Rare earth elements consist of a group of 15 metals. In most cases and usage patterns in the modern economy, these 15 elements are oxides. The names of the elements are Cerium, Dysprosium, Erbium, Europium, Gadolinium, Holmium, Lanthanum, Lutetium, Neodymium, Praseodymium, Samarium, Terbium, Thulium, Ytterbium, and Yttrium.
The bulk of the world's supply of rare earth elements comes from the mineral bastnasite. Bastnasite is a mixed lanthanide fluoro-carbonate mineral (Ln F CO3) that is found in rocks called carbonatites.
Carbonatites are igneous carbonate rocks. Specifically, this means that the rock masses contain more than 50% carbonate minerals, and cooled from a melt. Despite extensive research, no one is entirely certain about the origins of carbonatites. The general viewpoint is that carbonatites are carbonate rocks that were buried deep enough to melt via metamorphic processes or in the presence of igneous intrusions. Some geochemists have speculated that carbonatites can form when mantle rocks melt in the presence of carbon dioxide. There is almost always significant calcite in carbonatites.
Most carbonatites are intrusive igneous rocks. Structurally, they occur as volcanic plugs, dikes and cone sheets. Carbonatites often occur as smaller components of large igneous intrusions of silicate rocks, such as nepheline syenite. In these cases the general term is to refer to a "carbonatite complex."
According to the geological literature, there are about 330 known occurrences of carbonatites worldwide, but almost all are small and noncommercial. There are only a few carbonatite deposits of commercial significance in the world.
Currently there are two deposits that are up and running. One is at Mountain Pass, California and operated by Molycorp, a subsidiary of Chevron (formerly owned by Unocal). The other major deposit is at Baiyun Ebo in Inner Mongolia, China. Mount Weld, Australia is also a large commercial body in development stages.
Major Uses of Rare Earth Elements
Lanthanum comes from the mineral bastnasite, and is extracted via a method called "solvent extraction." Lanthanum is a strategically important rare earth element due to its activity in catalysts that are critical in petroleum refining. By one estimate, lanthanum "cracking-agents" increase refinery yield by as much as 10%, while reducing overall refinery power consumption.
Cerium is the most abundant of the rare earth elements. Cerium is critical in the manufacture of environmental protection and pollution-control systems, from automobiles to oil refineries. Cerium oxides, and other cerium compounds, go into catalytic converters and larger-scale equipment to reduce the sulfur oxide emissions. Cerium is a diesel fuel additive for micro-filtration of pollutants, and promotes more complete fuel combustion for more energy efficiency.
Neodymium is a critical component of strong permanent magnets. Cell phones, portable CD players, computers and most modern sound systems would not exist in their current form without using neodymium magnets. Neodymium-Iron- Boron (NdFeB) permanent magnets are essential for miniaturizing a variety of technologies. These magnets maximize the power/cost ratio, and are used in a large variety of motors and mechanical systems.
Europium offers exceptional properties of photon emission. When it absorbs electrons or UV radiation, the europium atom changes energy levels to create a visible, luminescent emission. This emission creates the perfect red phosphors used in color televisions and computer screens around the world. Europium is also used in fluorescent lighting, which cuts energy use by 75% compared to incandescent lighting. In the medical field, europium is used to tag complex biochemical agents which helps to trace these materials during tissue research.
Praseodymium comprises just 4% of the lanthanide content of bastnasite, but is used as a common coloring pigment. Along with neodymium, praseodymium is used to filter certain wavelengths of light. So praseodymium finds specific uses in photographic filters, airport signal lenses, welder's glasses, as well as broad uses in ceramic tile and glass (usually yellow). When used in an alloy, praseodymium is a component of permanent magnet systems designed for small motors. Praseodymium also has applications in internal combustion engines, as a catalyst for pollution control.
