Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Thương tiếc một người bạn

Minh Tâm






13/6/2014
… Tôi bị ung thư gan giai đoạn cuối, kèm huyết khối tĩnh mạch cửa. Bệnh viện Chợ Rẩy không can thiệp được nữa. Tôi nằm nhà cả tháng rưởi nay, chỉ uống lá đu đủ cầm cự, chưa biết sống chết ngày nào. Nếu may mắn còn được sống, lại tiếp tục cộng tác và liên lạc với anh. Nếu không may, xin giã biệt anh, anh ở lại mạnh giỏi.
Chúc anh và gia đình luôn được nhiều may mắn, tươi vui trong cuộc đời.
Đọc email của Hoàng Anh mà lòng tôi buồn vô hạn. Bởi vì anh còn nhỏ tuổi hơn tôi mà lại bị căn bịnh quái ác ở giai đoạn cuối, không hy vọng chữa trị được. Ngồi thừ trước máy tính mà không thể suy nghĩ được một câu để trả lời. Tôi nhớ về những kỷ niệm với anh….*****Năm năm trước, tôi về Việt Nam thăm gia đình. Anh Nhung có đưa cho tôi bản thảo cuốn Trường Xưa Trong Trí Nhớ viết về Lịch Sử Trường Trịnh Hoài Đức. Chỉ cần đọc trang mở đầu đã thấy hấp dẫn và trong đêm đó tôi đã thức khuya để đọc cho tới hết. Sáng hôm sau, tôi ngỏ ý với anh Nhung muốn gặp mặt tác giả cuốn sách nói trên (in photocopy, chưa xuất bản). Anh Nhung gọi điện thoại và trưa hôm đó lần đầu tiên tôi gặp mặt một người bạn mà sau nầy đã gắn bó với công tác của Hội CHS Trịnh Hoài Đức: Huỳnh Hoàng Anh.Hoàng Anh ốm, lại để râu nên trông già trước tuổi. Anh Nhung nói anh ta học khoá 17, nghĩa là đàn em của mình, mà nhìn như một ông cụ!. Buổi gặp gỡ đầu tiên và duy nhứt của tôi với Hoàng Anh chỉ kéo dài khoảng một tiếng. Hai anh em thảo luận về cuốn sách của anh, những sở thích về tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, và những ưu điểm khuyết điểm của trang nhà CHS THĐ mà tôi đang thực hiện.Tuy nhiên sau khi tôi về Mỹ thì hai anh em lại email qua lại thường xuyên. Hàng tuần, có khi đôi ba ngày chúng tôi lại viết email cho nhau để thông báo tin tức, gởi bài vở, thảo luận những vấn đề mà hai người cùng quan tâm. Riết rồi Hoàng Anh và tôi thân mật như anh em ruột. Hoàng Anh là người trực tính, có chuyện gì vui buồn ở Việt Nam anh đều đem ra tâm sự hết.Anh là một người kiễn nhẫn và chịu khó tự học. Thời trai trẻ, gia đình anh khó khăn. Tuy không có bằng chuyên môn về sử học nhưng Hoàng Anh có sở thích tìm tòi về lịch sử trường Trịnh Hoài Đức và lịch sử tỉnh nhà. Anh tâm sự rằng đi tìm tài liệu về Trường THĐ cũng không dễ dàng gì. Có lần đến thăm một thầy (xin dấu tên) để hỏi tài liệu, thì không những thầy không cho mà còn nói: “Anh còn nhỏ, thì biết gì mà nói”. Hoàng Anh đành im lặng và chịu đựng. Nghiên cứu về lịch sử, nếu muốn nói lên sự thật thì rất dễ dàng đụng chạm với nhiều người và có khả năng bị rắc rối với chánh quyền. Một cộng tác viên của anh do lo sợ điều nầy nên đã nửa đường từ chối, không dám tiếp tục công việc. Hoàng Anh thì khác, một khi đã chọn đường đi thì anh sẽ kiên trì tiếp bước tới cùng dù có bao chông gai cũng mặc.