của John Howland và Elizabeth Tilley











http://www.mikehaywoodart.co.uk/
Dr Mike Haywood họa sĩ chuyên vẽ tranh và chân dung về biển

Bài đọc thêm:
George Washington
Abraham Lincoln
Franklin Delano Roosevelt

Đăng lần đầu 21/11/2005
Bổ sung thêm ngày 22/11/2007



♫♪ Mừng Ngày Lễ Tạ Ơn #TCS






Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã đưa em về chốn này
tôi xây mãi cuộc vui
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã cho tôi
còn những ngày ngồi mơ ước cùng người
Ôi mênh mông tháng ngày vắng em
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh
Em ra đi như thoáng gió thầm
Để lại đây thành phố không hồn
Qua con sông nhớ người đã xa
Thành phố vẫn nắng vàng vẫn mưa
Cây sang thu lá úa rơi mù
Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã cho tôi
còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã cho tôi
tình sáng ngời như sao xuống từ trời
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã đưa em về chốn này
tôi xây mãi cuộc vui
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã cho tôi
còn những ngày ngồi mơ ước cùng người
Ôi mênh mông tháng ngày vắng em
Tình như lá bỗng vàng bỗng xanh
Em ra đi như thoáng gió thầm
Để lại đây thành phố không hồn
Qua con sông nhớ người đã xa
Thành phố vẫn nắng vàng vẫn mưa
Cây sang thu lá úa rơi mù
Chuyện ngày xưa heo hút trong mơ
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã cho tôi
còn những ngày quên kiếp sống lẻ loi
Dù đến rồi đi
tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời tạ ơn ai
đã cho tôi
tình sáng ngời như sao xuống từ trời

You might also like:

Tạ Ơn, Tiếng hát Khánh Hà



TẠ ƠN ĐỜI-Phạm Duy-Mr Hiền solo violin.MOV