Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC GS NGUYỄN THẾ ANH, NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ,

 VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC GS NGUYỄN THẾ ANH, NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ, ĐÃ QUA ĐỜI TẠI TOULOUSE, PHÁP VÀO SÁNG NAY 20-3-2023, HƯỞNG THỌ 87 TUỔI.

GS Nguyễn Thế Anh sinh năm 1936, có thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định. Thời VNCH, thầy về nước sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Sử tại École Normale Superieure, tức trường Ðại học Sư phạm nổi tiếng của Pháp, và tiến sĩ đệ tam cấp tại Đại học Sorbonne, Paris.
Năm 30 tuổi, thầy là Viện trưởng Viện Đại học Huế (1966-69), và sau đó thầy vào phụ trách bộ môn sử của Đại học Văn Khoa Sài Gòn cho đến 1975. Số sinh viên ghi danh năm thứ nhất niên khoá 1974-75 lên đến khoảng 4.000 người. Trong vai trò Phó khoa trưởng Học vụ, thầy cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình tiến sĩ văn khoa Việt Nam, vốn bị xóa bỏ từ năm 1919 dưới thời Pháp thuộc. Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử học bắt đầu được hai khóa thì Sài Gòn sụp đổ. Niên khóa đầu tiên 1972-73 chỉ có hai thí sinh trúng tuyển kỳ thi cuối năm thứ nhất là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh. Niên khóa thứ hai 1973-74 có hai thí sinh ghi danh, nhưng chỉ có một thí sinh dự thi và trúng tuyển, đó là Trần Anh Tuấn.
Trước 1975 ,GS Nguyễn Thế Anh phụ trách tập san Sử Địa nổi tiếng có nhiều bài nghiên cứu có giá trị. Sau 1975 thầy giảng dạy ở nhiều nơi như Đại học Harvard và Đại học Sorbonne trước khi về làm Directeur d'etudes ở EPHE Paris từ 1991 đến 2014. Thầy là sử gia hàng đầu về Việt Nam và Đông Nam Á.
Công trình của thầy gồm 120 sách và bài viết. Trong số nhà nghiên cứu đã làm luận án với thầy có Christopher Goscha ĐH UQAM Canada, François Guillemot IAO Lyon Pascal Bordeaux EPHE Paris.
Tác phẩm:
1. Bibliographie critique sur les relations entre le Viêt-Nam et l'Occident. Paris: G.-P. Maisonneuve & Larose, 1967, 310 p., 9 pl. h.-t. (C.R. Pierre GRISON, France-Asie/Asia, n° 189-190, printemps-été 1967, pp. 499-500; Oswald DURAND, Comptes-rendus mensuels des séances de l'Académie des Sciences d'Outre-Mer, xxvii, déc. 1967, pp. 507-508; Ch.-O. CARBONELL, Bulletin de l'Université de Toulouse, fév. 1968, p. 426; R.B. SMITH, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, xxxi, 2, 1968, p. 454).
2. Bán đảo Ấn-độ từ 1857 đến 1947 [La péninsule indienne de 1857 à 1947]. Saigon: 1ère éd. (Trình Bày) 1968; 2e éd. (Lửa Thiêng), 1971.
3. Kinh tế và xã hội Việt-Nam dưới các vua triều Nguyễn [Economie et société du Vietnam sous la dy¬nastie des Nguyên]. Saigon: 1ère éd. (Trình Bày), 1968; 2e éd. (Lửa Thiêng), 1970, 343 p.; 3e éd. (Nhà XB Văn Học), 2008, 301 p.
4. Lịch sử Hoa-kỳ từ độc lập đến Chiến tranh Nam Bắc [Histoire des Etats-Unis de l’Indépendance à la Guerre de Sécession]. Saigon: Lửa Thiêng, 1969.
5. Việt-Nam dưới thời Pháp đô hộ [Le Vietnam sous la domination française]. Saigon: 1ère éd. (Lửa Thiêng) 1970, 391 p.; 2e éd. (Trung Tâm Sản Xuất Học Liệu), 1974, xv-279 p., 27 pl. h.-t.; 3e éd. (Nhà XB Văn Học), 2008, 347 p.
6. Khí hậu học. Đại cương và các khí hậu nóng [Climatologie. Généralités et climats chauds]. Saigon: Lửa Thiêng, 1971.
7. Lịch sử các quốc gia Ðông Nam Á (trừ Việt-Nam) từ nguyên sơ đến thế kỷ XVI [Histoire des pays de l’Asie du Sud-Est, à l'exception du Vietnam, des origines au XVIe siècle]. Saigon: Lửa Thiêng, 1972, 159 p.
8. Phong trào kháng thuế miền Trung nǎm 1908 qua các châu bản triều Duy-Tân [Le mouvement de protestation contre les impôts en 1908 au Centre-Vietnam, à travers les documents rouges du règne de Duy-Tân]. Saigon: Bộ VHGD và TN, 1973, 187 p. ; 2e éd. (Nhà XB Văn Học), 2008, 220 p.
9. Nhập môn phương pháp sử học [Introduction à la méthodologie historique]. Saigon: Département d’Histoire, Faculté des Lettres, Université de Saigon, 1974, 114 p.
10. La monarchie des Nguyễn de la mort de Tự-Ðức à 1925. Paris, Univ. Paris-Sorbonne, 1987, v-744 p. en 3 vol. + Index, 34-viii p. (micrographié en 1988, Lille: Atelier national de reproduction des thèses).
11. Le Ðại Việt et ses voisins, d'après le Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (en collaboration avec BÙI QUANG TUNG et NGUYỂN HƯƠNG). Paris: L'Harmattan, 1990, v-114 p., 5 cartes h.-t. (C.R. R.B. SMITH, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, liv, 3, 1991, pp. 630-631).
12. Monarchie et fait colonial au Viêt-Nam (1875-1925). Le crépuscule d'un ordre traditionnel. Paris: L'Harmattan, 1992, 311 p. (C.R. NGUYỄN KHẮC KHAM, Văn Lang, n° 4, 12/1992, pp. 162-167; In¬dochina Chro¬no-logy, xi, 4, Oct.-Déc. 1992, p. 21; L'Histoire, n° 165, avril 1993, p. 52; Hugues TERTRAIS, Lettre de l'AFRASE, n° 29, 1er trim. 1993, p. 20; Alexander WOODSIDE, Pacific Affairs, 66, 3, Fall 1993, pp. 448-449; Dennis DUNCANSON, Journal of the Royal Asiatic Society, 3rd series, 4, 1, April 1994, pp. 142-143; Ch. FOURNIAU, Annales. Histoire, Sciences sociales, 50e a., n° 2, mars-avril 1995, pp. 454-456; R.B. SMITH, Bulletin of the School of Oriental and African Studies, lix, 1, 1996, pp. 194-195).
13. Notes sur la culture et la religion en Péninsule indochinoise, en hommage à Pierre-Bernard Lafont (co-éd. avec Alain FOREST). Paris: L’Harmattan, 1995, 252 p. (C.R. D. HEMERY, Revue française d’Histoire d’Outre-Mer, n° 309, 1995, p. 533).
14. Guerre et paix en Asie du Sud-Est (co-éd. avec Alain FOREST). Paris: L’Harmattan, 1998, 336 p. (C.R. Alexander WOODSIDE, Pacific Affairs, 73, 4, Winter 2000-2001, pp. 624-626 ; Philippe Le Failler, Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, 88, 2001, pp. 402-404).
15. Commerce et navigation en Asie du Sud-Est, XIVe-XIXe siècles – Trade and navigation in Southeast Asia, 14th-19th centuries (co-éd. avec Yoshiaki ISHIZAWA). Paris: L’Harmattan, 1999, 190 p. (C.R. Sophie LINON-CHIPON, Dix-Huitième Siècle, 32, 2000, p. 719).
16. L’Asie orientale et méridionale aux XIXe et XXe siècles. Chine, Corée, Japon, Asie du Sud-Est, Inde. (en coll. avec Hartmut O. ROTERMUND, Alain DELISSEN, François GIPOULOUX, Claude MARKOVITS). Paris: Presses Universitaires de France (Nouvelle Clio), 1999, ccxliv-546 p.
17. Into the Maelstrom: Vietnam during the Fateful 1940s. Westminster, CA: Viên Viêt-Hoc, 2005, v-53 p. (Vietnam Culture Series n° 3).
18. Parcours d’un historien du Viêt Nam. Recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh. Paris, Les Indes Savantes, 2008, 1026 p.
19. Việt-Nam, un voyage dans son histoire. Paris, les Editions de La Frémillerie, 2009, 219 p.









 

Nguyễn Thế Anh (giáo sư)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thế Anh
SinhNguyễn Thế Anh
1 tháng 6, 1936 (86 tuổi)
 Lào
MấtBản mẫu:19 tháng 3 năm 2023, 87 tuổi
Nghề nghiệpGiáo sư
Năm hoạt động1967 - 2023
Nổi tiếng vìSử gia người Việt, giáo sư đại học Sorbonne

Nguyễn Thế Anh (sinh 1936 ở Lào; mất 19 tháng 3 năm 2023) [1] là một sử gia người Việt, giáo sư đại học nổi tiếng nước Pháp Paris-Sorbonne.

Hành trạng cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1936 trên xứ sở Vạn Tượng, Ông thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định, trong suốt thời thơ ấu, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, trong khi theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Anh ngữ cũng được đồng hành sử dụng trong học thuật và đời riêng. Thế mà, sau 8 thập kỷ chừng như thiên di định số, tiếng Việt xứ Bắc vẫn nguyên vẹn trong giọng nói của Ông.

Năm 20 tuổi giành tài trợ tới du học Pháp, Ông từng muốn theo ngành hóa học là một mối say mê buổi đầu đời. Giáo sư Nguyễn Dương Đôn (1911-1999), Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo Dục của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đương thời, người bằng hữu với ông thân sinh của Nguyễn Thế Anh, đã có lời khuyên sâu sắc rằng, đương thời quá thiếu các giáo sư lịch sử. Thật may, Ông cũng có hứng thú với sử, và không riêng sử Việt, bởi Việt sử trong suốt hành trình của đời ông đã không bị tách rời khỏi khu vực, khỏi thế giới. Sử Việt với cách nghiên cứu của ông đã trở thành một điểm nhấn đáng giá trên bản đồ nghiên cứu lịch sử thế giới, được học giới Tây-Đông trân trọng công nhận.

Là một giáo sư có tiếng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ông từng giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 1966 cho tới 1969, sau đó ông chịu trách nhiệm cho môn Sử học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn từ 1969 cho tới 1975, chủ biên tập san Sử địa.

