Tác giả: Đông Hải
Với những nghiên cứu thầm lặng, Nhóm trí thức này đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới của thành phố. Họ để lại dấu ấn trong những đột phá về cải cách giá - lương - tiền, cải tổ ngành ngân hàng, đề xuất lập khu chế xuất Tân Thuận... sự kiện nóng
LTS: GS. Đặng Phong trong cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 kể: Ở TP. Hồ Chí Minh có một nhóm chuyên viên kinh tế được nhắc đến với cái tên "Nhóm Thứ Sáu". Thành phần chủ yếu là những người từng làm việc trong chế độ cũ. Họ được Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thời đó là ông Võ Trần Chí trọng dụng.
Với những nghiên cứu thầm lặng, Nhóm trí thức này đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới của thành phố. Họ để lại dấu ấn trong những đột phá về cải cách giá - lương - tiền, cải tổ ngành ngân hàng, đề xuất lập khu chế xuất Tân Thuận...
Thực ra lâu nay, cái tên "Nhóm Thứ Sáu" được nhắc đến rải rác trên một số trang báo, nhưng chưa từng có một tuyến bài nào kể lại đầy đủ hoạt động và đóng góp của nhóm. Tuần Việt Nam vừa có may mắn tiếp xúc với một số câu chuyện thực tế của họ. Chúng tôi trân trọng chia sẻ cùng độc giả.
Thời kỳ
cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, tình hình kinh tế xã hội ở miền Nam nói
chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cực kỳ khó khăn.
Sau hai đợt cải tạo, tiềm lực kinh tế của thành phố gần như kiệt quệ. Nhiều năm sau ngày giải phóng, nền kinh tế vận hành theo quán tính như một chiếc xe ngày càng cạn nhiên liệu, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế ngầm phát triển với hàng loạt sản phẩm tiêu dùng thuộc loại kém chất lượng vì thành phần nguyên liệu, phụ liệu không đủ, được đưa ra thị trường nhằm giải quyết nhu cầu không thể thiếu của người dân.
Nền kinh tế kế hoạch tập trung và cơ chế bao cấp áp đặt ở miền Nam làm cả hai miền đất nước nghèo như nhau. Đó là thời kỳ mà lần đầu tiên ở Sài Gòn biết thế nào là ăn độn. Trí thức Sài Gòn phần lớn dính dáng vào quân đội và chính quyền cũ nên phải đi học tập cải tạo, một số trở về mang tâm trạng hoang mang chán nản, một số không ít bỏ ra nước ngoài tạo nên tình trạng chảy máu chất xám đến mức báo động. Thêm vào đó, vụ Nạn kiều và những chuyến vượt biên bán công khai càng làm cho tâm lý xã hội thêm nặng nề.
Trong tình hình kinh tế xã hội gay gắt ấy, mô hình công ty xuất nhập khẩu trực dụng được lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời mà Quận 5 đã đi tiên phong với Công ty Cholimex.
Mục đích của công ty này là huy động những đồng vốn tản mát trong dân dưới hình thức cổ phần, tận dụng các mối quan hệ của những nhà kinh doanh người Hoa với bên ngoài để xuất khẩu các loại hàng nông hải sản rồi nhập vật tư nguyên liệu về cung ứng cho các cơ sở sản xuất tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và cho cả các doanh nghiệp nhà nước.
Lúc bấy giờ, ông Phan Chánh Dưỡng sau khi giã từ ngành giáo dục được Quận uỷ đưa về làm Trưởng phòng kế hoạch tại Cholimex. Là một nhà giáo gần như chưa bao giờ tiếp cận với hoạt động kinh doanh ở cấp độ công ty, ông Dưỡng thấy rằng cần phải thu hút chất xám từ những người có kiến thức chuyên môn để bổ sung vào những hạn chế của mình.
Thế là ông Trần Bá Tước, một chuyên viên ngân hàng sau khi đi học tập về đã đến với Cholimex vào năm 1982 với tư cách là một phiên dịch. Tiếng lành đồn xa, nhận ra Cholimex là nơi có thể đóng góp hiểu biết của mình, nhiều trí thức cũ đã gặp ông Phan Chánh Dưỡng và trở thành những người trợ lý đắc lực.
Một trong những người này là ông Phan Thành Chánh, chuyên viên ngân hàng và ông Đỗ Hải Minh, chuyên viên hành chính nhiều kinh nghiệm trước đây làm việc ở Bộ phát triển sắc tộc trong chế độ cũ, sau khi đi học tập về đang tìm một chỗ làm việc để nhẹ gánh mặc cảm.
Ông Nguyễn Thông Minh, một chuyên gia mà cũng là một giáo sư đại học dạy vật lý có phương pháp sư phạm rất tốt (nhất là về môn điện tử) lại là một chuyên viên điện toán giỏi, sau khi "đầu quân" đã soạn chương trình vi tính về quản lý lương bổng cho Cholimex, một công việc cực kỳ mới mẻ lúc bấy giờ. Sau đó ông lại đứng ra thành lập Trung tâm Điện toán Cholimex, cơ sở vi tính đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó Cholimex thành một nơi đất lành chim đậu, tập hợp rộng rãi các anh em trí thức đang làm việc tại Ban Khoa học Kỹ thuật thành phố, Công ty Đại Dương, Công ty dịch vụ Kỹ thuật như các anh Lê Mạnh Hùng, Võ Hùng, Võc Văn Huệ. Rồi đến Mai Kim Đỉnh, Trương Quang Sáng, Lê Hoà, Nguyễn Chính Đoan, Lê Văn Bỉnh, Trần Văn Tư, Đỗ Trung Đường, Lê Đình Khanh, Lâm Tuấn Anh, Võ Gia Minh, Trần Quí Hỷ, Đỗ Nguyên Dũng, Phan Tường Vân, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Hồ Xích Tú, Nguyễn Ngọc Hồ... cùng một số người khác.
Thời kỳ đầu, họ đã đi thực tế ở nhiều nơi như Duyên Hải, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây, nghiên cứu nhiều dự án với hy vọng khái thác tiềm năng cho nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Thế nhưng đó lại là câu chuyện đội đá vá trời trong tình hình cơ chế xơ cứng đang còn ngự trị. Khi nhìn lại anh em thấy những công việc đã làm chẳng qua cũng là công dã tràng. Nhưng dù sao đây cũng là nhân tố ban đầu của sự tập hợp một số trí thức cũ có tấm lòng và mong được đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố nói riêng và đất nước nói chung.
Bước đầu hình thành Nhóm, ngoài hạt nhân là ông Phan Chánh Dưỡng còn có sự ủng hộ của ông Võ Trần Chí khi ấy đang làm Bí thư Quận 5- một người cầu thị, trân trọng trí thức, trong giao tiếp không bao giờ nói chuyện đao to búa lớn.
Ông Chí cũng nhận ra rằng không dễ dàng khai thác kiến thức của những người trí thức. Muốn anh em đóng góp thì phải tạo cho họ có được cảm giác tự do, không một mảy may gò bó. Cũng trong tư cách một người anh, ông chấp nhận ngay cả việc anh em có thể nói sai, cho rằng đó chẳng qua vì anh em chưa hiểu thấu đáo, lần lần rồi cũng sẽ hiểu ra. Chính sự bao dung đó đã thuyết phục được anh em.
Thời gian này, Nhóm Thứ Sáu sinh hoạt định kỳ ba lần một tuần tại Cholimex vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, gặp gỡ nhau để bàn bạc, tranh luận. Đó vừa là cơ hội để kết thân vừa giải toả được mặt cảm nên ai cũng thấy rất vui, dần dần trở thành nhu cầu mà tuần nào không gặp nhau là cảm thấy như thiếu điều gì đó, một thứ thiếu vắng không có tên gọi.
Giai đoạn 1986-1990: Những công trình nghiên cứu
Sau mấy năm sinh hoạt tại cơ ngơi của Mạnh Thường Quân Cholimex, cùng nhau mổ xẻ một số vấn đề gay gắt trong đời sống kinh tế xã hội, cho đến một lúc họ bỗng giật mình nói với nhau: Cả Nhóm ngồi lại nhiều năm nói chuyện trên trời dưới đất nhưng nếu ai đó không hiểu thì lôi thôi, không chừng lại bị "hỏi thăm".
Suy nghĩ này được ông Phan Chánh Dưỡng đề đạt lên ông Võ Trần Chí khi đó đang làm Bí thư Thành uỷ: nếu thấy tin cậy được thì đề nghị cấp cho một giấy chứng nhận hợp thức hoá sự tập hợp trí thức cũ. Rất may, do quá trình hiểu biết anh em nhiều năm, ông Võ Trần Chí đồng ý và giao nhiệm vụ này cho ông Năm Ẩn, lúc đó là Trưởng ban Kinh tế Thành uỷ.
