Ông John Kelly, tình nguyện viên người Mỹ nguyên là giám đốc bưu điện, đang phục vụ tại một quán Nụ Cười ở Saigon.
Trong xã hội vẫn còn những tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người...Những hôm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng mua 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở...
Hai ngàn đồng Việt Nam, món tiền lẻ nhiều khi không đủ để gởi xe, nhưng cũng đủ cho một bữa cơm tươm tất, sạch sẽ nơi các quán mang tên Nụ Cười ở Saigon. Với số tiền nhỏ bé này, người nghèo khi bước vào các quán cơm từ thiện trên được phục vụ cơm trưa có ba món đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với món tráng miệng.
Giá trị thật của bữa ăn là từ 15 đến 20 ngàn đồng, nhưng được bán với giá hai ngàn đồng thay vì cho không để tôn trọng những người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng : họ bỏ tiền ra mua, chứ không phải đi xin. Bên cạnh đó cứ mỗi tuần vào ngày thứ Năm lại có bán những món nước như bún bò, phở…là những món xa xỉ đối với nhiều người lao động, chỉ với giá một ngàn đồng.
Bà Quỳnh Đông, nguyên là thành viên hội đồng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là người phụ trách quán Nụ Cười 2 giải thích về ý tưởng ban đầu của nhà báo Nam Đồng, người sáng lập hệ thống các quán Nụ Cười :
Thật ra anh Năm (Nam Đồng) có cái ý tưởng này lâu lắm rồi, vì thời xưa thời còn là sinh viên hồi trước giải phóng, anh cũng đã từng ăn những quán cơm như vậy. Vì vậy cho nên sau giải phóng, anh cùng với một số người như ông Mười Thôn, giám đốc Sở Tư pháp có ý định là sau này về hưu thì sẽ mở - không chỉ tính chuyện quán cơm, mà còn nghĩ đến việc mở phòng khám miễn phí, giống như nhà thương thí hồi xưa.
Nhưng khả năng huy động để mở ra được một nhà thương miễn phí như vậy thì quá trời tiền, to tát quá nên chưa được. Vì vậy cho nên mới có ý định mở quán cơm từ thiện, hai ngàn đồng thôi.
Khi nói ý tưởng đó với anh Chính bên công ty Sơn Ca, cũng là người rất quan tâm tới công tác xã hội, tới người nghèo, anh đã hưởng ứng rất tích cực. Anh Chính có một công ty truyền thông, anh em làm ngoài giờ để dành được 400 triệu, lấy số tiền đó để mở ra hoạt động lúc đầu, trong khi anh Năm vẫn tiếp tục đi xin giấy phép hoạt động. Anh xin bạn bè, rồi nhiều người khác ủng hộ…chắc cũng may là anh sống cũng liêm khiết, có uy tín nên người ta hỗ trợ tích cực.
Số tiền mà công ty Sơn Ca định nếu không vận động được tốt thì họ sẽ yểm trợ tạm thời để sống qua ngày. Nhưng từ đó tới bây giờ không phải đụng đến số tiền đó, mà từ một quán thành lập vào tháng 8/2012, đã có được năm quán rồi.
Nhà báo Nam Đồng, nguyên là Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi Tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thêm cụ thể :
Giá thành (mỗi phần ăn) là 15 ngàn, đó là không tính công lao động, vì tất cả đều làm không lương, bán 2 ngàn thì bù lỗ13 ngàn. Hiện giờ ở thành phố này có năm quán, ở Quảng Ngãi có một quán nữa là sáu quán, mà mỗi ngày có quán bán 400, có quán bán 500 phần. Nhân số tiền bù lỗ lên thì ít nhất mỗi tháng hệ thống năm quán ở Saigon này phải khoảng nửa tỉ.
Thế số tiền nửa tỉ ở đâu ra ? Ban đầu một số anh em đóng góp lại trong Quỹ từ thiện Tình Thương để làm vốn khởi đầu nộp cho Nhà nước. Muốn làm một quỹ từ thiện NGO ở đây, trước đây là phải có nửa tỉ, bây giờ tỉ rưỡi, hai tỉ, đó là tiền ký quỹ. Tất nhiên Nhà nước không có lấy, nhưng mà Nhà nước bắt đóng, theo luật lệ thì mỗi năm phải tiêu hết số tiền ấy.
Ban đầu lấy tiền đó ra, nhưng sau khi quán hình thành rồi thì mọi người góp lại cho, người cho gạo, cho rau, cho gia vị, người đưa tiền. Đúng là lòng nhân ái, từ thiện của người dân rất rộng lớn, rất là mạnh mẽ. Cho nên tháng 10 năm nay là được hai năm kể từ khi quán số 1 ra đời, hình như chưa bao giờ phải thiếu hụt cả, mà vấn đề là phải lo lâu dài. Có quán hông đủ, nhưng mà bù qua sớt lại thì đủ.
