Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

25 năm nhìn lại sự kiện Thiên An Môn chấn động

“Tư liệu về đàn áp ở Thiên An Môn” — Các đoạn phóng sự do BBC thực hiện tại Bắc Kinh vào những ngày xảy ra đàn áp ...
http://youtu.be/zcisKprbuuw
http://www.youtube.com/watch?v=bya69U2gv1M&list=UUpoNfKwZbecrcFpzm0ET4uw&feature=share&index=3

Một sự kiện chấn động thế giới xảy ra cách đây 25 năm tại Trung Quốc, khi quân đội nước này được huy động để giải tán cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh.
Tháng 5/1989, hàng chục nghìn người, chủ yếu là sinh viên và giới trí thức, tổ chức các cuộc biểu tình hướng về quảng trường Thiên An Môn, kêu gọi cải cách chính trị bên cạnh cải cách kinh tế, đòi hỏi chính phủ hoạt động dân chủ hơn, mở rộng tự do báo chí và chống nạn tham nhũng. Cuộc biểu tình xuất phát để tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang, người được coi là có tư tưởng cởi mở và là biểu tượng của cải cách dân chủ trong đảng Cộng sản của Trung Quốc, vừa qua đời.
Trên quảng trường, hình ảnh những sinh viên trẻ tuổi đầu đeo băng tang, tay cầm ảnh của ông Hồ Diệu Bang trở nên quen thuộc với truyền thông thế giới. Những cuộc tưởng niệm ông thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn người chủ yếu là sinh viên, thanh niên.
Hàng trăm nghìn người, chủ yếu là sinh viên, tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm Bắc Kinh năm 1989. Hòa vào biển người còn có bức tượng "Nữ thần Dân chủ" do các sinh viên chế tác và dựng lên ở chính giữa quảng trường. Ảnh: Theviewpaper.netBiểu tình tiếp tục lan rộng và quy mô ngày càng lớn vào giữa tháng 5 khi các sinh viên bãi khóa và bắt đầu tuyệt thực giữa quảng trường Thiên An Môn. Theo các tài liệu phương tây, có hơn 2.000 sinh viên tuyệt thực, được bao quanh bởi ước tính 100.000 người biểu tình. Chính quyền từ chối đối thoại.
Biểu tình sau đó cũng lan ra các tầng lớp khác như công nhân và giáo viên, và sang các thành phố khác như Thượng Hải, Trùng Khánh, sau đó là Hong Kong, Đài Loan và cộng đồng người Hoa ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Ngày 19/5, đám đông tụ tập ở quảng trường biểu tượng của đất nước được ước tính lên đến 1,2 triệu người, theo CNN. Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó, ông Triệu Tử Dương, xuất hiện tại quảng trường và khuyên nhủ những người biểu tình giải tán. Nước mắt lưng tròng, ông nói với các sinh viên hãy chấm dứt tuyệt thực và trở về nhà.
Cùng ngày, Thủ tướng Lý Bằng ban bố lệnh thiết quân luật, tuy nhiên, biểu tình vẫn tiếp diễn. Khoảng 10 ngày sau, quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến vào thủ đô Bắc Kinh trong khi chính quyền phong tỏa báo chí nước ngoài. Cách thức xử lý của ông Triệu Tử Dương sau đó khiến ông bị cách chức tổng bí thư và loại khỏi bộ máy chính quyền.
Đỉnh điểm quá trình căng thẳng này là vào rạng sáng 4/6/1989, quân đội Trung Quốc, gồm các binh sĩ cùng xe tăng, xe bọc thép được lệnh tiến vào quảng trường Thiên An Môn giải tán đám đông người biểu tình.
Các thông tin chính thức của Trung Quốc không thừa nhận có người thiệt mạng hoặc bị thương, nhưng các phóng viên nước ngoài khi đó có mặt tại Bắc Kinh mô tả họ nghe thấy tiếng pháo, tiếng súng, đám đông hỗn loạn và bỏ chạy, ở nơi tập trung rất nhiều sinh viên và người dân đang tụ tập biểu tình.
Bức ảnh "Người biểu tình vô danh" tay không vũ khí đứng chặn đoàn xe tăng T-59 giữa quảng trường trung tâm Bắc Kinh tháng 6/1989 gây chấn động thế giới. Ảnh: AP"2h30 sáng 4/6, tôi nhìn từ ban công khách sạn Bắc Kinh xuống đại lộ Trường An, cách quảng trường vài trăm mét, tôi chứng kiến cảnh đạn bay vèo vèo trong không trung, tiếng súng nổ răng rắc vang vọng trong màn đêm ẩm ướt của Bắc Kinh", Mike Chinoy, trưởng chi nhánh CNN tại Bắc Kinh thời điểm đó, mô tả.
"Tôi có thể nhìn thấy các xe bọc thép của quân đội Trung Quốc tiến vào quảng trường, phía trước bức chân dung Chủ tịch Mao Trạch Đông nổi tiếng. Dưới chân khách sạn của tôi, đám đông tụ tập và lao tới phía trước nhưng sau đó tan rã và chạy toán loạn khi súng nổ về phía họ. Nhiều người trúng đạn. Tôi đã chứng kiến và tường thuật trực tiếp cho đài, trong khi những người phía dưới kéo những người bị chết và bị thương lên những chiếc xe ba bánh", Chinoy kể.
Theo New York Times, các phóng viên và nhà ngoại giao phương Tây ước tính rằng ít nhất 300 người chết, trong khi Guardian dẫn nguồn tin Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc cho biết con số là hơn 2.000 người. 10.000 người được cho là bị bắt giữ trong và sau cuộc biểu tình.
Các phóng viên nước ngoài vốn đang tập trung đông đảo ở Bắc Kinh nhân sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Trung Quốc, nhanh chóng ghi lại quãng thời gian vô cùng đặc biệt này. Bức ảnh và đoạn video do các phóng viên phương Tây ghi lại được hình ảnh người đàn ông không vũ trang, một mình đứng chặn đoàn xe tăng giữa đại lộ Trường An trước quảng trường trở thành một hình ảnh nổi tiếng trong thế kỷ 20. Người đàn ông có vẻ như kêu gọi đoàn xe ngừng chống lại người biểu tình, nhưng sau đó bị đưa đi và xe tăng vẫn tiếp tục lăn bánh trên quảng trường.

