Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Hình ảnh Đà Lạt Xưa

Quang cảnh lý thú của Đà Lạt năm 1968 chụp từ trên cao, nhìn từ phía trường Lycee Yersin. Hồ Xuân Hương với làn nước trong xanh. Đồi Cù nằm ở bên phải. Khách sạn Palace là căn nhà màu trắng nằm ở bên trái của trung tâm bức ảnh, ngay bên cạnh tháp của Nhà Thờ "Con Gà". Mảnh sân cỏ màu xanh ở phía xa bên trái là sân banh Đà Lạt với khán đài nho nhỏ.

Trường Lycée Yersin (sau này là Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt) được đặt tên theo bác sĩ Alexandre Yersin, người có công không nhỏ với sự hình thành của thành phố Đà Lạt


Hồ Xuân Hương góc cầu Ông Đạo


Không khí êm đềm bên bờ hồ


Khách sạn Mộng Đẹp


Thác Pongour


Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt


Hội Trường Hòa Bình nhìn từ đường Duy Tân


Chợ Đà Lạt 



Cảnh đánh bắt cá trong sương sớm trên hồ Xuân Hương Dalat trước năm 1975

Một buổi sáng sương mù







Núi Voi




Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Người Pháp lưu giữ ảnh độc về 'Hùm thiêng Yên Thế'

Chân dung cha con Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân Yên Thế tập luyện... là những hình ảnh độc đáo, quý hiếm nằm trong bộ sưu tập bưu ảnh Đông Dương của một doanh nhân người Pháp.
Ông  Guy Lacombe là một doanh nhân người Pháp đã sống và làm việc ở Việt Nam hơn 14 năm. Ông say mê Văn hoá Việt Nam nên  sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, Guy Lacombe miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng internet và hiện có khoảng 3000 bức bưu ảnh từ năm 1896 đến 1945 .Phóng to
Doanh nhân người Pháp, Guy Lacombe đã sống và làm việc ở TP.HCM hơn 14 năm. Ông say mê văn hoá Việt Nam và sưu tầm được nhiều cổ vật giá trị. Trong ba năm, ông miệt mài sưu tầm bưu ảnh Đông Dương bằng cách mua bán và trao đổi trên mạng và đã có khoảng 3.000 bức từ năm 1896 đến 1945 .
Ông Guy có nhiều bộ bưu ảnh độc đáo và quý hiếm được phân loại theo từng chủ đề khác nhau. Một trong số đó là bộ bưu ảnh về Nghĩa quân Yên Thế của Đề Thám và bộ bưu ảnh chính quyền Thực dân- phong kiến xử tử những người yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám thất bại.Phóng to
Bưu ảnh của Lacombe độc đáo và quý hiếm, phân loại theo từng chủ đề khác nhau. Một trong số đó là bộ bưu ảnh về 'Nghĩa quân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám' cùng bộ bưu ảnh chính quyền thực dân - phong kiến xử tử những người yêu nước sau khi cuộc khởi nghĩa của Đề Thám thất bại.
Bức bưu ảnh thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám cùng các cháu tại Yên Thế.Phóng to
Bức bưu ảnh thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Hoa Thám cùng các cháu tại Yên Thế. Ông sinh năm 1846, mất 1913. Cuộc đời người anh hùng rừng núi gắn với các cuộc khởi nghĩa, trong đó ngót 30 năm ông lãnh đạo Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) - cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên.
Nghĩa quân Yên Thế.Phóng to
Nhóm nghĩa quân người Mán dưới quyền thủ lĩnh Phạm Quế Thắng ở Vũ Nhai.
Nghĩa quân Yên Thế.Phóng to
Nghĩa quân Yên Thế trong cuộc Khởi nghĩa Yên Thế.
Một bức ảnh hiếm về 2 người con của Hoàng Hoa Thám, Cả Rinh và Cả Huỳnh.Phóng to
Bức ảnh hiếm về hai người con nuôi của Hoàng Hoa Thám, Cả Rinh và Cả Huỳnh.
Đội trưởng Nghĩa quân và những người lính luyện tập bắn súng.Phóng to
Đội trưởng nghĩa quân và những người lính luyện tập bắn súng. Trong gần 30 năm lãnh đạo, Đề Thám đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10/1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12/1890) và Đồng Hom (tháng 2/1892), trực tiếp đương đầu với các tướng lĩnh danh tiếng của quân đội Pháp.
Người Pháp lưu giữ ảnh độc về 'Hùm thiêng Yên Thế'Phóng to
Ảnh người đứng đầu nghĩa quân người Mường ở Yên Bái.
Bưu ảnh hiếm chân dung Hoàng Hoa Thám.Phóng to
Hoàng Hoa Thám, người được mệnh danh là "Hùm thiêng Yên Thế", nỗi khiếp đảm cho chính quyền thực dân, phong kiến. Đề Thám người tầm thước, vai rộng, ngực nở, tóc thường cắt ngắn hoặc cạo trọc, mắt một mí, dáng đi chậm, nói năng từ tốn, nhỏ nhẹ. Ông được mô tả là người có năng lực chiến đấu ít ai sánh kịp. Trong nhiều năm, quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế và sử dụng nhiều thủ đoạn, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tuy nhiên, với tài lãnh đạo, Đề Thám nhiều lần buộc quân Pháp phải nhượng bộ. Ông gây dựng được lực lượng lớn mạnh trong giai đoạn hòa hoãn hơn 10 năm. Một trong những sự kiện chấn động là vụ "Hà thành đầu độc" ngày 27/6/1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội. Đây là vụ mưu sát và binh biến trong hàng ngũ bồi bếp và binh lính người Việt Nam phục vụ cho quân Pháp nhằm đầu độc quân Pháp để chiếm Hà Nội. Binh biến thất bại, 24 người tham gia bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù chung thân.
Nghĩa quân Yên Thế.Phóng to
Trong giai đoạn lớn mạnh nhất, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Sang năm 1909, cuộc khởi nghĩa suy yếu sau khi thực dân Pháp tung 15.000 quân chính quy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Trong ảnh là Quan Hầu, nghĩa quân lớn tuổi nhất cùng con rể của Đề Thám, Cả Huỳnh ra hàng.
Bức ảnh mô ta cảnh xử chém những người theo Nghĩa quân Yên Thế.Phóng to
Bức ảnh mô tả cảnh xử chém những người theo nghĩa quân Yên Thế tại Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) năm 1905. Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt vào năm 1913. Hoàng Hoa Thám được cho là mất cùng năm, song đến nay, nhiều giả thiết vẫn còn đặt ra quanh cái chết của ông. Phần mộ của ông cũng chưa được xác định.
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 15:11 - 30/07/2014
(Chụp lại từ bưu ảnh)
Clip: Trương Khởi

