Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

'Nhìn tàu TQ, tôi thấy nhói trong tim'

- Nhìn các tàu TQđông đảo, to lớn lao vào các tàu chấp pháp của VN nhỏ hơn để tấn công gây thương tích, tôi thấy nhói trong tim. Cái gì sẽ diễn ra tiếp? - nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vừa biên thư gửi bạn bè của bà trên khắp thế giớiđể nói về việc TQ xâm phạm chủ quyền VN.

VietNamNet trân trọng giới thiệu bức thư này:
Các bạn thân mến,
Nhiều bạn hỏi tôi: Cái gì đang xảy ra ở VN? Nhân dân VN đã chiến đấu bao nhiêu năm, chịu bao nhiêu hy sinh gian khổ, chẳng nhẽ phải tiếp tục đấu tranh? Tại sao TQ có thể xâm phạm chủ quyền của VN?
Chính trước đây TQ đã tích cựcủng hộ VN chống sự xâm lược của Mỹ? TQ là nước “xã hội chủ nghĩa” do một Đảng Cộng sản lãnh đạo, có lẽ nào như vậy? Đó cũng chính là những câu hỏi mà tôi và nhân dân VN tự hỏi.

TQ, Nguyễn Thị Bình, giàn khoan, chủ quyền, Hoàng Sa
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh: Phong Doanh
Các bạn đã từng ủng hộ chúng tôi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, 30 năm ròng rã. Chắc các bạn hiểu cái giá to lớn mà nhân dân chúng tôi phải trả để có hòa bình độc lập và thống nhất đất nước. Hơn ba triệu người đã hy sinh, một đất nước tan nát và hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề, đặc biệt với hàng trăm nghìn nạn nhân chất độc da cam mà không cách nào chạy chữa.
Năm 1974, khi còn chiến tranh, TQđã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN. Sau chiến tranh, Mỹ cấm vận VN 20 năm. Chiến tranh với Mỹ vừa chấm dứt, sau nhiều năm gây hấn ở biên giới phía Bắc, TQ đã kéo hơn 20 vạn quân sang để “dạy cho VN một bài học”. Không biết đó là bài học gì? Mà sao cắt nghĩa được khi một nước “xã hội chủ nghĩa” lớn lại đánh một nước “xã hội chủ nghĩa” nhỏ, vừa ra khỏi chiến tranh? Vậy mà đó là sự thật! Năm 1988, TQ lại đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN.
Ngày nay, nhân dân VN đang cốgắng xây dựng lại đất nước, từng bước phát triển, gặp vô vàn khó khăn và thửthách. Và tuy hết sức nỗ lực, VN còn rất nghèo, nên VN làm hết sức mình để tạo môi trường hòa bình, ổn định, sẵn sàng hợp tác với các nước để phát triển.
Ngay với Mỹ, nước đã gây ra cho chúng tôi bao nhiêu đau khổ, VN chủ trương nhìn về tương lai, gác lại quá khứ.Đối với TQ, nước láng giềng lớn, mặc dầu có những thăng trầm trong lịch sử hai nước và giữa VN và TQ còn những tranh chấp cần được giải quyết, song chúng tôi nghĩ nhiều về việc hai dân tộc đã sát cánh với nhau trong đấu tranh giải phóng, nên VN luôn luôn mong có quan hệ tốt với TQ, chủ trương mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trên thực tếchúng tôi đã xử sự như thế, khiêm nhường và kiềm chế.
Cái gì sẽ diễn ra tiếp?
Nhưng như các bạn đã biết, ngày 2/5 vừa qua, TQ đã cho đặt một giàn khoan khổng lồ để khai thác dầu khí vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN với sự hỗ trợ của trên 100 tàu, trong đó có tàu quân sự và máy bay.
Đây là hành động hết sức nghiêm trọng, xâm phạm chủ quyền của VN, vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. Về phía VN, một mặt chúng tôi đã dùng con đường ngoại giao và các kênh quan hệ khác, đồng thời cử một số tàu chấp pháp ra yêu cầu TQ tôn trọng chủquyền của VN, rút giàn khoan đi. Đến nay, TQ không những không đáp lại thiện chí của VN, mà càng hành động hung hãn.
Nhìn thấy hình ảnh các tàu TQđông đảo, to lớn lao vào các tàu chấp pháp của VN nhỏ hơn để tấn công gây thương tích, tôi thấy nhói trong tim. Cái gì sẽ diễn ra tiếp?
Dư luận thế giới rất lo ngại hànhđộng của TQ ảnh hưởng đến cả an toàn và tự do hàng hải quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh của cả khu vực. Phía TQ lại đổ lỗi việc đang xảy ra là do VN khiêu khích. Ai có thể tin một nước VN dân số bằng 1/15 của TQ, thu nhập GDP nhỏ hơn TQ 50 –60 lần, đang cố gắng vượt qua tình trạng một nước nghèo, chậm phát triển lại có thể khiêu khích TQ?
Những nhà lãnh đạo TQ nói chính sách của TQ là “trỗi dậy hòa bình”, rằng trong dòng máu TQ không có“gien xâm lược, gien xưng bá”. Vậy TQ giải thích thế nào với tuyên bố chủ quyền trong“đường lưỡi bò 9 đoạn” nhằm độc chiếm cả biển Đông, bất chấp cả luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước luật biển 1982 của Liên hiệp quốc, bất chấp sự phản đối của cả thế giới?
Độc lập, tự do, chủ quyền là điều thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Nhân dân VN đấu tranh đến cùng để bảo vệ những mục tiêu đó. Đồng thời, nhân dân chúng tôi rất cần hòa bình và hữu nghị để phát triển, để người dân VN, phụ nữ và trẻ em có cuộc sống khá hơn.
Chúng tôi tha thiết có hòa bình, một nền hòa bình công bằng, chân chính, lâu bền cho VN và tất cả các dân tộc trong khu vực và thế giới. Chúng tôi tha thiết có tình hữu nghị với TQ và với các nước khác, nhưng phải là một tình hữu nghị chân thành đích thực, biết tôn trọng lẫn nhau. Tôi tin rằng ở cương vị các bạn, các bạn cũng sẽ nghĩ như vậy.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn các bạn ủng hộ chúng tôi như trước đây đã ủng hộ. Trước mắt, yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa của VN, tôn trọng chủ quyền của VN theo đúng luật pháp quốc tế.
Chúng tôi tin nếu chúng ta đoàn kết, hành động mạnh mẽ, công lý và luật pháp sẽ được thực hiện.
Thân ái gửi lời chào đến các bạn và cảm ơn những gì các bạn đã làm cho VN và sẽ làm cho VN.
Nguyễn Thị Bình
Bà Nguyễn Thị Bình, sinh năm 1927 tại Đồng Tháp, là một trong những nhân vật có vai trò quan trọng của lịch sử Việt Nam hiện đại. Bà là đại diện của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam tại hội đàm Paris, Bộ trưởng Giáo dục và Phó Chủ tịch nước của nước Việt Nam thống nhất sau này.
MỜI BẠN ĐỌC BẢN TIẾNG PHÁP