Đám đông tò mò quay trở lại quảng trường vào ngày 7/6 và vẫn còn khá nhiều xe tăng ở đây. Ảnh: APTheo History, sự kiện Thiên An Môn gây chấn động đối với cả các đồng minh lẫn đối thủ thời Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc. Tin tức về sự kiện được đưa liên tục trên các phương tiện truyền thông thế giới, gây ra những cảm xúc mạnh mẽ trong cộng đồng. Lãnh đạo Liên Xô Gorbachev phát biểu rằng ông rất đau buồn vì sự việc ở Trung Quốc và hy vọng chính phủ Trung Quốc có thể tăng cường cải cách và dân chủ hóa hệ thống chính trị trong nước. Tại Mỹ, Tổng thống George H. Bush chịu sức ép phải trừng phạt Trung Quốc và quốc hội nước này sau đó ban hành lệnh trừng phạt kinh tế với Bắc Kinh.

Chính phủ Trung Quốc coi sự kiện Thiên An Môn là "cuộc biểu tình phản cách mạng" và hiếm khi nhắc đến trên truyền thông của Trung Quốc. Thế hệ thanh niên nước này hiện nay dường như không hiểu biết nhiều về sự kiện, Reuters cho hay. Những người muốn tìm hiểu thì chỉ có thể thấy qua báo chí của đặc khu Hong Kong và nước ngoài. Mỗi lần dịp đầu tháng 6 tới, người Hong Kong thường có các hoạt động như thắp nến hoặc tuần hành.Một buổi lễ dự kiến cũng sẽ được tổ chức hôm nay.
Từ nhiều ngày qua cảnh sát Bắc Kinh đã triển khai lực lượng ở trung tâm thành phố với hàng nghìn cảnh sát viên và lực lượng bán quân sự, cùng các quan chức mặc thường phục. Sự kiểm duyệt các nội dung trên mạng cũng có dấu hiệu gia tăng, khi một nhóm những người dùng mạng kêu gọi cùng nhau đi đến quảng trường để nhớ lại những gì đã xảy ra. Trong khi xuất hiện các tiếng nói ở Trung Quốc yêu cầu nhắc đến giai đoạn này của lịch sử, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/6 trả lời phỏng vấn của Reuters, nói rằng "chính phủ đã lựa chọn con đường vì lợi ích của người dân".
Theo Vũ Hà

Số phận người đàn ông chặn đoàn xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn giờ ra sao?