Thế là một danh sách 24 người được gửi lên cho lãnh đạo, anh Năm Ẩn ký giấy xác nhận danh sách "Nhóm nghiên cứu chuyên đề kinh tế của Thành uỷ". Đây không phải là giấy khai sinh mà chỉ là tấm lá chắn nhưng cũng đã đánh dấu thời điểm "hợp pháp" từ tháng 10 năm 1986.
Bắt đầu từ đấy, nhóm trí thức cũ sinh hoạt định kỳ hàng tuần, vẫn tại Cholimex và hoàn toàn có tính tự nguyện. Cũng từ đó các lãnh đạo thành phố như các ông Võ Trần Chí (Hai Chí), Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Sáu Tường), Năm Ẩn, Tư Triết, Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) thỉnh thoảng xuống tham dự hội họp với họ.
Cái tư cách pháp nhân lưng chừng ấy cũng đã khiến nhóm nhân sĩ này nghĩ đến một cách sinh hoạt có tính chủ đề hơn. Vì vậy đây chính là thời kỳ hình thành nhiều công trình nghiên cứu có tính bài bản của nhóm. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, qua đó tâm huyết của anh em đã có cơ hội góp phần vào việc hình thành chính sách của nhà nước sau này.
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên được thực hiện rất bài bản. Có mô tả hiện trạng, có phản biện, có cơ sở lý luận và chuẩn bị bảo vệ ý kiến của mình.
Bài toán giá - lương - tiền được mổ xẻ thấu đáo mà đáp số của nó theo quan điểm của nhóm có cự ly rất xa với nhận định của các nhà lập chính sách ở Trung ương vào lúc ấy. Sau nhiều tuần cọ xát quan điểm, anh em hoàn thành bản nghiên cứu về giá - lương - tiềm thì vào cuối năm 1986 ông Phạm Chánh Trực viết thư giới thiệu công trình này với ông Võ Văn Kiệt lúc ấy đang làm Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và đề nghị ông trực tiếp nghe anh em trình bày.
Các ông Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Bá Tước ra Hà Nội báo cáo đề tài này với các chuyên viên cấp cao của Chính phủ, buổi làm việc do ông Sáu Dân chủ trì, Đề tài nghiên cứu này có tính thuyết phục, được các chuyên viên như ông Trần Đức Nguyên, Vũ Quốc Tuấn, Lê Đăng Doanh đánh giá cao. Trước khi trở về thành phố Hồ Chí Minh, các anh Dưỡng, Sơn, Tước còn được ông Nguyễn Cơ Thạch (lúc ấy là Bộ trưởng Ngoại giao) mời trình bày đề tài này và cũng được ông đánh giá cao.
Sau chuyến thuyết khách ở Hà Nội, Nhóm Thứ Sáu nắm bắt thêm thực tế và phát hiện ra rất nhiều nghịch lý trong điều hành vĩ mô. Một trong những vấn đề đó là hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống ngân hàng của thời kế hoạch hoá tập trung. Đề tài này do hai ông Huỳnh Bửu Sơn và Lâm Võ Hoàng là những người có kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng chủ trì.
Nghiên cứu của họ đi sâu vào cơ thể dị dạng của hai bộ phận Ngân hàng và Tài chính dính chặt vào nhau, sự bất hợp lý trong điều hành chính sách tiền tệ và đề xuất một cơ chế hoạt động cho Ngân hàng theo hướng kinh tế thị trường. Đề tài nghiên cứu này cũng được Chính phủ quan tâm, những suy nghĩ và đề xuất của các thành viên trong Nhóm dường như có sự lan toả cho nên vào năm 1988, khi Chính phủ chẩn bị Pháp lệnh Ngân hàng, hai ông Lâm Võ Hoàng và Huỳnh Bửu Sơn đã được mời tham gia vào việc soạn thảo.
Đây là đề tài nghiên cứu khá gay gắt bởi vào thời điểm ấy thành phố Hồ Chí Minh chủ trương cho các công ty xuất nhập khẩu tự cân đối tài chính. Đề tài này làm rõ chủ trương vừa nói là sai lầm vì đó chính là một trong nguyên nhân đẩy giá cả tăng lên.
Do được quyền tự cân đối nên các công ty xuất nhập khẩu mua nông sản với bất cứ giá nào bất chấp giá thị trường để xuất khẩu, rồi dùng ngoại tệ bán được để nhập khẩu bán lại cho trong nước với giá cao để kiếm lời mà Nhà nước không can thiệp vào. Do tự cân đối mà giá cả nông sản tăng keo theo hàng công nghệ phẩm lên giá, góp phần làm tăng áp lực lạm phát.
Đề tài này được giao cho ông Nguyễn Ngọc Hồ chủ trì và được bản thảo lâu nhất, kéo dài khoảng nửa năm. Công trình này được ông Lê Văn Triết lúc bấy giờ là Thứ trưởng Thương mại đánh giá cao và sau đó góp phần vào việc hình thành chính sách.
Vào năm 1987, dưới tác động của chính sách mở của, Nhóm tập trung thảo luận về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và thống nhất thành lập Công ty tư vấn đầu tư (IMC). Đây là một chuyển biến quan trọng trong sinh hoạt của Nhóm, chuyển từ bàn bạc sang thực hiện. Ông Phan Chánh Dưỡng được giao làm Phó Giám đốc Công ty, nhưng sau đó do số cán bộ từ thành phố điều xuống áp dụng cách làm việc theo kiểu cũ nên vai tròg hạn chế, không phát huy được công năng của công ty. Vì vậy ông Dưỡng và một số anh em trong Nhóm từng bước rút lui khỏi công ty.
Năm 1989, ông Dưỡng đề nghị thành lập Hiệp hội Xuất nhập khẩu đầu tư (Infotra) và đề tài được anh em tập trung nghiên cứu là Khu chế xuất. Đây cũng là thời gian ông Dưỡng rút khỏi vị trí Giám đốc Cholimex và chú tâm vào việc biến công trình nghiên cứu trở thành hiện thực.
Có thể nói đây là công nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao vì sau đó nội dung này được áp dunhgj vào việc hình thành Khu chế xuất Tân Thuận dưới hình thức Công ty liên doanh trong đó anh Phan Chánh Dưỡng đại diện cho đối tác trong nước làm Phó Tổng Giám đốc. Và để thực hiện ý tưởng phát triển thành phố Hồ Chí Minh ra biển Đông, Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận sau đó được thành lập làm pháp nhân nghiên cứu và thực hiện các chương trình như đại lộ "Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh" nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghiệp Hiệp Phước...
Khi được khen viết bài xuất sắc, một thành viên trong Nhóm trả lời: “đừng khen tôi, chẳng qua tôi có nhu cầu phải viết thì viết, cũng giống như con gà mắc đẻ thì phải đẻ trứng vậy thôi. Đẻ ở đâu cũng không hay, đẻ rồi người ta mang đi để làm gì cũng không biết, họ luộc ăn hay đem đi ấp cũng chẳng quan tâm”. Có lẽ đây cũng là suy nghĩ chung của các thành viên Nhóm Thứ Sáu. sự kiện nóng
Giai đoạn 1990-1995: Dời đô
Đây là giai đoạn Nhóm phát triển về cả lượng lẫn chất mà cụ thể là thu hút thêm nhiều chuyên viên, trí thức, đồng thời tham gia vào đời sống kinh tế xã hội bằng cách tận dụng diễn đàn báo chí.
Thật ra việc tham gia viết báo của thành viên trong Nhóm đã manh nha từ năm 1987 khi ông Trần Trọng Thức lúc đó đang làm Trưởng ban Kinh tế Báo Tuổi Trẻ tham gia vào Nhóm nhân sĩ này. Vào thời điểm ấy, ông Thức đã tiếp xúc với ông Phan Chánh Dưỡng đề nghị hợp tác trên mặt trận báo chí mà thực chất là muốn tạo diễn đàn cho các chuyên viên kinh tế có quan điểm đổi mới về quản lý kinh tế.
Thế nhưng ước muốn ấy gặp trở ngại từ phía báo Tuổi Trẻ, do đó mà mong muốn này không được thực hiện.
Đến khi ông Trần Trọng Thức, ông Hoàng Thoại Châu và một số trí thức khác về làm việc tại báo Lao Động thì quyết tâm này được thực hiện.
Bắt đầu từ đây địa điểm sinh hoạt dời về báo Lao Động vẫn mỗi tuần một lần vào tối thứ Sáu. Trên cương vị Thư ký Toà soạn và Trưởng ban Kinh tế, được sự đồng ý của Ban Biên tập báo Lao Động, ông Thức đã chính thức mời thành viên trong Nhóm về cộng tác với tư cách là cộng tác viên chuyên viên và dùng tờ báo làm diễn đàn để trình bày những quan điểm kinh tế thông thoáng theo hướng thị trường. Thế là một số đông chuyên viên kinh tế trở thành các nhà báo nghiệp dư, nhưng những bài viết của họ đã tạo được hiệu ứng xã hội rất cao.
