Trong làng chế tạo vũ khí ở Mỹ, Dương Nguyệt Ánh không phải là một cái tên xa lạ. Người phụ nữ gốc Việt này được coi là một trong những chuyên gia hàng đầu về chất nổ của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều quan điểm nhân sinh của Dương Nguyệt Ánh trong cương vị một cộng sự tin cậy của Lầu Năm Góc đang bị không ít người trong chính cộng đồng người Việt ở hải ngoại phê phán.
Dương Nguyệt Ánh sang Mỹ sau tháng 4/1975, khi mới 15 tuổi và cùng gia đình định cư ở tiểu bang Rồi Dương Nguyệt Ánh vào làm việc cho các dự án quốc phòng của Mỹ. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Dương Nguyệt Ánh từng lãnh đạo các chương trình nghiên cứu và chế tạo chất nổ của hải quân Mỹ, làm ra 10 chất nổ mới cho 18 loại vũ khí được trang bị cho các quân binh chủng. Dương Nguyệt Ánh chính là người chế tạo bom áp nhiệt cho chiến trường Năm 2002, Dương Nguyệt Ánh được đưa vào làm Tổng Giám đốc Khoa học và Kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo vũ khí hải quân ở chính tiểu bang Maryland và được coi là người định hướng và điều khiển tất cả các chương trình nghiên cứu trên mọi lĩnh vực khoa học và kỹ thuật của trung tâm này, với mục đích áp dụng vào việc chế tạo những thế hệ vũ khí tương lai cho Mỹ. Từ tháng 11/2006, Dương Nguyệt Ánh về làm cho Lầu Năm Góc và hiện giữ chức cố vấn khoa học kỹ thuật cho Phó Đô đốc John Morgan, Tư lệnh phó Hải quân đặc trách về kế hoạch và chiến lược, và cho Tổng Giám đốc Thomas Betro, Chỉ huy trưởng Cơ quan điều tra tội phạm và phản gián của Hải quân Mỹ… Tóm lại, đó là một nhân vật được coi là có uy tín trong giới khoa học và xã hội Mỹ. Tuy nhiên, cũng chính những đóng góp của Dương Nguyệt Ánh cho nền công nghiệp quốc phòng Mỹ đã biến người đàn bà này trở thành một trong những biểu tượng ghê rợn trong mắt của không ít người lương thiện. Biệt danh "Bomb Lady" dành cho Dương Nguyệt Ánh không thể được coi là dễ chịu. Thực ra, nhìn từ góc độ đạo đức trong khoa học, Dương Nguyệt Ánh khó có thể được coi như một nhân vật chính diện. Cái ác mang gương mặt phụ nữ Và cũng rất đáng phàn nàn là trong các tiếp xúc xã hội, Dương Nguyệt Ánh đã tỏ ra là một người không nắm bắt được những thông tin xác thực về tình hình quốc tế cũng như về Tổ quốc cũ của mình nên hay đưa ra những luận điểm phiến diện, thậm chí là sai trái trong nhiều vấn đề. Tệ hại hơn là Dương Nguyệt Ánh lại rất thích xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và bộc lộ các cách nhìn độc hại của mình về chính quê hương. Điều này đã gây nên những bức xúc trong dư luận của chính cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Không ngẫu nhiên mà mới đây, một trí thức Việt kiều là ông Trần Chung Ngọc đã phải lên