Giáo sư Nguyễn Thế Anh có công gây dựng nên uy tín Ban Sử trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Số sinh viên ghi danh năm thứ nhất niên khoá 1974-75 lên đến khoảng 4,000 người. Trong vai trò Phó Khoa Trưởng Học Vụ, ông cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình tiến sĩ văn khoa Việt Nam, vốn bị xoá bỏ từ năm 1919 dưới thời Pháp thuộc. Chương trình này gồm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là “Năm Thứ Nhất Tiến Sĩ Chuyên Khoa.” Sau đó trong cấp thứ hai, ứng viên mới sửa soạn luận án.

Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử Học bắt đầu được hai khóa thì Sài Gòn sụp đổ. Niên khoá đầu tiên 1972-73 chỉ có hai thí sinh trúng tuyển kỳ thi cuối Năm Thứ Nhất là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh. Niên khoá thứ hai 1973-74 có hai thí sinh ghi danh, nhưng chỉ có một thí sinh dự thi và trúng tuyển Trần Anh Tuấn

Rời Việt Nam vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975, ông tham dự trung tâm Centre National de la Recherche Scientifique, Paris, Pháp, với tư cách là một giám đốc nghiên cứu, sau khi đi làm việc với tư cách học giả tại viện Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, và giảng viên tại Đại học Harvard. Năm 1991, ông được chỉ định làm giáo sư chuyên ngành Lịch sử và Văn hóa bán đảo Đông dương ("History and Civilisations of the Indochinese Peninsula") tại trường École pratique des hautes études và Đại học Sorbonne, nơi làm việc cuối cùng của ông trước khi về hưu vào năm 2005[2].

Hiện tại ông có mặt trong ban giảng huấn của Viện Việt học (Institute of Vietnamese studies)[3]

Năm 1991, Giáo sư Nguyễn Thế Anh giữ ghế Giám Đốc Trung Tâm Lịch Sử và Văn Minh Đông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Peninsule Indochinoise) tại Ecole Pratique des Hautes Etudes (EPHE), Paris-Sorbonne, và vào ngạch Giáo Sư Thực Thụ từ năm 2005. Ông về hưu năm 2008.

Có ba tác phẩm chính của sử gia Nguyễn Thế Anh. Đó là Bibliographie Critique sur les Relations Entre le Viet-Nam et l’Occident (1964), La Monarchie des Nguyễn de la Mort de Tự-Đức à 1925 (1987), vàParcours d’ Un Historien du Viêt Nam (2008).

Hai tác phẩm trước là những luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp trình tại Sorbonne năm 1964 và luận án Tiến Sĩ Quốc Gia trình tại Paris-Sorbonne năm 1987. Tác phẩm thứ́ ba là một hợp tuyển gồm 99 bài viết bằng Pháp, Anh, và Việt ngữ của giáo sư Nguyễn Thế Anh do Philippe Papin, môn sinh và thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội sau 1975, sưu tầm và tuyển chọn.

Sách báo[sửa | sửa mã nguồn]

Là một thành viên của ban biên tập của nhiều tạp chí uyên bác (Bulletin de la Société des Études Indochinoises, Bulletin de l'École Française d'Extrême-Orient, Journal Asiatique, Journal of International and Area Studies), Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã viết hơn 120 quyển sách và các bài, trong đó có:

  • Bibliographie critique sur les relations entre le Viêt-Nam et l'Occident, Paris, 1967.
  • Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Saigon, 1968 (2nd ed., 1970, 3rd ed. 2008).
  • Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ. Saigon, 1970 (2nd ed. 1974, 3rd ed. 2008).
  • Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908. Saigon, 1973 (2nd ed. 2008).
  • The withering days of the Nguyen Dynasty. Singapore, 1978.
  • Le Đại Việt et ses voisins. Paris, 1990.
  • Monarchie et fait colonial au Viêt-Nam (1875-1925). Le crépuscule d'un ordre traditionnel. Paris, 1992.
  • Notes sur la culture et la religion en Péninsule indochinoise. Paris, 1995.
  • Guerre et paix en Asie du Sud-Est. Paris, 1998.
  • Trade and navigation in Southeast Asia (14th-19th centuries). Paris, 1999.
  • L'Asie Orientale et Méridionale aux XIXe et XXe siècles. Paris, 1999, in coll. with Harmut Rotermund & alii.
  • Parcours d’un historien du Viêt Nam. Recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh. Paris, 2008.
  • Việt Nam. Un voyage dans son histoire. Paris, 2009.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]


Giáo sư Nguyễn Thế Anh thầy giáo Sử ĐH văn khoa Huế…được sử gia thế giới vinh danh một sử gia gốc Việt đương thời… Người Thầy của Sử Việt mà cả “thế giới sử gia” tôn vinh trong tác phẩm hơn 500 trang vinh danh Thầy…


Giáo sư Nguyễn Thế Anh và Ban Sử Đại Học Văn Khoa Sài Gòn

Trần Anh Tuấn
Lời nói đầu: Sau bài viết về sử gia Tạ Chí Đại Trường, tôi chia sẻ thêm bài viết về vị thầy học của sử gia họ Tạ và của chúng tôi tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trong thập niên 60 của thế kỷ trước. T.A.T.

Trước năm 1975 thời Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư Nguyễn Thế Anh có công gây dựng nên uy tín Ban Sử trường Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn. Số sinh viên ghi danh năm thứ nhất niên khoá 1974-75 lên đến khoảng 4,000 người. Trong vai trò Phó Khoa Trưởng Học Vụ, ông cũng là người chịu trách nhiệm soạn thảo chương trình tiến sĩ văn khoa Việt Nam, vốn bị xoá bỏ từ năm 1919 dưới thời Pháp thuộc. Chương trình này gồm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là “Năm Thứ Nhất Tiến Sĩ Chuyên Khoa.” Sau đó trong cấp thứ hai, ứng viên mới sửa soạn luận án.
Chương trình tiến sĩ chuyên khoa Sử Học bắt đầu được hai khóa thì Sài Gòn sụp đổ. Niên khoá đầu tiên 1972-73 chỉ có hai thí sinh trúng tuyển kỳ thi cuối Năm Thứ Nhất là Tạ Chí Đại Trường và Đỗ Phan Hạnh. Niên khoá thứ hai 1973-74 có hai thí sinh ghi danh, nhưng chỉ có một thí sinh dự thi và trúng tuyển. Đó là người viết những dòng chữ này.
Là người đồng thời và từng là môn đệ của ông, tôi hiểu được một vài khía cạnh trong đời sống thường nhật của sử gia Nguyễn Thế Anh.
Ông là một người khó tính. Giáo sư Lâm Thanh Liêm, lúc ấy là Trưởng Ban Ðịa ÐHVK Sài Gòn (còn giáo sư Nguyễn Thế Anh là Trưởng Ban Sử), hỏi tôi khi thấy tôi về dạy tại Ban Sử sau khi xong Cao Học, là “Sao, Tuấn về đây thấy sao? Bắc Băng Dương đó nha!”
Thực ra, trong chuyên môn, giáo sư Nguyễn Thế Anh rất thẳng thắn và bộc trực. Như trong chương trình Năm Thứ Nhất Tiến Sĩ Chuyên Khoa Sư kể trên̉, thật ra có đến 7 người học và thi mà chỉ có 2 người trúng tuyển. Hay như trong niên khoá 1973-74, khi kết quả kỳ thi cuối năm của Chứng Chỉ Lịch Sử Thế Giới Thời Cổ được công bố, bản niêm yết chỉ có một câu: “Không có thí sinh trúng tuyển.” Và nhất là chuyện đại tướng Cao Văn Viên khi vào vấn đáp một chứng chỉ cuả Ban Pháp Văn với giáo sư Nguyễn Thế Anh, đại tướng Viên đã bị đánh rớt. Sự kiện này ít người biết, nhưng đó là điểm son của nền giáo dục đại học VNCH nói chung, và Ban Sử Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 30.4.1975 nói riêng. Cũng cần nói thêm về tư cách đáng ca ngợi của đại tướng Cao Văn Viên trong sự việc này: ông đã không có một phản ứng nào đối với người đã đánh rớt ông, vốn còn đang trong hạn tuổi quân dịch trong thời chiến!
Giáo sư Nguyễn Thế Anh có những khó khăn trong giao tiếp xã hội. Ðối với sinh viên, ông nghiêm khắc và xa cách. Sinh viên sợ và phục ông mà không dám gần ông. Có khi ông lại võ đoán làm tổn thương người cộng sự. Chính tôi là người được ông bảo trợ Cao Học và Tiến Sĩ, và nhận vào dậy tại Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, và giới thiệu vào Ban Quản Trị của Hội Société des Études Indochinoises trong vai trò thư-viện-trưởng (1), mà đã có lần tôi muốn rời bỏ Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn năm 1974, nếu đêm hôm tôi quyết định từ bỏ Ban Sử không có sự khuyên can của giáo sư Phạm Cao Dương, hiện sinh sống tại Nam California. Chuyện xảy ra chỉ xin tóm tắt bằng một hai câu. Ðược dạy tại Trường Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975 là một danh dự rất lớn mà hiếm người có được, và tôi không bao giờ quên ơn người bảo trợ. Nhưng danh dự nào lớn bằng tư cách của một người thầy khi tư cách ấy bị xúc phạm vì sự võ đoán?!
Sai lầm về cảm tính của ông, theo tôi, là do ông có những “lỗ hổng” trong cuộc đời về phương diện tâm lý, nhất là sự kiện ông học Sixième (Ðệ Thất) mà nhẩy ba lớp để thi Brevet, tức Trung Học Ðệ Nhất Cấp theo chương trình giáo dục Pháp, là kỳ thi cuối năm Troisième (Ðệ Tứ).
Nhưng gần gụi ông mới thấy ông có tâm hồn nghệ sĩ. Như đang làm việc tại Văn Phòng Ban Sử ÐHVK Sài Gòn – ông là Trưởng Ban nên ngày nào cũng có mặt, còn tôi, ngoài việc giảng dạy, tôi phụ trách Thư Viện của Ban- ông lại rủ mọi người ra tiệm Brodard đường Catinat uống cà phê ăn bánh và nghe nhạc Pháp. Hay chuyện ông chia sẻ về đời sống sinh viên nghèo ở Paris, cả đám mặc quần jeans lâu và… bẩn đến độ cởi ra thì quần vẫn đứng thẳng!
Giáo sư Nguyễn Thế Anh sinh ngày 1 tháng 6 năm 1936 tại Ai Lao. Thời Việt Nam Cộng Hoà, ông về nước sau khi tốt nghiệp Thạc Sĩ Sử tại École Normale Superieure, rue d’ Ulm, tức trường Ðại Học Sư Phạm nổi tiếng của Pháp, và tiến sĩ đệ tam cấp tại đại học Sorbonne Paris. Ông được bổ nhiệm làm Viện Trưởng Viện Ðại Học Huế trong thời gian 1966-1969 khi tuổi đời vừa đúng 30. Sau đó, ông về Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn làm Trưởng Ban Sử cho đến chiều ngày Thứ Ba, 23.4.1975, ông bỏ đi không một lời từ giã.
Di tản khỏi Việt Nam thì ông về Institute of Southeast Asian Studies tại Singapore làm học giả biệt thỉnh (visiting scholar) rồi làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor) tại đại học Harvard Hoa Kỳ.
Sau đó, ông định cư tại Pháp. Ông trình luận án Docteur es Lettres et Sciences Humaines, (thay cho Docteur d’État trước đây), tại Trường Paris-Sorbonne năm 1987 với đề tài La monarchie des Nguyễn de la mort de Tự-Ðức à 1925, 744 trang. Năm 1991, Giáo sư Nguyễn Thế Anh giữ ghế Giám Ðốc Trung Tâm Lịch Sử và Văn Minh Ðông Dương (Centre d’Histoire et Civilisations de la Peninsule Indochinoise) tại Ecole Pratique des Hautes Etudes (EPHE), Paris-Sorbonne, và vào ngạch Giáo Sư Thực Thụ từ năm 2005. Ông về hưu năm 2008.
Có lẽ chúng ta phải cám ơn Nguyễn Dương Ðôn, vị Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên trong nội các đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa, người đã khuyên du học sinh Nguyễn Thế Anh nên học ngành Khoa Học Xã Hội khi được học bổng du học Pháp, nên ngày nay người Việt chúng ta mới có một sử gia nổi tiếng trên thế giới.
Từ năm 1965 đến năm 2014, giáo sư Nguyễn Thế Anh đã hoàn tất 20 sử phẩm ấn hành tại VNCH và Pháp, 159 chuyên luận trong các tạp chí chuyên môn hay giới thiệu sách tại 13 quốc gia bao gồm Việt Nam, Pháp, Mỹ, Anh, Ý, La Mã, Nhật, Nga, Úc, Ðức, Ðại Hàn, Mã Lai Á, và Singapore. Ngoài ra, giáo sư Nguyễn Thế Anh còn đóng góp vào công cuộc phân tích sử phẩm, mà danh sách lên tới 33 bài. Các công trình này được hoàn thành qua bẩy ngôn ngữ khác nhau, là Việt, Pháp, Anh, Ý, Nhật, Nga, và Mã Lai (1).
Thư mục này là lời giới thiệu đầy đủ nhất về sự nghiệp của một sử gia thế kỷ. Không một khía cạnh nào của ngành Sử mà ông không trình bầy hay viết đến. Từ văn khố đến các nguồn sử liệu, từ lịch sử thế giới đến lịch sử quốc gia, từ lịch sử kinh tế đến xã hội, từ lịch sử ngoại giao đến chính trị, từ giáo dục đến văn học, từ mỹ thuật đến văn minh, từ tôn giáo đến phong tục, từ Việt Nam thời Pháp thuộc đến Việt Nam ngày nay. Nhưng trên hết và sâu sắc tỉ mỉ phong phú nhất, ông là sử gia về triều Nguyễn.
Có ba tác phẩm chính của sử gia Nguyễn Thế Anh. Đó là Bibliographie Critique sur les Relations Entre le Viet-Nam et l’Occident (1964), La Monarchie des Nguyễn de la Mort de Tự-Đức à 1925 (1987), vàParcours d’ Un Historien du Viêt Nam (2008).
Hai tác phẩm trước là những luận án Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp trình tại Sorbonne năm 1964 và luận án Tiến Sĩ Quốc Gia trình tại Paris-Sorbonne năm 1987. Tác phẩm thứ́ ba là một hợp tuyển gồm 99 bài viết bằng Pháp, Anh, và Việt ngữ của giáo sư Nguyễn Thế Anh do Philippe Papin, môn sinh và thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội sau 1975, sưu tầm và tuyển chọn. Papin đã hệ-thống-hóa hợp tuyển thành 9 đề mục chính, cốt nêu bật sự uyên bác của một sử gia bậc thầy quốc tế: Lịch sử ngoại giao và bang giao quốc tế, Lịch sử kinh tế và xã hội, Lịch sử chính trị và ý thức hệ, Lịch sử tín ngưỡng và phong tục, Tổng hợp lịch sử và lịch sử thế giới, Lịch sử giáo dục, Khổng giáo và các trào lưu tư tưởng, Lịch sử mỹ thuật, văn hoá và văn học, Nguồn sử liệu, văn khố và tài liệu lịch sử, và cuối cùng là Các ghi chú và các bài giới thiệu sách.

