"Tôi chắc mình không phải là người duy nhất trong khán phòng thấy ngạc nhiên khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN kêu gọi tự do thương mại chính tại thành trì chủ nghĩa tư bản thị trường. Đó là một Việt Nam hoàn toàn mới mẻ".

{keywords}
Năm 2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm lịch sử tới Washington. Ảnh: AP
Richard Fontaine, Chủ tịch Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS), cựu cố vấn ngoại giao của thượng nghị sĩ John McCain, có bài viết đăng trên CNN với tiêu đề: Việt Nam: Từ cựu thù tới đối tác.

Tới VN với thượng nghị sĩ John McCain vài năm trước đây, tôi đã hiểu rõ mối quan hệ giữa hai nước cựu thù phát triển thế nào trong hiện tại.

Tham quan nhà tù Hỏa Lò, nơi giam giữ các tù binh Mỹ trong chiến tranh - gợi nhớ đến một cuộc chiến kéo dài, nhiều cay đắng. 

Bức tượng nhỏ của McCain bên hồ Trúc Bạch đánh dấu ngày chiếc A-4E Skyhawk mà ông lái bị bắn rơi vào năm 1967; chuyến thăm Hải Phòng đậm ký ức về trận xung đột vũ trang nơi đây...

Tuy nhiên, người dân và cả chính phủ VN đang nhìn về tương lai, chứ không phải quá khứ.

Giờ đây, khi Barack Obama chuẩn bị là vị tổng thống đầu tiên thăm VN trong một thập niên, ông sẽ tận mắt chứng kiến một đất nước đang thay đổi nhanh chóng và ngày hướng đến mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

Đây là cơ hội mà Wahsington không nên bỏ lỡ.

Một VN mới mẻ

Sự thay đổi của VN thể hiện qua một số sự kiện nổi bật. Một năm trước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Washington. Tôi đã được nghe bài phát biểu của Tổng bí thư tại Phòng Thương mại Mỹ sau cuộc gặp của ông với Tổng thống tại Nhà Trắng.

Tôi chắc mình không phải là người duy nhất trong khán phòng thấy ngạc nhiên khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN kêu gọi tự do thương mại chính tại thành trì chủ nghĩa tư bản thị trường. Đó là một Việt Nam hoàn toàn mới mẻ. 

Là một thành viên của TPP - hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, VN đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 7% với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng nhanh. Đây là nước có dân số trẻ và ngày càng gia tăng kết nối với thế giới.

Chuyến thăm VN của Tổng thống Obama lần này mang rất nhiều ý nghĩa và là một bước đi quan trọng trên con đường từ chiến tranh, tới bình thường hóa và quan hệ đối tác.

Tuy nhiên, những gì diễn ra sau khi Tổng thống rời VN còn quan trọng hơn.

Có kỳ vọng Washington bỏ lệnh cấm vận vũ khí với VN sau quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí liên quan tới an ninh hàng hải năm 2014.

Washington nên giúp VN gia tăng các khả năng phòng thủ bằng cách đảm bảo rằng, VN được hỗ trợ theo Sáng kiến An ninh Hàng hải với gói 425 triệu USD cũng như các chương trình tài chính khác.

Việc có hệ thống radar, máy bay giám sát không người lái và các hệ thống khác sẽ giúp VN tăng cường nhận thức hàng hải và khả năng phòng thủ ở các khu vực duyên hải.

Việc TQ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014 và nhiều sự kiện khác cho thấy sự cần thiết phải hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực an ninh biển.

Trước những động thái của TQ trên Biển Đông, Mỹ có một lợi ích trong việc giúp các đối tác như VN để ngăn chặn những hành động khiêu khích mới.

VN đang đóng vai trò ngày một lớn hơn trong mạng lưới an ninh ở châu Á.

Quan hệ nồng ấm

Ngoài củng cố quan hệ an ninh, còn nhiều vấn đề khác cần giải quyết trong chương trình nghị sự song phương sau khi Tổng thống Obama rời Việt Nam. Quốc hội Mỹ hoặc phải thông qua TPP hoặc đối mặt với trở ngại lớn trong duy trì vị trí chiến lược của Mỹ ở châu Á.

Mỹ cũng cần chứng minh - bằng lời nói và việc làm - rằng sự hiện diện và cam kết của họ với châu Á là bền vững.

Mối quan hệ ngày một nồng ấm giữa Mỹ và VN đang phát huy vai trò. Việc củng cố quá trình từ cựu thù đến đối tác với VN nói lên nhiều điều về những mối ưu tiên của Mỹ.

Chuyến công du lần này của Tổng thống Mỹ Barack Obama là cơ hội để bắt đầu viết nên một chương mới.

Thái An lược dịch (theo CNN)