Lâu nay người ta chỉ biết đến các quán Nụ Cười ở Saigon, nay lại mở thêm ở miền Trung ?
Khai trương vào ngày 20 tháng Ba năm 2014, lấy tên là Nụ Cười Sông Trà - Sông Trà là Trà Khúc đó.
Quán ở Quảng Ngãi xa xôi, liệu có được nhiều mạnh thường quân như ở Saigon không thưa ông ?
Ôi chao ôi, mấy « đại gia » Quảng Ngãi nhiều lắm, hoặc là người Quảng Ngãi làm ăn ở nơi khác, hoặc là nhân dân ở đó đóng góp : tiểu thương, người lao động…Người nghèo thì góp ít, mà mình chủ trương là không đi xin ai, tự động người ta nghe người ta tới góp. Mà hay lắm, sự đóng góp là của mọi người đủ thành phần hết.
Thưa ông, các quán Nụ Cười tồn tại được hai năm rồi, có lẽ là rất nhiều chuyện vui buồn ?
Gần hai năm hình thành, biết bao nhiêu chuyện. Chuyện buồn nói chung là ít, nhưng mà chuyện vui thì nhiều. Ví dụ có đứa bé cỡ 11 tuổi đến xin làm tình nguyện viên. Tôi hỏi cháu biết làm gì, rửa chén được hông, nó nói được ; lau bàn, bưng bê thức ăn cho khách được hông, trả lời được. Tôi hỏi bà mẹ, cháu có làm được không chị, chị có đồng ý cho làm không. Bà nói đó là một cách để tôi dạy cho nó hiểu biết về cuộc sống. Tôi thử biểu lau bàn, trời ơi cháu lau rất kỹ, lau hết chân bàn, chân ghế…
Một bà đi làm « ô-sin » theo giờ, đem lại góp một chai nước tương. Tôi hỏi sao chị có chai nước tương mà đem lại. Trả lời tôi đi làm ô-sin buổi sáng từ 6 giờ rưỡi cho tới 11 giờ, tới đây ăn thấy bà con như vậy tôi muốn góp một chút, góp chai nước tương 23 ngàn. Rất là dễ thương.
Rồi có bà bán vé số đi xe lăn, ăn rồi nói tôi không có gì để góp hết, thôi cho tôi góp hai tờ vé số, coi như tôi đóng cho quán. Thế mà hai tờ vé số đó chiều xổ trúng mỗi tờ 100 ngàn đồng, hai tờ 200 ngàn, trúng an ủi. Ghi lên mạng là người bán vé số ủng hộ hai vé, giờ đã trúng, đưa vô quỹ.
Có những hôm thứ Năm, gọi là Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng. Bốn người ngồi một góc, đem ra 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở. Cần nhớ là phở mình bán 1 ngàn đồng là phở ngon bằng 30 ngàn ở ngoài.
Còn nhiều, nhiều lắm…Người nước ngoài đến, rồi mình đem tới cho những người khuyết tật, ốm đau, già cả…Có ông Mỹ đi tới đây, về Mỹ rồi một thời gian trở qua lại. Ban đầu là du lịch, nhưng thấy hay lại bị thuyết phục ở lại tham gia hai tháng xong rồi về Mỹ, lại trở qua hai tháng nữa và bây giờ về viết thư nói là Tết này ổng sẽ qua. Ông đó tên là John Kelly, ở San Jose, Cali.
Khách thường xuyên có lẽ đa số là người lao động ?
À, có thống kê, có đi tìm hiểu - một cách xác suất nhưng tỉ lệ, cơ cấu này không thay đổi lắm, chỉ thay đổi vài phần trăm ở quán này, quán kia thôi. Đa số khoảng 25% là bán vé số, 30% là ve chai, 20% là xe ôm, 20% là những người mua bán linh tinh – có những người ở miền Trung vô, đeo một cái khung gỗ to mỗi bề cỡ thước, thước rưỡi, trên đó treo móc khóa, chìa khóa, bông ráy tai v.v…Rồi học sinh sinh viên, có nơi vào khoảng 20% nữa.
Có một vấn đề mà người ta hay e ngại, đó là sự lợi dụng. Tức là những người trung lưu trở lên, họ lại ăn. Tại vì ăn ở đây tuyệt đối sạch sẽ, nguyên liệu đều có nguồn gốc hết, và chỗ ngồi cũng bật quạt mát mẻ, ly uống nước dùng một lần rồi vứt ; cho nên có người nghĩ vậy thì sẽ bị lợi dụng chăng.
