Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM

 Thực hiện: Hải Long - Cao Bách  

(Dân trí) - Được xây dựng gần 30 năm nay, vòng xoay Điện Biên Phủ (quận 1, TPHCM) với tháp đồng hồ bốn mặt đã trở thành một biểu tượng trong lòng người dân, vừa được đề xuất tháo dỡ để giảm ùn tắc giao thông.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 1

Vòng xoay Điện Biên Phủ là nút giao nằm ở khu trung tâm TPHCM, được xem như một biểu tượng của thành phố với tháp đồng hồ lâu đời, là điểm giao cắt của hai tuyến đường lớn - Điện Biên Phủ và Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Đa Kao, quận 1), kết nối giao thông giữa cửa ngõ phía Đông với trung tâm thành phố.

Thời gian hiện tại 0:05
Độ dài 1:38
Đã tải: 42.72%
 

Đề xuất tháo dỡ vòng xoay biểu tượng ở trung tâm TPHCM (Video: Cao Bách).

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 2

Vừa qua Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TPHCM) đã đề xuất dỡ bỏ vòng xoay này. Đồng thời, nghiên cứu lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, kéo dài dải phân cách trên tuyến đường Điện Biên Phủ (cả hai hướng) về phía vòng xoay để hạn chế xe máy đi ngược chiều và quay đầu ngay khu vực này.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 3

Vòng xoay Điện Biên Phủ là giao lộ các tuyến đường Điện Biên Phủ - Hoàng Sa - Nguyễn Bỉnh Khiêm với biểu tượng tháp đồng hồ công cộng có 4 mặt ở cửa ngõ phía Đông vào trung tâm thành phố. Tháp đồng hồ là một biểu tượng quen thuộc của người dân TPHCM trong nhiều thập kỷ nay.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 4

Ông Lâm Biếu (ngụ quận 3) làm bảo vệ ngay khu vực vòng xoay này cho biết, ông ở TPHCM từ trước năm 1975, sau giải phóng đến những năm 80, giao thông của thành phố được xây dựng mới, thay đổi nhiều, vòng xoay tháp đồng hồ này cũng hình thành từ thời điểm đó, đến nay cũng gần 30 năm. 

"Ở đây buổi sáng và chiều, cứ đến giờ cao điểm là kẹt, dịp lễ Tết kẹt cứng luôn. Nhưng tháo dỡ thì hơi tiếc, vì nó quen thuộc với mọi người quá rồi, nên làm thêm cầu vượt qua khu vực này hi vọng bớt kẹt hơn", ông Biếu nói.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 5

Lượng xe đổ về vòng xoay chủ yếu từ hai chiều đường Điện Biên Phủ và một chiều đường Nguyễn Bình Khiêm.

Đặc biệt, vào các giờ cao điểm, lượng phương tiện từ đường Điện Biên Phủ đổ về rất đông, khiến tình trạng ùn tắc, kẹt xe ở vòng xoay này kéo dài trong nhiều năm qua.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 6

Vòng xoay Điện Biên Phủ được xem là "điểm đen" giao thông bởi tình trạng kẹt xe thường xuyên. Các phương tiện di chuyển quanh vòng xoay và rẽ về nhiều hướng khiến khu vực này càng hỗn loạn hơn.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 7

Vòng xoay có đường kính khoảng 60m, được trồng nhiều cây xanh với hình ngôi sao 8 cánh ở giữa. Nổi bật với tháp đồng hồ 4 mặt ngay chính giữa, cao khoảng 16m, được xem là biểu tượng ở nút giao này.

Hiện tại khu vực này không có đèn tín hiệu giao thông, các phương tiện chỉ chạy theo vòng xoay để quay đầu, rẽ vào các tuyến đường xung quanh.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 8

Khu vực này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân khi lưu thông qua đây vào giờ tan tầm, tình trạng ùn tắc, kẹt xe xảy ra mỗi ngày.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 9

Nhiều người dân ở khu vực này cũng chia sẻ, vòng xoay vốn là biểu tượng đẹp và lâu năm của con đường nên xem xét kỹ và cần cẩn trọng khi đề xuất tháo dỡ.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 10

Ngoài khung giờ cao điểm sáng và chiều, khu vực vòng xoay này không quá ùn ứ, người dân di chuyển thuận lợi. 