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Làm gì với 1,25 USD tại các quốc gia trên thế giới?

Trà My
Báo cáo Phát triển thiên nhiên kỷ của Liên hợp quốc cho thấy nhiều người trên thế giới vẫn đang phải sống dưới mức chuẩn nghèo là 1,25 USD/ngày, vậy với số tiền này có thể mua được những gì?
Đầu tháng 7/2014, Liên hợp quốc đã đưa ra Báo cáo Phát triển thiên niên kỷ trong đó nhấn mạnh đến vấn nạn nghèo đói vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Báo cáo cũng cho thấy, tại nhiều vùng miền, quốc gia vẫn còn một bộ phận dân số phải sống dưới mức chuẩn nghèo là 1,25 USD/ngày (tương đương khoảng gần 27.000 VNĐ).
Hai khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao nhất hiện nay là châu Phi (những vùng gần sa mạc Sahara) và Nam Á với tỷ lệ sống dưới mức nghèo đói kể trên lần lượt là 48 % và 30%.
Thậm chí, ngay cả Trung Quốc, quốc gia được biết đến với mức phát triển kinh tế ở mức cao vẫn chứng kiến tỷ lệ dân số sống dưới chuẩn nghèo lên tới 12%.
Dưới đây là khảo sát thú vị của tờ CNBC về số tiền sinh hoạt chuẩn nghèo 1,25 USD/ngày có thể mua được những gì tại một số quốc gia khác nhau trên thế giới.
1. Mỹ: 5 gói pho mát và một hộp bánh quy nhúng

2. London, Anh: Một hộp súp ăn liền

3. Canada: Hai chiếc bánh cookies sô-cô-la

4. Tây Ba Nha: Một chiếc bánh mỳ kẹp thịt cỡ nhỏ

5. Hàn Quốc: Một bát Odeng (bánh cá) và Tobokki (bánh gạo)

6. Ấn Độ: món Idli và dosa (gồm 2 chiếc bánh gạo hấp và một bánh làm từ bột gạo ăn với sốt đậu)

7. Ghana: Một hộp cơm gà

8. Việt Nam: Một xuất bún đậu

9. Trung Quốc: 10 chiếc bánh bao nhân thịt hoặc một đĩa mỳ xào
Theo Tri Thức Trẻ

Tranh 3D sống động như ảnh thực

Họa sĩ người Singapore Keng Lye đã thể hiện thế giới sắc màu của những chú tôm, cá, rùa... bằng sơn acrylic với phong cách tranh 3D hiện thực.