Yttrium is rare in bastnasite, so is usually recovered from even more obscure minerals and ores. Still, almost every vehicle on the road contains yttriumbased materials that improve the fuel efficiency of the engine. Another important use of yttrium is in microwave communication devices. Yttrium- Iron-Garnets (YIG) are used as resonators in frequency meters, magnetic field measurement devices, tunable transistors and Gunn oscillators. Yttrium goes into laser crystals specific to spectral characteristics for high-performance communication systems.
Other Rare Earth Elements
Most of the remaining lanthanides fall into the group known as the "heavies" and include: Samarium, Gadolinium, Dysprosium, Terbium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, and Lutetium.
Samarium has properties of spectral absorption that make it useful in filter glasses that surround neodymium laser rods.
Gadolinium offers unique magnetic behavior. Thus this element is at the heart of magneto-optic recording technology, and other technology used in handling computer data.
Dysprosium is a widely used rare earth element that helps to make electronic components smaller and faster.
Terbium is used in energy efficient fluorescent lamps. There are various terbium metal alloys that provide metallic films for magnetooptic data recording.
Holmium is exceedingly rare and expensive. Hence it has few commercial uses.
Erbium has remarkable optical properties that make it essential for use in long-range fiber optic data transmission.
Thulium is the rarest of the rare earth elements. Its chemistry is similar to that of Yttrium. Due to its unique photographic properties, Thulium is used in sensitive X-ray phosphors to reduce X-ray exposure.
Ytterbium resembles Yttrium in broad chemical behavior. When subject to high stresses, the electrical resistance of the metal increases by an order of magnitude. So ytterbium is used in stress gauges to monitor ground deformations caused, for example, by earthquakes or underground explosions.
Lutetium, the last member of the Lanthanide series is, along with thulium, the least abundant. It is recovered, by ion-exchange routines, in small quantities from yttrium-concentrates and is available as a high-purity oxide. Cerium-doped lutetium oxyorthosilicate (LSO) is currently used in detectors in positron emission tomography (PET).
Byron King
for The Daily Reckoning Australia
Đất Hiếm (Rare Earth) là gì?
ThienNga Tran
Theo các nhà khoa học, quả địa cầu hình thành từ đất đá ngoài không gian như ngày nay, hai chữ đất hiếm có vẽ chuyện hoang đường, chuyện tào lao, nghe lần đầu ai cũng cho đất làm gì có chuyện hiếm, nhưng thực ra không phải đơn giản như ta nghĩ,trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng, và các thứ loài người ngày nay đang sử dụng, bây giờ chúng ta đi tìm hiểu, tại sao có chuyện đất hiếm.
Đất Hiếm là gì?
Là chất hóa học nằm trong thiên nhiên nơi lòng đất, cũng như vàng và kim cương đã được nhân loại biết từ lâu và rất thông dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngoài xã hội, đối với đất hiếm, loài người biết từ lâu nhưng không thông dụng vào thế kỷ trước.
Với thời đại kỷ thuật cao ngày nay loài người rất cần đến, gồm các chất như:
Yttrium và Scandium cùng với 15 chất tâp hợp trong một nhóm(group) được gọi Lanthanides, hai chất đầu xem là hiếm kể từ khi tìm thấy nơi quặng mỏ, cùng với chất Lanthanide, vì mang tính chất hiếm thấy trên địa cầu, vả lại được thế giới chú ý và sử dụng trong thế kỷ 21 cho nghành công nghệ cao, do đó nhân loạn tặng cho danh hiệu đất hiếm( xem bảng hóa học) với tên gọi như sau:
A, Chất Scandium: Bắt nguồn từ tiếng La-Tinh Scandia, tức Scandinavia nơi bán đảo Bắc Âu, cũng là nơi khám phá ra đầu tiên, có số nguyên tố là 21, ký hiệu là Sc, được chế tạo thành hợp kim nhôm rất bền.
B, Chất Yttrium: Bắt nguồn từ ngôi làng Ytterby ở Thủy Điển, nơi khám phá ra đất hiếm, có số nguyên tử 39, mang ký hiệu Y, sử dụng trong công nghiệp superconductors (siêu bán dẫn) ở nhiệt độ cao.