Đọc trang nhà THĐ, Hoàng Anh đề nghị thêm phần "Đất và Người Bình Dương". Anh đã đóng góp nhiều bài vở rất có giá trị cho phần nầy. Đặc biệt bài viết: “Người Bình Dương, họ là ai?” của anh đã được đánh giá cao và có rất nhiều người ở trong và ngoài tỉnh tìm đọc. Anh cũng là người đề nghị thực hiện Đặc San Xuân Trịnh Hoài Đức. Từ đó, hàng năm mỗi lần xuân về và có đặc san, anh đều bỏ tiền túi ra in một ít để tặng bạn bè thân quen. Thêm vào đó, mỗi lần có bất cứ cuộc họp mặt CHS THĐ nào, anh đều giới thiệu trang nhà của chúng ta để bạn bè tìm đọc.
Hoàng Anh rất giỏi tiếng Anh. Tôi rất bất ngờ khi thấy anh có những bài viết dịch ra từ Anh ngữ. Anh làm thơ cũng rất hay, ý tứ mới lạ, lời thơ mượt mà, đặc sắc. Anh và Chu ngạn Thư là bạn thơ, hai người thường xuyên nhận những giải thưởng về văn thơ ở Bình Dương và trong các cuộc thi về thơ. Anh cũng hay thảo luận về lịch sử với thầy Nguyễn Hiếu Học và cũng có góp công trong tác phẩm Dấu Xưa Đất Thủ.
Năm ngoái, Hoàng Anh cho biết đã hoàn tất tác phẩm Chùa Bà Bình Dương và đã có nhà xuất bản đề nghị mua bản quyền. Mới đây, tác phẩm đã được xuất bản. Mừng cho anh có một tác phẩm để đời.Hoàng Anh làm việc siêng lắm. Anh thức khuya, dậy sớm, cặm cụi tìm tòi, sáng tác. Không biết anh có linh tính hay không về sức khoẻ của mình mà làm việc tận tuỵ như vậy. Hầu hết bài viết của anh được đăng trên trang nhà CHS Trịnh Hoài Đức, nhưng cũng còn một số bài có tính cách lịch sử đã viết xong nhưng chưa đưa lên mạng. Hoàng Anh có kiến thức rất rộng. Thầy Võ Tấn Phước khen rằng: "Nếu anh tiếp tục con đường nghiên cứu thì vài năm nữa, anh sẽ là một học giả chuyên về đề tài Bình Dương". Tôi cũng rất trân trọng anh và mỗi lần tôi tìm ra một điều gì mới thì cũng hay hỏi ý kiến của anh. Bài viết “Tìm hiểu về chữ Thuyền trong địa danh An Nhất Thuyền ở Bình Dương” hay “ Tìm dấu vết đường xe lửa đi ngang Bình Dương” của tôi đều có những góp ý của Hoàng Anh. Bài viết mới: “Ai là tác giả?” (sẽ đăng vào đặc san THĐ Xuân Ất Mùi) cũng có nhiều góp ý của anh.Mới đây, khi tôi viết xong bài: “Sự hình thành và phát triển chợ Thủ Dầu Một theo thời gian” và gởi cho Hoàng Anh để nhận xét trước khi gởi cho Hội Nghiên Cứu Lịch Sử BD. Hoàng Anh phê bình vắn tắt rằng: “ Bài viết có nhiều điều mới lạ”. Tôi thầm nghĩ: Thường anh phê bình dài lắm mà kỳ nầy sao ngắn quá!. Lúc nầy tôi không biết anh đã bị bịnh mà cũng cố gắng đọc hết bài và nhận xét như vậy.***Nghe tin Hoàng Anh mãn phần mà tôi buồn quá!. Đời sống con người sao ngắn ngủi quá!. Sao ông Trời lại bắt anh phải ra đi trong khi anh và tôi còn nhiều dự án tìm tòi lịch sử còn đang dang dỡ?. Tôi đã khóc cho một tài hoa bạc mệnh, ra đi trong lúc còn nhiều khả năng cống hiến cho đời. Anh mất đi, gia đình mất một người thân, CHS chúng ta mất một người bạn tốt, và bạn đọc mất đi những dịp đọc những tác phẩm mới của anh về lịch sử tỉnh nhà, về quê hương, dân tộc và trường lớp... 