tiếng phê phán Dương Nguyệt Ánh nhìn từ góc độ đạo đức khoa học. Ông Trần Chung Ngọc viết: "Nhân danh là một người cũng làm công tác khoa học, trong bài này tôi xin bày tỏ vài ý kiến cá nhân về khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, và tôi tin rằng tuyệt đại đa số người dân Việt, người dân Việt hiền hòa yêu chuộng hòa bình, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, sẽ đồng ý với tôi". Theo ông Trần Chung Ngọc, Dương Nguyệt Ánh đã bị một số thế lực nhồi sọ về lịch sử Việt Nam và về những người Cộng sản nên cho tới hôm nay, ngồi ở Mỹ mà cứ phán xơi xơi rằng, những người Cộng sản Việt Nam ở trong nước vẫn cứ "duy trì chính sách hồng hơn chuyên"; "thẳng tay đàn áp giới trí thức, bắt bớ giam cầm liên miên những người đứng dậy đòi tự do dân chủ…"(?!). Ông Trần Chung Ngọc cũng bác bỏ luận điệu mà Dương Nguyệt Ánh hay đưa ra khi trả lời phỏng vấn báo chí rằng "chúng ta (tức là những người "đồng hội đồng thuyền” với Dương Nguyệt Ánh) đòi tự do dân chủ cho Việt Nam là vì nghĩa vụ đối với 80 triệu đồng bào trong nước. Ông Ngọc viết rằng, nói thế cũng lại là nói bậy bởi lẽ, "80 triệu đồng bào trong nước, cũng như hơn hai triệu đồng bào Việt ở hải ngoại, trao cái nghĩa vụ đó cho thiểu số đám người "chúng ta" của Dương Nguyệt Ánh từ bao giờ? Có về Việt Nam mà tìm hiểu và quan sát mới biết được người dân trong nước đánh giá những hoạt động của vài nhóm chống Cộng dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền là như thế nào…". Ông Trần Chung Ngọc cũng cho rằng, "trên thực tế không phải người Việt ở hải ngoại nào cũng hãnh diện về một người đàn bà Việt Nam phát minh ra những loại vũ khí có tính cách hủy diệt sinh mạng con người, bất kể với lý do nào, nếu không muốn nói là ghê tởm trước những hoạt động gián tiếp giết người của Dương Nguyệt Ánh…". Hơn nữa, theo ông Trần Chung Ngọc, đa số người Việt đang định cư ở nước ngoài là Phật tử, ít nhất cũng chiếm một tỷ lệ trên 50%, và "tuyệt đại đa số Phật tử không lấy gì làm hãnh diện về Dương Nguyệt Ánh. Hãy hỏi bất cứ một Phật tử nào, rằng họ có cảm thấy hãnh diện về một người, dù người đó là một phụ nữ Việt Nam, đã "sáng tạo" ra những vũ khí giết người một cách kinh khủng không. Tôi tin chắc tuyệt đại đa số sẽ lắc đầu và thở dài, tội nghiệp cho một con người đang lặn ngụp trong ma đạo, trong ác nghiệp". |
Minh Phụng |
Trở lại câu chuyện về "bomb lady" Dương Nguyệt Ánh ở Mỹ" Trả nợ cho nước Mỹ hay mắc nợ với nhân loại? | ||||||||||||
Trong khi lo "trả nợ" cho nước Mỹ, Dương Nguyệt Ánh đã thêm mắc
nợ Tổ quốc Việt
Trong Báo ANTG CT số 77 (ra tháng
12/2007) đã đăng bài "Làm khoa học càng cần có đạo đức", viết về một nữ công dân
Mỹ gốc Việt tên là Dương Nguyệt Ánh.