'En voyant un bon nombre de navires chinois, je sens mon coeur serré'


- L'ancienne vice-Présidente du Vietnam, Mme Nguyên Thi Binh, a récemment envoyé à tous ses amis de par le monde une lettre dans laquelle elle critique la violation par la Chine de la souveraineté du Vietnam.
LIRE LA VERSION VIETNAMIENNE
VietNamNet tient à présenter aux lecteurs l'intégralité de cette lettre:

Hanoi, le 3 juin 2014
"Chers amis,
Nombre d'amis m'ont demandé: Que se passe-t-il au Vietnam? Le peuple vietnamien a lutté combien d'années, a consenti à combien de sacrifices et de souffrances, doit-il continuer de lutter? Pourquoi la Chine peut-elle violer la souveraineté du Vietnam?
Nguyen Thị Binh, Spratly, Paracel, souveraineté, Chine
L'ancienne vice-Présidente du Vietnam Nguyen Thi Binh. Photo: Phong Doanh
N'est-il pas vrai que par le passé, la Chine a soutenu le Vietnam dans sa lutte contre l'agression américaine? La Chine est un pays "socialiste" dirigée par un Parti communiste, n'est-ce pas? Ce sont également des questions que le peuple vietnamien et moi, nous nous posons.
Vous nous avez soutenus, trente ans durant, lors des deux résistances contre les colonialistes français, puis contre les impérialistes américains. Vous comprenez certainement le grand tribut que notre peuple a dû payer pour la paix, l'indépendance et la réunification du pays. Plus de trois millions de personnes sont tombées, le pays a été dévasté et les séquelles laissées par la guerre sont extrêmement lourdes, particulièrement avec ces centaines de milliers de victimes de l'agent orange incurables.
En 1974, quand le Vietnam était encore en guerre, la Chine s'est emparée de l'archipel de Hoàng Sa (Paracel) relevant de la souveraineté du Vietnam. Après la guerre, les États-Unis ont placé l'embargo sur le Vietnam pendant 20 ans. Sitôt la guerre terminée, après plusieurs escarmouches à la frontière du Nord, la Chine a envoyé plus de 200.000 soldats au Vietnam pour "lui donner une leçon". Mais quelle leçon? Il est impossible de comprendre quel message veut faire passer un grand pays "socialiste" en s'attaquant à un petit pays "socialiste" exsangue après la guerre? C'est pourtant la réalité! En 1988, la Chine a occupé des îles relevant de l'archipel de Truong Sa (Spratly) du Vietnam.
Nguyen Thị Binh, Spratly, Paracel, souveraineté, Chine
Le canon à eau de la partie chinoise attaque un bateau de la Surveillance halieutique du Vietnam. Photo: Hoàng Sang
Aujourd'hui, le peuple vietnamien s'efforce de reconstruire le pays, se développe progressivement, rencontrant sur son chemin de multiples difficultés et épreuves. Et malgré de gros efforts, le Vietnam demeure très pauvre, il fait de son mieux pour créer un environnement pacifique, stable et est prêt à coopérer avec les autres pays pour son développement.
Avec les États-Unis mêmes, pays qui nous a causé tant de difficultés, le Vietnam préconise de laisser de côté le passé pour regarder vers l'avenir. Avec la Chine, grand pays voisin, malgré l'histoire compliquée entre les deux pays et bien qu'il existe encore des litiges à régler, nous pensons beaucoup aux deux peuples qui se sont tenus côte à côte dans la lutte pour la libération nationale. Le Vietnam souhaite avoir de bonnes relations avec la Chine, préconise de régler tous les différends par les mesures pacifiques, sur la base de la confiance mutuelle. En réalité, nous avons un comportement modeste et plein de retenue.
Qu'est qu'il va se passer maintenant ?
