Tổng thống Mỹ John F. Kennedy.
Ở Việt Nam hầu như ai cũng nghe, ít nhất một lần, câu này trong bài hát Khát vọng tuổi trẻ của Vũ Hoàng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay.”
Thật ra, ý này đã có nhiều người nói. Một trong những người ấy là Hồ Chí Minh tại trường Đại học nhân dân ViệtNam vào ngày 19 tháng 1, 1955: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?”
Ý ấy cũng lại được Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi: Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc.” (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country).
Đọc thoáng qua, chúng ta có thể nhận ra ngay, hai câu nói của Hồ Chí Minh và Kennedy rất giống nhau. Dĩ nhiên không phải Kennedy bắt chước Hồ Chí Minh. Một số nhà nghiên cứu Mỹ, gần đây, phát hiện Kennedy được gợi hứng từ câu nói của một hiệu trưởng trường Choate ở Connecticut từ thập niên 1930, nơi Kennedy theo học lúc nhỏ: “Những bạn trẻ yêu trường học của mình đừng bao giờ hỏi ‘Trường ấy làm được gì cho tôi?’ mà nên hỏi ‘Tôi có thể làm được gì cho trường ấy?’”
Thật ra, ý này đã có nhiều người nói. Một trong những người ấy là Hồ Chí Minh tại trường Đại học nhân dân Việt
Ý ấy cũng lại được Tổng thống Mỹ John F. Kennedy phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức năm 1961: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn. Hãy hỏi: Bạn có thể làm được gì cho tổ quốc.” (Ask not what your country can do for you - ask what you can do for your country).
Đọc thoáng qua, chúng ta có thể nhận ra ngay, hai câu nói của Hồ Chí Minh và Kennedy rất giống nhau. Dĩ nhiên không phải Kennedy bắt chước Hồ Chí Minh. Một số nhà nghiên cứu Mỹ, gần đây, phát hiện Kennedy được gợi hứng từ câu nói của một hiệu trưởng trường Choate ở Connecticut từ thập niên 1930, nơi Kennedy theo học lúc nhỏ: “Những bạn trẻ yêu trường học của mình đừng bao giờ hỏi ‘Trường ấy làm được gì cho tôi?’ mà nên hỏi ‘Tôi có thể làm được gì cho trường ấy?’”
Xuất phát từ miệng tổng thống của một siêu cường quốc số một phe tư bản thời Chiến tranh lạnh, lại nằm ngay trong bài diễn văn nhậm chức long trọng được cả thế giới theo dõi, câu nói của John F. Kennedy nhanh chóng trở thành danh ngôn và được mọi người yêu thích cũng như nhắc nhở. Ở khắp nơi, người ta dùng câu ấy để giáo dục giới trẻ, để động viên tinh thần xả thân của họ cho những mục đích khác nhau.
Tôi nghe câu nói ấy, từ tiếng Việt và tiếng Anh, đã lâu lắm, không chừng từ những năm còn ngồi ghế trung học. Nhưng thú thật, tôi không thích và cũng không đồng ý. Hơn nữa, còn thấy nó rất dễ bị lạm dụng, do đó, trở thành rất nguy hiểm.
Điểm then chốt trong câu nói ấy là “đất nước” hay “tổ quốc”. Nhưng tổ quốc là gì? Nói một cách tổng quát, đó là một cộng đồng cùng sống trên một mảnh đất và cùng chia sẻ một lịch sử chung, một văn hóa chung, và, ở một mức độ nào đó, một hệ thống kinh tế và một ngôn ngữ chung. Hai yếu tố sau chỉ có giá trị tương đối và càng ngày, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, càng tương đối, ví dụ, ở châu Âu, rất nhiều nước có một hệ thống kinh tế chung nhưng vẫn là những quốc gia độc lập; hoặc ở nhiều nơi trên thế giới, có khá nhiều quốc gia song ngữ hoặc đa ngữ, v.v…
Tôi nghe câu nói ấy, từ tiếng Việt và tiếng Anh, đã lâu lắm, không chừng từ những năm còn ngồi ghế trung học. Nhưng thú thật, tôi không thích và cũng không đồng ý. Hơn nữa, còn thấy nó rất dễ bị lạm dụng, do đó, trở thành rất nguy hiểm.