Việc tham gia viết báo của Nhóm có lộ trình và có trọng tâm. Thời kỳ đầu của kinh tế thị trường vẫn còn vướng bận các tập quán và suy nghĩ của thời bao cấp, nên chủ trương của anh em trong thời kỳ từ năm 1990 đến 1992 là tấn công vào nhận thức và cách quản lý không còn phù hợp, chống tiêu cực kinh tế và tiêu cực trong kinh doanh. Đây là cách dọn sạch miếng đất chuẩn bị cho việc gieo hạt. Từ năm 1993, các bài viết giới thiệu và cổ vũ cho những suy nghĩ tiến bộ, đề xuất các hướng tháo gỡ, ủng hộ đổi mới.
Lúc này có thêm một số anh em chuyên viên tham gia với nhóm như Lê Ủy, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Trọng Nhi, Nguyễn Hoàng Sơn khiến các buổi gặp nhau hàng tuân càng đông vui.
Một số thành viên trong nhóm gồm Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Bá Tước được mời tham gia Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ. Lại có thêm điều kiện để họ đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước với vai trò tư vấn. Đến khi ông Võ Văn Kiệt không còn làm Thủ tướng thì Tổ tư vấn giải thể.
Giai đoạn 1995 - 2001: Trở về cố hương
Thời gian sinh hoạt tại báo Lao Động kéo dài được 5 năm. Sau khi các ông Trần Trọng Thức, Hoàng Thoại Châu và một số anh em rút khỏi báo Lao động vào cuối năm 1994 thì Nhóm chuyên viên lại trở về sinh hoạt tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, nơi ông Dưỡng làm Giám đốc và sau đó là tại báo Thanh Niên Thời Đại, nơi quy tụ những anh em vừa rời báo Lao Động.
Sau đó nhóm có thêm hai điểm sinh hoạt khác khi aông Huỳnh Bửu Sơn về làm Tổng Giám đốc Ngân hàng VP và ông Hoàng Thoại Châu về làm Thư ký Toà soạn báo Lao Động và Xã hội. Nhưng rồi lại xảy ra chuyện vật đổi sao dời, sau vài năm hai nơi này không còn là đất dụng võ, kể từ đó anh em trở lại sinh hoạt tại Công ty Tân Thuận ở 210 Lê Hồng Phong (quận 5).
Anh em trong Nhóm Thứ Sáu thường nói đùa đây là giai đoạn trở về vùng đất yên lành vì sinh hoạt ổn định, tiếp tục nghiên cứu nhiều đề tài khác như Cải cách hành chính, ASEAN, Mười năm đổi mới, nhưng rõ ràng chất lượng không được như thời kỳ đầu. Một phần vì đa số anh em trong Nhóm nay đều ổn định công ăn việc làm (khác với 15 năm trước) nên đầu tư công sức không nhiều, một phần là có quá nhiều cơ quan nghiên cứu và thông tin nay không còn là thứ hiếm hoi khiến anh em dễ buông tay.
Thời kỳ này, một số anh em Việt kiều thỉnh thoảng đến chơi mỗi khi về nước, nhưng rồi cuối cùng chỉ có một người gắn bó với nhóm đến ngày hôm nay là Trần Sĩ Chương
Từ giữa năm 2001, Nhóm cũng có nhiều công trình nghiên cứu đang ấp ủ như đi tìm lời giải đáp cho hướng phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long và thực trạng nghèo khó của nông dân tại vùng trọng điểm lương thực này. Nhóm cũng đang hình thành một dự án đầu tư xây dựng khu Đại học ở phía Nam Sài Gòn, nhưng tất cả đều đang ở phía trước.
Hồi tưởng lại thời gian đã qua. Từ đó đến nay, có những sự việc mà trước đây họ băn khoăn đặt ra, mong mỏi phải chi điều đó diễn ra thế này thế khác, thì giờ đây lấy làm mừng rằng có nhiều điều đã được thực hiện theo như đề xuất cả anh em và lại là một trong những điều thúc đẩy đất nước phát triển.
Đọc trong sách xưa, thấy những nhóm người trong giang hồ hay trong lịch sử kết với nhau vì một mục tiêu, một lý tưởng, cùng nhau đạt được một cái gì đó. Với Nhóm Thứ Sáu thì ngược lại, hơn hai chục năm gắn bó với nhau không có mục đích gì rõ rệt, chỉ quý nhau về tư cách, trọng nhau về kiến thức, mỗi người mỗi vẻ, am tường các lĩnh vực khác nhau, vậy là tập hợp lại. Khi cùng nhau bàn luận, thấy nên làm điều này điều kia để đóng góp với đời, thế là bắt tay vào làm một cách bất vụ lợi, nếu có kết quả thì tốt, không thì cũng chẳng làm hại ai.
Ông Lâm Võ Hoàng có một câu rất hay mà anh em trong nhóm tâm đắc. Khi có người khen viết bài xuất sắc thì ông trả lời: "Đừng khen tôi, chẳng qua tôi có nhu cầu phải viết thì viết, cũng giống như con gà mắc đẻ thì phải đẻ trứng vậy thôi. Đẻ ở đâu cũng không hay, đẻ rồi người ta mang đi để làm gì cũng không biết, họ luộc ăn hay đem đi ấp cũng chẳng quan tâm".
Mười bảy năm trước, trên báo Lao Động đã có một bài viết ngắn về tiến sĩ kinh tế Phan Tường Vân khá xúc động. Câu chuyện là bài học về một nhà nghiên cứu không tìm đúng chỗ đứng của mình sự kiện nóng
>> Đường hoà nhập của nhân sĩ chế độ cũ: kỳ 1, kỳ 2
Loạt bài trên Tuần Việt Nam nhân kỷ niệm 35 năm sự kiện lịch sử 30/4 gây nhiều ấn tượng. Đặc biệt các bài viết về sự tham gia của một số trí thức sống ở miền Nam trước năm 1975 vào quá trình chuyển đổi của nền kinh tế là một biểu hiện sinh động của tinh thần hòa hợp vì sự nghiệp chung. Có người đóng góp công khai, có người thầm lặng, nhưng không phải tất cả đều suôn sẻ, trong số đó có tiến sĩ kinh tế Phan Tường Vân, người từng làm trợ lý cho thủ tướng của chính quyền Sài Gòn trước đây và cũng là thành viên của Nhóm thứ Sáu sau này.
Mười bảy năm trước, trên báo Lao Động đã có một bài viết ngắn về anh khá xúc động sau đây dưới tựa đề: "Người thật, việc thật mà... không thật"(*).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 15/10/1993, Tòa sơ thẩm đã xét xử một vụ án kinh tế gây xúc động cho nhiều người. Ra trước vành móng ngựa là một nhà nghiên cứu có học vị cao: Phan Tường Vân, 57 tuổi, tiến sĩ kinh tế tốt nghiệp tại Mỹ, từng làm việc cho chế độ cũ, học tập cải tạo về. Thời cuộc đưa đẩy ông tiến sĩ làm quyền giám đốc một xí nghiệp đời sống cấp phường - phường 3, quận Gò Vấp, rồi lãnh án tám năm tù về những sai phạm ở cương vị đó.
Anh bị truy tố vì hai tội: "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" và "cố ý làm trái qui định nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Đại khái, câu chuyện "dấn thân" của nhà khoa bảng này có thể tóm lược đôi điều: Thời kỳ 1987 - 1988, nền kinh tế vừa thoát khỏi vòng vây bao cấp, cả nước bung ra sản xuất kinh doanh một cách vô trật tự. Theo cái đà đó, Ủy ban Phường 3 Quận Gò Vấp cũng cho ra đời một xí nghiệp đời sống huy động vốn để hoạt động. Nhưng ai làm giám đốc bây giờ? Cán bộ trong chính quyền thì không làm được vì "kẹt" nguyên tắc, bất chợt người ta nghĩ đến cái ông tiến sĩ kinh tế vừa đi học tập cải tạo về được mấy năm và đang cần việc làm ổn định.
Trong hoàn cảnh như thế, thân phận bọt bèo ấy làm sao có thể từ chối được "sự tín nhiệm" cùng những lời động viên chân thành của chính quyền địa phương? Thế là ông tiến sĩ kinh tế trở thành nhà kinh doanh bất đắc dĩ, phụ trách một xí nghiệp đời sống cỏn con như để chứng minh cho thái độ cống hiến của người trí thức khi xã hội cần. Khổ nỗi, bên dưới anh là một bộ máy mang tính tập thể chung chung, trong đó nổi bật lên có trưởng phòng kế hoạch, người thường xuyên "đạo diễn" nhiều thương vụ mà những sai phạm đã đưa giám đốc Phan Tường Vân vào tù do chữ ký của anh gắn liền với trách nhiệm về những hợp đồng làm ăn không có khả năng thanh toán. Số nợ lên đến cả tỷ đồng, nhân vật chủ chốt là trưởng phòng kế hoạch đã cao bay xa chạy, xí nghiệp giải thể. Ông tiến sĩ ôm trọn gói nợ.
