Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III,
đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm.
Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh;
nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn.
Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay.
Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng aoước được như chúng nó:
sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
Hôm chủ nhật, tôi về nhà chơi. Lấy hết lòng can đảm, tôi nói với mẹ:
“Mẹ ơi, con muốn mua một cái đồng hồ đeo tay, mẹ ạ !”
Mẹ tôi trảlời:
“Con này, nhà mình đến cháo cũng sắp sửa chẳng có mà ăn nữa, lấy đâu ra tiền để sắm đồng hồ cho con ?”
Nghe mẹ nói thế, tôi rất thất vọng, vội quáng quàng húp hai bát cháo rồi chuẩn bị về trường.
Bỗng dưng bố tôi hỏi: “Con cần đồng hồ làm gì thế hả ?”
Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi.
Câu hỏi của bố nhen lên một tia hy vọng trong lòng tôi.
Rất nhanh chóng, tôi bịa ra một câu chuyện:
“Hồi này lớp con đang học ngày học đêm để chuẩn bịthi đại học,
vì là lớp cuối nên bây giờ chúng con lên lớp không theo thời khoá biểu của trường nữa, cho nên ai cũng phải có đồng hồ để biết giờ lên lớp.”
Nói xong, tôi nôn nóng chờ bố trả lời đồng ý, thế nhưng bố tôi chỉ ngồi xổm ngoài cửa chẳng nói câu nào.
Trở về ký túc xá nhà trường, tôi chẳng còn dám nằm mơ đến chuyện sắm đồng hồ nữa.
Thế nhưng chỉ mấy hôm sau, bất chợt mẹ tôi đến trường, rút từ túi áo ra một túi vải hoa con tý,
rồi mở túi lấy ra một chiếc đồng hồmác Thượng Hải mới toanh sáng loáng.
Tôi đón lấy nó, đeo ngay vào cổ tay, trong lòng trào lên một cảm giác lâng lâng như bay lên trời.
Rồi tôi xắn tay áo lên, với ý định để mọi người trông thấy chiếc đồng hồ của mình.
Thấy thế, mẹ tôi liền kéo tay áo tôi xuống rồi bảo:
“Con này, đồng hồ là thứ quý giá, phải lấy tay áo che đi, để giữ cho nó khỏi bị sây xước chứ ! Con nhớ là tuyệt đối không được làm hỏng, lại càng không được đánh mất nóđấy ! Thôi, mẹ về đây.“
Tôi tiễn mẹ ra cổng trường rồi hỏi:
“Sao nhà mình bỗng dưng lại có tiền thế hở mẹ ?”
Mẹ tôi trả lời: “Bố mày bán máu lấy tiềnđấy !”
Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ?
Bố đi bán máu để kiếm tiền mua đồng hồ cho tôi ?
Trời ơi ! Đầu óc tôi quay cuồng, ngực đau nhói.
Tiễn mẹ về xong, tôi tháo chiếc đồng hồ ra, bọc kỹ mấy lớp vải như cũ cất vào cái túi con tý mẹ đưa.
Ngay hôm ấy, tôi hỏi thăm các bạn xem có ai cần mua đồng hồ mới không.
Các bạn hỏi tôi tại sao có đồng hồ mà lại không đeo, tôi bảo tôi không thích.
Họ chẳng tin, cho rằng chắc hẳn đồng hồ của tôi có trục trặc gì đấy, vì thế chẳng ai muốn mua nó.
Cuối cùng tôi đành phải nhờ thầy chủ nhiệm lớp, giúp tôi tìm người mua đồng hồ,
và thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho thầy nghe, vừa kể vừa nước mắt lưng tròng.
Thầy chủ nhiệm nghe xong bèn vỗ vai tôi và nói:
“Đừng buồn, em ạ. May quá, thầy đang cần mua một chiếc đồng hồ đây, em để lại nó cho thầy nhé !”
Thầy trả tôi nguyên giá, còn tôi thì dùng số tiền đó nộp hai tháng tiền ăn ở nhà ăn tập thể.
Có điều khó hiểu là sau đó, chưa bao giờ tôi thấy thầy chủ nhiệm đeo đồng hồ cả.
Mỗi lần tôi hỏi tại sao thì thầy chỉ cười không nói gì.
Về sau tôi thi đỗ đại học rồi ra trường và làm việc ở một tỉnh lỵ xa quê.
Câu chuyện chiếc đồng hồ kia, cứ mãi mãi đeo bám ám ảnh tôi.
Trong một dịp về quê thăm gia đình, tôi tìm đến nhà thầy chủnhiệm cũ và hỏi chuyện về chiếc đồng hồ ấy.
Thầy tôi bây giờ đã già, tóc bạc hết cả.
Thầy bảo: “Chiếc đồng hồ vẫn còn đây.“
Nói rồi thầy mở tủ lấy ra chiếc túi vải hoa nhỏ xíu, năm nào mẹ tôi đưa cho tôi.
Thầy mở túi, giở từng lớp vải bọc, cuối cùng chiếc đồng hồ hiện ra, còn mới nguyên !
Tôi kinh ngạc hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy không đeo nó thế ạ ?”
Thầy chủ nhiệm từ tốn trả lời: “Thầy đợi em đến chuộc lại nóđấy !”
Tôi hỏi tiếp: “Thưa thầy, vì sao thầy biết em sẽ trở lại xin chuộc chiếc đồng hồ ạ ?”
Thầy bảo: “Bởi vì nó không đơn giản chỉ là chiếc đồng hồ,
mà điều quan trọng hơn, nó là lương tâm của một con người.”