C, 15 chất trong nhóm Lanthanides có tên như sau:
1, Chất Lathanium: Tên gốc Hy-Lạp Lanthanon nghĩa là “tôi đi trốn”, có số nguyên tử 57, mang ký hiệu La, sử dụng trong việc chế tạo các loại kính phản chiếu cao, dự trữ hydrogen thanh cực bình điện, ống kính máy ảnh.
2, Chất Cerium: Tên bắt nguồn từ hành tinh nhỏ bé Ceres, số nguyên tử là 58 mang ký hiệu Ce, sử dụng làm chất oxy hóa, bột đánh bóng, màu vàng trong kính và chất men, chất xúc tác để lau rữa lò nướng.
3, Chất Praseodymium: gốc từ tiếng Hy-Lạp “Praso” nghĩa là màu xanh cây tỏi và tiếng “didymos” nghĩa là đôi hay song sinh, mang ký hiệu Pr, số nguyên tử là 59, dùng làm nam châm, tia Laser (Light Amlifier Stimulation Emission Radiation), màu xanh lục trong kính và men sứ, đá lửa.
4, Chất Neodymium: Từ tiếng Hy-Lạp “Neo” nghĩa là mới và didymos nghĩa là đôi, mang số nguyên tử 60 với ký hiệu Nd, làm nam châm, tia Laser, điện thoại lưu động, chế CD, âm thanh máy điện toán, hệ thống môtơ cho máy
5, Chất Promethium: Từ tiếng Hy-Lạp, Prometheus, mang số nguyên tử 61 với ký hiệu Pm, được dung các loại pin nguyên tử.
6, Chất Samarium: Tên từ nhà bác học Vasili Samarsky-Bykhovets khám phá ra chất này đầu tiên, số nguyên tử 62 với ký hiệu Sm, làm nam châm, tia Laser, kềm giữ neutron.
7, Chất Europium: Tên từ lục địa Châu Âu(Europe), số nguyên tử là 63, man ký hiệu Eu, được dùng làm tia sáng Thủy Ngân, hấp thụ tia cực tím(Ultra Violet), sử dụng trong công nghệ màn hình màu và ánh đèn điện tiết kiện năng lượng, tia Laser.
8, Chất Gadolinium: Do nhà bác học Johan Gadolin(1760-1852) tìm ra, số nguyên tử là 64 mang ký hiệu Gd, được dùng làm kỷ thuật giữ trữ bộ nhớ, làm nam châm, chế tạo loại kính phản chiếu cao, ống X quang.
9, Chất Terbium: Tên từ ngôi làng Ytterby ở Thủy Điển, số nguyên tử 65, mang ký hiệu Tb, được dùng làm ánh đèn Huỳnh Quang, làm vật liệu bảo vệ điện tử
10, Chất Dysprosium: Từ tiếng Hy-Lạp “dysprositos” nghĩa là khó kiếm, số nguyên tử 66, mang ký hiệu Dy, được sử dụng trong công nghệ điện tử bộ phận nhỏ với năng xuất cao.
11, Chất Holmium: Bắt nguồn từ Stockholm, thủ đô Thủy Điển, nơi thành phố tìm ra chất này, tiếng La-tinh là Holmia, số nguyên tử là 67, mang ký hiệu Ho, chất này rất hiếm, và ít sử dụng.
12, Chất Erbium: Số nguyên tử là 68, mang ký hiệu Er, được dùng làm giây cáp quang cho công nghệ thông tin.
13, Chất Thulium: Bắt nguồn từ ngôi làng có nhiều điều kỳ bí Thule, số nguyên tử 69, mang ký hiệu Tm, chất này chế biến dụng cụ nhảy cảm cho X-Ray.
14, Chất Ytterbium: Bắt nguồn từ ngôi làng Ytterby Thủy Điển, số nguyên tử 70, mang ký hiệu Yb, dùng chế tạo tia Laser hồng ngoại và vật dụng làm giảm hóa chất.