Điểm then chốt trong câu nói ấy là “đất nước” hay “tổ quốc”. Nhưng tổ quốc là gì? Nói một cách tổng quát, đó là một cộng đồng cùng sống trên một mảnh đất và cùng chia sẻ một lịch sử chung, một văn hóa chung, và, ở một mức độ nào đó, một hệ thống kinh tế và một ngôn ngữ chung. Hai yếu tố sau chỉ có giá trị tương đối và càng ngày, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, càng tương đối, ví dụ, ở châu Âu, rất nhiều nước có một hệ thống kinh tế chung nhưng vẫn là những quốc gia độc lập; hoặc ở nhiều nơi trên thế giới, có khá nhiều quốc gia song ngữ hoặc đa ngữ, v.v…
Còn những cái gọi là chung ở trên thì hoàn toàn không có tính chất tự nhiên. Nguyên nhân của hiện tượng những người sống trên những mảnh đất rất xa nhau, có những hoàn cảnh, đặc điểm và những kinh nghiệm rất khác nhau mà cảm thấy có sự liên hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là từ văn hóa với những huyền thoại chung (ví dụ, ở Việt Nam, chuyện trăm trứng trăm con), những ký ức tập thể chung (ví dụ các truyền thuyết lịch sử, và sau đó, lịch sử) và cuối cùng, những tưởng tượng chung (ví dụ, một nước Việt Nam độc lập với Trung Hoa cũng như các quốc gia khác kể cả chủ nghĩa thực dân). Tất cả những cái chung ấy, thời gian, được lan rộng nhờ phương thức truyền khẩu, sau đó, bằng văn hóa in ấn với những sách và báo. Chính vì vậy, Benedict Anderson gọi tổ quốc hay đất nước chỉ là một “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community).
Cái cộng đồng tưởng tượng ấy không biết nói; hoặc nếu có, nó chỉ thì thầm, sâu thật sâu, trong tâm hồn của mỗi người. Nhưng phải ai cũng nghe được những tiếng nói ấy. Hầu hết đều nghe tiếng nói của tổ quốc qua các lời tuyên truyền của chính phủ. Nhưng chính phủ không những không phải là tổ quốc mà có khi còn là những kẻ lợi dụng tổ quốc cho các lợi ích của cá nhân, dòng tộc hay đảng phái của mình .
Câu nói của Kennedy và của Hồ Chí Minh chỉ đúng với một điều kiện: Tổ quốc và chính phủ là một. Tuy nhiên, sự đồng nhất ấy hoàn toàn không chính xác. Đồng nhất chính phủ và tổ quốc là một điều gian lận. Tổ quốc vĩnh cửu trong khi chính phủ chỉ tạm thời. Tổ quốc là đối tượng để phục vụ trong khi chính phủ là một phương tiện để phục vụ tổ quốc. Tổ quốc bao gồm tất cả mọi công dân, cả người sống lẫn người đã chết, không những trong hiện tại mà còn cả trong quá khứ và tương lai, trong khi chính phủ chỉ bao gồm một số người, trong trường hợp may mắn nhất, đại diện cho những người đang sống. Không ai chọn được tổ quốc, nhưng người ta có thể chọn được chính phủ. Tổ quốc, vốn là nguồn suối của tình yêu và chân lý, bao giờ cũng đúng, trong khi đó, chính phủ, do điều hành bởi những con người cụ thể, rất dễ sai lầm. Trong trường hợp chính phủ sai lầm, việc phê phán những sai lầm ấy là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân. Nếu chính phủ không lắng nghe, mỗi công dân yêu nước cần phải chống lại chính phủ để bảo vệ tổ quốc. Người ta có thể hy sinh chính phủ cho tổ quốc, nhưng bất cứ người nào hy sinh tổ quốc cho chính phủ cũng đều là tội phạm: tội phản quốc.