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 11

Ông Xuân Hùng, tài xế xe ba gác thường xuyên chạy ở khu vực vòng xoay này tỏ ra khá tiếc nuối khi biết tin có đề xuất tháo dỡ vòng xoay Điện Biên Phủ, đây là khu vực hàng ngày ông hay ghé lại nghỉ trưa, tránh nắng ở khu vực vỉa hè.

Cận cảnh vòng xoay gần 30 năm tuổi được đề xuất tháo dỡ ở TPHCM - 12

Nút giao Điện Biên Phủ là điểm kết nối giao thông quan trọng trên trục đường chính từ các quận trung tâm TPHCM như quận 10, quận 3, quận 1 về hướng quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức.


Đề xuất tháo dỡ vòng xoay Điện Biên Phủ: Chuyên gia góp ý không nên

THU DUNG

Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM (Phòng PC08) vừa đề xuất tháo dỡ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn gọi là vòng xoay Điện Biên Phủ, Q.1). Trước vấn đề, KTS Ngô Viết Nam Sơn đã đưa ra đánh giá, gợi ý giải pháp hữu hiệu hơn.

Vào giờ cao điểm, giao thông đi lại qua vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm khá hỗn loạn - Ảnh: LƯU DUYÊN

Vào giờ cao điểm, giao thông đi lại qua vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm khá hỗn loạn - Ảnh: LƯU DUYÊN

Theo Phòng PC08, vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm là một khu vực giao thông phức tạp với nhiều giao cắt, lưu lượng xe lớn dẫn tới thường xuyên xảy ra ùn tắc. Để giải quyết, đơn vị này đề xuất nghiên cứu dỡ bỏ vòng xoay, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông. Đồng thời tính toán kéo dài dải phân cách trên tuyến đường Điện Biên Phủ (cả hai hướng) về phía vòng xoay, hạn chế xe máy đi ngược chiều và quay đầu trước vòng xoay.

Tháo dỡ vòng xoay không phải giải pháp căn cơ

Sáng 9-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc tháo dỡ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải giải pháp căn cơ. Ông Sơn phân tích, vòng xoay này được xem là cửa ngõ giao thông quan trọng ra vào trung tâm TP.HCM nhưng hiện chưa được quy hoạch xứng tầm.

Với đặc thù là nơi giao cắt của những trục đường chính xuyên suốt giao thông TP.HCM như Điện Biên Phủ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Tiên Hoàng... nên lượng xe cộ đổ dồn về sẽ ngày càng lớn.

Hiện nay, vòng xoay mang lại hiệu quả nhất định trong điều tiết giao thông, giãn dòng xe qua khu vực. Nếu TP.HCM tháo dỡ vòng xoay, lắp đèn tín hiệu giao thông để thay thế thì hiệu quả chống tắc không cao, chỉ dịch chuyển dòng kẹt xe sang các tuyến đường lân cận hoặc hai bên cầu Điện Biên Phủ.

Do đó, ông Sơn gợi ý giải pháp ngắn hạn, Sở Giao thông vận tải TP.HCM nên giữ lại vòng xoay, đồng thời nghiên cứu lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại đây và một số giao lộ gần đó. Đây là phương án dễ triển khai, ít tốn kém kinh phí nhất. Thời lượng đèn ở mỗi chốt được tính toán và điều chỉnh linh hoạt dựa trên lưu lượng xe, tình trạng giao thông quan sát được.

"Thậm chí, chúng ta ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ hơn trong điều chỉnh đèn giao thông. Đơn vị quản lý dựa vào dữ liệu trên hệ thống camera để cài đặt tự động chỉnh số giây đèn giúp các dòng xe qua lại thuận tiện, giảm tối đa ùn tắc giao thông", ông Sơn nói.

Đặt ra giải pháp dài hạn cho giao thông khu vực vòng xoay

Theo ông Sơn, những giải pháp nói trên chỉ có thể giải quyết tạm thời tình trạng giao thông ở khu vực vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn về lâu dài, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá để đưa ra một quy hoạch giao thông bài bản cho toàn khu vực cửa ngõ TP.HCM này. Trong đó bao gồm tổ chức, quy hoạch giao thông từ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm kéo dài đến tận cầu Văn Thánh.