Ban đầu tôi cũng lo vậy, nhưng thực tế số đó có tuy nhiên rất ít, chưa tới 5%. Làm sao tôi biết được con số đó ? Có rất nhiều bữa tôi đếm thử số người, xem những ai đi giày và ăn mặc tươm tất, thì đếm được mỗi bữa chưa tới bảy, tám người, nghĩa là chưa tới 5%. Nhưng mà trong số đó có người đi ăn vì tò mò, họ muốn coi thử có thật như báo đăng không. Và ăn xong rồi họ ra đóng gấp mấy trăm lần số tiền hai ngàn đồng một bữa. Có người đóng một triệu, 500 ngàn, vài triệu v.v…
Nhưng cũng có vài trường hợp – mà đây là số rất ít và bây giờ đã chấm dứt rồi, như ở quán số 6 dưới Thủ Đức. Có một cơ sở sản xuất bìa kẹp giấy để làm sơ-mi, họ thuê công nhân bao ăn trưa. Nhưng từ khi quán mình mở ra gần đó, họ đưa hết công nhân tới đó ăn. Sau hai tuần tôi phát hiện ra, lại nói với ông giám đốc, sau đó thì chấm dứt. Nếu nói chuyện buồn thì chỉ có một chuyện duy nhất đó thôi, còn chuyện vui nhiều lắm và chuyện xúc động cũng nhiều lắm.
Như ông có nói, thỉnh thoảng cũng có những tình nguyện viên là người nước ngoài ?
Có những người khách nước ngoài đi du lịch để làm thiện nguyện, thế là họ đăng ký với một công ty ở Thái Lan, công ty này móc ráp với chúng tôi. Họ đưa người tới để làm thiện nguyện, mỗi bữa bốn năm người hoặc năm sáu người, đủ quốc tịch hết, thường là lớp trẻ. Người ta tới Nụ Cười 1, 2 hay 3,4, tháng nào cũng có. Rồi có những người đi du lịch tới đây thấy vậy nhảy vào làm, tất cả mình đều nhận hết.
Mà những người đó có đặc tính như thế này : làm việc hết sức nghiêm túc, lúc nào cũng tới đúng giờ, làm rất chăm chỉ và đặc biệt lúc nào cũng vui tươi, nở nụ cười.
Ông John Kelly là một ví dụ, có một chuyện xúc động về ông. Vô đó là phải đeo khẩu trang hết và phải mặc đồng phục. Một hôm ông hỏi tôi là cho ông cởi khẩu trang ra được không. Tôi hỏi tại nóng quá hay sao, ông nói không phải. Tại vì mấy người ăn ở đây họ cười với ổng, cho nên ông muốn cởi khẩu trang ra để cười lại với người ta.
Còn tình nguyện viên người Việt thì sao ?
Tình nguyện viên 70% là sinh viên các trường đại học, 30% còn lại gồm đủ thành phần : công chức, các bà nội trợ, những người làm ngành y…nhưng phần lớn là nội trợ. Họ làm việc, nói chung là về tình nguyện viên tôi chưa phải chê ai hết.
Có lẽ là do họ làm việc vì tự giác chứ không vì động cơ nào khác ngoài động cơ mong muốn phục vụ người nghèo, cho nên thái độ phục vụ rất tốt. Có những người làm việc cả năm rồi nhưng ngày nào cũng tới đúng giờ. Không có lương bổng gì hết, chỉ có điều ai tình nguyện thì 10 giờ rưỡi ăn cơm trưa tại chỗ, vậy thôi.
Hồi trước năm 1975 có quán cơm xã hội bán giá rẻ cho người nghèo. Các « quán cơm hai ngàn đồng » mới xuất hiện một hai năm gần đây nhưng cũng đã được ủng hộ, có lẽ cũng khiến người ta còn có được một ít hy vọng vào xã hội hiện nay – mà lâu nay vẫn bị phê phán về tính thực dụng, vô cảm…
Trước năm 1975 có những quán cơm xã hội, hồi đó bán 5 đồng hay 10 đồng tôi không nhớ rõ nhưng rất rẻ. Có điều là chính quyền Saigon cũ « tàn ác, bóc lột » bằng cách là cung cấp gạo ! Gạo thì Bộ Xã hội thời đó cho không, còn những người hảo tâm đứng ra tổ chức thì họ lấy rau, mắm muối, củ cải…từ các chợ, tiểu thương cho chẳng hạn. Còn bây giờ rất là « ưu việt », nghĩa là tôi đi xin cái giấy phép để mở quán ba tháng mà chưa xong. Hiện nay có mấy quán đương thương thảo thuế.
Tôi nói với cô, tình hình không đến nỗi bi quan. Tất nhiên có một số đối tượng phần nào đó họ vô cảm, không quan tâm đến người nghèo, không có lòng nhân ái. Nhưng đa số vẫn còn tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên cô thấy gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người.