Comme vous le savez, le 2 mai, la Chine a implanté une plate-forme géante de prospection et d'exploitation pétrolières sur le plateau continental et en pleine zone économique exclusive du Vietnam, protégée par plus de 100 navires, dont des bâtiments de guerre, et des avions.
Il s'agit d'un acte extrêmement grave violant la souveraineté du Vietnam et la Convention des Nations unies sur le droit de la mer de 1982. Nous recourons à la voie diplomatique et à d'autres canaux, parallèlement à l'envoi sur place des navires chargés de faire appliquer la loi pour exiger de la Chine de respecter la souveraineté du Vietnam et de retirer immédiatement sa plate-forme pétrolière. Cependant, la Chine ne répond pas à la bonne volonté de la partie vietnamienne, faisant preuve, à l'inverse, d'une agressivité de plus en plus forte.
Nguyen Thị Binh, Spratly, Paracel, souveraineté, Chine
Manifestation de Vietnamiens à Paris contre l'implantation illégale de la plate-forme de forage Haiyang Shiyou 981 par la Chine dans la zone économique exclusive du Vietnam. Photo: VietNamNet
En voyant un bon nombre de grands navires chinois percuter les navires chargés de faire appliquer la loi du Vietnam, plus petits qu'eux, et blesser des Vietnamiens, je sens mon cœur serré. Que se passera-t-il après?
L'opinion publique s'inquiète de ces agissements de la Chine qui affectent la liberté et la sécurité de la navigation internationale et menacent aussi la paix et la sécurité dans la région. La partie chinoise rejette la faute sur le Vietnam. Qui peut croire que le Vietnam, avec une population représentant un quinzième de la population chinoise, un Produit intérieur brut 50 à 60 fois inférieur à celui de son voisin et s'efforçant de sortir de la liste des pays pauvres, mène des actes provocateurs face à la Chine?
Les dirigeants chinois ont déclaré que la politique de la Chine était une politique d"émergence pacifique" et que l'"agressivité" et la "volonté hégémoniste" ne coulaient pas dans le sang des Chinois. Comment la Chine peut-elle alors expliquer le fait qu'elle ait proclamé sa souveraineté avec la "ligne des neuf tronçons" qui couvre toute la Mer Orientale, au mépris du droit international, notamment la Convention des Nations unies sur le droit de la mer de 1982 et aussi de la protestation mondiale?
L'indépendance, la liberté et la souveraineté constituent les éléments sacrés pour chaque nation. Le peuple vietnamien luttera jusqu'au bout pour les protéger. Notre peuple aspire à la paix et à l'amitié, ce pour le développement et une vie meilleure pour tous les Vietnamiens, notamment les femmes et enfants.
Nous souhaitons ardemment une paix équitable, authentique et durable pour le Vietnam et pour toutes les nations dans la région comme dans le reste du monde. Nous aspirons ardemment à une amitié avec la Chine et les autres pays, mais cette amitié doit être sincère et tissée dans le respect de l'autre. Je crois que si vous étiez à notre place, vous penseriez comme nous.
Dans ces conditions, nous souhaitons que vous nous apportiez votre soutien comme vous l'avez déjà fait par le passé. Dans l'immédiat, vous exigez que la Chine retire sa plate-forme pétrolière du plateau continental du Vietnam et respecte la souveraineté du Vietnam conformément au droit international.
Nous croyons que si nous nous solidarisons, nous agissons, la justice et le droit seront rendus.
Je tiens à vous adresser mes sincères salutations et vous remercie de tous ce que vous avez faits et ferez pour le Vietnam".
Nguyen Thi Binh