Câu nói của Kennedy và của Hồ Chí Minh chỉ đúng với một điều kiện: Tổ quốc và chính phủ là một. Tuy nhiên, sự đồng nhất ấy hoàn toàn không chính xác. Đồng nhất chính phủ và tổ quốc là một điều gian lận. Tổ quốc vĩnh cửu trong khi chính phủ chỉ tạm thời. Tổ quốc là đối tượng để phục vụ trong khi chính phủ là một phương tiện để phục vụ tổ quốc. Tổ quốc bao gồm tất cả mọi công dân, cả người sống lẫn người đã chết, không những trong hiện tại mà còn cả trong quá khứ và tương lai, trong khi chính phủ chỉ bao gồm một số người, trong trường hợp may mắn nhất, đại diện cho những người đang sống. Không ai chọn được tổ quốc, nhưng người ta có thể chọn được chính phủ. Tổ quốc, vốn là nguồn suối của tình yêu và chân lý, bao giờ cũng đúng, trong khi đó, chính phủ, do điều hành bởi những con người cụ thể, rất dễ sai lầm. Trong trường hợp chính phủ sai lầm, việc phê phán những sai lầm ấy là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân. Nếu chính phủ không lắng nghe, mỗi công dân yêu nước cần phải chống lại chính phủ để bảo vệ tổ quốc. Người ta có thể hy sinh chính phủ cho tổ quốc, nhưng bất cứ người nào hy sinh tổ quốc cho chính phủ cũng đều là tội phạm: tội phản quốc.
Với chính phủ, chúng ta không cần tự hỏi là chúng ta đã làm được gì cho chính phủ. Điều đó đã quá hiển nhiên: Ngay cả khi tôi không làm được điều lớn lao, tôi cũng đã làm một vài điều vô cùng cần thiết: Đóng thuế và hoàn tất tất cả các nghĩa vụ khác của mình với tư cách một công dân. Với chính phủ, tôi là chủ nợ hơn là con nợ. Tất cả các dịch vụ do chính phủ cung cấp cũng như lương hướng của tất cả các nhân viên công quyền, kể cả của các lãnh tụ cao nhất cũng đều do tôi và các công dân khác đóng góp. Không có cái gì là miễn phí cả.
Bởi vậy, với chính phủ, câu hỏi hợp lý và quan trọng nhất là: Chính phủ làm được gì cho tôi cũng như bao nhiêu người dân khác? Chính phủ đã hoàn tất các bổn phận được dân chúng phó thác để xứng đáng với những quyền lực và quyền lợi mà chính phủ đã có hay chưa?
Nguyễn Hưng Quốc
Bài diễn văn đi vào lịch sử nước Mỹ của Tổng thống Kennedy
Ngày 20/1/1963, John F.Kennedy đã đọc diễn văn tuyên thệ nhậm chức trước toàn thể người dânMỹ, chính thức trở thành Tổng thống đời thứ 35 của nước Mỹ ở tuổi 43 và là vị Tổng thống trẻ thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.
Trong bài diễn văn, Tổng thống Kennedy thể hiện mong muốn hoà bình giữa các khối quốc gia sau khi cả 2 khối NATO và Warszawa đều đã hao tổn quá nhiều trong cuộc chạy đua vũ trang, đồng thời kêu gọi người dân Mỹ, thay vì đòi hỏi, hãy cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
"... Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho Tổ quốc" là câu nói nổi tiếng nhất trong bài diễn văn và cũng là một trong những chi tiết khiến người ta nhớ nhất khi nhắc về vị Tổng thống Mỹ đời thứ 35 này.