Có một điều lạ như thế này : tôi định mở ở Hà Nội nhưng không được – hồi đó đã tính hết rồi. Có ba nguyên nhân, tôi không phân biệt Bắc Nam theo nghĩa cực đoan đâu, nhưng do quá trình lịch sử xã hội hình thành nên như thế này. Tức là lòng nhân ái và ý thức công tác xã hội ở miền Bắc hiếm hơn, ít hơn miền Nam nhiều, bởi vì ba lý do.
Rất nhiều năm trong cái xã hội gọi là « xã hội chủ nghĩa » đó, mọi thứ người ta đều quan niệm là Nhà nước bao cấp lo hết. Tất cả những chuyện đó không phải chuyện của dân, cho nên họ không có thói quen làm. Thứ hai là niềm tin của họ đối với các tổ chức làm công tác xã hội không có. Họ nói, góp cái gì cho nó là nó ăn hết !
Còn ở miền Nam từ lịch sử, quá trình xây dựng xã hội Nam bộ - nói chung từ những lưu dân, họ phải câu kết lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau từ hồi xưa khi mới hình thành. Rồi qua nhiều năm tháng, ý thức về lòng nhân ái, quan tâm tới người khác, giúp đỡ, đã thành thói quen tự nhiên. Thêm nữa, người Nam bộ là người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện gì phải thì làm ngay.
Cho nên thấy rõ nhất là mỗi lần bão lụt ở miền Trung – tôi đã đi làm công tác này nhiều năm, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên…Mỗi lần thiên tai như thế là ùn ùn hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe mang biển số miền Nam hết. Từ đoàn Phật tử, đoàn tiểu thương chợ An Đông, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, đoàn công tác xã hội của Thiên Chúa giáo…đủ hết, nhưng nhìn cái bảng số xe thì biết, không có bảng số xe nào của miền Bắc chở vô hết.
Điều đó, tôi đã suy nghĩ vì cái gì ? Thì những cái hồi nãy tôi nói đó. Cho nên niềm tin vào con người, sự quan tâm, lòng nhân ái… thì không nên thất vọng. Riêng tôi thì tôi rất tin, qua thực tiễn đã gần hai năm rồi và sắp tới còn làm nữa đây.
Nhưng nói với cô điều ấy, tôi cũng hơi ngại ngùng một chút. Bởi vì nếu mà cô đăng báo cô nên viết sao đó, chứ không thôi người ta nói dư quá rồi, hổng giúp đỡ nữa, thì quán phải đóng cửa !
Nhưng thưa ông, ngược lại nhiều người vẫn sợ rằng những quán cơm từ thiện không duy trì được bao lâu…
Thì ráng thôi, nhưng mà duy trì tốt. Cô biết, mỗi ngày như thế một quán ít nhất mất cũng hơn 5 triệu, nếu tính đủ vô thì 6 triệu mỗi quán. Mỗi một người khách vô ăn là coi như quán mất 13 ngàn đồng. Còn riêng Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, thì mất khoảng 17 ngàn, vì ngày đó là ngày « hạnh phúc », tức là ngày phở, bún, mì quảng, hủ tiếu…giá đều 1 ngàn đồng.
Nói chung hễ có khách bước vào là thấy « lỗ lã » ngay phải không ạ ?
Tất nhiên. Mục đích của mình mở ra là để « lỗ » mà. Thành ra theo thói quen người ta hỏi, sao, bữa nay quán đông khách không, mình cười, « mừng » là ít khách, nhiều khách thì càng tốn tiền.
Nói thì nói vậy, nhưng bây giờ chỉ có quán Nụ Cười 6 ở Thủ Đức, không ai giúp đỡ gì thì đáng lo thôi, nhưng cũng san sẻ qua lại được. Do một là ở trong hẻm ít người biết, hai là khu vực đó là khu xóm lao động, ba nữa là truyền thông ít ai nói tới, tìm cũng khó.
Dù số tiền tiết kiệm được khi ăn trưa ở các quán Nụ Cười không lớn, nhưng đối với người nghèo chạy ăn từng bữa, có lẽ cũng giúp được phần nào cho họ ?
Một bà bán ve chai thường xuyên ăn ở đó cả năm rồi, có bữa tôi hỏi, mấy bữa bình thường không có quán này chị ăn ở đâu. Bả nói ăn ở ngoài, cơm bình dân rẻ nhất là 15 ngàn, nhưng mà hổng ngon, hổng sạch sẽ bằng ở đây. Rồi dư ra tôi bỏ ống hết, mỗi ngày tôi bỏ 13 ngàn. Ông chồng tôi cũng ăn ở đây, cũng bỏ vô (bà đó quê ở Phú Yên). Trong vòng sáu tháng qua, toàn bộ học phí của con tôi học đại học từ tiền tiết kiệm được ở quán ăn này mà ra.
Rồi một bà khác ở Đồng Tháp nói phải vay nóng người ta, cứ kéo dây dưa và phải trả lãi, trả chậm lãi lại chồng lên. Bây giờ từ hồi ăn ở đây là bả trả được hết nợ, cứ hàng tuần bà để ra trả góp, nên hết được nợ.