Sau gần ba tháng bị tạm giữ, anh được về nhà. Trong khi chờ đợi ra tòa lãnh án, ngày ngày trên chiếc xe đạp, áo sờn vai, chân mang dép, anh đi lại nhiều nơi làm tư vấn kinh tế cho các công ty để kiếm tiền nuôi hai con nhỏ, vì vợ anh đã dứt áo ra đi, quay lưng với ông chồng nghèo khó.
Mười năm nay rồi, bạn bè chưa bao giờ thấy anh khá lên được, ngay cả lúc làm đến chức quyền giám đốc Xí nghiệp đời sống cấp phường mà hậu quả là ra tòa với tội danh "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". Đứng về mặt luật pháp, cứ căng ra thì phán quyết của tòa đúng rồi. Tòa án làm chuyện công minh, nhưng e cũng khó biết được cái ông trí thức phạm tội ấy đã "chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" cho ai? Còn những bạn bè thân thiết thì dám đoan chắc ông là người trong sạch, cuộc sống trước sau vẫn nghèo xơ xác, bây giờ lấy tiền đâu mà bồi thường 790 triệu đồng cho 12 xí nghiệp!
Đó là con người đáng thương hơn đáng tội, một nạn nhân chứ không phải là kẻ chủ mưu. Không chỉ là nạn nhân của người cộng sự mà còn là nạn nhân của một tình hình nhiễu nhương trong làm ăn vào những năm cuối thập niên 80. Anh ngây thơ đến mức không thể hiểu rằng vào thời kỳ 1987-1988 làm ăn chụp giật, phải là những tay lì lợm mới vượt qua khỏi cơn sóng dữ. Anh không phải là tay lì lợm, cũng không phải là người có đầy đủ thuộc tính của nhà kinh doanh. Anh ảo tưởng rằng tri thức trong sách vở có khả năng thắng được mánh mung, lường gạt. Anh không học thuộc được câu của người đời: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy".
Cái môi trường làm ăn bát nháo đó hoàn toàn không phù hợp với một nhà nghiên cứu như anh. Anh đã chọn sai điểm rơi của sự cống hiến, không như trước đây liên tục bảy năm anh làm chuyên viên kinh tế cho Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, dù chỉ là một thứ công việc tạm bợ qua ngày.
Có điều gì đó hơi tắc nghẹn trong lời nói cuối cùng trước Tòa, anh vẫn còn ray rứt về thái độ đóng góp của người trí thức. Anh là một thực thể trong phiên tòa, bản án dành cho anh là một thực tế, nhưng có điều gì đó không thực là bị cáo Phan Tường Vân, dù có ít nhiều sai phạm, nhưng tội danh "chiếm đoạt tài sản XHCN" vẫn không đúng với bản chất con người anh.
Đó là bài học rút ra cho một nhà nghiên cứu không tìm đúng chỗ đứng của mình.
Câu chuyện của tiến sĩ Phan Tường Vân gây bức xúc cho nhiều người, một số trí thức đã có thư thỉnh nguyện gửi đến các cấp lãnh đạo đề nghị xem xét lại bản án. Và vào ngày cuối năm trước Tết, anh đã được trở về với gia đình sau gần bốn tháng ngồi tù.
Sau đó tiến sĩ Phan Tường Vân đã tham gia giảng dạy tại đại học Văn Lang và là Phó khoa Kinh tế - Thương mại của trường dân lập này. Anh đã qua đời cách đây hơn 3 năm, để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè một thời gian gắn bó.
------------------
* Bài viết của tác giả Trần Trọng Thức - Báo Lao Động 19/10/1993
Ảnh minh hoạ: Trọng Khiêm (Đại lộ Đông Tây)
Với những nghiên cứu thầm lặng, Nhóm trí thức này đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới của thành phố. Họ để lại dấu ấn trong những đột phá về cải cách giá - lương - tiền, cải tổ ngành ngân hàng, đề xuất lập khu chế xuất Tân Thuận... sự kiện nóng
LTS: GS. Đặng Phong trong cuốn Tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989 kể: Ở TP. Hồ Chí Minh có một nhóm chuyên viên kinh tế được nhắc đến với cái tên "Nhóm Thứ Sáu". Thành phần chủ yếu là những người từng làm việc trong chế độ cũ. Họ được Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thời đó là ông Võ Trần Chí trọng dụng.
Với những nghiên cứu thầm lặng, Nhóm trí thức này đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới của thành phố. Họ để lại dấu ấn trong những đột phá về cải cách giá - lương - tiền, cải tổ ngành ngân hàng, đề xuất lập khu chế xuất Tân Thuận...
Thực ra lâu nay, cái tên "Nhóm Thứ Sáu" được nhắc đến rải rác trên một số trang báo, nhưng chưa từng có một tuyến bài nào kể lại đầy đủ hoạt động và đóng góp của nhóm. Tuần Việt Nam vừa có may mắn tiếp xúc với một số câu chuyện thực tế của họ. Chúng tôi trân trọng chia sẻ cùng độc giả.
Hơn hai chục năm trong chiều dài lịch sử không là bao nhiêu, nhưng đối với
những người ray rứt với tình hình đất nước đang từng ngày chuyển biến thì quả
thật là đáng kể. Những nhân sĩ, trí thức trong Nhóm Thứ Sáu với điểm xuất phát tuy khác nhau nhưng do cùng hoàn cảnh và tâm tư, đã hội tụ thân thiết như các thành viên trong một gia đình. Mỗi tuần họp mặt ít nhất một lần, anh em cùng nhau lạm bàn chuyện thế sự mà không hề có tham vọng riêng tư. Đây là một nhóm lãng tử tìm đến nhau một cách tình cờ, tập hợp vốn hiểu biết rồi cùng nhau bàn luận, trước hết là để chung vui, còn ai muốn sử dụng những điều ấy như thế nào thì tuỳ hoàn cảnh và công việc. Bao trùm lên trên cái thực thể của Nhóm là rất nhiều cái Không. Không giấy phép thành lập, không chủ quản, không tổ chức, không nội quy điều lệ, không trụ sở, không ai lãnh đạo, không ai hưởng lương, không vụ lợi, không kỷ luật lẫn khen thưởng, không ràng buộc cũng như không hơn thua với ai và còn nhiều cái không nữa. Có lẽ nhiều cái không ấy đã làm nên cái có: đó là có anh em, có chuyện để bàn bạc, có tấm lòng và có dịp sinh hoạt với nhau đến nay đã 24 năm liên tục. Tên gọi của nhóm này thật ra chỉ mới có vài năm gần đây và việc định danh "Nhóm chuyên viên kinh tế Thứ Sáu" cũng rất đơn giản là vì anh em gặp nhau định kỳ vào chiều thứ Sáu hàng tuần. Nếu ai hỏi Nhóm Thứ Sáu có bao nhiêu người thì cũng khó trả lời chính xác. Trong những năm qua số này có nhiều biến động nhưng "cựu trào" thì còn không quá 10 người. Hiện nay có thường xuyên từ 15 đến 20 anh em gặp gỡ nhau hàng tuần, có thể coi như là những nhân vật nòng cốt. |
Sau hai đợt cải tạo, tiềm lực kinh tế của thành phố gần như kiệt quệ. Nhiều năm sau ngày giải phóng, nền kinh tế vận hành theo quán tính như một chiếc xe ngày càng cạn nhiên liệu, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế ngầm phát triển với hàng loạt sản phẩm tiêu dùng thuộc loại kém chất lượng vì thành phần nguyên liệu, phụ liệu không đủ, được đưa ra thị trường nhằm giải quyết nhu cầu không thể thiếu của người dân.
Nền kinh tế kế hoạch tập trung và cơ chế bao cấp áp đặt ở miền Nam làm cả hai miền đất nước nghèo như nhau. Đó là thời kỳ mà lần đầu tiên ở Sài Gòn biết thế nào là ăn độn. Trí thức Sài Gòn phần lớn dính dáng vào quân đội và chính quyền cũ nên phải đi học tập cải tạo, một số trở về mang tâm trạng hoang mang chán nản, một số không ít bỏ ra nước ngoài tạo nên tình trạng chảy máu chất xám đến mức báo động. Thêm vào đó, vụ Nạn kiều và những chuyến vượt biên bán công khai càng làm cho tâm lý xã hội thêm nặng nề.
Trong tình hình kinh tế xã hội gay gắt ấy, mô hình công ty xuất nhập khẩu trực dụng được lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cho ra đời mà Quận 5 đã đi tiên phong với Công ty Cholimex.
Mục đích của công ty này là huy động những đồng vốn tản mát trong dân dưới hình thức cổ phần, tận dụng các mối quan hệ của những nhà kinh doanh người Hoa với bên ngoài để xuất khẩu các loại hàng nông hải sản rồi nhập vật tư nguyên liệu về cung ứng cho các cơ sở sản xuất tại Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và cho cả các doanh nghiệp nhà nước.