Các nhà sử học đánh giá bài diễn văn được đọc trong thời điểm Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng này là một trong 4 bài diễn văn nhậm chức hay nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Dưới đây là nguyên văn bài diễn văn nhậm chức của cố Tổng thống Kennedy:
Phó Tổng thống Johnson, ông Chủ tịch Hạ viện, ông Bộ trưởng Tư pháp, Tổng thống Eisenhower, Phó Tổng Thống Nixon, Tổng thống Truman, các Mục sư, Giáo sĩ đáng kính, cùng tất cả đồng bào. Chúng ta cử hành buổi lễ hôm nay không phải để mừng chiến thắng của đảng phái, mà là buổi lễ mừng tự do, tượng trưng cho sự kết thúc, cũng là sự khởi đầu, một sự thay đổi cũng như sự đổi mới có ý nghĩa. Tôi tuyên thệ nhậm chức trước mặt quý vị và Thiên Chúa Toàn Năng, long trọng tuyên thệ trước tổ tiên của chúng ta như quy định gần 175 năm trước.
Thế giới hiện nay đã khác. Nhân loại hiện có sức mạnh trong tay, thủ tiêu mọi hình thức nghèo đói của loài người và mọi hình thức đời sống nhân loại. Niềm tin cách mạng, mà tổ tiên chúng ta đã chiến đấu, hiện vẫn còn là vấn đề khắp toàn cầu – niềm tin rằng nhân quyền không phải đến từ sự ban ơn của chính phủ, mà đến từ bàn tay của Thượng Đế.
Hôm nay, chúng ta không dám quên rằng chúng ta là những người kế thừa cuộc cách mạng đầu tiên đó. Vào thời điểm này và ở nơi đây, hãy để cho mọi người biết, hãy để cho bạn bè cũng như kẻ thù biết rằng, ngọn đuốc đã được chuyển đến một thế hệ mới của người Mỹ, sinh ra trong thế kỷ này, trưởng thành từ chiến tranh, được rèn luyện từ một nền hòa bình khó khăn và cay đắng, tự hào về di sản cổ xưa của chúng ta và không muốn chứng kiến hoặc cho phép nhân quyền từ từ bị hủy hoại, điều mà đất nước này đã cam kết và điều mà chúng ta cam kết hôm nay, trên đất nước này và trên khắp thế giới.
Hãy để mọi quốc gia biết rằng, cho dù họ cầu mong những điều tốt lành hay những điều tồi tệ đến với chúng ta, rằng chúng ta sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, gánh vác bất kỳ gánh nặng nào, chấp nhận bất kỳ khó khăn nào, hỗ trợ bất kỳ người bạn nào, chống lại bất kỳ kẻ thù nào, để bảo đảm tự do được thành công và tồn tại. Điều này chúng ta cam kết nhiều và nhiều hơn nữa. Đối với những đồng minh cũ có chung nguồn gốc văn hóa và tinh thần với chúng ta, chúng tôi cam kết sự trung thành của những người bạn trung thành. Đoàn kết, chúng ta có thể cùng nhau hợp tác làm được nhiều điều. Chia rẽ, chúng ta sẽ bị suy yếu và không làm được gì cả, chúng ta không dám đương đầu với sự thách thức mạnh mẽ nếu chúng ta không hợp tác và bị xé rời ra.
Đối với những chính phủ mới, chúng tôi hoan nghênh các bạn đến với nền tự do, dân chủ. Chúng tôi cam kết sẽ không để một hình thức kiểm soát thuộc địa thay thế bằng một chế độ độc tài sắt máu hơn. Chúng tôi không mong những chính phủ mới này luôn ủng hộ quan điểm của chúng tôi, nhưng chúng tôi luôn hy vọng tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ của họ đối với sự tự do của chính họ. Và nên nhớ rằng, trong quá khứ, những kẻ điên rồ tìm kiếm quyền lực bằng cách cưỡi trên lưng hổ, cuối cùng sẽ nằm trong bụng hổ.