Đây là một trong những chuyên gia chất nổ được coi là hàng đầu của Mỹ, từng chế tạo những loại vũ khí giết người ghê rợn đã và đang được Lầu Năm Góc sử dụng trên chiến trường Trong con mắt của nhiều người trên thế giới, "Bà Bom" Dương Nguyệt Ánh chính là một trong những "cái ác mang gương mặt phụ nữ". Tuy nhiên, vì những lý do không quá khó hiểu, hiện nay vẫn còn những thế lực muốn tô vẽ Dương Nguyệt Ánh như một hình ảnh đoan trang, nhân hậu, nếu có dúng tay vào việc làm vũ khí thì cũng chỉ như là "trả nghĩa" cho nước Mỹ đã từng dung dưỡng cho bà ta trở thành một người cơm no áo ấm như ngày hôm nay. Tệ hơn nữa, những thế lực này, lợi dụng sự kém hiểu biết và cả những định kiến sai lầm đến độ ngốc nghếch của Dương Nguyệt Ánh về Tổ quốc cũ của bà ta đã sử dụng "Bomb Lady" vào những chiến dịch nói xấu quê hương và vu cáo quê hương Việt Tháng 3 vừa qua, trên tờ báo mạng Calitoday ở California đã dẫn lại một bài viết về việc "Bà Bom" Dương Nguyệt Ánh nhận huy chương Service to America Medals do Hiệp hội Partnership for Public Service chủ trì tổ chức phát giải nhờ cái gọi là thành tích chế tạo các loại vũ khí giết người cho Lầu Năm Góc. Chuyện này thực ra cũng không có gì đáng phải để ý lắm nếu coi đấy là công việc nội bộ của người Mỹ. Cũng không phải quá bận tâm với câu phát biểu mang tính tri ân của Dương Nguyệt Ánh với tổ quốc mới của bà ta khi nhận huy chương đó với tư cách công dân của một quốc gia được tạo dựng nên bởi những người tha phương cầu thực tụ lại: "Ba mươi hai năm trước, tôi là di dân đến nước này do chiến tranh với hai bàn tay trắng và một túi đầy những ước mơ gãy vụn. Nhưng đất nước này là đất thiên đàng, không phải vì nó đẹp hay giàu có nhưng là do con người ở đây. Người Mỹ nhân từ và quảng đại đã dang vòng tay ra đón nhận chúng tôi và chữa lành các vết thương lòng, làm chúng tôi sống lại niềm tin vào con người và giúp niềm hứng khởi cho tôi phục vụ cho dân chúng". Tuy nhiên, chắc chắn có rất nhiều người cả ở Mỹ và ở ngoài nước Mỹ không đồng tình với câu nói này của Dương Nguyệt Ánh: "Tôi muốn làm việc cho Bộ Quốc phòng, để trả ơn cho các chiến sĩ đã bảo vệ chúng ta qua những năm tháng dài...". Trong con mắt khách quan của không ít dân tộc trên thế giới, các quân nhân Mỹ đang cầm súng ở Iraq hay Afghanistan khó có thể coi là những người đi gieo hạt giống dân chủ hay chính nghĩa mà chỉ đơn thuần phục vụ cho những mục đích lợi quyền ích kỷ mà một số thế lực chính trị ở Washington rắp tâm đeo đuổi. Một trong những sự phản cảm nhất trong các tư liệu nói về "Bà Bom" Dương Nguyệt Ánh trên một số tờ báo hải ngoại là các câu ca ngợi bà ta như một phụ nữ hiền thục, vô cùng xa lạ với chết chóc. Nào là, Dương Nguyệt Ánh trong đời thường thật vô cùng khác với hình ảnh "nhà hóa học dữ dội cao có 5 feet 1 inch". Họ còn mô tả như thể Dương Nguyệt Ánh cực kỳ hiền hậu, luôn cấm các con mình "không được chơi đùa với nhau bằng đồ chơi là vũ khí hay đọc sách "Harry Potter", vì theo vợ chồng bà ta, loại tiểu thuyết như tác phẩm của nữ văn sĩ Anh J.K. Rowling "quá bạo lực" (?!). Vợ chồng Dương Nguyệt Ánh cũng kiểm tra và loại bỏ không cho các con mình