Câu 2
"Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh "bông hồng vàng" của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ...(Pautovsky, Bụi quý)
Chủ đề "Gọi đời vào trong chữ"và ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa đời và chữ?
*
ChatGPT:
Chủ đề "Gọi đời vào trong chữ" là một chủ đề sâu sắc về sự liên kết giữa cuộc sống và nghệ thuật viết. Văn chương được xem như một gương phản ánh cuộc sống, với những câu chữ, những dòng văn bản đầy tình cảm, những cảm xúc, những suy nghĩ và trải nghiệm của con người. Nó là cách để chúng ta ghi lại những ký ức, những cảm nhận, những thăng trầm trong cuộc sống, và để truyền tải những thông điệp của chúng ta đến với những người đọc khác.
Như Pautovsky đã viết, mỗi phút, mỗi lời nói, mỗi cái nhìn, mỗi ý nghĩ, mỗi rung động trong trái tim, cũng như những hạt cát vàng rất nhỏ đều có thể trở thành nguồn cảm hứng cho việc viết lách. Những điều này làm nên những tác phẩm văn học đẹp và có giá trị, và chúng ta là những người tạo ra những tác phẩm đó.
Với sức mạnh của chữ viết, chúng ta có thể kết nối cuộc sống của mình với cuộc sống của người khác, và chúng ta có thể truyền tải những thông điệp của mình đến với thế giới bên ngoài. Đó là sức mạnh của nghệ thuật viết, và nó cho thấy rằng đời sống và chữ viết có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Vì vậy, đối với những người yêu văn chương và nghệ thuật viết, đời sống và chữ viết là hai khái niệm không thể tách rời. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự phản ánh, tái hiện cuộc sống thông qua những tác phẩm văn học và những tác giả đã tạo ra chúng. Chính vì thế, việc viết lách không chỉ là một hành động sáng tạo, mà còn là một cách để chúng ta hiểu và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Đề thi văn học sinh giỏi TP.HCM 'gãi đúng chỗ ngứa'
Trưa 7-3, kết thúc thi môn văn kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố dành cho học sinh lớp 12 năm học 2022-2023, nhiều thí sinh bàn tán xôn xao về đề thi, có em cho biết đề thi 'gãi đúng chỗ ngứa'...
Đề thi cho thí sinh lựa chọn vấn đề
Đề thi văn của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố dành cho học sinh lớp 12 năm học 2022-2023 có chủ đề "Gọi đời vào trong chữ": Cuộc sống hôm nay đặt ra nhiều vấn đề khiến con người trăn trở, suy tư. Những con chữ sẽ giúp ta bày tỏ nghĩ suy của mình trước những vấn đề thời đại.
Trong đó, câu 1 đưa ra những vấn đề: trí tuệ nhân tạo (ChatGPT, robot…), khủng hoảng bản sắc, khoảng cách thế hệ, thể hiện bản thân, tôi, hội nhập toàn cầu, phải - trái, đúng - sai, lựa chọn nghề nghiệp, áp lực đồng trang lứa.
Câu 1 của đề thi yêu cầu: Anh/chị hãy lựa chọn một số từ ngữ ở trên, kết nối ý tưởng để tạo thành một vấn đề nghị luận mà anh/chị quan tâm. Viết bài văn bàn luận về vấn đề ấy.
Câu 2 của đề thi có nội dung:
"Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được nói ra và mỗi cái nhìn vô tình ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng nước đêm - tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi vàng. Chúng ta, những nhà văn, chúng ta bòn đãi chúng trong hàng chục năm, hàng triệu những hạt cát đó, lặng lẽ thu góp lại cho mình, biến chúng thành một hợp kim rồi từ hợp kim đó ta đánh "bông hồng vàng" của ta - truyện, tiểu thuyết hay là thơ...
(Pautovsky, Bụi quý)
Chủ đề Gọi đời vào trong chữ và ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa đời và chữ?
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, H.M., thí sinh ở quận Tân Bình, cho biết: "Em đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung về ChatGPT và em rất vui khi đề thi văn có nhắc đến ChatGPT. Tuy nhiên, em đã lựa chọn vấn đề về khủng hoảng bản sắc để viết vì đây là vấn đề em quan tâm nhất".
Tương tự, M.T., thí sinh ở TP Thủ Đức, chia sẻ: "Em thực sự cảm thấy hứng thú với đề thi này vì nội dung đề thi đã đưa ra những vấn đề gần gũi với cuộc sống của chúng em, nói một cách trần trụi là "gãi đúng chỗ ngứa".
Em không dám nói là mình đã làm rất tốt nhưng em khẳng định là em rất thích thú. Thứ nhất vì em được lựa chọn vấn đề để viết. Thứ hai là vì em được trình bày quan điểm của mình về vấn đề mình tâm đắc".
Điểm mới của kỳ thi học sinh giỏi
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, năm nay toàn thành phố có 5.213 thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 tại 3 hội đồng thi, với 12 môn thi gồm: văn, toán, lịch sử, địa lý, tin học, vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Anh.
Khác với kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 những năm trước, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khống chế số lượng thí sinh tham gia dự thi. Mỗi trường chỉ được cử tối đa 5 học sinh/môn thi (năm 2022 tối đa 10 học sinh/môn thi).
Riêng các trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên được cử thêm tối đa 10 học sinh/môn chuyên. Đặc biệt, các trường có học sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố năm học 2020-2021, 2021-2022 thì được cử thêm tối đa 5 học sinh cho môn thi đó.
Đây được xem là quy định mới khuyến khích các trường nỗ lực trong đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi.
Ngoài ra, tỉ lệ giải thưởng trong kỳ thi năm nay cũng bị khống chế: Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho hay tổng số giải không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, số giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải, số giải nhì không vượt quá 35% tổng số giải.
Học sinh THPT đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố sẽ được UBND TP khen thưởng 12 triệu đồng/học sinh.