Lúc bấy giờ, ông Phan Chánh Dưỡng sau khi giã từ ngành giáo dục được Quận uỷ đưa về làm Trưởng phòng kế hoạch tại Cholimex. Là một nhà giáo gần như chưa bao giờ tiếp cận với hoạt động kinh doanh ở cấp độ công ty, ông Dưỡng thấy rằng cần phải thu hút chất xám từ những người có kiến thức chuyên môn để bổ sung vào những hạn chế của mình.
Thế là ông Trần Bá Tước, một chuyên viên ngân hàng sau khi đi học tập về đã đến với Cholimex vào năm 1982 với tư cách là một phiên dịch. Tiếng lành đồn xa, nhận ra Cholimex là nơi có thể đóng góp hiểu biết của mình, nhiều trí thức cũ đã gặp ông Phan Chánh Dưỡng và trở thành những người trợ lý đắc lực.
Một trong những người này là ông Phan Thành Chánh, chuyên viên ngân hàng và ông Đỗ Hải Minh, chuyên viên hành chính nhiều kinh nghiệm trước đây làm việc ở Bộ phát triển sắc tộc trong chế độ cũ, sau khi đi học tập về đang tìm một chỗ làm việc để nhẹ gánh mặc cảm.
Ông Nguyễn Thông Minh, một chuyên gia mà cũng là một giáo sư đại học dạy vật lý có phương pháp sư phạm rất tốt (nhất là về môn điện tử) lại là một chuyên viên điện toán giỏi, sau khi "đầu quân" đã soạn chương trình vi tính về quản lý lương bổng cho Cholimex, một công việc cực kỳ mới mẻ lúc bấy giờ. Sau đó ông lại đứng ra thành lập Trung tâm Điện toán Cholimex, cơ sở vi tính đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ đó Cholimex thành một nơi đất lành chim đậu, tập hợp rộng rãi các anh em trí thức đang làm việc tại Ban Khoa học Kỹ thuật thành phố, Công ty Đại Dương, Công ty dịch vụ Kỹ thuật như các anh Lê Mạnh Hùng, Võ Hùng, Võc Văn Huệ. Rồi đến Mai Kim Đỉnh, Trương Quang Sáng, Lê Hoà, Nguyễn Chính Đoan, Lê Văn Bỉnh, Trần Văn Tư, Đỗ Trung Đường, Lê Đình Khanh, Lâm Tuấn Anh, Võ Gia Minh, Trần Quí Hỷ, Đỗ Nguyên Dũng, Phan Tường Vân, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Hồ Xích Tú, Nguyễn Ngọc Hồ... cùng một số người khác.
Thời kỳ đầu, họ đã đi thực tế ở nhiều nơi như Duyên Hải, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây, nghiên cứu nhiều dự án với hy vọng khái thác tiềm năng cho nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Thế nhưng đó lại là câu chuyện đội đá vá trời trong tình hình cơ chế xơ cứng đang còn ngự trị. Khi nhìn lại anh em thấy những công việc đã làm chẳng qua cũng là công dã tràng. Nhưng dù sao đây cũng là nhân tố ban đầu của sự tập hợp một số trí thức cũ có tấm lòng và mong được đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố nói riêng và đất nước nói chung.
Bước đầu hình thành Nhóm, ngoài hạt nhân là ông Phan Chánh Dưỡng còn có sự ủng hộ của ông Võ Trần Chí khi ấy đang làm Bí thư Quận 5- một người cầu thị, trân trọng trí thức, trong giao tiếp không bao giờ nói chuyện đao to búa lớn.
Ông Chí cũng nhận ra rằng không dễ dàng khai thác kiến thức của những người trí thức. Muốn anh em đóng góp thì phải tạo cho họ có được cảm giác tự do, không một mảy may gò bó. Cũng trong tư cách một người anh, ông chấp nhận ngay cả việc anh em có thể nói sai, cho rằng đó chẳng qua vì anh em chưa hiểu thấu đáo, lần lần rồi cũng sẽ hiểu ra. Chính sự bao dung đó đã thuyết phục được anh em.
Thời gian này, Nhóm Thứ Sáu sinh hoạt định kỳ ba lần một tuần tại Cholimex vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, gặp gỡ nhau để bàn bạc, tranh luận. Đó vừa là cơ hội để kết thân vừa giải toả được mặt cảm nên ai cũng thấy rất vui, dần dần trở thành nhu cầu mà tuần nào không gặp nhau là cảm thấy như thiếu điều gì đó, một thứ thiếu vắng không có tên gọi.
Giai đoạn 1986-1990: Những công trình nghiên cứu
Sau mấy năm sinh hoạt tại cơ ngơi của Mạnh Thường Quân Cholimex, cùng nhau mổ xẻ một số vấn đề gay gắt trong đời sống kinh tế xã hội, cho đến một lúc họ bỗng giật mình nói với nhau: Cả Nhóm ngồi lại nhiều năm nói chuyện trên trời dưới đất nhưng nếu ai đó không hiểu thì lôi thôi, không chừng lại bị "hỏi thăm".
Suy nghĩ này được ông Phan Chánh Dưỡng đề đạt lên ông Võ Trần Chí khi đó đang làm Bí thư Thành uỷ: nếu thấy tin cậy được thì đề nghị cấp cho một giấy chứng nhận hợp thức hoá sự tập hợp trí thức cũ. Rất may, do quá trình hiểu biết anh em nhiều năm, ông Võ Trần Chí đồng ý và giao nhiệm vụ này cho ông Năm Ẩn, lúc đó là Trưởng ban Kinh tế Thành uỷ.
Thế là một danh sách 24 người được gửi lên cho lãnh đạo, anh Năm Ẩn ký giấy xác nhận danh sách "Nhóm nghiên cứu chuyên đề kinh tế của Thành uỷ". Đây không phải là giấy khai sinh mà chỉ là tấm lá chắn nhưng cũng đã đánh dấu thời điểm "hợp pháp" từ tháng 10 năm 1986.
Bắt đầu từ đấy, nhóm trí thức cũ sinh hoạt định kỳ hàng tuần, vẫn tại Cholimex và hoàn toàn có tính tự nguyện. Cũng từ đó các lãnh đạo thành phố như các ông Võ Trần Chí (Hai Chí), Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Sáu Tường), Năm Ẩn, Tư Triết, Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) thỉnh thoảng xuống tham dự hội họp với họ.
Cái tư cách pháp nhân lưng chừng ấy cũng đã khiến nhóm nhân sĩ này nghĩ đến một cách sinh hoạt có tính chủ đề hơn. Vì vậy đây chính là thời kỳ hình thành nhiều công trình nghiên cứu có tính bài bản của nhóm. Có thể kể ra đây một số công trình nghiên cứu được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, qua đó tâm huyết của anh em đã có cơ hội góp phần vào việc hình thành chính sách của nhà nước sau này.
- Nghiên cứu về Giá - Lương - Tiền:
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên được thực hiện rất bài bản. Có mô tả hiện trạng, có phản biện, có cơ sở lý luận và chuẩn bị bảo vệ ý kiến của mình.
Bài toán giá - lương - tiền được mổ xẻ thấu đáo mà đáp số của nó theo quan điểm của nhóm có cự ly rất xa với nhận định của các nhà lập chính sách ở Trung ương vào lúc ấy. Sau nhiều tuần cọ xát quan điểm, anh em hoàn thành bản nghiên cứu về giá - lương - tiềm thì vào cuối năm 1986 ông Phạm Chánh Trực viết thư giới thiệu công trình này với ông Võ Văn Kiệt lúc ấy đang làm Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và đề nghị ông trực tiếp nghe anh em trình bày.
Các ông Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Bá Tước ra Hà Nội báo cáo đề tài này với các chuyên viên cấp cao của Chính phủ, buổi làm việc do ông Sáu Dân chủ trì, Đề tài nghiên cứu này có tính thuyết phục, được các chuyên viên như ông Trần Đức Nguyên, Vũ Quốc Tuấn, Lê Đăng Doanh đánh giá cao. Trước khi trở về thành phố Hồ Chí Minh, các anh Dưỡng, Sơn, Tước còn được ông Nguyễn Cơ Thạch (lúc ấy là Bộ trưởng Ngoại giao) mời trình bày đề tài này và cũng được ông đánh giá cao.
- Nghiên cứu đề tài Cải tổ Ngân hàng:
Sau chuyến thuyết khách ở Hà Nội, Nhóm Thứ Sáu nắm bắt thêm thực tế và phát hiện ra rất nhiều nghịch lý trong điều hành vĩ mô. Một trong những vấn đề đó là hoạt động thiếu hiệu quả của hệ thống ngân hàng của thời kế hoạch hoá tập trung. Đề tài này do hai ông Huỳnh Bửu Sơn và Lâm Võ Hoàng là những người có kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng chủ trì.