(Baodautu.vn) Hình ảnh một người đàn ông cầm 2 túi nylon đứng chặn đoàn xe tăng đang tiến vào quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc) ngày 5/6/1989 được đài CNN truyền đi đã gây chấn động. Đúng 25 năm sau sự kiện Thiên An Môn, cùng nhìn lại những hình ảnh này.
TIN LIÊN QUAN
25 năm Thiên An Môn: Lịch sử mà Trung Quốc muốn bỏ lại
Trung Quốc bắt cựu trợ lý của cố Tổng Bí thư Triệu Tử Dương
Một ngày sau khi quân đội thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn, ngày 5/6/1989, phóng viên đài truyền hình CNN (Mỹ) đã ghi lại được đoạn video cảnh một người đàn ông mặc áo trắng, hai tay cầm túi mua hàng bằng nylon, bước ra giữa đại lộ Tràng An chặn trước đoàn xe tăng hơn chục chiếc của quân đội Trung Quốc đang tiến vào Thiên An Môn.
 người đàn ông chặn đoàn xe tăng trước quảng trường Thiên An Môn 
 Hình ảnh người đàn ông chặn đoàn xe tăng trên đại lộ Tràng An, trước Thiên An Môn ngày 5/6/1989 (ảnh chụp từ clip CNN) 
Đoạn video của CNN ghi lại cảnh người đàn ông này giơ tay chặn đoàn tăng lại. Chiếc tăng đi đầu lúng túng dừng lại, sau đó tìm cách xoay sang phải rồi sang trái để tránh, nhưng người đàn ông tiếp tục chạy theo cản lại. Chiếc xe tăng đành bất lực dừng lại, theo sau là cả đoàn xe tăng xếp hàng.
Người đàn ông sau đó trò lên xe tăng, nói chuyện với lính tăng trên tháp pháo. Khi người đàn ông nhảy xuống, chiếc xe tăng lại nổ máy tiến lên, và người đàn ông lại chạy ra phía trước cản lại.
Đoạn clip không cho biết diễn biến tiếp theo như thế nào. Đài CNN đã phát sóng trực tiếp hình ảnh này khắp thế giới.
Đến nay, 25 năm sau sự kiện thảm sát đẫm máu ở Thiên An Môn, dư luận vẫn không biết danh tính và số phận của người đàn ông được xem như người hùng này. Giới truyền thông phương Tây gọi ông là Người chặn xe tăng (tankman), hay Người nổi dậy vô danh.
Theo ABC News, có một số thông tin cho rằng, người đàn ông chặn xe tăng ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6/1989 tên là Wang Weilin. Năm 2006, Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) nói rằng cái tên Wang Weilin là một bí danh và ông ta đã thoát khỏi vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, sau đó đã qua Đài Loan thông qua đường Hồng Kông. Song danh tính này chưa có nguồn tin nào xác nhận..
Trước đó, tháng 4/1998, tạp chí Time đã đưa hình ảnh người chặn xe tăng này vào Danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ.
Phóng viên ảnh của AP, ông Jeff Widener cũng chụp được bức ảnh người đàn ông này đang chặn đầu đoàn tăng.
 người đàn ông chặn đoàn xe tăng trước quảng trường Thiên An Môn, ảnh 1 
 Hàng ngàn sinh viên và người biểu tình tập trung trên quảng trường Thiên An Môn ngày 2/6/1989 - Ảnh: AFP 
Cuộc biểu tình tại Bắc Kinh bùng phát vào tháng 4/1989, với đa số là sinh viên, đấu tranh đòi tự do dân chủ. Sinh viên đã chiếm quảng trường Thiên An Môn, dựng lều ở tại chỗ hơn 1 tháng.
Ngày 20/5/1989, Bắc Kinh ban hành thiết quân luật và quân đội được điều động đến Thiên An Môn. Tuy nhiên hai bên đều ở tư thế đối đầu bất bạo động. Có nguồn tin những người lính được điều đến đối đầu với hàng ngàn sinh viên là quân sĩ ở những nơi xa Thủ đô Bắc Kinh, và họ được yêu cầu không đọc báo, nghe đài hàng tuần trước khi đến Bắc Kinh nhận nhiệm vụ đặc biệt.
 người đàn ông chặn đoàn xe tăng trước quảng trường Thiên An Môn, ảnh 2 
 Sinh viên và binh lính ngồi đối diện nhau trước quảng trường Thiên An Môn, chỉ cách nhau hàng rào mỏng manh, ngày 22/4/1989 - Ảnh: AFP 
Đêm 3/6 rạng sáng 4/6/1989, quân đội Trung Quốc cùng xe tăng, thiết giáp tiến vào quảng trường, tấn công hàng ngàn người ở đây. Lều trại, xe đạp và thậm chí cả một số người biểu tình bị xe tăng cán lên. Quân đội đã nổ súng thảm sát đám đông, với thương vong ước tính từ vài trăm đến vài ngàn người chết. Con số về thương vong và tử nạn trong sự kiện Thiên An Môn đến nay vẫn bỏ ngỏ, với những nguồn tin khác nhau đưa ra những con số khác nhau.
Từ ngày 3/6/2014, Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nhà bất đồng chính kiến trong nước và tiến hành chiến dịch an ninh lớn chưa từng có tại Bắc Kinh để ngăn các hoạt động kỷ niệm 25 năm sự kiện Thiên An Môn.
 vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn trung quốc 
 Người biểu tình dựng lều trên quảng trường Thiên An Môn, ngày 3/6/1989 - Ảnh: Reuters 
 sinh viên bị thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn 
 Một người biểu tình bị thương trong vụ đụng độ với quân đội trên Quảng trường Thiên An Môn, ngày 4/6/1989 - Ảnh: Reuters 
 sinh viên bị thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989 
 Xe tăng quân đội phong tỏa các ngã đường vào Thiên An Môn ngày 6.6.1989 sau khi quét sạch sinh viên và người biểu tình khỏi nơi này ngày 4/6/1989 - Ảnh: AFP 
 sinh viên biểu tình bị thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn 
 Cảnh sát vũ trang tuần tiễu trên đại lộ Tràng An, gần quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 3/6/2014 - Ảnh: Reuters