xem ngay cả những "hình ảnh đánh nhau" trong băng video "Pocahantos" của W. Disney (?!). Và cũng những cây bút giả bộ ngây thơ như thế đã xuýt xoa vì Dương Nguyệt Ánh là "một dáng vẻ bình dị bên ngoài, một nét dịu dàng của một phụ nữ Việt Họ cứ làm như một phụ nữ mỏng mày hay hạt như thế thì khó có thể là một "công thức thuốc nổ" kinh hoàng động địa, một "Bomb Lady"! Còn có sự giả dối đến mức thớ lợ nào lớn hơn thế nữa? Không ngẫu nhiên mà một người Việt ở hải ngoại, ông Trần Chung Ngọc đã phải hạ một câu bình luận về những thành tích chế tạo vũ khí cho Lầu Năm Góc của Dương Nguyệt Ánh: "Trên thực tế không phải người Việt ở nước ngoài nào cũng hãnh diện về một người đàn bà Việt Nam phát minh ra những loại vũ khí có tính chất hủy diệt sinh mạng con người, bất kể với lý do nào, nếu không muốn nói là ghê tởm trước những hoạt động gián tiếp giết người của Dương Nguyệt Ánh…". "Bà Bom" Dương Nguyệt Ánh đã cực kỳ sai trái khi tụng ca những binh lính chết trong khói lửa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Mặc dầu đã gần 33 năm trôi qua và ít ai muốn bới lại quá khứ để gieo rắc thêm hận thù một lần nữa nhưng sự thật lịch sử bao giờ cũng chỉ có một: không thể "đánh lận con đen" những kẻ xâm lược với các chiến sĩ thực sự cầm súng để bảo vệ tự do, độc lập cho đất nước Việt Nam. Trong không chỉ một phát ngôn ở Mỹ, Dương Nguyệt Ánh đã bộc lộ sự kém hiểu biết và định kiến sai lầm của mình về một giai đoạn lịch sử còn chưa xa của Tổ quốc cũ và những quan điểm đen tối đó của bà ta đã bị chính cộng đồng người Việt ở hải ngoại lên án. Việc Dương Nguyệt Ánh coi nước Mỹ như một quốc gia đã cho bà ta "quá nhiều" chỉ càng chứng tỏ rằng bà ta hầu như không biết gì hoặc biết rất méo mó về vai trò một thời của nước Mỹ trong lịch sử hiện đại của nước Việt Xin trích dẫn ở đây quan điểm của ông Trần Chung Ngọc: "Dương Nguyệt Ánh hiểu biết rất ít về chiến tranh Việt Đền đáp cho một quốc gia đã bao bọc mình và cho mình một kiến thức có rất nhiều cách: làm một công dân tốt, góp phần giáo dục, y tế v.v... như bao người Việt tỵ nạn đã làm. Nhưng đền đáp bằng cách sáng chế ra những vũ khí giết người man rợ thì chỉ có Dương Nguyệt Ánh "hiền hậu, đoan trang" mới nghĩ ra mà không hiểu rằng như vậy thật ra đã phụ lòng tinh thần bao dung và nhân ái của người dân Mỹ. Đó là đền đáp cho một tập đoàn cai trị hiếu chiến Mỹ ở Lầu Năm Góc và ông Bush với tư tưởng thánh chiến đổi máu của binh sĩ lấy dầu xăng, vì thế người dân Mỹ đã phản đối: "No blood for gas". Lầu Năm Góc không phải là dân Mỹ. Guồng máy chiến tranh của Mỹ cũng không phải là quốc gia Mỹ hay người dân Mỹ. Và chính sách xâm lược đế quốc của tập đoàn cai trị Mỹ từ xưa tới nay càng ngày càng làm cho thế giới ghê sợ và dè bỉu. Người Mỹ đã thả trên đất Việt mấy triệu tấn bom, dùng B52 thả bom ngoài Bắc bừa bãi, giết hại dân lành, thí dụ như thả bom vào nhà thương Bạch Mai nhân dịp Chúa giáng sinh năm 1972, vậy mà Dương Nguyệt Ánh lại đền đáp ơn trên của Mỹ bằng cách làm bom ác liệt hơn để cho Mỹ đi thả trên đầu người dân Afghanistan v.v..., thật là một lối đền đáp ơn trên một cách kỳ lạ, vượt ra ngoài sự tưởng