Nghiên cứu của họ đi sâu vào cơ thể dị dạng của hai bộ phận Ngân hàng và Tài chính dính chặt vào nhau, sự bất hợp lý trong điều hành chính sách tiền tệ và đề xuất một cơ chế hoạt động cho Ngân hàng theo hướng kinh tế thị trường. Đề tài nghiên cứu này cũng được Chính phủ quan tâm, những suy nghĩ và đề xuất của các thành viên trong Nhóm dường như có sự lan toả cho nên vào năm 1988, khi Chính phủ chẩn bị Pháp lệnh Ngân hàng, hai ông Lâm Võ Hoàng và Huỳnh Bửu Sơn đã được mời tham gia vào việc soạn thảo.
- Nghiên cứu phát triển Ngoại thương:
Đây là đề tài nghiên cứu khá gay gắt bởi vào thời điểm ấy thành phố Hồ Chí Minh chủ trương cho các công ty xuất nhập khẩu tự cân đối tài chính. Đề tài này làm rõ chủ trương vừa nói là sai lầm vì đó chính là một trong nguyên nhân đẩy giá cả tăng lên.
Do được quyền tự cân đối nên các công ty xuất nhập khẩu mua nông sản với bất cứ giá nào bất chấp giá thị trường để xuất khẩu, rồi dùng ngoại tệ bán được để nhập khẩu bán lại cho trong nước với giá cao để kiếm lời mà Nhà nước không can thiệp vào. Do tự cân đối mà giá cả nông sản tăng keo theo hàng công nghệ phẩm lên giá, góp phần làm tăng áp lực lạm phát.
- Đề tài Kinh tế vùng:
Đề tài này được giao cho ông Nguyễn Ngọc Hồ chủ trì và được bản thảo lâu nhất, kéo dài khoảng nửa năm. Công trình này được ông Lê Văn Triết lúc bấy giờ là Thứ trưởng Thương mại đánh giá cao và sau đó góp phần vào việc hình thành chính sách.
- Công ty tư vấn Đầu tư và Khu chế xuất:
Vào năm 1987, dưới tác động của chính sách mở của, Nhóm tập trung thảo luận về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và thống nhất thành lập Công ty tư vấn đầu tư (IMC). Đây là một chuyển biến quan trọng trong sinh hoạt của Nhóm, chuyển từ bàn bạc sang thực hiện. Ông Phan Chánh Dưỡng được giao làm Phó Giám đốc Công ty, nhưng sau đó do số cán bộ từ thành phố điều xuống áp dụng cách làm việc theo kiểu cũ nên vai tròg hạn chế, không phát huy được công năng của công ty. Vì vậy ông Dưỡng và một số anh em trong Nhóm từng bước rút lui khỏi công ty.
Năm 1989, ông Dưỡng đề nghị thành lập Hiệp hội Xuất nhập khẩu đầu tư (Infotra) và đề tài được anh em tập trung nghiên cứu là Khu chế xuất. Đây cũng là thời gian ông Dưỡng rút khỏi vị trí Giám đốc Cholimex và chú tâm vào việc biến công trình nghiên cứu trở thành hiện thực.
Có thể nói đây là công nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao vì sau đó nội dung này được áp dunhgj vào việc hình thành Khu chế xuất Tân Thuận dưới hình thức Công ty liên doanh trong đó anh Phan Chánh Dưỡng đại diện cho đối tác trong nước làm Phó Tổng Giám đốc. Và để thực hiện ý tưởng phát triển thành phố Hồ Chí Minh ra biển Đông, Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận sau đó được thành lập làm pháp nhân nghiên cứu và thực hiện các chương trình như đại lộ "Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh" nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu đô thị mới Nam thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghiệp Hiệp Phước...
Đường hòa nhập của những nhân sĩ chế độ cũ (kỳ 2)
Khi được khen viết bài xuất sắc, một thành viên trong Nhóm trả lời: “đừng khen tôi, chẳng qua tôi có nhu cầu phải viết thì viết, cũng giống như con gà mắc đẻ thì phải đẻ trứng vậy thôi. Đẻ ở đâu cũng không hay, đẻ rồi người ta mang đi để làm gì cũng không biết, họ luộc ăn hay đem đi ấp cũng chẳng quan tâm”. Có lẽ đây cũng là suy nghĩ chung của các thành viên Nhóm Thứ Sáu. sự kiện nóng
Giai đoạn 1990-1995: Dời đô
Đây là giai đoạn Nhóm phát triển về cả lượng lẫn chất mà cụ thể là thu hút thêm nhiều chuyên viên, trí thức, đồng thời tham gia vào đời sống kinh tế xã hội bằng cách tận dụng diễn đàn báo chí.
Thật ra việc tham gia viết báo của thành viên trong Nhóm đã manh nha từ năm 1987 khi ông Trần Trọng Thức lúc đó đang làm Trưởng ban Kinh tế Báo Tuổi Trẻ tham gia vào Nhóm nhân sĩ này. Vào thời điểm ấy, ông Thức đã tiếp xúc với ông Phan Chánh Dưỡng đề nghị hợp tác trên mặt trận báo chí mà thực chất là muốn tạo diễn đàn cho các chuyên viên kinh tế có quan điểm đổi mới về quản lý kinh tế.
Thế nhưng ước muốn ấy gặp trở ngại từ phía báo Tuổi Trẻ, do đó mà mong muốn này không được thực hiện.
Đến khi ông Trần Trọng Thức, ông Hoàng Thoại Châu và một số trí thức khác về làm việc tại báo Lao Động thì quyết tâm này được thực hiện.
Bắt đầu từ đây địa điểm sinh hoạt dời về báo Lao Động vẫn mỗi tuần một lần vào tối thứ Sáu. Trên cương vị Thư ký Toà soạn và Trưởng ban Kinh tế, được sự đồng ý của Ban Biên tập báo Lao Động, ông Thức đã chính thức mời thành viên trong Nhóm về cộng tác với tư cách là cộng tác viên chuyên viên và dùng tờ báo làm diễn đàn để trình bày những quan điểm kinh tế thông thoáng theo hướng thị trường. Thế là một số đông chuyên viên kinh tế trở thành các nhà báo nghiệp dư, nhưng những bài viết của họ đã tạo được hiệu ứng xã hội rất cao.
Việc tham gia viết báo của Nhóm có lộ trình và có trọng tâm. Thời kỳ đầu của kinh tế thị trường vẫn còn vướng bận các tập quán và suy nghĩ của thời bao cấp, nên chủ trương của anh em trong thời kỳ từ năm 1990 đến 1992 là tấn công vào nhận thức và cách quản lý không còn phù hợp, chống tiêu cực kinh tế và tiêu cực trong kinh doanh. Đây là cách dọn sạch miếng đất chuẩn bị cho việc gieo hạt. Từ năm 1993, các bài viết giới thiệu và cổ vũ cho những suy nghĩ tiến bộ, đề xuất các hướng tháo gỡ, ủng hộ đổi mới.
Lúc này có thêm một số anh em chuyên viên tham gia với nhóm như Lê Ủy, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Trọng Nhi, Nguyễn Hoàng Sơn khiến các buổi gặp nhau hàng tuân càng đông vui.
Một số thành viên trong nhóm gồm Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn, Trần Bá Tước được mời tham gia Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ. Lại có thêm điều kiện để họ đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước với vai trò tư vấn. Đến khi ông Võ Văn Kiệt không còn làm Thủ tướng thì Tổ tư vấn giải thể.
Giai đoạn 1995 - 2001: Trở về cố hương
Thời gian sinh hoạt tại báo Lao Động kéo dài được 5 năm. Sau khi các ông Trần Trọng Thức, Hoàng Thoại Châu và một số anh em rút khỏi báo Lao động vào cuối năm 1994 thì Nhóm chuyên viên lại trở về sinh hoạt tại Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, nơi ông Dưỡng làm Giám đốc và sau đó là tại báo Thanh Niên Thời Đại, nơi quy tụ những anh em vừa rời báo Lao Động.
Sau đó nhóm có thêm hai điểm sinh hoạt khác khi aông Huỳnh Bửu Sơn về làm Tổng Giám đốc Ngân hàng VP và ông Hoàng Thoại Châu về làm Thư ký Toà soạn báo Lao Động và Xã hội. Nhưng rồi lại xảy ra chuyện vật đổi sao dời, sau vài năm hai nơi này không còn là đất dụng võ, kể từ đó anh em trở lại sinh hoạt tại Công ty Tân Thuận ở 210 Lê Hồng Phong (quận 5).
Anh em trong Nhóm Thứ Sáu thường nói đùa đây là giai đoạn trở về vùng đất yên lành vì sinh hoạt ổn định, tiếp tục nghiên cứu nhiều đề tài khác như Cải cách hành chính, ASEAN, Mười năm đổi mới, nhưng rõ ràng chất lượng không được như thời kỳ đầu. Một phần vì đa số anh em trong Nhóm nay đều ổn định công ăn việc làm (khác với 15 năm trước) nên đầu tư công sức không nhiều, một phần là có quá nhiều cơ quan nghiên cứu và thông tin nay không còn là thứ hiếm hoi khiến anh em dễ buông tay.