15, Chất Lutetium: Số nguyên tử 71, mang ký hiệu Lu, làm bộ phận nhạy cảm (detector).
Nói tóm lại, các chất vừa kể trên, đều sử dụng trong nghành kỷ thuật tối tân khác nhau, bao gồm dụng cụ siêu dẫn (Superconductor), nam châm, chất đánh bóng điện tử, chất súc tác, bình điện cho xe hơi hybrid, tia phát sáng laser, dụng cụ truyền hình tối tân, dụng cụ máy điện toán cho ngành thông tin, và điện thoại lưu đông.
Ngày nay đất hiếm là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được với thời đại toàn cầu hóa, các quốc gia đang gia tăng sức ép lên thứ khoáng sản này, làm nó lại càng thêm hiếm
TỔNG HỢP
Đi Tìm Đất Hiếm
Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long,
Đất hiếm được sử dụng trong công nghệ cao - Ảnh AFP
Trước khi thăm viếng Malaysia và đến Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh thứ 17 của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á vào cuối tuần này, Thủ tướng Ấn Độ đã hội kiến với Thủ tướng Nhật Bản tại Tokyo vào ngày Thứ Ba 26 tháng 10.Về triển vọng hợp tác giữa hai nước được truyền thông loan tải thì ngoài hồ sơ an ninh, người ta chú ý đến việc Ấn Độ sẽ bán "kim loại đất hiếm" hay "các nguyên tố đất hiếm" cho Nhật Bản. Tin đó khiến dư luận để ý tới việc Nhật Bản cũng sẽ mua những thứ kim loại cực hiếm này của Việt Nam.
Chuyện những "kim loại cực hiếm" ấy là gì? Diễn đàn Kinh tế yêu cầu nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trình bày cùng quý thính giả. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa còn cho rằng Việt Nam lại có thể rút ra một số kinh nghiệm về kinh tế, sản xuất qua sự kiến này. Sau đây là cuộc trao đổi do Việt Long thực hiện...
Đất hiếm - sản phẩm chiến lược
Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Các vị Thủ tướng Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đã và sẽ bàn thảo vấn đề cung cấp cho Nhật Bản những kim loại, hay nguyên tố, gọi là "đất hiếm". Ông vui lòng giải thích về những kim loại hay nguyên tố đó, và hoạt động của các nguyên thủ quốc gia vừa kể diễn ra trong bối cảnh nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta nên tìm hiểu về bối cảnh trước.
Thứ nhất, những động thái quân sự gần đây của Trung Quốc tại khu vực Kashmir và gần bang Arunachal Pradesh của Ấn và tại Đông hải ngoài khơi Nhật Bản khiến hai xứ Nam Á và Đông Á phải quan tâm và tăng cường hợp tác về nhiều mặt, kể cả an ninh. Điều ấy có lợi cho Việt Nam khi nhiều cường quốc trong khu vực đều chú ý đến sự bành trướng đáng ngại của Trung Quốc. Việc Ấn Độ hợp tác với Việt Nam về huấn luyện quân sự cũng nằm trong chiều hướng đó.
Thứ hai, trong mâu thuẫn Hoa-Nhật, giữa Trung Quốc và Nhật Bản, bùng nổ từ Tháng Chín vừa qua, người ta chú ý đến một hồ sơ là việc Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu kim loại hiếm qua Nhật, khiến các doanh nghiệp Nhật đều lúng túng và Chính quyền Nhật đang ráo riết đi tìm nguồn tiếp liệu khác, thí dụ như tại Ấn Độ và Việt Nam, hoặc cả Hoa Kỳ, Úc hay Brazil. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sản phẩm chiến lược này, cứ bị gọi sai là "đất hiếm".