tượng của một con người đúng nghĩa là một con người…". Ông Trần Chung Ngọc cũng đặt câu hỏi: Không rõ Dương Nguyệt Ánh có biết những người lính mà bà ta muốn "tri ân" "đã gây ra sự chết chóc khủng khiếp cho hàng trăm ngàn đồng bào vô tội của bà ấy hay không?". Và ông đã dẫn ra một vài con số thống kê mà bom đạn Mỹ đã gây ra ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh vừa qua, theo tài liệu trong cuốn "The Vietnam War Almanac" (General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble, Inc., New York, 2005): tại miền Nam Việt Nam: chết 185.528; bị thương 499.026; tại miền Bắc Việt Nam: chết 924.048; số bị thương ước tính ít nhất gấp đôi. Theo ông Trần Chung Ngọc, đây chỉ là những con số ước tính khiêm tốn, con số thật có thể cao hơn. Ngoài ra, Mỹ còn thả 8 triệu tấn bom xuống Việt Ông cũng chú thích: "Loại bom mà Dương Nguyệt Ánh góp phần sáng chế ra có tên là thermobaric (thermo là nói về nhiệt, và baric là nói về áp suất, nhưng nhiều người đã gọi đó là thermo-barbaric, barbaric có nghĩa là man rợ". Cũng trong bài viết của mình, ông Trần Chung Ngọc còn đưa ra tư liệu: "Hoa Kỳ cũng đã trải trên đất nước Việt Tác hại lâu dài của các loại hóa chất, nhất là chất độc da cam, trên môi sinh và con người Việt Và ông Trần Chung Ngọc kết luận: "Tôi cho đây là một sự sỉ nhục cho cộng đồng Việt |
Washington Post Phỏng Vấn Chuyên Gia Chất Nổ Dương Nguyệt Ánh
Robin Tierney (Sunday, April 30, 2006; Page M03), Nguyên Anh Chuyển Ngữ/ Seattle, Wa., May 08, 2006
Robin Tierney (Sunday, April 30, 2006; Page M03), Nguyên Anh Chuyển Ngữ/ Seattle, Wa., May 08, 2006
Chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 ngày đã chế tạo ra trái bom nhiệt-bối (thermobaric)* đầu tiên của Hoa Kỳ, loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra một vầng mây hóa chất và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì ở trong tầm sát hại của nó. Được gọi là “bom diệt hầm ngầm”, đây là loại vũ khí dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đối phương trong cuộc chiến A Phú Hãn sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Hiện nay là một khoa học gia cố vấn cho Ngũ Giác Đài, bà Dương Nguyệt Ánh đang trách nhiệm về việc phát minh ra các phương tiện kỹ thuật dùng vào cuộc chiến chống khủng bố.
Bà Dương Nguyệt Ánh đã đào thoát khỏi Việt Nam cùng với gia đình hồi 15 tuổi hiện là một người khá bận rộn. Bà là nhân vật được đề cao trong cuốn sách vừa mới xuất bản, “Thay đổi Thế Giới Chúng Ta: Những Chuyện Thật Về Những Người Nữ Kỹ Sư” (American Society of Civil Engineers, 2006), cũng như trong cuốn phim đoạt giải thưởng phim ảnh năm 2005, “Tại Sao Chúng Ta Chiến Đấu”, nói về chính sách ngoại giao và quân sự Hoa Kỳ, trong đó bà đã thảo luận về việc chế tạo bom cũng như những viễn tượng của bà về chiến tranh. Và lúc 10 giờ tối thứ Tư mới đây trong loạt phim tài liệu “Những Vũ Khí Tương Lai”, chương trình truyền hình Discovery đã bật mí về cái thế giới bí mật của những vũ khí kỹ thuật cao và những người sáng tạo ra chúng, trong đó có bà Dương Nguyệt Ánh .
- Động cơ nào đã thúc đẩy bà bước vào ngành kỹ sư hoá học và chế tạo vũ khí?