Thời kỳ này, một số anh em Việt kiều thỉnh thoảng đến chơi mỗi khi về nước, nhưng rồi cuối cùng chỉ có một người gắn bó với nhóm đến ngày hôm nay là Trần Sĩ Chương
Từ giữa năm 2001, Nhóm cũng có nhiều công trình nghiên cứu đang ấp ủ như đi tìm lời giải đáp cho hướng phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long và thực trạng nghèo khó của nông dân tại vùng trọng điểm lương thực này. Nhóm cũng đang hình thành một dự án đầu tư xây dựng khu Đại học ở phía Nam Sài Gòn, nhưng tất cả đều đang ở phía trước.
Hồi tưởng lại thời gian đã qua. Từ đó đến nay, có những sự việc mà trước đây họ băn khoăn đặt ra, mong mỏi phải chi điều đó diễn ra thế này thế khác, thì giờ đây lấy làm mừng rằng có nhiều điều đã được thực hiện theo như đề xuất cả anh em và lại là một trong những điều thúc đẩy đất nước phát triển.
Đọc trong sách xưa, thấy những nhóm người trong giang hồ hay trong lịch sử kết với nhau vì một mục tiêu, một lý tưởng, cùng nhau đạt được một cái gì đó. Với Nhóm Thứ Sáu thì ngược lại, hơn hai chục năm gắn bó với nhau không có mục đích gì rõ rệt, chỉ quý nhau về tư cách, trọng nhau về kiến thức, mỗi người mỗi vẻ, am tường các lĩnh vực khác nhau, vậy là tập hợp lại. Khi cùng nhau bàn luận, thấy nên làm điều này điều kia để đóng góp với đời, thế là bắt tay vào làm một cách bất vụ lợi, nếu có kết quả thì tốt, không thì cũng chẳng làm hại ai.
Ông Lâm Võ Hoàng có một câu rất hay mà anh em trong nhóm tâm đắc. Khi có người khen viết bài xuất sắc thì ông trả lời: "Đừng khen tôi, chẳng qua tôi có nhu cầu phải viết thì viết, cũng giống như con gà mắc đẻ thì phải đẻ trứng vậy thôi. Đẻ ở đâu cũng không hay, đẻ rồi người ta mang đi để làm gì cũng không biết, họ luộc ăn hay đem đi ấp cũng chẳng quan tâm".
Trách nhiệm và Lòng nhiệt thành đóng góp cho đất nước* Ngày 01 tháng 11 năm 2001 Thân mến gửi: Anh em trong "Nhóm Thứ Sáu" Tôi được anh Huỳnh Bửu Sơn chuyển bản thảo tựa đề Ký ức 15 năm Nhóm Chuyên viên Kinh tế "Thứ Sáu" và đề nghị tôi có mấy lời tham gia. Tôi đã đọc kỹ những bài viết trong bản thảo, có bài đọc không chỉ một lần. Theo như Lời nói đầu, đây là những ghi chép tâm sự có tính nội bộ, để lưu hành trong nội bộ nhóm. Tôi tôn trọng những tâm sự ấy và cũng thấy chia sẻ với nhiều kỷ niệm vui, niềm tự hào và cả một vài "nỗi lòng" của anh em. Những bài viết trong bản thảo, dù ngắn hay dài, phong cách, hình thức khác nhau nhưng đều thể hiện điều đáng quý nhất của anh em là trách nhiệm và lòng nhiệt thành đóng góp cho đất nước. Không chỉ những tháng năm khó khăn với cơ chế cũ như cuối thập niên 80 mới cần những đóng góp thành tâm, công quả. Chung xây Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp là sự nghiệp chung của tất cả mọi người Việt Nam. Hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, dân tộc ta, Tổ Quốc ta cần nhiều tấm lòng và bộ óc như thế. Quả thực, tôi không để ý nhiều đến tên gọi cũng như những gì mà anh em cho là "cơ sở pháp lý" của "Nhóm Thứ Sáu". Nhưng tôi luôn quí trọng tình cảm chân thành, thẳng thắn của anh em. Tôi cũng đánh giá cao những ý kiến đóng góp của anh em về nhiều lĩnh vực trong suốt hơn 15 năm qua, không phải vì tất cả những ý kiến đó đều mới mẻ, đúng đắn, khả thi. Có ý kiến, xét trên quan điểm tổng thể tầm quốc gia, chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tình hình nước ta. Có ý kiến cùng gặp nhau với kết quả nghiên cứu, đề xuất của những cơ quan, cá nhân khác. Nhưng tất cả đều xuất phát từ mong mỏi khát khao đưa đất nước vượt lên. Hơn nữa, đều là kết quả của cả một quá trình lao động trí tuệ, công quả, trong khi cuộc sống và công việc thường nhật của mỗi anh em còn không ít khó khăn. Chúc anh em mạnh khoẻ, hạnh phúc. Tôi xin thi đua cùng anh em, tiếp tục làm công quả và khuyến khích được nhiều người cùng làm, với tất cả trách nhiệm vì sự nghiệp chung. Sáu Dân - Võ Văn Kiệt * Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt
----------------------------------------------
Nhóm nghiên cứu không tênĐầu tiên anh em gọi là nhóm "Cholimex" vì sinh hoạt tại đó, và sau này dời đi nơi khác thì gọi Nhóm "Thứ Sáu" vì sinh hoạt chiều thứ Sáu hàng tuần, đúng là nhóm không tên. Anh em trong nhóm nói đây là nhóm có nhiều cái "không", không biên chế, không điều lệ, không vụ lợi, không chủ quản, không kinh phí, v.v... Nhưng với tất cả những cái không đó đã tạo ra nhóm và làm cho nhóm có một không khí sinh hoạt vui tươi khi gặp gỡ, tranh luận sôi nổi có lúc gay cấn, nhưng lại rất khách quan vô tư, hồn nhiên và gần gũi với các đề tài kinh tế - xã hội. Và khi ra về có một niềm vui thoải mái, như đã làm được, nói được điều gì đó có ích một cách thoải mái. Anh em tuy những nghề nghiệp, kiến thức, hoàn cảnh cuộc sống khác nhau, kể cả những cán bộ lãnh đạo đã đến với nhóm, không bắt đầu từ những cái không mà chính từ một cái có. Đó là cái "Tâm": có của người trí thức, người có trách nhiệm trước hoàn cảnh ngặt nghèo của đất nước, mong tìm một lối thoát cho nền kinh tế đang khó khăn, chính có cái tâm này nên nhưng cái "không" mà anh em nêu trên đã không những không làm cản trở anh em kết lại thành nhóm nghiên cứu kinh tế mà còn làm cho nhóm thoát ra khỏi những ràng buộc hình thức, những lợi ích riêng tư. Từ đó có được một môi trường trong sáng, làm cho anh em đóng góp được nhiều ý kiến, nhiều đề án có giá trị và được áp dụng đạt hiệu quả cho sự phát triển kinh tế chung vừa qua. Với tinh thần đó, cái tâm đó đáng được xem là cái tâm "kẻ sĩ" vậy. Sự gặp gỡ của anh em có thể là ngẫu nhiên, nhưng sự gắn bó của anh em với nhau hay với cán bộ lãnh đạo trong suốt 15 năm qua quả không phải là ngẫu nhiên. Trước tình hình kinh tế khó khăn lúc bấy giờ, không ai còn so đo về hình thức, lợi ích riêng hay địa vị xã hội gì nữa, mà trước mắt phải tìm ra một lối thoát cho nền kinh tế. Nhưng tranh luận gay gắt, những lời nói có nặng nề nhưng đều xuất phát từ tấm lòng bức xúc đó. Chính vì vậy nên anh em có đủ khoan dung và chấp nhận được. Tôi còn nhớ một lần anh Lâm Võ Hoàng nói một câu "móc họng": Việt Nam hiện giờ không có chuyện gì là không dám làm, chỉ có một điều không dám thôi. Tôi hỏi đó là việc gì? Anh trả lời gọn hơ: là làm đúng! Tất cả anh em và tôi đều cười xoà. Quả là anh đang tức giận, bức xúc, nhưng hoàn toàn không phải là anh chống lại chính quyền Nhà nước này là là cố làm sao đóng góp cho được. Những tấm lòng như thế, những bức xúc ở nhiều góc độ khác nhau như thế lại gặp nhau và đã hợp thành một cách tất nhiên. Mười lăm năm qua, nhóm anh em "Thứ Sáu" đã đóng góp được nhiều ý kiến cho lãnh đạo, cho Nhà nước trong nhiều lĩnh vực kinh tế, góp phần hình thành các chính sách, luật lệ cụ thể trong công cuộc đổi mới vừa qua. Các đề án kinh tế cụ thể đã được thực hiện hiện như khu chế xuất, khu công nghiệp, ngân hàng cổ phần, v.v... Anh em xuất thân từ những người làm kinh tế cụ thể và từ thực tiễn rút ra những kết luận những nhận xét và đề xuất ra những ý kiến cho lãnh đạo, nhiều ý kiến rất có giá trị đã bổ sung cho các cơ quan kinh tế của Nhà nước ta, nhất là trên phạm vi kinh tế vi mô. Giờ đây tuy đã thoát khỏi thời kỳ hiểm nghèo của 15 năm trước, nhưng bước đường đi lên của nền kinh tế Việt Nam trước bối cảnh của thế giới đầy biến động như hiện nay, không lẽ kinh tế đất nước này không còn gì trắc trở nữa? Và ngay khi có thời cơ, chưa chắc gì chúng ta tận dụng và khai thác hết được. Vì vậy, tôi nghĩ rằng kỷ niệm 15 năm đáng ghi nhớ của "Nhóm nghiên cứu không tên gọi" thì những tấm lòng tâm huyết đối với đất nước sẽ tiếp tục hiến dâng, tiếp tục tự nguyện với tinh thần kẻ sĩ trước mọi thời đại lịch sử, chớ không phải là chấm hết. Ngày 23/10/2001 Võ Trần Chí |
“Người thật, việc thật mà… không thật”
Mười bảy năm trước, trên báo Lao Động đã có một bài viết ngắn về tiến sĩ kinh tế Phan Tường Vân khá xúc động. Câu chuyện là bài học về một nhà nghiên cứu không tìm đúng chỗ đứng của mình sự kiện nóng
>> Đường hoà nhập của nhân sĩ chế độ cũ: kỳ 1, kỳ 2
Loạt bài trên Tuần Việt Nam nhân kỷ niệm 35 năm sự kiện lịch sử 30/4 gây nhiều ấn tượng. Đặc biệt các bài viết về sự tham gia của một số trí thức sống ở miền Nam trước năm 1975 vào quá trình chuyển đổi của nền kinh tế là một biểu hiện sinh động của tinh thần hòa hợp vì sự nghiệp chung. Có người đóng góp công khai, có người thầm lặng, nhưng không phải tất cả đều suôn sẻ, trong số đó có tiến sĩ kinh tế Phan Tường Vân, người từng làm trợ lý cho thủ tướng của chính quyền Sài Gòn trước đây và cũng là thành viên của Nhóm thứ Sáu sau này.