"Khi chúng ta có một quy hoạch giao thông đô thị xứng tầm ở cửa ngõ quan trọng nói trên, các đơn vị mới giải quyết tốt nhất nguy cơ ùn tắc giao thông, tôn tạo được những nét đẹp đô thị sẵn có. Người dân đi lại thuận tiện, tránh lãng phí thời gian, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn nữa" - ông Sơn chia sẻ.

Sáng 9-3, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đang xem xét đề xuất của Phòng PC08. Sở nhận định di dời hay xóa một vòng xoay sẽ tác động giao thông rất lớn. Cho nên các đơn vị phải ngồi lại với nhau cùng nghiên cứu, đánh giá tác động giao thông khu vực mới đưa ra quyết định.

Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online, khu vực vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm có lượng xe cộ thông qua lớn. Do đó, vào khung giờ cao điểm, giao thông tại đây khá hỗn loạn, hay xảy ra ùn tắc khiến người dân đi lại khó khăn.
Tranh cãi: kẹt xe hơn hay thông thoáng nếu dỡ bỏ vòng xoay Điện Biên Phủ?Tranh cãi: kẹt xe hơn hay thông thoáng nếu dỡ bỏ vòng xoay Điện Biên Phủ?

Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP.HCM) có đề xuất tháo dỡ vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) nhằm giảm kẹt xe. Thế nhưng rất nhiều bạn đọc không đồng tình.



TPHCM: Bỏ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ phạm điều tối kỵ

Q.HuyPhương Nhi
00:00/01:50

(Dân trí) - Theo Sở GTVT TP, nếu bỏ vòng xoay chuyển sang lắp đèn tín hiệu giao thông, các phương tiện sẽ dừng chờ trên cầu Điện Biên Phủ, đây là điều tối kỵ vì gây ảnh hưởng chất lượng và kết cấu cầu.

Chiều 9/3, tại buổi họp báo về kinh tế - xã hội TPHCM, ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đã thông tin về đề xuất tháo dỡ vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1).

TPHCM: Bỏ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ phạm điều tối kỵ - 1

Ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TPHCM (Ảnh: T.N.).

Theo đó, ông Đường cho biết vòng xoay này đã hình thành khá lâu. Hiện giao thông tại khu vực tương đối ổn định, riêng giờ cao điểm có xuất hiện tình trạng xe máy lưu thông hỗn loạn, các phương tiện quay đầu trên đường Điện Biên Phủ gây ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông.

"Khu vực này có đặc thù phạm vi nút giao rất rộng nên nếu bỏ vòng xoay chuyển sang lắp đèn tín hiệu giao thông thì không đảm bảo phạm vi dừng chờ. Khi đó, các phương tiện sẽ dừng chờ trên cầu Điện Biên Phủ, đây là điều tối kỵ vì gây ảnh hưởng chất lượng và kết cấu cầu", ông Đường nói.

Đồng thời, khi bỏ vòng xoay, việc tổ chức lại giao thông kết nối với 2 tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa rất khó vì khu vực đang có gầm chui. Do đó, Sở GTVT TP đang tiếp tục khảo sát và đánh giá lại tình hình giao thông tại khu vực.

TPHCM: Bỏ vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ phạm điều tối kỵ - 2

Vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TPHCM (Ảnh: Hải Long).

Trong đó, sẽ xem xét việc tiết giảm lại bán kính vòng và nghiên cứu tổ chức phân luồng giao thông diện rộng quanh khu vực. Từ khi cầu Thủ Thiêm 2 (nay là cầu Ba Son) đưa vào khai thác đã phát sinh và điều chỉnh một số vấn đề giao thông. Sắp tới, cùng với vòng xoay, Sở cũng tổ chức lại giao thông đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1).

Vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm là giao điểm của đường Điện Biên Phủ và Nguyễn Bỉnh Khiêm, kết nối giao thông giữa cửa ngõ phía Đông với trung tâm TPHCM. Vòng xoay đường kính khoảng 60m, ở giữa có tháp đồng hồ 4 mặt được xem là biểu tượng của vòng xoay. 

Trước đó, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TPHCM đã kiến nghị, dỡ bỏ vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, tổ chức cho các phương tiện đi theo đèn tín hiệu giao thông qua khu vực giao lộ. Đồng thời, kéo dài dải phân cách trên đường Điện Biên Phủ (cả 2 hướng) về phía vòng xoay nhằm hạn chế xe 2 bánh đi ngược chiều và quay đầu.