- Lúc mới đến Mỹ, Anh văn của tôi rất tệ, thế nên tôi nghĩ rằng mình có thể học hành tốt hơn nếu chuyên tâm vào các ngành toán học, vật lý, hay hoá học. Còn tại sao lại đi vào ngành chế tạo vũ khí? Bởi vì tôi muốn phục vụ cho nền an ninh quốc phòng Hoa Kỳ. Là một người tỵ nạn chiến tranh, tôi không bao giờ quên được những người chiến sĩ Hoa Kỳ và VNCH đã từng bảo vệ cho tôi có một cuộc sống an toàn .
- Gia đình của bà đã đào thoát khỏi Việt Nam, xô đẩy chen lấn nhau từ trực thăng nhảy xuống tàu rồi chiến hạm -chắc là phải kinh hoàng lắm?
- Bạn không có thì giờ để suy nghĩ gì hết.; viên phi công cứ luôn mồm thúc hối: “Di chuyển, di chuyẻn!” Bạn phải chờ đúng ngay thời điểm để nhảy từ tàu qua chiến hạm hoặc là không bao giờ còn có cơ hội nữa. Người anh em bà con của tôi lúc đó đang hoảng kinh lên… và khi mở mắt ra tôi thấy anh ta đang bị treo lơ lửng bên sườn chiến hạm, đôi chân gần như dập nát ra.
- Nhưng rồi đến lượt bà cũng phải nhảy thôi?
- Tôi tê cứng cả người. Nhớ lại lúc đó tôi đã âm thầm tính toán khoảng cách và thời điểm chính xác để nhảy… Bên kia mọi người chạy đến sẵn sàng chụp bắt tôi. Đến lúc trông thấy gia đình biết là mình sống sót, tôi toát mồ hôi và sợ đến điếng người. Nếu chuyện này xảy ra khi tôi đang nhảy thì chắc là tôi đã tiêu rồi.
- Bà theo học ngành kỹ sư hoá học tại Đại học Maryland và sau đó tốt nghiệp cao học về ngành quản trị công quyền tại American University. Làm thế nào mà bà lại trở thành một chuyên gia về vũ khí?
- Khi mới tốt nghiệp, năm 1983, công việc đầu tiên của tôi là chuyên viên bào chế công thức về thuốc đẩy cho Trung Tâm Vũ Khí Diện Địa của Hải Quân Hoa Kỳ tại Idian Head. Tôi đã bào chế loại thuốc đẩy dùng để phóng hoả tiển từ nòng súng đi đến mục tiêu. Đây không phải là loại súng cầm tay đâu nhé, mà là những đại bác trên chiến hạm. Năm 1986 tôi trở thành nhà bào chế công thức tạo ra chất liệu cho việc phóng hỏa tiển từ những dàn phóng trên các chiến hạm và phi cơ –tức là các loại hoả tiên không không và địa không. Ông xã của tôi đã trêu chọc rằng tôi đúng là một nhà tên lửa.
Vào năm 1991 thì tôi trở thành một chuyên gia về phát triển chất nổ và hai năm sau đó, tôi quản lý toàn bộ chương trình chất nổ của Hải quân.
- Bà là người đã lãnh đạo dự án “bom diệt hầm ngầm”. Đó là công việc gì vậy?
- Tháng 8 năm 2001 khi đang làm việc cho Cơ Quan Giảm Trừ Đe Doạ của Bộ Quốc Phòng nghiên cứu về một loại vũ khí có khả năng diệt trừ các địa đạo thì vụ 9/11 xảy ra, tôi được bảo là nên “thử thời vận” trong việc nghiên cứu về kỹ thuật chất nổ nhiệt-bối (thermobaric) và biến nó thành vũ khí ngay lập tức để hỗ trợ cho chiên dịch Operation Enduring Freedom. Nhóm chuyên gia của tôi -gồm khoảng 100 khoa học gia, kỹ sư, và cán sự- chỉ trong vòng 67 ngày đã đi từ ý niệm sơ khởi đến việc chế tạo ra 11 trái bom nhiệt-bối (thermobaric) đầu tiên.
- Bằng cách nào mà bà đã thúc đẩy nhóm chuyên gia của mình đạt đến thời hạn kỷ lục như thế?