 Xin chép lại mấy vần thơ của Hạt Bụi A2 thương tiếc chia tay Hoàng Anh:

Hoàng Anh, Hoàng Anh
mỗi giờ, mỗi ngày
chị cầu nguyện
cho em dịu êm cơn đau
cho em nhẹ nhàng niệm Phật
cho em thấy sớm mai thức dậy bình yên
cho cuộc đời là chuyến xe đưa em qua từng miền kỷ niệm...

Hoàng Anh, Hoàng Anh
con chim buồn thôi hót
cành lá khô chờ một giọt
sương sa ngang chỗ em nằm
thôi nhọc nhằn trần gian ở lại
thôi cõi phúc em thảnh thơi đi
thôi túi thơ-bầu rượu-gánh văn chương
thôi trả hết nửa cuộc đời mộng mị...

thôi em ngủ yên nhé Hoàng Anh! Hoàng Anh!!!

(chia tay HA trưa 25/06/2014)
Chia tay bạn mà lòng tôi đau đớn như chia tay một người thân thương trong gia đình. Mong bạn được sớm an nghĩ bình yên và phù hộ cho chúng tôi, những người ở lại sẽ cố gắng tiếp bước những hoài bảo của bạn. Thành kính phân ưu cùng gia đình Hoàng Anh, nguyện cầu hương linh của anh sớm tiêu diêu miền lạc cảnh./.




Huỳnh Hoàng Anh và tác phẩm Chùa Bà Bình Dương
Bấm vào đây để xem thêm những hình ảnh khác của Hoàng Anh

TIN BUỒN: NHÀ BIÊN KHẢO, NHÀ THƠ HOÀNG ANH, NGƯỜI BẠN VĂN CỦA HƯƠNG QUÊ NHÀ VỪA QUA ĐỜI




(1959-2014)

THAY LỜI TỰA (Chân dung tác giả)

Là một thợ giày đất Bình Dương
Đã quen với gió bụi bên đường
Khách hàng kẻ trách, người ca ngợi
Buôn bán nổi trôi khá thất thường

May xong giày dép thì tới trường
Học trò đứa sợ, đứa thì thương
Thầy già ốm yếu nhưng còn khoẻ
Phổi rách mấy đường vẫn ít lương

Đã vậy lại còn mê văn chương
Ôm sách say sưa mòn cả giường
Cuộc sống thanh bần và thanh thản
Nhà chật mà hồn bay bốn phương

Bè bạn lắm người rủ “sương sương”
Có lúc say mèm ngủ bên đường
Về khuya sợ vợ không kêu cửa
Thềm lạnh nằm co với gió sương

Rất may vợ nhà bà Tú Xương
Tần tảo sớm khuya thiệt đảm đương
Gặp phải ông chồng vô tích sự
Không chóng thì chầy cũng bớt thương

Tài cán như ta nghĩ quá thường
Một đời không dở cũng ươn ươn
Thôi còn chút sức nay đành ráng
Ráng thức đêm mà nhớ mái trường

Nơi ấy đã mờ trong gió sương
Mà sao lòng vẫn thấy vấn vương
Vẽ lại từng đường bằng nét chữ
Chút lòng gởi đến bạn muôn phương

Bao nhiêu năm ấy người còn, mất
Lần giở từng trang quá cảm thương
Tưởng đã xa rồi trong kỷ niệm
Bỗng đâu thoang thoảng chút mùi hương …

(15-05-09)




Sáng tác mới:Chiếc Lá
(dạng pdf - xin chờ download)
Biên Khảo& Phê Bình:
Thỉnh tào kê
Miễu Tử Trận
Hoài Nam Nghĩa Sĩ Miếu
Thủ-dầu-một phong cảnh thi
Thủ Dầu Một hồi đầu thế kỷ 20 qua cái nhìn của Nguyễn Liên Phong

