Từ lâu, chúng ta biết rằng đường ngọt sucrose không tốt cho sức khỏe vì lạm dụng sẽ đưa đến các bệnh về biến dưỡng, nhất là chứng Tiểu Đường loại 2. Đường ngọt sucrose làm từ mía hay củ cải đường gồm 50% fructose và 50% glucose. Fructose từ trái cây chín muồi là loại đường ngọt nhất nhưng cơ thể con người chỉ có thể tiêu thụ 25 grams mỗi ngày, số fructose quá trớn sẻ bị gan biến thành mở. Glucose ít ngọt hơn, là loại đường cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bình thường thì glucose không độc hại cho đến khi cơ thể bị rối loạn biến dưỡng đến trở thành kháng insulin khiến glucose cũng tạo mỡ và viêm mô. Bộ canh nông Mỹ khuyên người dân không nên dùng quá 50 grams đường ngọt sucrose mỗi ngày căn cứ trên sự độc hại của fructose khi vượt quá giới hạn 25 grams (50% của 50 grams sucrose). Xi rô bắp cao fructose không có trong thiên nhiên nhưng được dùng nhiều trong kỹ nghệ biến chế thực phẩm và nước ngọt trong hơn 40 năm qua đã gây nhiều vấn đề bệnh tật cho người tiêu thụ:
Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già. Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023
Mật Ong Tươi Nguyên Chất Tốt Cho Sức Khỏe Là Một Bí Ẩn Y Học Chưa Thể Giải Thích
Nhiều bệnh nhân mập phì, Tiểu Đường và cả người Mỹ bình thường cũng tránh ăn đường ngọt và dùng các chất ngọt nhân tạo khác được FDA chấp thuận để thay thế và gần đây nhất họ dùng Stevia là một chất không đường có vị ngọt từ loại cây đặc biệt để thay thế đường sucrose. Than ôi, các vị ngọt đó lại khiến cho cơ thể mất cảm giác no nên lại ăn nhiều calorie hơn và không giúp gì được cho việc giảm mập phì và nhất là không giúp gì cho bệnh biến dưỡng mà có thể làm nặng thêm như trong trường hợp chất ngọt nhân tạo gây xáo trộn môi trường vi sinh của ruột già.
Vấn đề tưởng như là nan giải cho đến gần đây khi nhiều khảo cứu cho thấy Mật Ong Tươi, nguyên chất không chế biến, thanh lọc là chất ngọt tốt nhất cho người tiêu thụ. Các nhà nghiên cứu ở Đại Học Toronto đã tổng hợp dò xét các kết quả khảo cứu về Mật Ong Tươi (Raw Honey) nguyên chất không thanh lọc pha chế hay sát trùng và kết luận rằng dùng mật ong tươi làm chất ngọt gây tác dụng tốt cho cơ thể làm giảm nguy cơ các bệnh biến dưỡng và tim mạch:
Đây là một bí ẩn cho Y học hiện đại vì mật ong có hơn 80% là đường ngọt với lượng đường fructose cao hơn glucose, tương tự như lượng đường trong xi rô bắp cao fructose mà chúng ta đều biết là có hại trong sức khỏe. Điều đáng chú ý là chỉ có Mật Ong Tươi, nguyên chất là tốt cho sức khỏe, loại này được thu hoạch từ tổ ong không thanh lọc hay pha chế nên có màu đục như trong hình này:
Màu đục do các phấn hoa (bee pollen), một chút sáp ong lẫn vào, các loại đường hiếm và protein thực vật mà chúng ta vẫn chưa biết. Loại mật ong tươi như trong hình có thể mua tại các nhà nuôi ong làm mật tại chổ hay trong các tiệm bán thực phẩm thiên nhiên có uy tín. Các loại mật ong thanh lọc pha chế và sát trùng đến trong veo sẽ không có các tác dụng lợi ích kể trên.
Tóm lại, thay vì dùng đường ngọt hay các chất ngọt không đường đều không hoàn toàn tốt cho cơ thể, chúng ta nên bắt đầu thay thế với mật ong tươi mà các khảo cứu cho thấy tốt cho sức khỏe. Theo khảo cứu từ Toronto thì liều lượng không quá 40 grams hay là hai muỗng canh mỗi ngày (do đó lượng fructose sẻ là dưới 25 grams mỗi ngày) không nên cao hơn. Bệnh nhân Tiểu Đường có thể dùng mật ong tươi nếu lượng glucose trong máu không tăng.
Mật ong tươi không được sát trùng nên có thể gây bệnh Botulism trên trẻ em dưới một tuổi. Do đó chúng ta nên đợi khi bé lớn hơn 18 tháng mới dùng được. Ngoài ra, không nên lầm mật ong tươi nguyên chất (đục) với mật ong thương mại biến chế (trong) vì loại biến chế không có lợi gì cho sức khỏe mà có thể làm hại nửa.
Phạm Hiếu Liêm, MD