nguyen the anh

Hợp tuyển 99 chuyên luận Sử Học của Giáo sư Nguyễn Thế Anh
do Philippe Papin sưu tầm và ấn hành tại Paris năm 2008, 1025 tr.
(Tủ sách TAT)

Nhận định về hợp tuyển do chính mình sưu tầm qua các sách báo tạp chí nay đã khó tìm hay đã đình bản, sử gia Philippe Papin đã ghi những dòng chữ, theo tôi là chính xác, nơi trang bìa sau của tác phẩm, đại ý mỗi bài viết của giáo sư Nguyễn Thế Anh là một chuyên luận, mỗi chuyên luận là một phát kiến mới (avancée), và dần dần các phát kiến mới tạo thành một biểu nhất lãm giúp độc giả nắm bắt được cái viễn tượng cụ thể về lịch sử dài lâu của Việt Nam và các lân bang.
Khối óc của giáo sư Nguyễn Thế Anh là sự hội tụ của hai khả năng phân tích và tổng hợp nhuần nhuyễn một cách tự nhiên. Sự thông thái và khúc chiết của ông tỏ lộ rõ nhất khi ông khai thác một tài liệu sử. Những ai may mắn thụ giáo với ông đều giữ trong lòng cái ấn tượng của sự thông thái và sự khúc chiết ấy, đồng thời cũng là sự… khó khăn khi tiếp xúc! Tuy nhiên, với những ai mà ông hiểu rõ khả năng thì ông nâng đỡ vô vị lợi, lại gần gũi và lịch sự như Tây. Chi tiết cá nhân về giáo sư Nguyễn Thế Anh trong bài này chính là những chia sẻ của ông khi Văn Phòng Ban Sử chỉ có hai thầy trò chúng tôi trong những năm 1972-75. Nắng Sài Gòn thì Ban Sử đã có máy lạnh, nước ướp lạnh hay trà tầu, thầy ống vố trò thuốc lá ngồi đối diện nhau trong bộ bàn ghế đặt giữa phòng. Đó là những ngày êm đềm và sảng khoái của một đời người!
Cuộc đời dạy học của ông bao gồm những trường đại học nổi tiếng tại Việt Nam như Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, tại Hoa Kỳ như Ðại Học Harvard, và tại Pháp như Ðại Học Sorbonne. Ông đào tạo biết bao cử nhân, cao học, và tiến sĩ Sử Học cho Việt Nam và nhất là cho thế giới. Trong thập niên 1960-70 tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, giáo sư Nguyễn Thế Anh có bốn môn sinh đắc ý là Trương Ngọc Phú (Đại Học Huế́), Hà Mai Phương (trung học Đà Lạt), Tạ Chí Đại Trường (trung học Tân An), và Trần Anh Tuấn.
Năm 2008 khi giáo sư Nguyễn Thế Anh về hưu thì một số đồng nghiệp và môn sinh thuộc nhiều quốc tịch đã tôn vinh ông theo truyền thống của các viện đại học Âu châu, Mỹ Châu, và cả Á Châu nữa. Ðó là xuất bản một tuyển tập trong đó mỗi người đóng góp một chuyên luận hoặc một bài nhận xét về đương sự.
Tuyển tập tôn vinh giáo sư Nguyễn Thế Anh có tựa đề Monde du Viet Nam. Vietnam World. Hommage à Nguyên Thê Anh do hai học giả Pháp (Frédéric Mantienne) và Mỹ (Keith W. Taylor) chủ biên. Sách dầy tới 541 trang do nhà xuất bản Les Indes Savantes ở Pháp ấn hành năm 2008.
Ðây là sự kiện đầu tiên và duy nhất trong lịch sử sử học xưa nay mà một sử gia gốc Việt được giới sử gia thế giới tôn kính và ca tụng. Nói “quốc tế” vì những người góp bài trong tuyển tập vinh danh mang nhiều quốc tịch, là Pháp, Mỹ, Anh, Hung Gia Lợi, Nhật, Trung Hoa, Ðại Hàn, Mã Lai Á, và một số sử gia gốc Việt tại Pháp, Mỹ, và Canada. Danh sách 22 tác giả xếp theo thứ tự tên gọi là Alain Forest, Andrew Hardy, Le Huu Khoa, Philippe Langlet, Thanh Tam Langlet, Bruce M. Lockhart, Frédéric Mantienne, Patrice Morlat, Philippe Papin, Emmanuel Poisson, Claudine Salmon, Masaya Shiraishi, Vinh Sinh, Francois Souty, Keith W. Taylor, Trinh Van Thao, Patrick Tuck, Léon Vandermeersch, Gábor Vargyas, Geoff Wade, Danny Wong Tze-Ken, và Insun Yu.
Alain Forest, giáo sư lão thành tại đại học Paris VII, có chuyên luận tựa đề “De l’extention ou de la contraction des territoires (Viêtnam et Cambodge),” tt. 315-327 như cách vinh danh một đồng nghiệp sau lời tựa tuyệt vời -nguyên văn: “son excellent avant-propos”- của giáo sư Nguyễn Thế Anh về tác phẩm Le Dai Viet et ses Voisins do Bùi Quang Tung và Nguyên Hương dịch (Paris, nxb L’Harmattan, 1990).
Andrew Hardy góp phần vinh danh giáo sư Nguyễn Thế Anh qua thiên nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại Thái Lan, tựa đề “People In-Between; Exile and Memory among the Vietnamese in Thailand. Research note,” tt. 271- 293. Nhưng đây không phải là cộng đồng tỵ nạn sau năm 1975, mà là cộng đồng gốc Việt lập cư tại Thái Lan từ thập niên 1940 thời Pháp thuộc, chịu nhiều ảnh hưởng của Hồ Chí Minh. Andrew Hardy là một cựu môn sinh của giáo sư Nguyễn Thế Anh và từng là Giám Ðốc EFEO tại Hà Nội.
Le Huu Khoa đóng góp “Bouddhisme, confucianisme, taoisme: à propos de l’autorité,” tt. 447- 468. Hệ tư tưởng Việt Nam qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam là chủ đề mà giáo sư Nguyễn Thế Anh và tác giả -một đồng nghiệp gốc Việt tại đại học Pháp- thường trao đổi. Chuyên luận này chính là quan điểm của tác giả về vấn đề mà cả hai quan tâm. Le Huu Khoa là giáo sư đại học Lille, Pháp.
Philippe Langlet là đồng nghiệp với giáo sư Nguyễn Thế Anh từ Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn trước tháng Tư năm 1975. Ông đóng góp một đề tài trong chuyên môn quen thuộc của ông, là dịch và phân tích tài liệu sử thời Nguyễn, tựa đề «Lecture de deux rapports dans les archives du règne Tự Ðức (1868),» tt. 197-243. Chuyên luận này có điều rất đặc biệt, là lần đầu tiên tôi thấy nguyên tác từng chữ Hán có chữ Việt tương đương nằm cạnh nhau trong một bài nghiên cứu. Giáo sư Langlet đã mất, người hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, làm việc chăm chỉ và chắc chắn nhưng không được cuốn hút hay hào hứng.
Thanh Tam Langlet cũng là giáo sư đồng nghiệp với giáo sư Nguyễn Thế Anh từ Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, tức giáo sư Quách Thanh Tâm. Bà giảng dạy bên Ban Ðịa Lý, và là phu nhân của giáo sư Philippe Langlet. Bài viết của bà có tên «Littérature ancienne du Vietnam. Approche de la pensée bouddhiste dans les écrits des moines de l’époque Lý-Trần, Xe-XIVe Siècle,» tt. 469-503. Nội dung bài viết có lẽ thích hợp với độc giả Âu Mỹ hơn, vì đề tài văn học cổ này không có gì mới lạ với những người Việt hay gốc Việt đã có căn bản Việt học.