Việt Long: Như vậy, chúng ta bắt đầu nói về sản phẩm đó trước khi phân tích vì sao xứ nào cũng đang cần và vị thế của Trung Quốc trong lãnh vực này là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Xuất phát từ nước Pháp vào thế kỷ 19, người ta dùng chữ "đất hiếm" hay "rare earth" để dịch chữ "terres rares" của Pháp. Đấy là 17 nguyên tố hóa chất có thể tìm thấy trên vỏ trái đất, là kim loại hiếm quý và cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp. Nếu gọi là "kim loại hiếm" thì có lẽ đúng hơn và còn dễ hiểu hơn từ "Hy Thổ Kim Thuộc" của Trung Quốc.
Trên đại thể thì sau khi xác định bằng địa chất học, ta phải đào cả tấn đất, cán vụn thành sỏi, rồi xay thành bụi để qua nhiều đợt đãi lọc tinh chế bằng vật lý, hóa học hay quang học thì gạn được 17 thứ kim loại không thể thiếu trong hầu hết máy móc thiết bị của nền văn minh hiện đại. Từ máy nói, máy ảnh, máy tính, máy lọc dầu đến máy bay và cả bom tinh khôn. Tức là từ kỹ nghệ điện toán, không gian đến quốc phòng, đến năng lượng v.v... người ta đều cần tới những kim loại này. Vì vậy, chúng mới là sản phẩm chiến lược.
Trung Quốc chiếm vị trí số một
Việt Long: Thế Trung Quốc giữ vị trí gì trong lĩnh vực chiến lược đó? Phải chăng vì Trung Quốc có rất nhiều những nguyên tố đất hiếm hay kim loại quý như ông vừa nói?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa, vẫn nói về bối cảnh thì đây là đề tài kinh tế thú vị vì cho chúng ta, nhất là Việt Nam, nhiều bài học bổ ích cho tương lai.
Từ vài thế kỷ nay, cùng với đà công nghiệp hoá và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta tìm ra công dụng của các kim loại quý trên mặt trái đất. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về sản lượng vì có trữ lượng rất lớn. Ngoài ra, nhiều xứ khác cũng có các kim loại này, như nước Nga, Kazahkstan, Úc, Ấn Độ, Brazil, v.v... Khi cải cách kinh tế để công nghiệp hoá, Trung Quốc bắt đầu thấy ra công dụng đó, trong ba chục năm, họ đã đào xới lung tung và nay là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng kim loại hiếm.
Tính đến năm ngoái thì trong sản lượng của cả thế giới là 124 ngàn tấn thước khối, có 120 ngàn tấn là của Trung Quốc, tương đương với 97%. Và trong trữ lượng tìm ra trên mặt địa cầu, tính đến năm ngoái là gần triệu tấn thì Trung Quốc có được 36%. Trong khi ấy, sản lượng của Hoa Kỳ thì từ đỉnh cao là 40 ngàn tấn vào năm 1983 đã trở thành... số không kể từ gần 10 năm nay!
Việt Long: Nghĩa là từ khi Trung Quốc nhảy vào ngành này, cách đây ba chục năm, thì đó cũng là lúc Hoa Kỳ bắt đầu rút lui rồi nhường ngôi vị số một cho họ! Tại sao như vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Ta đang chứng kiến một kinh nghiệm kinh tế mà Việt Nam nên để ý. Ta nói về Trung Quốc đã vì Việt Nam là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của mô thức Trung Quốc.
Mô thức kinh tế Trung Quốc là sản xuất tối đa mà bất kể lời lỗ về kinh doanh vì chỉ để tạo ra công việc làm cho dân số quá đông. Quan niệm của lãnh đạo Bắc Kinh về "mối lời" là sự ổn định chính trị và xã hội bên trong và xây dựng thế lực kinh tế với bên ngoài. Nhưng cái phần lỗ mà họ không tính ra là những tổn thất về môi sinh, là khối tín dụng sẽ biến thành nợ thối hay là các doanh nghiệp sẽ phá sản nếu không được trợ cấp để tồn tại... Như nhiều ngành công nghiệp khác, kỹ nghệ khai thác kim loại hiếm của Trung Quốc là một điển hình.