- Đâu có đông cơ nào thúc đẩy bạn hơn là vụ 9/11, những hình ảnh của Ngũ Giác Đài, toà Tháp Đôi và những người vô tội bị giết?
- Đây hẵn là một công việc đầy rủi ro nguy hiểm?
- Nếu bạn phạm một lỗi lầm khiếm khuyết nào đó, nhiều người sẽ phải mất mạng. Mọi người đều phải được huấn luyện chu đáo và luôn luôn làm việc từng đôi. Bào chế chất nổ cũng giống như là bạn làm bánh: Trước hết bạn phải đổ các thành phần chất lỏng pha chế vào một cái bình trôn lớn, rồi thêm vào đó những đặc chất khác… ba cái thanh trộn to tướng không ngừng quay trong khi bạn tiếp tục cho vào các hợp chất pha chế. Pha trộn là môt khâu vô cùng nguy hiểm, bạn phải dùng đến hệ thống viễn khiển ở một phòng khác. Rồi thì cái cục nhão này được đổ vào đầu đạn, giữ chặt trong một cái lò hâp khổng lồ để nung lên.
- Là một nhà bào chế, công việc thực sự của bà là gì?
- Trước tiên là tôi phải nghĩ ra một cái công thức. Sau đó bạn phải ở ngay tại chỗ khi thử nghiệm cái công thức này (bắt đầu bằng một số lượng nhỏ) để đánh giá độ nhạy của chất liệu xem cứ như là nó sẽ nổ tung ra trước mặt bạn. Rồi thì các kỹ sư sẽ thực hiện tiếp tiến trình tinh luyện. Đôi khi nếu chúng tôi sử dụng đến hàng trăm hay hàng ngàn pao (lbs) chất liệu, công thức sẽ phải được thay đổi.
- Hiện người ta đang nói về việc trang bị những bom diệt hầm ngầm bằng vũ khí nguyên tử. Bà nghĩ như thế nào về chiến lược này?
- Tôi xin được miễn bình luận về chuyện này.
- Hiện nay bà đang làm công tác gì?
- Từ năm 2006 tôi là một nhà cố vấn khoa học, hiện đang làm nhiệm vụ tham mưu về các vấn đề khoa học kỹ thuật cho Tư Lệnh Phó Hải Quân (đặc trách kế hoạch và chiến lược) đồng thời công tác cho Cơ Quan Điều Tra Tội Phạm (của) Hải Quân, điều tra các tội ác xảy ra trên căn cứ hay trên chiến hạm kể cả công tác phản gián… tức là bắt gián điệp. Chương trình truyền hình “NCIS” đã dựa vào đây để thực hiện chương trình của họ.
- Mức độ xác thực của chương trình truyền hình này ra sao?
- Với bốn con nhỏ, giữa việc bếp núc và giúp chúng làm bài tập ở nhà, thú thật tôi không có thì giờ rãnh rỗi để xem chương trình này.
- Bà phản ứng như thế nào trước những lời chỉ trích?
- Người ta sẽ đặt vấn đề là tại sao tôi lại dùng trí thông minh và vốn liếng đào tạo của mình để chế tạo bom… (không dùng vào việc gì khác hơn ngoài tàn phá, hủy diệt), tuy nhiên đối với tôi việc trước tiên là phải nghĩ đến những phương cách để bảo vệ binh sĩ của chúng ta.
- Bà đã trình bày những gì qua loạt phim “ Vũ Khí Tương Lai” trong chương trình truyền hình Discovery?
- Về loại bom nhiệt-bối (thermobaric) BLU-118/B mà nhóm chuyên gia của chúng tôi đã phát minh để xuyên phá các địa đạo tại A Phú Hãn. Nhóm truyền hình đã làm việc suốt ngày để thu hình công việc của tôi làm trong phòng thí nghiệm và tại cơ xưởng sản xuất nơi chúng tôi chế tạo loại chất nổ này.