nguyen the anh

Hình bìa quyển sách giới Sử Học quốc tế vinh danh
Giáo sư Nguyễn Thế Anh xuất bản tại Paris năm 2008, 541 tr.

(Tủ sách TAT)

Trong tuyển tập này, Bruce M. Lockhart ca tụng luận án tiến sĩ quốc gia của giáo sư Nguyễn Thế Anh đã đưa triều Nguyễn vào lịch sử sử học, vốn trước đó chưa được ai nghiên cứu tường tận. Ðó là nội dung của chuyên luận «Vue d’ensemble sur l’étude des Nguyễn depuis 1954,» tt. 13-25.
Frédéric Mantienne, cựu môn sinh, giám đốc nhà Les Indes Savantes chuyên xuất bản luận án tiến sĩ và những công trình nghiên cứu Á Châu tại Pháp, ghi nhận các tài liệu in tại Pháp trong thế kỷ XVIII về nước Việt như tiếp bước giáo sư Nguyễn Thế Anh, vốn là một nhà thư tịch học với luận án tiến sĩ đệ tam cấp Bibliographie Crittique sur les Relations Entre le Viet-Nam et l’Occident (Ouvrages et Articles en Langues Occidentales). (Paris, G.-P. Maisonneuve&Larose, 1967, 310 tr.). Chuyên luận của Frédéric Mantienne có tựa đề “Les sources imprimées sur le Dai Viet en France au XVIIIe siècle,” tt. 63-112.
Trong tuyển tập này, Patrice Morlat, đồng nghiệp, bàn về Phạm Quỳnh với đề tài “La place de Pham Quynh dans le projet colonial francais au Vietnam,” tt. 253- 270. Chuyên luận tương đối ngắn, nhưng xúc tích và đầy đủ mọi khía cạnh về nhân vật Phạm Quỳnh, bắt đầu với vị trí của nước Việt trong hệ thống thuộc địa Pháp, rồi bàn rõ nhân vật Phạm Quỳnh từ khi sinh ra năm 1892 cho đến khi bị Cộng Sản sát hại năm 1945. Chuyên luận bao gồm nhiều sự kiện về sự liên hệ Phạm Quỳnh với Louis Marty, tư tưởng Phạm Quỳnh cùng vai trò và sự đóng góp của Phạm Quỳnh vào những sinh hoạt xã hội, nhất là trong sự phát triển chữ quốc ngữ đầu thế kỷ XX. Ðộc giả có thể biết nhiều chi tiết lý thú về Phạm Quỳnh như tên đầy đủ là Phạm Huy Quỳnh, mồ côi mẹ lúc 9 tháng và mồ côi cha lúc 9 tuổi, lớn lên là do bà nuôi dưỡng…
Philippe Papin, cựu môn sinh và là người kế vị giáo sư Nguyễn Thế Anh tại trường EPHE, đã theo truyền thống Nguyễn Thế Anh, là căn cứ vào tài liệu đầu tay mà sử gia tìm ra để tái lập các sự kiện đã qua nhằm trình bầy quá khứ một cách rành mạch và rõ ràng. Ðây là phong cách làm việc trái với cách làm việc của nhiều người Việt viết sử, vốn chỉ quen đọc năm ba quyển sách của những tác giả trước đó, rồi rút chi tiết chế biến thành một quyển sách mới. Chuyên luận của Philippe Papin «Un temps pour payer, l’éternité pour se souvenir, premiers jalons d’une histoire des donations intéressées dans les campagnes vietnamiennes,» tt. 113-141 căn cứ vào những thác bản văn bia là những tài liệu sử chưa có ai khai thác, và vì thế mà đề tài mới lạ, giải thích tâm thức của giới người Việt vô hậu, tức không có con cháu nối dõi muốn để lại dấu vết hiện hữu của họ cho đời. Sử gia Philippe Papin từng là thành viên (Giám Ðốc?) Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội suốt thập niên 1995-2005.
Emmanuel Poisson, cựu môn sinh, giáo sư tại đại học Paris 7, đóng góp «Les confins septentrionaux du Việt Nam et leur administration, » tt. 329-339, tiếp bước giáo sư Nguyễn Thế Anh về vấn đề biên giới Việt-Hoa, đề tài mà vị giáo sư của tác giả quan tâm.
Claudine Salmon và Tạ Trọng Hiệp có đề tài “Lí Văn Phức et sa découverte de la Cité du Bengale (1830),” tt. 143- 195. Tôi ngạc nhiên thấy tên Tạ Trọng Hiệp trong tuyển tập xuất bản năm 2008 này, vì họ Tạ đã qua đời từ năm 1996. Ðọc vào bài mới biết là đồng tác giả Claudine Salmon biết giáo sư Nguyễn Thế Anh, một đồng nghiệp của bà, đã tiếc công trình của hai người phải dở dang dự án này khi Tạ Trọng Hiệp mất, cho nên bà đã cố hoàn thành công việc để góp phần vào tuyển tập, nguyên văn bà viết: «Monsieur Nguyễn Thế Anh, à qui nous avions parlé de cette traduction inachevée, ayant exprimé ses regrets de la voir ainsi abandonnée, nous avons décidé de la reprendre et de la mener jusqu’au bout.» Ðó là bản dịch và chú giải sang Pháp văn tập Tây Hành Kiến Văn Kỉ Lược do Lí Văn Phức soạn sau chuyến đi sứ sang Bengal (tức Calcutta) năm 1830.
Masaya Shiraishi là một học giả Nhật chuyên về bang giao Nhật-Việt từ sau Ðệ Nhị Thế Chiến và về phong trào Ðông Du với Phan Bội Châu. Sử dụng tài liệu văn khố Nhật, Masaya Shiraishi bàn về Nan’yo Gakuin, tức Viện Ðông Hải do Nhật Bản thiết lập ở Sài Gòn năm 1942. Tựa đề «The Nan’yo Gakuin: a Japanese institute in Saigon from 1942 to 1945,” ttr. 295-314, chuyên luận chỉ ra hệ thống tổ chức, chương trình huấn luyện, thành phần nhân sự… Nhưng đọc hết bản chuyên luận với nhiều chi tiết và thống kê cụ thể, tôi có cảm tưởng tác giả hoặc vô tình hoặc cố ý tránh đề cập đến mục đích thực sự, điểm mấu chốt, của sự thiết lập một học viện Nhật tại Sài Gòn. Hãy hình dung việc mở trường huấn luyện, đem học viên Nhật và ban giáo sư từ Nhật sang, chính phủ Nhật tài trợ chi phí… tất cả chỉ nhằm đào tạo người làm thương mại ở Việt Nam thôi sao? Có liên hệ gì không, khi năm 1942 học viện Nhật Bản này thành lập tại Việt Nam thì năm 1945 quân đội Nhật Bản đảo chánh Pháp làm chủ bán đảo Ðông Dương?!
Vĩnh Sính, giáo sư đại học Alberta, Canada, có “Phan-Châu-Trinh and his concept of popular rights in Vietnam,” ttr. 423- 445. Thật không hiểu danh từ “popular rights” mà tác giả sử dụng là nghĩa gì. Ðến cuối bài viết mới tìm thấy danh từ tiếng Việt, là «dân quyền.” Phải chăng tác giả gốc Việt lập cư ở Canada này cố ý tránh từ ngữ có thể làm trong nước không hài lòng, là “civil rights, human rights?” Về nội dung, bài viết này giúp độc giả những nét tiểu sử và tư tưởng Phan Châu Trinh so sánh với học giả Trung Hoa và Nhật Bản đương thời. Ðó là điểm mới mẻ của bài viết.
Francois Souty, đồng nghiệp, giáo sư đại học La Rochelle, riêng biệt với một đề tài về thuộc địa của Hoà Lan: “Plantages, Free Trade and Polderization: the Dynamics of the Economy in Dutch Guiana (Demerary, Essequibo, and Berbice) in the 18th Century (1680-1789),” tt. 407-421. Sự tương hợp của đề tài này, khác lạ với đề tài của những chuyên luận khác trong tuyển tập, chính là sự khai thác tài liệu đầu tay để làm lộ ra những sự kiện mới mẻ trong quá khứ theo truyền thống Nguyễn Thế Anh!
Keith W. Taylor đầy tự tin trong một đề tài đặc biệt Ðông Phương. Ðó là thi/thơ, tức “Shi/Thi in the South: A Common Sino-Vietnamese Poetic Legacy,” tt. 525-536. Nhưng đọc bài viết của một anh Mỹ tán về ý nghĩa thơ Việt Nam để nối kết thơ Hồ Chí Minh thế kỷ XX, tức năm 1942-43 với nhà thơ sớm nhất của đất Giao Chỉ (?) là Lưu Hữu Phưong (Liao Youfeng) thế kỷ thứ IX, cụ thể là năm 815, tôi không khỏi… cảm phục sự liều lĩnh của một người Tây Phương tưởng mình đã len lỏi được vào tâm thức Ðông Phương!
Trinh Van Thao, giáo sư tại đại học Aix-Marseille, trực tiếp vinh danh đồng nghiệp họ Nguyễn qua việc tổng kết công trình nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Thế Anh nhằm làm nổi bật sự đóng góp lớn lao và sâu sắc của sử gia họ Nguyễn vào lịch sử Ðông Á và Việt Nam. Đóng góp của Trinh Van Thao có tựa đề “Lire Nguyên Thê Anh, À la recherche d’une monarchie perdue,” tt. 27-39.