Từ khi cào đất hiếm, 30 năm về trước, Trung Quốc lại hồ hởi thi đua theo kiểu Bước Nhảy vọt Vĩ đại của Mao, vì các doanh nghiệp nhà nước bất kể lớn nhỏ đã được cấp phát tín dụng nhẹ lãi để đào đất hiếm mà bất kể chi phí. Trong 10 năm đầu sau cải cách, sản lượng tăng 40% một năm, rồi cứ năm năm lại nhân đôi một lần cho tới khi thành vô địch thế giới. Nhưng vì sản xuất ào ạt, cho nên Trung Quốc làm giá sụt mất 95% so với tình hình năm 1979!
Việt Long: Trước sự tung hoành đó của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước khác tính sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Họ hoan hô vì có kim loại hiếm với giá cực rẻ thì tội gì cào đất và hít bụi độc cho dân thêm khổ? Không chỉ Mỹ mà các xứ khác cũng đều thấy là việc khai thác này bớt có lợi. Song song, luật lệ bảo vệ môi sinh và quyền lợi lao động cũng chặt chẽ hơn nên họ khỏi tìm kiếm đào xới làm chi khi có nhà cung cấp rẻ tiền là Trung Quốc. Nghĩa là việc xứ này bán rẻ kim loại quý có góp phần đáng kể cho cách mạng công nghệ toàn cầu từ đầu thế kỷ 21.
Bây giờ, ta mới nói đến bài học của mô thức kinh tế Trung Quốc mà Việt Nam dại dột tưởng là mẫu mực. Phí tổn chìm, hay "ẩn phí" ở đây, là môi sinh bị hủy hoại, quyền lợi và sức khoẻ của công nhân không được bảo vệ, nhiều doanh nghiệp đào chui bán lậu với mức lời cực thấp và khi phá sản thì đành quịt nợ, làm hệ thống ngân hàng bị chìm dưới núi nợ xấu.
Năm năm trước, Bắc Kinh mới thấy ra sự dại dột. Họ nghiên cứu việc chấn chỉnh sản xuất và phân phối để tiến dần tới chế độ tập trung kiểm soát. Song song, họ nghĩ đến việc tìm nguồn cung cấp khác vì biết rằng với đà lạm thác, tức là khai thác vô trách nhiệm, trữ lượng kim loại quý sẽ chỉ vừa đủ cho nhu cầu nội địa. Thứ ba là họ phải giữ thế độc quyền về các sản phẩm chiến lược vì liên hệ đến an ninh. Đây là ý nghĩa câu nói của Đặng Tiểu Bình năm 1992, rằng "Trung Đông có dầu khí thì Trung Quốc có đất hiếm." Đó là võ khí chiến lược!
Các nước đối phó ra sao?
Việt Long: Sau khi thấy ra sự sai lầm Trung Quốc đã làm những gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nhân kinh nghệm này, ta nên trước tiên chú ý đến các dự án khai thác bauxite tại Việt Nam, đó là kết quả của sự giác ngộ Trung Quốc! Sau khi mua chuộc lãnh đạo, họ muốn làm chủ một nguồn cung cấp kim loại và cho dân ta hít bụi độc, uống nước ô nhiễm...
Rồi đầu năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh ra chỉ thỉ kiện toàn kiểm soát và điều hướng sản xuất. Từ Tháng Năm, họ cấm sản xuất lậu, dẹp luôn các cơ sở kém hiệu năng để chỉ còn 20 doanh nghiệp thay vì 90 đơn vị đào đất tìm kim loại hiếm. Rồi họ đặt ra hạn ngạch xuất khẩu, một năm không bán ra quá 35 ngàn tấn. Sau khi gây mâu thuẫn với Nhật Bản về tranh chấp và đụng độ quanh khu vực Senkaku/Điếu ngư đài vào mùng bảy Tháng Chín, họ hăm dọa sẽ ngưng xuất khẩu luôn, bất chấp cam kết về ngoại thương trong khôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Khi Trung Quốc hạn chế dần việc xuất khẩu và giá cả của nhiều kim loại hiếm sẽ tăng. Doanh nghiệp và Chính phủ Nhật có thấy trước việc đó và đang chuẩn bị đối phó. Các nước khác cũng vậy.