1-dung-2559-1406025065.jpg
2-3789-1406025065.jpg
4-4516-1406025066.jpg3-1111-1406025065.jpg
5-4318-1406025066.jpg
6-3838-1406025066.jpg
7-7402-1406025066.jpg
8-8926-1406025066.jpg
9-6919-1406025066.jpg
10-4715-1406025066.jpg
11-6297-1406025067.jpg
12-4531-1406025067.jpg
Theo VnExpress

 

Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn

Nhà ga ngầm Metro chuẩn bị thi công trên đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) sẽ có 4 tầng, sâu 40 m; trong khi đó nhà ga dưới chợ Bến Thành trông giống như khu trung tâm thương mại.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Ga Nhà hát thành phố (nằm dưới Nhà hát thành phố) tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bắt đầu thi công với các công việc như cấm đường Lê Lợi, chặt cây để tạo mặt bằng.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Nhà ga có 4 tầng ngầm và 5 cửa ra vào. Ga rộng 27 m, dài, 190 m và sâu 30 m. Nhìn từ trên mặt đường có thể thấy rõ khu vực dành cho khách đi xuống nhà ga. Chặt cây cổ thụ xây metro: Người Sài Gòn cần sự hy sinh.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Ga có 4 tầng. Phía trên là gian kiểm soát vé. Tầng 1 gồm sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí. Tầng 2: sân ga, nơi có tàu dừng đón trả khách. Tầng 3: Khu vực nghỉ ngơi, điều hòa, thiết bị.  Tầng 4: sân ga, bên trái là cầu thang xuống, lên tàu bên phải.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Nhà ga thi công theo phương pháp đào hở, đoạn từ nhà ga thành phố đến ga Ba Son sẽ được dùng khiêng đào.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Ngoài nhà ga tại Nhà hát thành phố, thời gian tới nhà ga Metro quan trọng ở khu vực chợ Bến Thành cũng sẽ được thi công. Trong ảnh là phối cảnh nhà ga chợ Bến Thành. Phần khu vực nhà ga gồm 3 tầng kết nối với 4 tuyến Metro trong tương lai và phần thương mại mua sắm bao quanh. Hiện thiết kế kỹ thuật đang được hoàn chỉnh để trình duyệt và dự kiến triển khai công tác tuyển nhà thầu vào cuối năm 2014.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Không gian ngầm nhà ga Bến Thành nhìn từ mặt cắt ngang.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Nhà ga này có các trung tâm thương mại, khu mua sắm. Phần đỉnh chợ Bến Thành có thể nhìn thấy rõ từ phía dưới lòng đất nhà ga.
Hình ảnh nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 ở Sài Gòn
Phối cảnh đường xuống tàu điện ngầm trong tương lai.
Dự án metro Bến Thành - Suối Tiên có 4 gói thầu chính, bao gồm 3 gói thầu xây dựng và 1  gói thầu cơ điện.
Gói thầu đầu tiên xây dựng đoạn đi trên cao và depot (từ cảng Ba Son vượt sông Sài Gòn chạy dọc xa lộ Hà Nội đến depot Long Bình) được khởi công vào tháng 8/2012, dự kiến hoàn thành cuối năm 2018.
Gói mua sắm, lắp đặt cơ điện, đầu máy, toa xe, bảo dưỡng sẽ được lắp đặt vào đường ray từ 2016. Đoạn đi ngầm từ Bến Thành đến Ba Son với 3 nhà ga, trị giá hợp đồng đoạn này lên đến hơn 229 triệu USD.
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã tiến hành cấm đường Lê Lợi để thi công nhà ga tại Nhà hát thành phố, thời gian cấm đường lên đến 2 năm.
Dự kiến toàn bộ các gói thầu của tuyến Metro đầu tiên dài khoảng 20 km này sẽ được hoàn thành và tiến hành chạy thử năm 2019 và đưa vào khai thác thương mại năm 2020.
image