Đối với những người dân sống trong những túp lều và những ngôi làng trên khắp toàn cầu, đang tranh đấu để phá vỡ xiềng xích của nỗi thống khổ tột cùng, chúng tôi cam kết, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ họ, để họ có thể tự giúp bản thân họ, bất cứ khi nào được yêu cầu, không phải vì lo rằng cộng sản sẽ lôi kéo họ, cũng không phải vì chúng ta muốn kiếm lá phiếu của họ, mà bởi vì đó là điều chúng ta cần phải làm. Nếu một xã hội tự do không thể giúp được nhiều người nghèo khổ, thì xã hội đó không thể cứu lấy một ít người giàu có.
Đối với những người anh em cộng hòa của chúng ta ở phía Nam biên giới , chúng tôi có một cam kết đặc biệt, sẽ biến những lời nói tốt đẹp của chúng tôi thành những hành động trong một liên minh mới cho sự tiến bộ, để giúp đỡ những người dân tự do và chính phủ các nước tự do thoát khỏi đói nghèo. Nhưng cuộc cách mạng hòa bình của niềm hy vọng này không thể trở thành nạn nhân của các nước thù địch. Hãy để tất cả các nước láng giềng của chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ tham gia với họ để chống lại sự xâm lược hay sự lật đổ, tại bất cứ nơi nào ở châu Mỹ. Và hãy để các nước khác biết rằng, chúng ta [là những nước] làm chủ bán cầu này.
Đối với hội đồng các quốc gia trên thế giới, Liên Hiệp quốc, hy vọng tốt nhất của chúng ta trong lúc này, nơi có nhiều khả năng xảy ra chiến tranh hơn hòa bình, chúng tôi tiếp tục cam kết sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Liên Hiệp quốc, để ngăn chặn nó trở thành một diễn đàn cho những lời công kích, giúp Liên Hiệp Quốc có thêm sức mạnh, để giúp đỡ những nước mới thành lập và những nước nghèo khó và để giúp mở rộng hoạt động của Liên Hiệp quốc.
Cuối cùng, đối với những nước muốn làm kẻ thù của chúng ta, chúng tôi yêu cầu: cả hai phía hãy tìm kiếm hòa bình, trước khi khoa học tung ra sức mạnh của sự hủy diệt đen tối, nhấn chìm tất cả nhân loại, như đã lên kế hoạch hoặc chỉ bất ngờ xảy ra.
Chúng ta không thể cho thấy sự yếu đuối. Chỉ khi nào chúng ta có đầy đủ vũ khí, chúng ta chắc chắn rằng cả hai phía, không bên nào dám tấn công.
Nhưng hai cường quốc hoặc hai nhóm các nước cường quốc không thể thoải mái làm điều này, bởi vì cả hai phía hiện đã quá tải vì chi phí cho các loại vũ khí hiện đại, cả hai phía đã được báo động do phổ biến bom nguyên tử chết người, nhưng cả hai phía vẫn chạy đua để thay đổi sự cân bằng không chắc chắn về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, sẽ giúp chúng ta không tấn công nhau.
Cho nên chúng ta hãy thử một lần nữa, cả hai phía đều nhớ rằng, lịch sự không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, và sự chân thành luôn phải được chứng minh. Chúng ta không bao giờ thương lượng vì sợ hãi. Nhưng chúng ta cũng không bao giờ sợ hãi để rồi thương lượng.
Hãy để hai phía tập trung vào những điểm chung có thể làm cho chúng ta đoàn kết, thay vì phải lo lắng đến những vấn đề chia rẽ chúng ta.
Lần đầu tiên, hãy để hai phía đưa ra những đề xuất chính xác và nghiêm túc, xem xét và kiểm soát vũ khí, và đem sức mạnh tuyệt đối hủy diệt các nước khác, đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của tất cả các nước.
Hãy để hai phía sử dụng khoa học vào những mục đích tốt thay vì sử dụng khoa học với mục đích [làm cho thế giới] kinh hoàng. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những ngôi sao, chinh phục các sa mạc, xóa bỏ bệnh tật, khai thác sâu dưới đáy đại dương, cổ vũ nghệ thuật và thương mại.