Chuyên luận của Patrick Tuck, đồng nghiệp, giáo sư đại học Liverpool, là chi tiết về sự sống còn của các quốc gia Ðông Nam Á trước nạn đế quốc, trong trường hợp này là Thái Lan với hai đế quốc Anh và Pháp. Chính quyền Thái đã áp dụng một cách khôn khéo và uyển chuyển chính sách hợp tác với đế quốc Anh và cứng rắn -với sự trợ giúp phần nào của đế quốc Anh- chống lại mọi toan tính tấn công, dù là quân sự, chính trị, hay ngoại giao… của Pháp để duy trì sự tự trị. Đó là chuyên luận “Imperialism and Indigenous Strategies for Political Survival in Mainland Southeast Asia, 1850-1914: the Case of Siam,” tt. 385-406.
Léon Vandermeersch, giáo sư kỳ cựu của đại học Sorbonne về Ðông Phương học, là thế hệ giáo sư Sorbonne trước Nguyễn Thế Anh, đóng góp bản dịch và chú giải một tài liệu chữ Hán về cuộc du hành của nhân vật có tên Zheng Gongying đến Việt Nam một cách bí mật trong hai tháng (11.6 đến 11.8.1884). Đó là “Une note chinoise de 1884 sur l’Histoire du Vietnam,” tt. 243-251.
Gábor Vargyas, đồng nghiệp, giáo sư đại học Pecs, Hung Gia Lợi, đóng góp thiên nghiên cứu về sắc tộc Bru, tức Vân Kiều qua đề tài “Quiconque voulait s’imposer à nous, nous avons accepté son pouvoir,” tt. 341-369. Ðây là một chuyên luận tương đối ngắn, nhưng đầy đủ chi tiết về sắc tộc Vân Kiều ở vùng Trường Sơn qua địa bàn sinh hoạt, dân số, ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử… từ một chuyên viên. Danh xưng “chuyên viên về sắc tộc Vân Kiều” dành cho vị giáo sư này rất xứng đáng, vì chưa đến một thập niên (1993-2001), Vargyas đã hoàn tất 11 chuyên luận về đề tài này.
Geoff Wade là chuyên viên nghiên cứu tại đại học Hong Kong và Singapore, lên tiếng khâm phục sự quảng bác của giáo sư Nguyễn Thế Anh về nghiên cứu Chàm. Chuyên luận của tác giả vào tuyển tập này chính là để tỏ lòng mến mộ giáo sư Nguyễn Thế Anh mà ông mệnh danh là một trong những chính nhân của thời đại, nguyên văn: “one of the gentlemen of our age.”Chuyên luận của Wade, tựa đề “TheMing shi Account of Champa,” tt. 41-61, là bản dịch và chú giải phần Chiêm Thành trong Minh Sử (Ming Shi). Ðây là đóng góp mới nhất trong ngành nghiên cứu Chàm, và sẽ là một tài liệu gốc cho mọi tham khảo sau này.
Danny Wong Tze-Ken, cựu môn sinh, giáo sư đại học Malaysia, là tác giả của “The Nguyen Lords and the English Factory on Pulo Condore at the Beginning of 18th Century,” tt. 371- 384. Chuyên luận giải thích bang giao quốc tế thời các chúa Nguyễn căn cứ vào nhiều nguồn tài liệu đầu tay khác nhau theo truyền thống Nguyễn Thế Anh.
Insun Yu, đồng nghiệp, giáo sư đại học quốc gia Seoul, viết “Myth and Reality: The Confucian Influence on Northern Vietnamese Society during the Le Dynasty (1428-1788),” tt. 505- 524. Giáo sư Insun Yu chi tiết sự chuyển hướng của chính quyền trung ương thời Hậu Lê áp dụng hệ thống Khổng học vào chính quyền, thay thế hệ thống Phật học thời Lý Trần trước đó. Bằng chứng rõ rệt nhất là việc mở các khoa thi kén chọn người vào hệ thống quan lại thì hai triều Lý Trần mở rất ít, còn triều Lê và Nguyễn sau này thì thường xuyên ba năm một lần.
Nhưng đạo Phật là đạo xuất thế, lấy việc cá nhân tu hành là chính. Ðạo Khổng mới là một hệ thống xã hội, là nền tảng lý thuyết cho sự cai trị của chế độ quân chủ tại Trung Hoa, Việt Nam… Cho nên, theo tôi, so sánh ảnh hưởng của Phật học và Khổng học trong lịch sử Việt Nam thì chỉ có thể kết luận thời Lý Trần thì đạo Phật được trọng vọng, đến thời Hậu Lê và Nguyễn sau này thì ảnh hưởng đạo Phật trong xã hội bị sút kém hẳn. Và trong xã hội sau thời Lý Trần thì giới nho sĩ thường lấy tăng lữ làm đối tượng chế diễu.
Ý nghĩa nhất của hợp tuyển 541 trang này là câu kết luận trong phần giới thiệu do sử gia Mỹ Keith Weller Taylor, giáo sư đại học Cornell, chuyên về cổ sử Việt Nam với luận án The Birth of Vietnam(Berkeley, University of California Press, 1983, 399 tr.) thể hiện.
Ông đã thay mặt những sử gia quốc tế khác diễn tả tâm tư tình cảm của tất cả đối với vị giáo sư gốc Việt, nguyên văn nơi trang 11: “It is with gratitude for the life and work of Nguyen The Anh that the essays in this volume are presented to him and in his honor, with the hope that, despite the imperfections of our endeavours, we may nonetheless hereby bear witness to the presence of a great scholar in our generation.”
Tôi tạm dịch: “Chính vì sự biết ơn về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thế Anh mà những chuyên luận trong bộ sách này xin được dâng tặng ông và vì danh dự của ông, với hy vọng rằng, mặc dù sự bất toàn trong những cố gắng của chúng tôi, chúng tôi dẫu sao cũng chứng kiến được sự hiện hữu của một vị học giả lớn trong thế hệ chúng tôi.”
Trong lịch sử sử học Việt Nam từ xưa đến nay, chưa một nhà nghiên cứu nào được các sử gia thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trên thế giới hợp nhau lại để vinh danh với ngôn từ trang trọng đến thế. Ðiều này vượt trên danh dự của một cá nhân, là danh dự của cả một giới, giới sử học Việt Nam Cộng Hoà!
Riêng tôi, vừa là một môn đệ, học nơi ông những căn bản của sự khai thác tài liệu, vừa là một độc giả của ông, tôi nhận thấy giáo sư Nguyễn Thế Anh vì được đào tạo tại Pháp, nơi nghề Sử có truyền thống khách quan đến vô tổ quốc, nên những thành tựu nghiên cứu của ông quả thật rất sâu sắc và phong phú, các sự kiện quá khứ được tái hiện rất rõ ràng và cụ thể, nhưng đồng thời, rất lạnh lùng. Ðiều này rất phù hợp với giới nghiên cứu Âu Mỹ, và giải thích vai trò hàng đầu của ông trong giới sử học quốc tế về Việt Nam.
Cũng vì xuất thân như thế, giáo sư Nguyễn Thế Anh đã ngỏ lời chê nội dung của Dòng Sử Việt, một chuyên san Sử Học do tôi chủ trì trong các năm 2006-07. Trong một điện thư gửi cho tôi ngày Thứ Năm 19.7.2007 ông viết, nguyên văn: “Báo in đẹp, trình bầy trang nhã, là một đóng góp đáng kể cho việc phát triển ngành sử Việt.” Khen ngợi hình thức mà không đề cập đến nội dung có thể là một cách chê bai tế nhị, theo tôi nghĩ. Nhân đây, độc giả nào “tò mò” muốn biết nội dung bộ Dòng Sử Việt dở như thế nào, xin gửi US$50.00 và bưu cước cho toàn bộ 5 quyển Dòng Sử Việt của tôi.
Hồi đó, tôi không phát hành Dòng Sử Việt một cách bừa bãi. Tôi chỉ gửi cho nhà sách Tự Do ở Bắc California và nhà sách Văn Khoa tại Nam California. Cả hai nhà đều có những kỷ niệm riêng với tôi. Với Bắc Cali, tôi chỉ lấy 50% trên giá bìa, nhưng ông chủ nhà sách Tự Do nhất định trả tôi 70%. Với Nam Cali, một hôm tôi xuống chơi và đến khu Phước Lộc Thọ ở thành phố Westminster thì nhà sách Văn Khoa, vốn nhiều lần liên lạc lấy thêm sách và trả tiền sòng phắng, đã biến mất tự bao giờ, khiến tôi phải ngỡ ngàng!
Trở về với giáo sư Nguyễn Thế Anh, dù tình cảm cá nhân của ai và thế nào đi nữa, giá trị thật vẫn là giá trị thật. Tôi trình bầy công nghiệp của người mà tôi nhận định là sử gia của hậu bán thế kỷ XX, nhân nhìn lại toàn diện công cuộc nghiên cứu sử Việt tại Bắc Mỹ trong bốn thập niên qua. Vị sử gia của tiền bán thế kỷ là Trần Trọng Kim.
Tôi tự hỏi, giới nghiên cứu Sử người Việt ngày nay, tại hải ngoại cũng như trong nước, đã mấy ai biết đến tác phẩm Monde du Việt Nam. Vietnam World. Hommage à Nguyên Thê Anh là tác phẩm hơn 500 trang thế giới vinh danh một sử gia gốc Việt đương thời, và Parcours d’Un Historien du Viêt-Nam là hợp tuyển những chuyên luận hơn 1,000 trang của sử gia ấy, năm 2008?