Vài nét về Bình Dương
Núi Châu Thới
Chùa Bà Bình Dương
Múa lân, sư, hẩu…
Kỳ lân
Múa cù
Tưởng niệm thi sĩ Ðơn Phương
La Toàn Vinh
Ba Nam
Huỳnh văn Cù - Anh Hùng Chống Tây
Viết về ông Huỳnh văn Cù
Luật sư Trần văn Trai, một nhân sĩ đất Bình Dương
Cách ăn Tết của người Bình Dương xưa

Người Bắc Người Nam
Cúng đình cúng miễu
Lời ăn tiếng nói của người Bình Dương
Nhớ về Trần Bình Dương
Tiếng Bình Dương

Những con đường chợ Thủ

Tết thiệt là chán
Những người mang tên cọp trong Việt sử
Những nhà giáo tiền phong ở Bình Dương Vài ý kiến về nền văn học dân gian Bình Dương
Người đẹp Bình Dương
Phiếm luận về dế

Vài câu nói rất nổi tiếng
Làng Ba Chúc
Người Bình Dương (phần hai) Kinh nguyệt, vầng trăng phố thị
Kiều, tuyệt tác không có độc giả Coi hát ở Bình Dương
Tống Cựu Nghinh Tân
Tết ở nông thôn qua truyện ngắn Bình Nguyên Lộc
Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc và câu chuyện những người đi mở cõi
Tình quê hương trong tác phẩm nhà văn Bình Nguyên Lộc
Chùa Tây Tạng và Mật Tông Tây Tạng
Đinh Cường - Vẫn rừng cao su của anh
Lê Thành Nhơn - Niềm kiêu hãnh bị lãng quên
Cù lao Bạch Đằng
Chợ và quán – Chợ Thủ Dầu Một
Người Bình Dương (phần một)
Ông Tám Khiêm – bậc thầy của nghề sơn Ông Ba Tuyền Sơn mài Đồng Tâm - Bà Tám Hòa – Chữ đức trong nghề nghiệp
Ba cây đại thụ trời Nam
Sơn Nam – hình bóng quê nhà
Sơn Núi
Phác hoạ bức tranh ẩm thực của Bình Dương xưa và nay
Tiệm phở lâu đời nhất ở Miền Nam
Tiếng chim, hoa bí, và những tà áo trắng
(viết về nhạc sĩ Võ Đông Điền)Đêm nghe nhạc TrịnhOan khiên một phận người
(Thương tiếc Nguyễn Hữu Lâm)
Truông Ông Đức
Chợ Huyện ở Bình Dương
Tìm hiểu về danh nhân Trịnh Hoài Đức

Lịch Sử:
Trận Mậu Thân ở Bình Dương
Trận đánh Thành Quan
Đánh giặc Tây ở Thủ Dầu Một
Sông Bình Dương
Cầu Phú Cường
Phút cuối của tướng Lê văn Hưng
Sáng tác:Một Thoáng Đà Lạt
Chiếc Lá (thơ)

Chim cũng khoái tu
chạy ♦ bám ♦ thơ làm đêm trung thu
chuyện thú vật
con gà giống ♦ đã là núi thì không thể sập được
những lời nói trước khi đưa tay vào còng
vì tôi là người việt nam
Mối tình đầu ở vùng xôi đậu
Bụi chuối sau hè

Bông trái quê nhà
Những bài thơ tỉnh lẻ
Hương nắng vườn xưa
Mặt trắng – Mặt xanh

Dịch thuật:Chiếc lá Thơ dịch

Đang thực hiện:

Trường xưa trong trí nhớ
(Lịch sử trường Trung Học Trịnh hoài Đức – Bình Dương)

Tác phẩm đã xuất bản:

Văn hóa ẩm thực Bình Dương

Ẩm Thực Bình Dương 1
Ẩm Thực Bình Dương 2
Ẩm Thực Bình Dương 3
Ẩm Thực Bình Dương 4

Chùa Bà Bình Dương

Làng nghề Bình Dương
Bình Dương trái chín
(tập tiểu luận phê bình văn học in chung với nhiều tác giả)
Hình ảnh tác giả

Liên lạc:
Email: khoanguyenchuong2006@yahoo.com