Hãy để hai phía đoàn kết, chú ý đến mọi nơi trên trái đất, theo lời của đấng tiên tri Isaiah, để “không phải mang những gánh nặng… và giải cứu mọi kẻ bị áp bức”.
Và nếu bắt đầu hợp tác, chúng ta có thể đẩy lùi cả khu rừng của sự nghi ngờ, hãy để hai phía tham gia tạo một nỗ lực mới, không phải là một sự cân bằng quyền lực mới, mà là một thế giới luật pháp mới, thế giới mà những nước mạnh không thể đánh những nước yếu, và những nước yếu được an toàn, và nền hòa bình được bảo vệ.
Tất cả những điều này sẽ không thể hoàn thành trong 100 ngày đầu tiên [của một nhiệm kỳ tổng thống]. Cũng không thể hoàn thành trong 1.000 ngày đầu tiên, cũng không thể nào thực hiện trong nhiệm kỳ của chính phủ này, thậm chí có thể không làm được trong suốt cuộc đời của một con người sống trên hành tinh này. Nhưng hãy để chúng tôi bắt đầu.
Đồng bào của tôi ơi, sự thành công hay thất bại cuối cùng trong tất cả mọi hành động chúng ta đều nằm trong tay của quý đồng bào, nhiều hơn là nằm trong tay của tôi. Kể từ khi đất nước này được thành lập, mỗi thế hệ người Mỹ đã chiến đấu để thể hiện sự trung thành đối với quốc gia. Những ngôi mộ của những người Mỹ trẻ tuổi đã đáp lại sự trung thành đó, phục vụ trên khắp địa cầu.
Bây giờ tiếng kèn lại gọi chúng ta nữa, không phải lời kêu gọi để cầm vũ khí, mặc dù chúng ta cần vũ khí, không phải lời kêu gọi chiến đấu, mặt dù chúng ta đã dàn quân, mà là lời kêu gọi để gánh vác cuộc đấu tranh lâu dài, hàng năm, “vui mừng trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn“, một cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của con người: sự chuyên chế, nghèo đói, bệnh tật và cả chiến tranh.
Có thể nào chúng ta cùng nhau chống lại những kẻ thù của một liên minh lớn và toàn cầu, Bắc và Nam, Đông và Tây, để có thể bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả nhân loại hay không? Các bạn sẽ tham gia vào nỗ lực lịch sử đó không?
Suốt chiều dài lịch sử thế giới, chỉ có một vài thế hệ được ban cho vai trò bảo vệ tự do trong giờ phút nguy hiểm tột cùng. Tôi không trốn tránh trách nhiệm này, tôi chào đón nó. Tôi không tin rằng người nào đó trong chúng ta muốn đổi vị trí với bất kỳ người nào khác hoặc thế hệ nào khác. Nghị lực, đức tin, sự hiến thân mà chúng ta mang đến nỗ lực này sẽ thắp sáng đất nước ta và những người phục vụ nó, và sự phát sáng từ ngọn lửa đó có thể thật sự soi sáng thế giới.
Và các đồng bào Mỹ của tôi, đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho Tổ quốc. Những người bạn trên thế giới của tôi, đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho các bạn, mà hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm được gì cho tự do của nhân loại.
Cuối cùng, cho dù các bạn là công dân Mỹ hay là công dân thế giới, hãy yêu cầu chính phủ sống và chịu đựng giống như chính phủ đòi hỏi người dân phải sống như vậy. Với lương tri trong sáng, chúng ta biết chắc chắn sẽ được đền bù, lịch sử cuối cùng sẽ phán xét những việc làm của chúng ta. Hãy để chúng tôi đi ra ngoài và lãnh đạo đất nước mà chúng ta yêu quý, nhờ thượng đế phù hộ và giúp đỡ, nhưng chúng ta phải biết rằng, công việc của Thượng Đế chính là công việc của chúng ta.