Xin chân thành cảm ơn các nhà báo Nam Đồng và Quỳnh Đông ở Saigon đã vui lòng tham gia tạp chí xã hội hôm nay của RFI Việt ngữ.
Giá trị thật của bữa ăn là từ 15 đến 20 ngàn đồng, nhưng được bán với giá hai ngàn đồng thay vì cho không để tôn trọng những người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng : họ bỏ tiền ra mua, chứ không phải đi xin. Bên cạnh đó cứ mỗi tuần vào ngày thứ Năm lại có bán những món nước như bún bò, phở…là những món xa xỉ đối với nhiều người lao động, chỉ với giá một ngàn đồng.
Bà Quỳnh Đông, nguyên là thành viên hội đồng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là người phụ trách quán Nụ Cười 2 giải thích về ý tưởng ban đầu của nhà báo Nam Đồng, người sáng lập hệ thống các quán Nụ Cười :
Thật ra anh Năm (Nam Đồng) có cái ý tưởng này lâu lắm rồi, vì thời xưa thời còn là sinh viên hồi trước giải phóng, anh cũng đã từng ăn những quán cơm như vậy. Vì vậy cho nên sau giải phóng, anh cùng với một số người như ông Mười Thôn, giám đốc Sở Tư pháp có ý định là sau này về hưu thì sẽ mở - không chỉ tính chuyện quán cơm, mà còn nghĩ đến việc mở phòng khám miễn phí, giống như nhà thương thí hồi xưa.
Nhưng khả năng huy động để mở ra được một nhà thương miễn phí như vậy thì quá trời tiền, to tát quá nên chưa được. Vì vậy cho nên mới có ý định mở quán cơm từ thiện, hai ngàn đồng thôi.
Khi nói ý tưởng đó với anh Chính bên công ty Sơn Ca, cũng là người rất quan tâm tới công tác xã hội, tới người nghèo, anh đã hưởng ứng rất tích cực. Anh Chính có một công ty truyền thông, anh em làm ngoài giờ để dành được 400 triệu, lấy số tiền đó để mở ra hoạt động lúc đầu, trong khi anh Năm vẫn tiếp tục đi xin giấy phép hoạt động. Anh xin bạn bè, rồi nhiều người khác ủng hộ…chắc cũng may là anh sống cũng liêm khiết, có uy tín nên người ta hỗ trợ tích cực.
Số tiền mà công ty Sơn Ca định nếu không vận động được tốt thì họ sẽ yểm trợ tạm thời để sống qua ngày. Nhưng từ đó tới bây giờ không phải đụng đến số tiền đó, mà từ một quán thành lập vào tháng 8/2012, đã có được năm quán rồi.
Nhà báo Nam Đồng, nguyên là Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi Tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thêm cụ thể :
Giá thành (mỗi phần ăn) là 15 ngàn, đó là không tính công lao động, vì tất cả đều làm không lương, bán 2 ngàn thì bù lỗ13 ngàn. Hiện giờ ở thành phố này có năm quán, ở Quảng Ngãi có một quán nữa là sáu quán, mà mỗi ngày có quán bán 400, có quán bán 500 phần. Nhân số tiền bù lỗ lên thì ít nhất mỗi tháng hệ thống năm quán ở Saigon này phải khoảng nửa tỉ.
Thế số tiền nửa tỉ ở đâu ra ? Ban đầu một số anh em đóng góp lại trong Quỹ từ thiện Tình Thương để làm vốn khởi đầu nộp cho Nhà nước. Muốn làm một quỹ từ thiện NGO ở đây, trước đây là phải có nửa tỉ, bây giờ tỉ rưỡi, hai tỉ, đó là tiền ký quỹ. Tất nhiên Nhà nước không có lấy, nhưng mà Nhà nước bắt đóng, theo luật lệ thì mỗi năm phải tiêu hết số tiền ấy.
Ban đầu lấy tiền đó ra, nhưng sau khi quán hình thành rồi thì mọi người góp lại cho, người cho gạo, cho rau, cho gia vị, người đưa tiền. Đúng là lòng nhân ái, từ thiện của người dân rất rộng lớn, rất là mạnh mẽ. Cho nên tháng 10 năm nay là được hai năm kể từ khi quán số 1 ra đời, hình như chưa bao giờ phải thiếu hụt cả, mà vấn đề là phải lo lâu dài. Có quán hông đủ, nhưng mà bù qua sớt lại thì đủ.
Lâu nay người ta chỉ biết đến các quán Nụ Cười ở Saigon, nay lại mở thêm ở miền Trung ?
Khai trương vào ngày 20 tháng Ba năm 2014, lấy tên là Nụ Cười Sông Trà - Sông Trà là Trà Khúc đó.