Mười bảy năm trước, trên báo Lao Động đã có một bài viết ngắn về anh khá xúc động sau đây dưới tựa đề: "Người thật, việc thật mà... không thật"(*).
Cố tiến sỹ kinh tế Harvard Phan Tường Vân - 1936 - 2007
* * *
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 15/10/1993, Tòa sơ thẩm đã xét xử một vụ án kinh tế gây xúc động cho nhiều người. Ra trước vành móng ngựa là một nhà nghiên cứu có học vị cao: Phan Tường Vân, 57 tuổi, tiến sĩ kinh tế tốt nghiệp tại Mỹ, từng làm việc cho chế độ cũ, học tập cải tạo về. Thời cuộc đưa đẩy ông tiến sĩ làm quyền giám đốc một xí nghiệp đời sống cấp phường - phường 3, quận Gò Vấp, rồi lãnh án tám năm tù về những sai phạm ở cương vị đó.
Anh bị truy tố vì hai tội: "Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" và "cố ý làm trái qui định nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Đại khái, câu chuyện "dấn thân" của nhà khoa bảng này có thể tóm lược đôi điều: Thời kỳ 1987 - 1988, nền kinh tế vừa thoát khỏi vòng vây bao cấp, cả nước bung ra sản xuất kinh doanh một cách vô trật tự. Theo cái đà đó, Ủy ban Phường 3 Quận Gò Vấp cũng cho ra đời một xí nghiệp đời sống huy động vốn để hoạt động. Nhưng ai làm giám đốc bây giờ? Cán bộ trong chính quyền thì không làm được vì "kẹt" nguyên tắc, bất chợt người ta nghĩ đến cái ông tiến sĩ kinh tế vừa đi học tập cải tạo về được mấy năm và đang cần việc làm ổn định.
Trong hoàn cảnh như thế, thân phận bọt bèo ấy làm sao có thể từ chối được "sự tín nhiệm" cùng những lời động viên chân thành của chính quyền địa phương? Thế là ông tiến sĩ kinh tế trở thành nhà kinh doanh bất đắc dĩ, phụ trách một xí nghiệp đời sống cỏn con như để chứng minh cho thái độ cống hiến của người trí thức khi xã hội cần. Khổ nỗi, bên dưới anh là một bộ máy mang tính tập thể chung chung, trong đó nổi bật lên có trưởng phòng kế hoạch, người thường xuyên "đạo diễn" nhiều thương vụ mà những sai phạm đã đưa giám đốc Phan Tường Vân vào tù do chữ ký của anh gắn liền với trách nhiệm về những hợp đồng làm ăn không có khả năng thanh toán. Số nợ lên đến cả tỷ đồng, nhân vật chủ chốt là trưởng phòng kế hoạch đã cao bay xa chạy, xí nghiệp giải thể. Ông tiến sĩ ôm trọn gói nợ.
Sau gần ba tháng bị tạm giữ, anh được về nhà. Trong khi chờ đợi ra tòa lãnh án, ngày ngày trên chiếc xe đạp, áo sờn vai, chân mang dép, anh đi lại nhiều nơi làm tư vấn kinh tế cho các công ty để kiếm tiền nuôi hai con nhỏ, vì vợ anh đã dứt áo ra đi, quay lưng với ông chồng nghèo khó.
Mười năm nay rồi, bạn bè chưa bao giờ thấy anh khá lên được, ngay cả lúc làm đến chức quyền giám đốc Xí nghiệp đời sống cấp phường mà hậu quả là ra tòa với tội danh "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa". Đứng về mặt luật pháp, cứ căng ra thì phán quyết của tòa đúng rồi. Tòa án làm chuyện công minh, nhưng e cũng khó biết được cái ông trí thức phạm tội ấy đã "chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa" cho ai? Còn những bạn bè thân thiết thì dám đoan chắc ông là người trong sạch, cuộc sống trước sau vẫn nghèo xơ xác, bây giờ lấy tiền đâu mà bồi thường 790 triệu đồng cho 12 xí nghiệp!
Đó là con người đáng thương hơn đáng tội, một nạn nhân chứ không phải là kẻ chủ mưu. Không chỉ là nạn nhân của người cộng sự mà còn là nạn nhân của một tình hình nhiễu nhương trong làm ăn vào những năm cuối thập niên 80. Anh ngây thơ đến mức không thể hiểu rằng vào thời kỳ 1987-1988 làm ăn chụp giật, phải là những tay lì lợm mới vượt qua khỏi cơn sóng dữ. Anh không phải là tay lì lợm, cũng không phải là người có đầy đủ thuộc tính của nhà kinh doanh. Anh ảo tưởng rằng tri thức trong sách vở có khả năng thắng được mánh mung, lường gạt. Anh không học thuộc được câu của người đời: "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy".
Cái môi trường làm ăn bát nháo đó hoàn toàn không phù hợp với một nhà nghiên cứu như anh. Anh đã chọn sai điểm rơi của sự cống hiến, không như trước đây liên tục bảy năm anh làm chuyên viên kinh tế cho Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, dù chỉ là một thứ công việc tạm bợ qua ngày.
Có điều gì đó hơi tắc nghẹn trong lời nói cuối cùng trước Tòa, anh vẫn còn ray rứt về thái độ đóng góp của người trí thức. Anh là một thực thể trong phiên tòa, bản án dành cho anh là một thực tế, nhưng có điều gì đó không thực là bị cáo Phan Tường Vân, dù có ít nhiều sai phạm, nhưng tội danh "chiếm đoạt tài sản XHCN" vẫn không đúng với bản chất con người anh.
Đó là bài học rút ra cho một nhà nghiên cứu không tìm đúng chỗ đứng của mình.
* * *
Câu chuyện của tiến sĩ Phan Tường Vân gây bức xúc cho nhiều người, một số trí thức đã có thư thỉnh nguyện gửi đến các cấp lãnh đạo đề nghị xem xét lại bản án. Và vào ngày cuối năm trước Tết, anh đã được trở về với gia đình sau gần bốn tháng ngồi tù.
Sau đó tiến sĩ Phan Tường Vân đã tham gia giảng dạy tại đại học Văn Lang và là Phó khoa Kinh tế - Thương mại của trường dân lập này. Anh đã qua đời cách đây hơn 3 năm, để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè một thời gian gắn bó.
------------------
* Bài viết của tác giả Trần Trọng Thức - Báo Lao Động 19/10/1993
Ảnh minh hoạ: Trọng Khiêm (Đại lộ Đông Tây)