TRẦN ANH TUẤN
Trích trong Sử Việt Tại Bắc Mỹ (1975-2015) sắp xuất bản

________________________

(1) Société des Études Indochinoises (SEI) mà danh xưng Việt ngữ là Hội Cổ Học Ấn Hoa hay Hội Nghiên Cứu Đông Dương là một hội bác học (savante) được thành lập năm 1883 tại Sài Gòn. Đại đa số hội viên là những viên chức cao cấp trong guồng máy cai trị Pháp tại Nam Kỳ, một số ít là viên chức ở Huế và Bắc Kỳ. Tạp chí của Hội, tức Bulletin de la Société des Études Indochinoises (BSEI) cũng bắt đầu năm 1883 được phát hành liên tục cho đến năm 1975. Chuyên san BSEI là cả một kho tài liệu về Việt Nam, nhất là về phần đất Nam Kỳ. Thư viện của Hội có hơn 6,200 tác phẩm hiếm quý cùng hơn 300 bộ chuyên san về Viễn Đông. Xin kể qua vài tác phẩm và chuyên san hiếm quý tôi từng nâng niu trên tay (nâng niu, gượng nhẹ, và rất cẩn thận vì giấy qua hàng thế kỷ hay lâu hơn nữa đã trở nên dòn rất dễ rách vụn dù trụ sở của Hội SEI đã có máy điều hòa không khí, nhất là những số đầu của BEFEO):Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm et Latinvm (tức Tự Điển Việt Bồ La, 1651) và Catechismes (1651) của Alexandre de Rhodes, Le Voyage à la Cochinchine (1807) của John Barrow do Malte-Brun dịch sang Pháp văn, A Voyage to Cochinchine (1824) của John White, Cours d’Administration Annamite (1864) của Luro, thư từ, bản thảo, sách in, cùng tài liệu của và về Trương Vĩnh Ký đựng trong hai kẹp giấy dầy khoảng ba tấc. Đó là sách, chuyên san thì tạm kể vài bộ: bộ Bulletin de la Société des Études Indochinoises (BSEI, 1883-1975), bộ Bulletin de l’École Francaise d’Extreme-Orient (BEFEO, 1901-1975), bộ Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH, 1914-1941)… Năm 1929, hội SEI hiến tặng tất cả cổ vật của Hội cho nhà cầm quyền để thành lập một viện bảo tàng. Đó chính là Viện Bảo Tàng Sài Gòn trong Thảo Cầm Viên, khánh thành ngày 1.11.1929 với tên gọi VBT Blanchard de la Brosse, tên vị thống đốc bấy giờ.
(2) Thư mục đầy đủ về Giáo sư Nguyễn Thế Anh sẽ được giới thiệu trong tác phẩm Sử Việt Tại Bắc Mỹ(1975-2015).

 

 

Lời Giới Thiệu
cuốn "Việt Nam Vận Hội" của Nguyễn Thế Anh

 

K. W. Taylor

 

Đóng góp của Giáo sư Nguyễn Thế Anh đối với nền học thuật đương đại về Việt Nam đã truyền cảm hứng và duy trì một dòng tư tưởng học thuật vừa hiện đại vừa mang tính dân tộc. Khả năng chấp nhận sự đa dạng văn hóa và một phép sử luận dân tộc đa trung tâm của ông đi tương phản với sự tái tuần hoàn chủ nghĩa độc tôn trong truyền thống được ngụy tạo dưới danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc cách mạng vốn được ưu tiên trong nền học thuật ở Việt Nam kể từ năm 1975. Ông đã tạo ra một di sản không chỉ bằng sự nghiệp xuất sắc ở cả hai đất nước và bằng những nội dung trong công trình của ông, mà còn bằng việc nuôi dưỡng sự khích lệ mà ông đã dành cho các sinh viên và đồng nghiệp, trong đó tập sách này là một minh chứng.

Nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Thế Anh bao trùm những chủ đề trong phạm vi rộng lớn và cho thấy một trí óc mới mẻ và sống động, không bị ràng buộc bởi bất cứ hình thức giáo điều nào. Ông đã tiên phong nghiên cứu về triều Nguyễn từ rất lâu trước khi nó trở thành trào lưu. Đây là triều đại lớn duy nhất của Việt Nam không đóng đô ở Hà Nội; một triều đại “miền Nam” vốn được cho là không thể liệt vào một phép sử luận mà Hà Nội là trung điểm, trừ phi với tư cách là một triều đại bất tín với dân tộc, và vì bị phân loại như vậy, nên nó bị xem là một triều đại không đáng nghiên cứu. Bằng vào việc nghiên cứu về triều đại này, Giáo sư Nguyễn Thế Anh không chỉ đơn thuần thể hiện sự phản kháng đối với việc lãng mạn hóa tính anh hùng bài ngoại của chủ nghĩa dân tộc cách mạng, và cũng không chỉ mở ra không gian trí thức cho những cách thức khác để khái hóa sử luận Việt, mà còn cung cấp một nội dung tích cực cho phương cách này, một Việt Nam tiếp cận tham gia với thế giới bên ngoài thay vì chỉ có phản ứng và cố thủ, một Việt Nam có sự tự tin ở khả năng trí tuệ để chấp nhận và vượt qua những bất trắc không thể tránh khỏi do sự thay đổi nhanh chóng và đàm phán cải cách thay vì chấp nhận sự cám dỗ của tư tưởng cách mạng, vốn lý luận rằng để có được trật tự thì cần phải có những xung đột mang tính bạo cuồng.  Điều này ngày càng quan trọng trong lúc ngành Việt Nam học tiến xa hơn vào kỷ nguyên hậu cách mạng và khi người Việt tìm kiếm ngày một cấp bách những tầm nhìn khác hầu thay thế cho một tầm nhìn cũ mòn về quá khứ dân tộc.

Đánh giá của riêng tôi về Giáo sư Nguyễn Thế Anh có thể được chuyển tải qua ba chủ đề mà tôi tin là điển hình trong cuộc đời và sự nghiệp của ông: ông cho thấy tinh hoa được tạo ra bởi những cuộc gặp xuyên biên giới, dù các cuộc tiếp xúc đó xảy ra ở trong lãnh thổ của một quốc gia hay ở tầm quốc tế; tránh những sự đơn giản không thể tránh khỏi của ý thức hệ cách mạng, ông cho thấy tính hiện đại dân tộc trong kinh nghiệm của những người mà một khi cơn bão cách mạng đã được thấm nhuần, họ vẫn phải sống với những thăng trầm của cải cách và thay đổi; cuối cùng, ông cho thấy làm thế nào, trong cộng đồng tha hương, một tầm nhìn sử luận tích cực về dân tộc Việt Nam được duy trì thông qua các nỗ lực cho phép Việt Nam có chỗ đứng trong thế giới đương đại với một quá khứ không luân hồi thành những khuôn mẫu của giáo điều mới.

Trong ba chủ đề này là một sự căng thẳng giữa hai hình thức căn bản khác biệt để hình dung lối vào thế giới hiện đại của Việt Nam; hai cách thức này được minh họa bởi hai con người đã trở thành biểu tượng của tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Trong khi Phan Bội Châu ủng hộ bạo lực cách mạng để chống lại thực dân Pháp, Phan Chu Trinh lại chủ trương mượn người Pháp để cải cách và đổi mới dân tộc mà không dùng bạo lực. Không ngạc nhiên khi những người chọn con đường bạo lực đã thắng thế; làm như vậy, họ đề xuất một sử luận nhằm biện minh cho bạo lực mà những tham vọng của họ sinh ra, và họ truyền bá một biếm họa dân tộc về những anh hùng không ngừng chống ngoại xâm. Thời gian đã cho thấy sự thông thái của Phan Chu Trinh sâu sắc hơn của Phan Bội Châu. Bạo lực không đi tắt vào tương lai; trái lại, nó gây ra đau đớn và sợ hãi cho con người, cũng như nhạo báng chính cái mục đính mà nó được cho là một phương tiện cứu cánh.

Sự thông thái của Phan Chu Trinh là chủ trương cởi mở giao thiệp với người nước ngoài, với niềm tin rằng những gì thực sự đáng gìn giữ, bản chất luân lý của con người, sẽ không thể bị hủy hoại nếu không có sự đồng mưu của chính họ. Ông hiểu rằng dân tộc không phải là một bản sắc cố định đòi hỏi sự tuân thủ mà là một công trình đang chuyển động và mời gọi sự tham gia. Ngược lại, sự nghiệp của Phan Bội Châu được thúc đẩy bởi một quyết tâm đơn giản là đánh đuổi ngoại nhân dưới danh nghĩa một bản sắc dân tộc mà một cách tự nhiên nó sẽ tái khẳng định mình một khi công cuộc này đã hoàn thành. Cộng sản Việt Nam đã đi theo con đường của Phan Bội Châu và bây giờ chúng ta có thể đánh giá những kết quả của cuộc thử nghiệm này trong lúc Việt Nam tiếp tục phục hồi sau hàng thập niên chiến tranh và hiện đang phải đấu tranh để bước vào thế giới hiện đại theo con đường của Phan Chu Trinh.

Phạm vi học thuật của Giáo sư Nguyễn Thế Anh thực sự đáng chú ý. Ông đã viết nhiều nghiên cứu chi tiết về các chủ đề cụ thể cũng như các nghiên cứu tầm vóc cần tổng hợp và phân tích thông tin từ những khoảng thời gian dài. Công trình của ông gồm các nghiên cứu lịch sử về địa chất học, nông nghiệp, và khí hậu học; hệ tư tưởng và tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Nho giáo, tín ngưỡng dân gian, và chủ nghĩa Marx; giao thương và thương mại; chiến tranh; quan hệ Trung-Việt; quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây; lịch sử Đông Á và Đông Nam Á; lịch sử Hoa Kỳ; sử Việt nói chung; các chủ đề trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, đặc biệt nhấn mạnh triều Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc; và các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam sau năm 1945. Số tác phẩm này bao gồm cả ba chủ đề nêu trên (những trải nghiệm biên giới, chủ nghĩa dân tộc phi cách mạng, và một góc nhìn toàn cầu về dân tộc) với một lòng tin cởi mở là người Việt có thể tập trung theo hướng tiếp xúc và thay đổi thay vì khía cạnh của danh tính và đối đầu.

Điển hình là, trong công trình của ông, biên giới chủ yếu là nơi gặp gỡ thay vì là ranh giới. Chủ đề này ở một mức độ nào đó có thể hiểu là phản ảnh một quan điểm “miền Nam” hơn là “miền Bắc” của người Việt về biên giới. Trong khi biên giới Bắc Việt đã được cố định ở một nơi trong nhiều thế kỷ thì biên giới miền Nam được mở rộng đáng kể và mở ra sự tiếp xúc với nhiều nhóm dân và chính thể. Sự nghi ngờ đối với “ngoại nhân” và thái độ phòng vệ đối với biên giới thường được xem là một “quan điểm truyền thống của người Việt,” nhưng nếu vậy thì nó đã bỏ qua trải nghiệm của miền Nam, nơi đã thử thách thành công một cảm quan về việc “là người Việt trong sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, và kinh tế.”