Quán ở Quảng Ngãi xa xôi, liệu có được nhiều mạnh thường quân như ở Saigon không thưa ông ?
Ôi chao ôi, mấy « đại gia » Quảng Ngãi nhiều lắm, hoặc là người Quảng Ngãi làm ăn ở nơi khác, hoặc là nhân dân ở đó đóng góp : tiểu thương, người lao động…Người nghèo thì góp ít, mà mình chủ trương là không đi xin ai, tự động người ta nghe người ta tới góp. Mà hay lắm, sự đóng góp là của mọi người đủ thành phần hết.
Thưa ông, các quán Nụ Cười tồn tại được hai năm rồi, có lẽ là rất nhiều chuyện vui buồn ?
Gần hai năm hình thành, biết bao nhiêu chuyện. Chuyện buồn nói chung là ít, nhưng mà chuyện vui thì nhiều. Ví dụ có đứa bé cỡ 11 tuổi đến xin làm tình nguyện viên. Tôi hỏi cháu biết làm gì, rửa chén được hông, nó nói được ; lau bàn, bưng bê thức ăn cho khách được hông, trả lời được. Tôi hỏi bà mẹ, cháu có làm được không chị, chị có đồng ý cho làm không. Bà nói đó là một cách để tôi dạy cho nó hiểu biết về cuộc sống. Tôi thử biểu lau bàn, trời ơi cháu lau rất kỹ, lau hết chân bàn, chân ghế…
Một bà đi làm « ô-sin » theo giờ, đem lại góp một chai nước tương. Tôi hỏi sao chị có chai nước tương mà đem lại. Trả lời tôi đi làm ô-sin buổi sáng từ 6 giờ rưỡi cho tới 11 giờ, tới đây ăn thấy bà con như vậy tôi muốn góp một chút, góp chai nước tương 23 ngàn. Rất là dễ thương.
Rồi có bà bán vé số đi xe lăn, ăn rồi nói tôi không có gì để góp hết, thôi cho tôi góp hai tờ vé số, coi như tôi đóng cho quán. Thế mà hai tờ vé số đó chiều xổ trúng mỗi tờ 100 ngàn đồng, hai tờ 200 ngàn, trúng an ủi. Ghi lên mạng là người bán vé số ủng hộ hai vé, giờ đã trúng, đưa vô quỹ.
Có những hôm thứ Năm, gọi là Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng. Bốn người ngồi một góc, đem ra 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở. Cần nhớ là phở mình bán 1 ngàn đồng là phở ngon bằng 30 ngàn ở ngoài.
Còn nhiều, nhiều lắm…Người nước ngoài đến, rồi mình đem tới cho những người khuyết tật, ốm đau, già cả…Có ông Mỹ đi tới đây, về Mỹ rồi một thời gian trở qua lại. Ban đầu là du lịch, nhưng thấy hay lại bị thuyết phục ở lại tham gia hai tháng xong rồi về Mỹ, lại trở qua hai tháng nữa và bây giờ về viết thư nói là Tết này ổng sẽ qua. Ông đó tên là John Kelly, ở San Jose, Cali.
Khách thường xuyên có lẽ đa số là người lao động ?
À, có thống kê, có đi tìm hiểu - một cách xác suất nhưng tỉ lệ, cơ cấu này không thay đổi lắm, chỉ thay đổi vài phần trăm ở quán này, quán kia thôi. Đa số khoảng 25% là bán vé số, 30% là ve chai, 20% là xe ôm, 20% là những người mua bán linh tinh – có những người ở miền Trung vô, đeo một cái khung gỗ to mỗi bề cỡ thước, thước rưỡi, trên đó treo móc khóa, chìa khóa, bông ráy tai v.v…Rồi học sinh sinh viên, có nơi vào khoảng 20% nữa.
Có một vấn đề mà người ta hay e ngại, đó là sự lợi dụng. Tức là những người trung lưu trở lên, họ lại ăn. Tại vì ăn ở đây tuyệt đối sạch sẽ, nguyên liệu đều có nguồn gốc hết, và chỗ ngồi cũng bật quạt mát mẻ, ly uống nước dùng một lần rồi vứt ; cho nên có người nghĩ vậy thì sẽ bị lợi dụng chăng.
