Quyển Trương
Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời của nhà văn Hoàng Lại Giang kết thúc với hình ảnh
Trương Vĩnh Ký ngồi gục chết trên bàn viết. Đầu ông gục trên quyển tự điển tiếng
Pháp để mở, tay trái giữ quyển sổ "Cuốn sổ bình sanh", tay phải vẫn còn nắm cán
bút... Trong "Cuốn sổ bình sanh", ông dặn dò hãy ghi trên bia mộ ông
câu "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót
tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi. Đây là một câu trích ra từ Sách
của Job trong Cựu ước).
Và tôi đã đến nhà mồ của ông. Pétrus Trương Vĩnh Ký, người học giả uyên bác vào bậc nhất của thế giới trong thế kỷ 19, người thông thạo 27 thứ tiếng, người có công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ tại Việt Nam, người được xem là ông tổ nghề báo Việt Nam, ông đang yên giấc tại đây với lời van xin: Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi!
Đôi câu đối
chữ Hán dọc 2 bên cửa mộ là:
Điều đáng chú
ý là Wikipedia cũng như tất cả các bài báo đều chỉ ghi 1 câu tiếng La tinh khắc
trên nhà mồ của Trương Vĩnh Ký (là câu nêu trên), nhưng thật ra trong Cuốn sổ
bình sanh của ông ghi đến 3 câu và cả 3 câu ấy đều được khắc ở 3 cửa vào của
nhà mồ. 2 câu còn lại là:
Ngôi nhà mồ
này đã được tôn tạo lại năm 2001 bởi con cháu trong dòng họ. Kiến trúc mang màu
sắc công giáo.
Bên trong nhà
mồ đơn sơ ngoài mức tưởng tượng của chúng ta:
Bàn thờ trắng, nhỏ, ở giữa là bàn thờ tổ tiên. Còn mộ đâu? Khác với những ngôi mộ hay lăng thường thấy, xây nổi lên, mộ Trương Vĩnh Ký phẳng lỳ trên mặt nền. Mộ ông nằm chính giữa, hai bên là mộ của vợ ông và con trai trưởng.
Khuôn viên khu mộ Trương Vĩnh Ký rộng khoảng 2.000 met vuông (ngôi nhà mồ khoảng 50 met vuông). Ngoài ngôi nhà mồ chính khá tươm tất, phần còn lại là khoảng 50 - 60 ngôi mộ của những người trong dòng họ, tất cả đều mang vẻ điêu tàn. Trong khuôn viên này còn ngôi nhà cổ của dòng họ xây từ năm 1937, giờ vẫn là nơi trú ngụ của con cháu ông. Do điều kiện kinh tế khó khăn, họ mở quán nước giải khát bình dân và lấy khuôn viên này làm bãi giữ xe cho công ty ở gần đó.
Có một số ý kiến mong muốn chính quyền công nhận khu lăng mộ Trương Vĩnh Ký là di tích văn hóa - lịch sử để có biện pháp bảo tồn và tôn tạo, cũng như hướng dẫn người dân đến tham quan. Ý kiến đáng trân trọng, nhưng chắc là khó lắm, vì người ta vẫn còn những đánh giá khác nhau về công - tội của Ông. Thôi, còn ngôi mộ của ông giữa một khu đô thị sầm uất ở quận 5 như đường Trần Hưng Đạo, chưa bị di dời là may rồi!
Trương Vĩnh Ký vẫn được coi là ông tổ nghề báo Việt Nam, nhưng ngày 21/6 sắp tới sẽ không có chỗ cho Ông, bởi vì Ông không phải là Nhà báo Cách mạng. Thế nhưng tôi tin rằng ngày ấy nhiều người sẽ đến với ông như lời ông nhắn gọi:
Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi!
và mong ước của ông:
Những ai sống và tin
Tôi sẽ không phải chết đời đời
Tôi
tìm đến mộ Trương Vĩnh Ký vào một buổi chiều, 116 năm sau ngày ông mất
(1/9/1898). Không như nhiều bài báo nói rằng mộ ông khó tìm, khu mộ này rất dễ
tìm thấy vì nó nằm ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng, quận 5,
TPHCM. Cổng chính số 520 Trần Hưng Đạo, cổng phụ đường Trần Bình Trọng đã bị bít
lại. Có khó tìm chăng là do ta không biết trước, vì nơi đây không hề có bảng
biển gì cho biết đây là mộ của một danh nhân.
Cổng vào khu
mộ Trương Vĩnh Ký, số 520 Trần Hưng Đạo
Và tôi đã đến nhà mồ của ông. Pétrus Trương Vĩnh Ký, người học giả uyên bác vào bậc nhất của thế giới trong thế kỷ 19, người thông thạo 27 thứ tiếng, người có công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ tại Việt Nam, người được xem là ông tổ nghề báo Việt Nam, ông đang yên giấc tại đây với lời van xin: Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi!
Lưu bì văn
dự dị thiên địa
Ủy thế
linh thần tại tử tôn
(Tiếng thơm
ngưng đọng trong trời đất
Ý chí lưu
truyền tại cháu con)
(Người
dịch: Thanh Vân Nguyễn Duy Nhường)
Kiến thức của con người
Có nó là nguồn sống
Những ai sống và tin
Tôi sẽ không phải chết đời đời
Bàn thờ trắng, nhỏ, ở giữa là bàn thờ tổ tiên. Còn mộ đâu? Khác với những ngôi mộ hay lăng thường thấy, xây nổi lên, mộ Trương Vĩnh Ký phẳng lỳ trên mặt nền. Mộ ông nằm chính giữa, hai bên là mộ của vợ ông và con trai trưởng.
Bia mộ Trương
Vĩnh Ký
Khuôn viên khu mộ Trương Vĩnh Ký rộng khoảng 2.000 met vuông (ngôi nhà mồ khoảng 50 met vuông). Ngoài ngôi nhà mồ chính khá tươm tất, phần còn lại là khoảng 50 - 60 ngôi mộ của những người trong dòng họ, tất cả đều mang vẻ điêu tàn. Trong khuôn viên này còn ngôi nhà cổ của dòng họ xây từ năm 1937, giờ vẫn là nơi trú ngụ của con cháu ông. Do điều kiện kinh tế khó khăn, họ mở quán nước giải khát bình dân và lấy khuôn viên này làm bãi giữ xe cho công ty ở gần đó.
Cổng ra ở
đường Trần Bình Trọng đã bít lại, nhìn bề bộn và luộm thuộm.
Có một số ý kiến mong muốn chính quyền công nhận khu lăng mộ Trương Vĩnh Ký là di tích văn hóa - lịch sử để có biện pháp bảo tồn và tôn tạo, cũng như hướng dẫn người dân đến tham quan. Ý kiến đáng trân trọng, nhưng chắc là khó lắm, vì người ta vẫn còn những đánh giá khác nhau về công - tội của Ông. Thôi, còn ngôi mộ của ông giữa một khu đô thị sầm uất ở quận 5 như đường Trần Hưng Đạo, chưa bị di dời là may rồi!
Trương Vĩnh Ký vẫn được coi là ông tổ nghề báo Việt Nam, nhưng ngày 21/6 sắp tới sẽ không có chỗ cho Ông, bởi vì Ông không phải là Nhà báo Cách mạng. Thế nhưng tôi tin rằng ngày ấy nhiều người sẽ đến với ông như lời ông nhắn gọi:
Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi!
và mong ước của ông:
Những ai sống và tin
Tôi sẽ không phải chết đời đời
Phạm Hoài
Nhân
Ảnh: Phạm
Tường Nhân