Tương tự là một dòng tư duy về cách đất nước bước vào cái mà chúng ta gọi là thế giới hiện đại. Trong khi quan điểm của giới thống trị nhấn mạnh tư tưởng Bắc quan về sự nối tiếp của dân tộc từ cách đây hàng ngàn năm làm nền tảng cho đất nước hiện đại, Giáo sư Nguyễn Thế Anh hiểu được những ý nghĩa của một thực tế đơn giản: đất nước Việt Nam hiện đại là một món quà của miền Nam. Nó phát sinh từ miền Nam, từ Sài Gòn, cuối thế kỷ XVIII, với những người sáng lập triều Nguyễn, triều đại lần đầu tiên lập nên nước Việt Nam chúng ta thấy trên bản đồ ngày nay. Nước Việt Nam này được hợp nhất bởi những đội quân Bắc chinh, không phải Nam tiến, từ cái gọi là “biên cương,” thường bị coi là nơi ô hợp, không phải từ “vùng đất trung tâm cổ xưa” được ca tụng bởi những người nhiệt tình cách mạng.

Hơn nữa, khi những quan điểm miền Nam không được phép thể hiện ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã tiên phong cho nền học thuật quốc tế vốn tiếp tục được tự do khám phá sự rắc rối tường tận của văn hóa và trải nghiệm lịch sử của Việt Nam, vượt ra ngoài những sự đơn giản của các cuộc cách mạng. Đây là một món quà lớn cho Việt Nam ngày nay khi kỷ nguyên hậu cách mạng tạo cơ hội cho một môi trường ý kiến đa dạng hơn.

Cuối cùng, tôi muốn đề cập đến khía cạnh thứ tư trong di sản của giáo sư Nguyễn Thế Anh, theo một trật tự khác, đó là danh tiếng của ông là một sử gia xuất sắc, người đã nghiêm túc nghiên cứu các văn bản và tài liệu lưu trữ. Ông là thầy của nhiều sinh viên đã học được cách trở thành học giả từ tấm gương của ông, và điều này sẽ tiếp tục có tác động tích cực đến ngành Việt Nam học trong tương lai. Tuy đưa ra những hàm thuyết, công trình của ông lại phát triển từ kỷ luật nghiên cứu khoa học hơn là từ những định kiến về ý thức hệ trước đây.

Với nhiều học giả thuộc thế hệ Giáo sư Nguyễn Thế Anh, sống qua những biến động to lớn do sự suy tàn của chủ nghĩa thực dân, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cách mạng, và các cuộc nội chiến giành quyền kiểm soát quốc gia dân tộc, học thuật là một hình thức chính trị, một phương tiện để khẳng định một đánh giá đạo đức đối với những kẻ thù chính trị của một người, một hình thức phẫn nộ gián tiếp, không chỉ nhằm vào những gì được hiểu như một quyền lực ngoại kiều thống trị hay một quyền lực quốc gia đối đầu, mà còn nhằm vào bản thân đất nước của một người do đất nước ấy không có khả năng duy trì sự tinh khiết không bị ô nhiễm của những nguồn gốc tiền thuộc địa của mình. Công trình của Giáo sư Nguyễn Thế Anh không quy phục trước sự thu hẹp đơn giản hóa từ học thuật thành ý thức hệ này. Ngược lại, nó là nguồn cảm hứng không ngừng cho nền học thuật nhằm hồi đáp sự tò mò không giới hạn của con người về quá khứ và sự tôn trọng các chuẩn mực phương pháp luận khoa học. Đây là một thành tựu không nhỏ trong bối cảnh của ngành Việt Nam học hiện đại.

2017


 

Sử gia Nguyễn Thế Anh (1936-nay):

Về một số thời điểm trong tiểu sử và ấn phẩm Việt Nam vận hội

(Hà Nội: Nhà sách Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2021)

Việt Anh (Hà Nội, Việt Nam)

 Trong học giới quốc tế, Nguyễn Thế Anh được đánh giá là sử gia lớn về Việt học. Với giới sử học trong Việt Nam sau năm 1975, danh tính Giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh không mới lạ, nhưng hầu như xa cách, xa cách về nhiều vấn đề, khó diễn đạt đủ.

Ông là một người Việt gốc Bắc, năm 1936 được chào đời ở Lào; phiêu dạt ở Thái Lan; tuổi thơ từng trải nếm trải thế nào là Việt Minh, thuộc địa. Từng học thêu-may, từng muốn theo sở thích hóa học hơn là sử học. Học trường Pháp ở Lào và Sài Gòn. Học Latin và Pháp ngữ trong trường, học Anh ngữ trong đời.

Năm 1956 lãnh học bổng qua Pháp tu nghiệp.

Năm 1964 được bổ nhiệm vị trí giáo sư lịch sử ở Viện Đại học Huế, đương thời không ngớt hoạt động của sinh viên phản kháng chính quyền Sài Gòn.

Năm 1966 lãnh vị trí Viện trưởng Viện Đại học Huế. 30 tuổi tây, ngồi vào ghế chủ trì giáo dục và học thuật nơi cố đô sóng gió.

Tết Mậu Thân 1968, tận tai nghe tiếng loa kêu ông Viện trưởng, tức bản thân, ra trình diện; đích thân đi nhận diện xác người...

Sau biến cố, Giáo sư Nguyễn Thế Anh dốc sức yên định lại Viện Đại học trong trọng trách của mình; tháng Ba 1969 mới từ nhiệm, vào Sài Gòn phát triển Ban Sử của Đại học Văn khoa.

Tháng Tư 1975, chỉ với bộ quần áo trên người, ông đưa gia đình thêm lần xuất ngoại. Tủ sách cá nhân gom góp trong hai thập niên hoạt động học thuật tan tác.

Phận tha hương. Ở Mỹ vài tháng, ông quyết chọn Pháp định cư.

Gây dựng lại sự nghiệp từ đầu, ông trăn trở việc an phận nhỏ nhoi nơi tỉnh lẻ hay dấn thân kinh kỳ hoa lệ đầy cạnh tranh. Từ Pháp, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã gây dựng lại vị thế học thuật của mình và góp phần lớn thu hút quốc tế khảo cứu sử Việt. 

Giáo sư Hán học Nghiêm Toản (1907-1975) đặt hiệu cho ông là Tử Hoa Nhân Kiệt. Ông chỉ dám nhận hiệu Tử Hoa.

Giáo sư Hán học Jacques Gernet (1921-2018) nhìn tên Thế Anh bằng chữ Hán, cười vui mà diễn nghĩa "la gloire du monde".

Về ấn phẩm, từ sau 1975, trong Việt Nam, mới chỉ tái bản nhiều lần bốn tác phẩm Việt văn là những bài giảng nền tảng lịch sử của ông vốn được ấn hành ở Sài Gòn. Người đi đầu trong việc truyền bá các nghiên cứu chuyên sâu hơn của sử gia, phải kể tới học giả Nguyễn Hữu Châu Phan với chuyên san nhiều kỳ Nghiên cứu Huế của ông.


Sử gia Nguyễn Thế Anh với Việt học quốc tế

Trong hệ thống hành chính giáo dục Pháp quốc, sử gia Nguyễn Thế Anh được vinh danh là Giáo sư ưu tú (Directeur d’études émérite) của Trường Cao học thực hành (EPHE), một cơ sở nghiên cứu uy tín của Pháp về khoa học cuộc sống-trái đất, khoa học lịch sử-ngữ văn và khoa học về các tôn giáo. Trong đội ngũ chuyên gia Việt sử và lịch sử Á Đông, ông được tin tưởng là sử gia hàng đầu. Có thể xác thực điều này ở nhiều nhà sử học đương thời như Philippe Papin (Pháp), Keith Weller Taylor, Olga Dror (Mỹ)…

Giáo sư Nguyễn Thế Anh tại Văn khố hải ngoại (ANOM), Aix-en-Provence, Pháp. Đây là một trong những trung tâm lưu trữ mà ông đã miệt mài tham khảo để thực hiện rốt ráo các nghiên cứu sử học của mình.

Sinh năm 1936 trên xứ sở Vạn Tượng, ông thân sinh quê gốc Hưng Yên và bà thân sinh quê gốc Nam Định, trong suốt thời thơ ấu, Giáo sư Nguyễn Thế Anh đã chỉ có vài tháng dừng chân ở Việt Nam, cụ thể là ở Hà Nội khoảng năm 1941-1942, trong khi theo cha mẹ bôn ba nhiều hơn khắp đất Lào, đất Thái. Biến động xã hội toàn khu vực Á Đông khiến việc học bị gián đoạn một thời gian dài; sau khi từ Thái Lan trở lại Lào, Nguyễn Thế Anh vào trường Pháp học Pháp văn, Latin thay vì tiếng mẹ đẻ. Anh ngữ cũng được đồng hành sử dụng trong học thuật và đời riêng. Thế mà, sau 8 thập kỷ chừng như thiên di định số, tiếng Việt xứ Bắc vẫn nguyên vẹn trong giọng nói của ông.

Năm 20 tuổi giành tài trợ tới du học Pháp, ông từng muốn theo ngành hóa học là một mối say mê buổi đầu đời. Giáo sư Nguyễn Dương Đôn (1911-1999), Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo Dục của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đương thời, người bằng hữu với ông thân sinh của Nguyễn Thế Anh, đã có lời khuyên sâu sắc rằng, đương thời quá thiếu các giáo sư lịch sử. Thật may, ông cũng có hứng thú với sử, và không riêng sử Việt, bởi Việt sử trong suốt hành trình của đời ông đã không bị tách rời khỏi khu vực, khỏi thế giới. Sử Việt với cách nghiên cứu của ông đã trở thành một điểm nhấn đáng giá trên bản đồ nghiên cứu lịch sử thế giới, được học giới Tây-Đông trân trọng công nhận.

Ấn phẩm sử học: Thành tựu toàn cầu của Việt sử

Năm 1967, Bibliographie critique sur les relations entre le VietNam et l’Occident [Thư mục phê bình về các mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây][1], đã được Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại Pháp quốc và học giới chào đón. Đây là quả ngọt của quá trình Nguyễn Thế Anh theo học nghiên cứu với sử gia kinh tế Frédéric Mauro (1921-2001). Nguyễn Thế Anh đã trải nhiều quốc gia và miệt mài trong nhiều thư khố Âu châu để biên soạn nên thư mục các tài liệu bằng văn tự latin phản ánh lịch sử quảng giao của Việt Nam. Hiện tại, có nơi muốn tái bản có bổ sung đối với thư mục đắc dụng cho nghiên cứu này, song còn bỏ ngỏ đáp án: ai là người đủ năng lực kế thừa để cập nhật thành quả của người tiền bối!