Ban đầu tôi cũng lo vậy, nhưng thực tế số đó có tuy nhiên rất ít, chưa tới 5%. Làm sao tôi biết được con số đó ? Có rất nhiều bữa tôi đếm thử số người, xem những ai đi giày và ăn mặc tươm tất, thì đếm được mỗi bữa chưa tới bảy, tám người, nghĩa là chưa tới 5%. Nhưng mà trong số đó có người đi ăn vì tò mò, họ muốn coi thử có thật như báo đăng không. Và ăn xong rồi họ ra đóng gấp mấy trăm lần số tiền hai ngàn đồng một bữa. Có người đóng một triệu, 500 ngàn, vài triệu v.v…
Nhưng cũng có vài trường hợp – mà đây là số rất ít và bây giờ đã chấm dứt rồi, như ở quán số 6 dưới Thủ Đức. Có một cơ sở sản xuất bìa kẹp giấy để làm sơ-mi, họ thuê công nhân bao ăn trưa. Nhưng từ khi quán mình mở ra gần đó, họ đưa hết công nhân tới đó ăn. Sau hai tuần tôi phát hiện ra, lại nói với ông giám đốc, sau đó thì chấm dứt. Nếu nói chuyện buồn thì chỉ có một chuyện duy nhất đó thôi, còn chuyện vui nhiều lắm và chuyện xúc động cũng nhiều lắm.
Như ông có nói, thỉnh thoảng cũng có những tình nguyện viên là người nước ngoài ?
Có những người khách nước ngoài đi du lịch để làm thiện nguyện, thế là họ đăng ký với một công ty ở Thái Lan, công ty này móc ráp với chúng tôi. Họ đưa người tới để làm thiện nguyện, mỗi bữa bốn năm người hoặc năm sáu người, đủ quốc tịch hết, thường là lớp trẻ. Người ta tới Nụ Cười 1, 2 hay 3,4, tháng nào cũng có. Rồi có những người đi du lịch tới đây thấy vậy nhảy vào làm, tất cả mình đều nhận hết.
Mà những người đó có đặc tính như thế này : làm việc hết sức nghiêm túc, lúc nào cũng tới đúng giờ, làm rất chăm chỉ và đặc biệt lúc nào cũng vui tươi, nở nụ cười.
Ông John Kelly là một ví dụ, có một chuyện xúc động về ông. Vô đó là phải đeo khẩu trang hết và phải mặc đồng phục. Một hôm ông hỏi tôi là cho ông cởi khẩu trang ra được không. Tôi hỏi tại nóng quá hay sao, ông nói không phải. Tại vì mấy người ăn ở đây họ cười với ổng, cho nên ông muốn cởi khẩu trang ra để cười lại với người ta.
Còn tình nguyện viên người Việt thì sao ?
Tình nguyện viên 70% là sinh viên các trường đại học, 30% còn lại gồm đủ thành phần : công chức, các bà nội trợ, những người làm ngành y…nhưng phần lớn là nội trợ. Họ làm việc, nói chung là về tình nguyện viên tôi chưa phải chê ai hết.
Có lẽ là do họ làm việc vì tự giác chứ không vì động cơ nào khác ngoài động cơ mong muốn phục vụ người nghèo, cho nên thái độ phục vụ rất tốt. Có những người làm việc cả năm rồi nhưng ngày nào cũng tới đúng giờ. Không có lương bổng gì hết, chỉ có điều ai tình nguyện thì 10 giờ rưỡi ăn cơm trưa tại chỗ, vậy thôi.
Hồi trước năm 1975 có quán cơm xã hội bán giá rẻ cho người nghèo. Các « quán cơm hai ngàn đồng » mới xuất hiện một hai năm gần đây nhưng cũng đã được ủng hộ, có lẽ cũng khiến người ta còn có được một ít hy vọng vào xã hội hiện nay – mà lâu nay vẫn bị phê phán về tính thực dụng, vô cảm…
Trước năm 1975 có những quán cơm xã hội, hồi đó bán 5 đồng hay 10 đồng tôi không nhớ rõ nhưng rất rẻ. Có điều là chính quyền Saigon cũ « tàn ác, bóc lột » bằng cách là cung cấp gạo ! Gạo thì Bộ Xã hội thời đó cho không, còn những người hảo tâm đứng ra tổ chức thì họ lấy rau, mắm muối, củ cải…từ các chợ, tiểu thương cho chẳng hạn. Còn bây giờ rất là « ưu việt », nghĩa là tôi đi xin cái giấy phép để mở quán ba tháng mà chưa xong. Hiện nay có mấy quán đương thương thảo thuế.
Tôi nói với cô, tình hình không đến nỗi bi quan. Tất nhiên có một số đối tượng phần nào đó họ vô cảm, không quan tâm đến người nghèo, không có lòng nhân ái. Nhưng đa số vẫn còn tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên cô thấy gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người.
Có một điều lạ như thế này : tôi định mở ở Hà Nội nhưng không được – hồi đó đã tính hết rồi. Có ba nguyên nhân, tôi không phân biệt Bắc Nam theo nghĩa cực đoan đâu, nhưng do quá trình lịch sử xã hội hình thành nên như thế này. Tức là lòng nhân ái và ý thức công tác xã hội ở miền Bắc hiếm hơn, ít hơn miền Nam nhiều, bởi vì ba lý do.