Tuyến Nhà hát thành phố có chiều dài 190 m, rộng 26 m gồm 4 tầng với chiều sâu 40 m; còn tuyến trung tâm Bến Thành ngoài chức năng kết nối giữa các tuyến Metro còn được thiết kế xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ, có tổng kinh phí đầu tư xây dựng gần 1 tỷ USD.
Tuyến Metro số 1 nối từ Bến Thành đến Suối Tiên dài khoảng 20 km với số vốn đầu tư lên đến 2,4 tỷ USD. Tuyến gồm hai đoạn đi đường hầm và trên cao với tổng cộng 14 tuyến và một depot.

image
Cùng với 3 tuyến đường hầm, đoạn còn lại đi trên cao (dài hơn 17 km) sẽ có 11 tuyến trên cao (Suối Tiên, Tân Cảng...) và depot Long Bình (quận 9). Bắt đầu từ tuyến số 1 trung tâm Bến Thành (tuyến số 1) Metro sẽ đi đường hầm dưới đường Lê Lợi gồm hai tuyến đường hầm đơn chạy song song, từ ngã tư Lê Lợi - Pasteur chuyển sang chạy trùng tim (hầm trên, hầm dưới) đi qua bên hông Nhà hát thành phố, qua trụ sở Công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua FAFILM đến khu vực nhà máy Ba Son. Từ sau tuyến số 3 (tuyến Ba Son), tuyến chuyển từ đi đường hầm sang đi trên cao.

image
Tiếp theo, tuyến sẽ vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh đi theo rạch Văn Thánh (bờ phía Bắc), đi sát công viên Văn Thánh, vượt đường Điện Biên Phủ, vượt sông Sài Gòn tại khu vực nhà hàng Tân Cảng; sau đó đi tiếp trong hành lang phía Bắc xa lộ Hà Nội vượt sông Rạch Chiếc; tiếp tục đi theo hành lang xe điện nằm trong hành lang phía Bắc thuộc lộ giới xa lộ Hà Nội rồi vượt sang phía Nam xa lộ Hà Nội để vào tuyến Suối Tiên (tuyến số 14), sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào Depot Long Bình.

Hàng loạt cây cổ thụ ở Sài Gòn bị đốn hạ để xây tuyến đường hầm Metro

Sáng 22/7, nhiều cây cổ thụ trước Nhà hát thành phố (quận 1) bị đốn hạ để chuẩn bị cho việc công trình Metro đường hầm đầu tiên của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

image
Bắt đầu cho việc công trình Metro đường hầm đầu tiên (tuyến Nhà hát thành phố) của tuyến Metro số 1, toàn bộ cây xanh ở công viên Lam Sơn (phía trước Nhà hát) sẽ bị đốn hạ.

image
Sáng nay, đóng đường Lê Lợi đoạn từ giao lộ Nguyễn Huệ đến Đồng Khởi

image
Nhân viên công ty cây xanh bắt đầu việc hạ cây.

image
Nhiều người dân tỏ ra tiếc nuối khi thấy những cây cổ thụ hàng chục năm, đường kính 50-60 cm, cao hàng chục mét bị chặt.

image
Thành phố rồi sẽ hiện đại, giao thông thuận tiện hơn nhưng dù sao cũng tiếc những cây cổ thụ này quá. Chúng gắn bó với người dân ở đây hàng chục năm rồi. Chúng làm cho Sài Gòn đẹp hơn, có hồn hơn rất nhiều nếu sau này chỉ toàn nhà cao tầng, công trình hiện đại"

image
Cây xanh sau khi bị đốn hạ, nhanh chóng được cưa nhỏ, chuyển đi nơi khác để bàn giao lại mặt bằng cho đơn vị xây dựng.

image
Cùng với công viên Lam Sơn, cây xanh ở vòng xoay cây liễu cùng đài phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ với Lê Lợi cũng phải di dời.

image
Nhân viên công ty cây xanh đang di dời hàng cây liễu. "Mỗi mùa lễ Tết, Sài Gòn đẹp nhất là vòng xoay này. Những cây liễu ở đây được rất nhiều du khách chọn chụp ảnh lưu niệm"

image
Sắp tới, đường Lê Lợi đoạn từ Pasteur đến Đồng Khởi sẽ bị đóng đường, các loại xe phải lưu thông theo lộ trình khác.
ảnh: BQL dự án Metro tuyến Bến Thành - Suối Tiên