Công trình nghiên cứu Monarchie et fait colonial au Viêt-Nam (1875-1925): Le crépuscule d’un ordre traditionnel [Chế độ quân chủ và sự kiện thuộc địa ở Việt Nam (1875-1925): Buổi hoàng hôn của một trật tự truyền thống][2] là ấn phẩm tinh túy từ luận án tiến sĩ cấp nhà nước của Nguyễn Thế Anh được thực hiện tại Pháp. Sử gia người Canada về Trung Quốc và Đông Nam Á là Alexander Woodside đánh giá đây là nghiên cứu xuất sắc về triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào giai đoạn trị vì của vua Tự Đức tới vua Khải Định, bắt đầu từ khi Việt Nam chính thức phụ thuộc cả chính trị vào người Pháp cho tới khi đến cả ngân sách chi tiêu hằng năm của Nam triều cũng phải thuộc quyền quyết định của nhà nước thuộc địa. Nghiên cứu này là sự nhất mực tiếp nối thái độ khách quan nhất có thể của nhà sử học đã được thể hiện từ hai thập kỷ trước, trong các công trình Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn[3], Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ[4], Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908 qua các châu bản triều Duy Tân[5]. Thảng hoặc, có tiếng nói cho rằng Nguyễn Thế Anh quá lạnh lùng trong thể hiện sử kiện, song có lẽ chính nhận xét này vô tình thể hiện mong muốn phi chuyên nghiệp khi đòi hỏi dù chỉ nhỏ nhoi cảm xúc yêu ghét sân hận… của ngòi bút viết sử. Điều này là không thể, nhất là không thể trong tác phẩm của sử gia Nguyễn Thế Anh. Song, nếu đối thoại trực tiếp, người nghe sẽ thấy xúc động trước tấm lòng cảm thông, thấu hiểu của người hậu sinh đối với tình thế khó khăn không tiền khoáng hậu của những vị Hoàng đế năm xưa. Chỉ biết rằng, ba ấn phẩm được viết bằng Việt văn này tại Sài Gòn vẫn thường được độc giả nhiều lứa tuổi tìm đọc để nhận thức lịch sử và nương tựa để tiếp tục khảo cứu lịch sử.

Năm 2008, để vinh danh sử gia Nguyễn Thế Anh, đồng nghiệp và môn sinh của ông trên toàn cầu hợp sức góp bài nghiên cứu về Việt Nam từ nhiều góc cạnh, thành ấn phẩm Monde du Viêt Nam: Hommage à Nguyên Thế Anh[6]. Tác giả của các bài viết ấy, có người là học trò, có người ở cùng lứa, và có cả người tiền bối của Nguyễn Thế Anh – Giáo sư Léon Vandermeersch (1928-nay). Học giới bằng cách ấy để nhấn mạnh sự mở đường và tầm vóc đáng kể của những vấn đề sử học mà ông đã khởi xướng và phát triển. Cùng năm, Parcours d’un historien du Viêt Nam: Recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh [7] bao gồm 99 bài viết của Nguyễn Thế Anh, được chia thành 9 chủ đề lớn, bao quát nhiều vấn đề của Việt sử và lịch sử Đông Á được biên soạn bởi người học trò và cũng là người kế nhiệm ông ở EPHE – Giáo sư Philippe Papin. Trong hơn một ngàn trang sách tập đại thành này, thảng hoặc tìm được một vài bài viết bằng Việt văn giữa phần lớn các bài viết bằng Pháp ngữ và Anh ngữ được ông viết mới hoặc sưu tầm bài viết cũ từ những nguồn tư liệu hiếm ở Sài Gòn trước năm 1975. Tập san Nghiên cứu Huế do nhà trí thức ở Huế là Nguyễn Hữu Châu Phan thực hiện nhiều năm trước đã được dịch và công bố một số nghiên cứu hiện diện trong Recueil này. “Village versus State: The Evolution of State-Local Relations in Vietnam until 1945” [Làng đối diện Nhà nước: Tiến trình quan hệ Làng-Nước ở Việt Nam trước năm 1945] với giá trị là một nghiên cứu hệ thống về cách thức tồn tại cùng nhau của làng xã và quốc gia trong chiều dài lịch sử Việt Nam, «Japanese Food Policies and the 1945 Great Famine in Indochina» [Chính sách lương thực của Nhật Bản và nạn đói lớn năm 1945 tại Việt Nam] về nạn đói năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam trong tương quan với hiệu ứng của sự kiện 19 tháng Tám… là đơn cử một vài nghiên cứu đáng giá của Nguyễn Thế Anh trong đó.

Đã có sự nuối tiếc bởi rất nhiều nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh viết bằng ngôn ngữ nước ngoài chưa được học giới ở Việt Nam biết tới để tận dụng. Thực tế, chỉ đơn giản là tác phẩm vẫn đương chờ những dịch giả đủ tri thức Pháp văn, Anh văn và kiến thức sử học để thành tựu của Việt học, đã được công nhận nơi trời Âu-Mỹ, có thể đến được với người Việt mình.

Viện trưởng các Viện Đại học miền Nam Việt Nam gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson năm 1967. Trong hình, hàng ngồi, từ trái qua phải: Ông Bùi Xuân Bào, GS Ban Pháp Văn (ĐH Văn Khoa Sài Gòn), Linh mục Nguyễn Văn Lập, Viện trưởng Viện ĐH Đà Lạt, Bác sĩ Trần Quang Đệ, Viện trưởng Viện ĐH Sài Gòn, Ông Lyndon Johnson, Tổng Thống Hoa kỳ, Thượng tọa Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện ĐH Vạn Hạnh, Ông Bùi Diễm, Đại sứ VNCH tại Washington. GS Nguyễn Thế Anh, Viện trưởng Viện ĐH Huế là người trẻ nhất, đeo kính, đứng ngay sau Tổng thống Hoa Kỳ.

Đại học phi chính trị: Phẩm cách nhà sử học

Là nhà giáo đồng thời là nhà khảo cứu sử Việt, Nguyễn Thế Anh từng trải những giai đoạn thăng trầm khốc liệt trong môi trường đại học ở Huế và Sài Gòn. Năm 1964, ông được bổ nhiệm Giáo sư sử học của Viện Đại học Huế. Việt sử và lịch sử Ấn Độ là chuyên môn của ông giai đoạn này. Năm 1966, ông trở thành Viện trưởng của cơ sở sư phạm này. Có lẽ, tuổi 30 của vị tân Viện trưởng đã gây không ít xao động trong học giới đất cố đô. Kiên định trước sức ép của quyền lực và dư luận, ông đã chèo chống ngôi trường và bảo toàn được quan điểm «tự trị đại học » nhất quán trong giảng đường của mình. Hơn thế, nhà sử học đích thân trải nghiệm sự kiện lịch sử đã khiến ông trở thành nhân chứng đáng tin cậy hơn cả về nhiều nghi án năm xưa. Năm 1969, ông trút bỏ gánh nặng ở Huế, vào Sài Gòn gây dựng nên thành tựu của Ban Sử thuộc Đại học Văn khoa Sài Gòn[8]. Tháng 4 năm 1975, Nguyễn Thế Anh lại xa Việt Nam, tạo lập lại sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở Pháp, cho đến khi ông chính thức trở thành Giám đốc nghiên cứu ở Trường Cao học thực hành (EPHE), Giáo sư giảng dạy ở Đại học Paris-Sorbonne, và từng là Giáo sư mời tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Đại học Quốc gia Singapore…

Từ sau năm 1975, ông có đôi lần về Việt Nam theo lời mời với nội dung trao đổi khoa học. Năm 2007, trong Hội thảo quốc tế về Nho giáo do Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) hợp tác cùng Viện Harvard-Yenching (Hoa Kỳ) tổ chức tại Hà Nội, bài viết của Giáo sư Nguyễn Thế Anh về những cố gắng cập nhật chính trị của vua Tự Đức hồi cuối thế kỷ XIX là một minh chứng cho thái độ khách quan của sử gia và tấm lòng tri ân của hậu thế với tiền nhân một thuở.

Năm 2013-2014, tại Paris diễn ra triển lãm quy mô lớn mang tên “Indochine: Des territoires et Des Hommes, 1856-1956” [Đông Dương: Đất và Người, 1856-1956]. Giáo sư Nguyễn Thế Anh được học giới Pháp quốc tín nhiệm là người đứng đầu hội đồng khoa học của sự kiện 100 năm Pháp-Việt này.

Đều đặn hằng tuần kể từ khi ông chính thức hồi hưu năm 2005, một nhóm độc giả thuộc nhiều quốc tịch, ở nhiều quốc gia, từ nhiều nghề nghiệp, mang nhiều số phận, nhận được từ ông, theo đường thư điện tử, những tư liệu Việt văn, Pháp văn, Anh văn về các vấn đề ở châu Á và nhất là Việt Nam. Đó là những bài viết khảo cứu, hoặc sáng tác, hoặc giải trí của nhiều thành phần tác giả mà ông cặm cụi góp nhặt hằng ngày, theo tiêu chí của nhà sử học, trước hết để đáp ứng nhu cầu cập nhật tin tức của bản thân, sau là chia sẻ với cộng đồng. Thế giới thông tin mênh mang dàn trải, nhãn quan của người làm sử thì nhạy bén và sâu lắng.

Bằng thiên bẩm nhạy cảm và sâu sắc, một người Việt sống xa đất Việt hai phần ba đời người đã trở thành sử gia hàng đầu về sử Việt trên tầm quốc tế.

“Với lòng biết ơn đối với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Thế Anh, những khảo luận trong tập sách này là để dành tặng ông và vinh danh ông, với hy vọng rằng, chúng tôi, dù còn thiếu sót, song vẫn là những người được chứng kiến sự hiện diện của một học giả lớn trong thế hệ chúng tôi.” Keith Weller Taylor. Lời giới thiệu của sách Monde du Viêt Nam: Hommage à Nguyên Thê Anh. 2008. Paris: Les Indes Savantes. Tr.11.

———————————-

[1] Paris : G.P Maisonneuve et Larose, 1967. 310 tr.

[2] [Paris; L’Harmattan, 1992].

[3] Sài Gòn : Trình Bày, 1968 ; Lửa Thiêng : 1970. Hà Nội : Văn học, 2008.

[4] Sài Gòn : Lửa Thiêng, 1970 ; Sài Gòn : Trung tâm học liệu : 1974. Hà Nội : Văn học, 2008.

[5] Sài Gòn : Bộ Văn hóa giáo dục và Thanh Niên, 1973. Hà Nội : Văn học, 2008.

[6]Paris : Les Indes Savante

[7]Paris : Les Indes Savantes, 2008.

[8] Để được chứng thực khí tiết của nhà giáo lịch sử Nguyễn Thế Anh, xin tham khảo bài viết của Giáo sư sử học Trần Anh Tuấn:

http://daihocsuphamsaigon.org/index.php/bienkhao/193-trananhtuan/3040-nguyentheanhvadhvk (Đăng ngày 12 tháng 04 năm 2016).