Rất nhiều năm trong cái xã hội gọi là « xã hội chủ nghĩa » đó, mọi thứ người ta đều quan niệm là Nhà nước bao cấp lo hết. Tất cả những chuyện đó không phải chuyện của dân, cho nên họ không có thói quen làm. Thứ hai là niềm tin của họ đối với các tổ chức làm công tác xã hội không có. Họ nói, góp cái gì cho nó là nó ăn hết !
Còn ở miền Nam từ lịch sử, quá trình xây dựng xã hội Nam bộ - nói chung từ những lưu dân, họ phải câu kết lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau từ hồi xưa khi mới hình thành. Rồi qua nhiều năm tháng, ý thức về lòng nhân ái, quan tâm tới người khác, giúp đỡ, đã thành thói quen tự nhiên. Thêm nữa, người Nam bộ là người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện gì phải thì làm ngay.
Cho nên thấy rõ nhất là mỗi lần bão lụt ở miền Trung – tôi đã đi làm công tác này nhiều năm, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên…Mỗi lần thiên tai như thế là ùn ùn hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe mang biển số miền Nam hết. Từ đoàn Phật tử, đoàn tiểu thương chợ An Đông, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, đoàn công tác xã hội của Thiên Chúa giáo…đủ hết, nhưng nhìn cái bảng số xe thì biết, không có bảng số xe nào của miền Bắc chở vô hết.
Điều đó, tôi đã suy nghĩ vì cái gì ? Thì những cái hồi nãy tôi nói đó. Cho nên niềm tin vào con người, sự quan tâm, lòng nhân ái… thì không nên thất vọng. Riêng tôi thì tôi rất tin, qua thực tiễn đã gần hai năm rồi và sắp tới còn làm nữa đây.
Nhưng nói với cô điều ấy, tôi cũng hơi ngại ngùng một chút. Bởi vì nếu mà cô đăng báo cô nên viết sao đó, chứ không thôi người ta nói dư quá rồi, hổng giúp đỡ nữa, thì quán phải đóng cửa !
Nhưng thưa ông, ngược lại nhiều người vẫn sợ rằng những quán cơm từ thiện không duy trì được bao lâu…
Thì ráng thôi, nhưng mà duy trì tốt. Cô biết, mỗi ngày như thế một quán ít nhất mất cũng hơn 5 triệu, nếu tính đủ vô thì 6 triệu mỗi quán. Mỗi một người khách vô ăn là coi như quán mất 13 ngàn đồng. Còn riêng Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, thì mất khoảng 17 ngàn, vì ngày đó là ngày « hạnh phúc », tức là ngày phở, bún, mì quảng, hủ tiếu…giá đều 1 ngàn đồng.
Nói chung hễ có khách bước vào là thấy « lỗ lã » ngay phải không ạ ?
Tất nhiên. Mục đích của mình mở ra là để « lỗ » mà. Thành ra theo thói quen người ta hỏi, sao, bữa nay quán đông khách không, mình cười, « mừng » là ít khách, nhiều khách thì càng tốn tiền.
Nói thì nói vậy, nhưng bây giờ chỉ có quán Nụ Cười 6 ở Thủ Đức, không ai giúp đỡ gì thì đáng lo thôi, nhưng cũng san sẻ qua lại được. Do một là ở trong hẻm ít người biết, hai là khu vực đó là khu xóm lao động, ba nữa là truyền thông ít ai nói tới, tìm cũng khó.
Dù số tiền tiết kiệm được khi ăn trưa ở các quán Nụ Cười không lớn, nhưng đối với người nghèo chạy ăn từng bữa, có lẽ cũng giúp được phần nào cho họ ?
Một bà bán ve chai thường xuyên ăn ở đó cả năm rồi, có bữa tôi hỏi, mấy bữa bình thường không có quán này chị ăn ở đâu. Bả nói ăn ở ngoài, cơm bình dân rẻ nhất là 15 ngàn, nhưng mà hổng ngon, hổng sạch sẽ bằng ở đây. Rồi dư ra tôi bỏ ống hết, mỗi ngày tôi bỏ 13 ngàn. Ông chồng tôi cũng ăn ở đây, cũng bỏ vô (bà đó quê ở Phú Yên). Trong vòng sáu tháng qua, toàn bộ học phí của con tôi học đại học từ tiền tiết kiệm được ở quán ăn này mà ra.
Rồi một bà khác ở Đồng Tháp nói phải vay nóng người ta, cứ kéo dây dưa và phải trả lãi, trả chậm lãi lại chồng lên. Bây giờ từ hồi ăn ở đây là bả trả được hết nợ, cứ hàng tuần bà để ra trả góp, nên hết được nợ.
Xin chân thành cảm ơn các nhà báo Nam Đồng và Quỳnh Đông ở Saigon đã vui lòng tham gia tạp chí xã hội hôm nay của RFI Việt ngữ.