Việt Long: Các quốc gia có thể đối phó như thế nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nói chung, bài toán cung cầu và giá cả đang đảo lộn nên tất nhiên chi phối các quyết định kinh doanh - là vi mô - và kinh tế, là vĩ mô.
Thí dụ là phải tìm ra nguồn cung cấp điền thế, để thay dần kim loại Trung Quốc. Bài toán kinh doanh và kinh tế dẫn tới giải pháp hợp tác về ngoại thương và ngoại giao với các nước có kim loại hiếm này. Đó là sự hợp tác của Nhật với Ấn Độ, Cộng hoà Mông Cổ và Việt Nam để khảo sát và khai thác. Còn các nhà sản xuất lớn trước đây như Hoa Kỳ hay Úc cũng phải cân nhắc lại yếu tố lời lỗ và môi sinh để phục hoạt các mỏ đã có, như Mountain Pass tại California hay Mount Weld tại Úc.
Thứ ba, nhờ giá tăng vì nguồn cung cấp thu hẹp thì người ta phải khảo sát địa chất để tìm ra dự trữ mới ở những nơi trước đây không ai cần ngó tới. Những tiến trình ấy sẽ mất nhiều năm mới thành dự án đầu tư rồi sản xuất.
Tuy nhiên, ngay trước mắt thì mỗi kim loại lại có đặc tính riêng về kỹ thuật và giá cả. Có loại tối cần thiết cho năng lượng, không gian hay quốc phòng thì mua nơi nào với giá nào cũng trả. Có loại thật nhỏ và thật ra cực rẻ, chưa đầy 1% của giá thành thì nếu có mua đắt hơn vấn đề vẫn chưa là nguy kịch, Có loại mà người ta có thể thay thế được thì phải tìm cách thay thế. Có loại thì có thể tái tạo từ phế vật cũ... Cũng có loại siêu hạng mà dù có đất thì Trung Quốc cũng chẳng thể sản xuất ra nên sẽ phải đổi chác với giá đắt hơn.... Nói chung, có gần một chục sản phẩm có ý nghĩa sinh tử nhất mà mỗi loại lại xử trí một cách và sớm nhất thì phải vài năm mới hoàn thành.
Việt Long: Tức là từ hai đến năm năm tới, các quốc gia và doanh nghiệp sẽ phải tính toán lại. Việt Nam nên làm gì trong hoàn cảnh đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nên rút tỉa bài học Trung Quốc để rà soát lại từ chiến lược kinh tế đến các dự án hợp tác mà Bắc Kinh nắm dao đằng chuôi còn dân ta là nạn nhân. Các dự án bauxite là thí dụ đầu tiên. Thứ hai, ViệtNam có trữ lượng đáng kể, có thể là 17 triệu tấn đất hiếm, nhưng là loại "xốp", có mật độ kim loại ít nên cũng đừng vội lạc quan.
Then chốt nhất trong khai thác là cân nhắc lợi ích đếm được bằng tiền với những phí tổn chìm về môi sinh hay sức khoẻ. Khi các nước công nghiệp hoá như Pháp, Đức, Nhật, đang cần các sản phẩm này thì Việt Nam nên hợp tác với họ hơn là với Trung Quốc. Nhưng cần định giá cho đúng so với các ẩn phí và nên hợp tác để học lấy công nghệ hiện đại, có hiệu năng cao và xử lý bùn đất một cách an toàn nhất về môi sinh. Khi ấy, Việt Nam mới thấy thế nào là văn minh tiên tiến so với sự mờ ám vẩn đục của dự án bauxite.