Phi trường quốc tế Dubai đã qua mặt Heathrow trở thành hub toàn cầu bận rộn nhất thế giới, trong khi ba hãng hàng không Vùng vịnh – Emirates, Qatar Airways, và Etihad – đang cho hành khách lâng lâng.
Lên chiếc máy bay sang trọng Airbus 380 ở nhà ga số 3 trị giá 4,5 tỷ USD, Graham Boynton nhìn ngó sự thay đổi kiến tạo trong ngành hàng không đang đe doạ cho ngửi bụi những máy bay chật chội, trơ xương của phương Tây.
Hai giờ sáng và tôi đang đứng tại giao lộ của thế giới hiện đại. Giống như trên một máy chơi game, những chuyến đến và đi click lên tên những thành phố quốc tế – Dhaka, Colombo, Damascus, Male, Perth, Manchester, New York, Bangkok, Hochiminh City – và hết làn sóng này đến làn sóng khác công dân của thế kỷ 21 đi theo lối này xuyên qua nhà ga to lớn toàn bằng kiếng và cẩm thạch.
Ai nấy không khỏi kinh ngạc. Những công nhân xây dựng mặc đồ bằng vải denim từ tiểu lục địa Ấn Độ nằm gục trên ghế chờ chuyến bay của họ thông báo, những thương gia mang đồ Armani xách cặp Gucci đi về phía lối dành cho khách hạng nhất; những cặp tình nhân trẻ ngủ bên nhau trên chiếc sofa dọc theo lối đi.
Lần gọi cuối cùng cho chuyến bay của hãng Emirates tới Jidda tập hợp cả một đội phụ nữ mặc burka tràn đến cổng.
Đi trong một đội hình hẹp về hướng ngược lại, phía sau một thanh niên giương cao lá cờ vàng, là một nhóm các phụ nữ trung niên Nhật ăn mặc gọn gàng.
Chỉ có những sự vật gần như bất động trong sự hoạt động của cái hang động khổng lồ đó là những người mua sắm đang săm soi các món hàng trong hàng trăm cái cửa hiệu nằm dọc theo nhà ga, chất đầy mọi thứ từ linh kiện điện tử thông thường đến những chai Cheval Blanc năm 1947 trị giá 11.000USD.
Ở quầy vang Le Clos người bán hàng cho tôi biết cô đã thu được 100.000USD chỉ trong một thương vụ vào tối nay.
Và bộ máy người chuyển động được bôi trơn tốt cứ thế vận hành. 10 thang máy khổng lồ đưa đón khách lên xuống 11 tầng của nhà ga, một xe lửa ngầm đưa họ đi, về từ các chuyến, 82 lối đi cuốn. Chuyển động vĩnh cửu, 24-7, 365 ngày mỗi năm.
Đó là Nhà ga số 3 trị giá 4,5 tỷ USD của phi trường quốc tế Dubai, lãnh địa độc quyền của hãng Emirates. Rộng khoảng 600.000m2, đây là nhà ga sân bay lớn nhất hành tinh. Phi trường Dubai cũng được xếp song song với Changi của Singapore, Hong Kong International, và Beijing Capital International trong những sân bay thân thiện với hành khách nhất.
Mỗi tuần tại Jetways của phi trường này, 130 hãng hàng không quốc tế điều động hơn 6.000 chuyến bay đến khoảng 260 nơi trên khắp hành tin ngoại trừ Nam Cực.
Hồi tháng giêng 2013, Phi trường quốc tế Dubai khai trương trạm Concourse A – cơ sở đầu tiên chỉ dành hoàn toàn cho những máy bay khổng lồ Airbus A380.
Nằm ở nhà ga số 3, đó là một toà nhà tráng lệ. Những lối dành cho hạng nhất và thương gia nối trực tiếp với khoang trước của máy bay; hành khách hạng kinh tế lên máy bay bằng tầng thấp hơn.
Trạm mới này đã tăng lượng khách đi lại của Dubai lên đến 75 triệu một năm, vượt qua Heathrow, trở thành phi trường bận rộn nhất thế giới. Vào năm 2018 con số này vào khoảng 90 triệu, vượt qua các hub nội địa rộng lớn như Atlanta và Beijing.
Hai giờ sáng và tôi đang đứng tại giao lộ của thế giới hiện đại. Giống như trên một máy chơi game, những chuyến đến và đi click lên tên những thành phố quốc tế – Dhaka, Colombo, Damascus, Male, Perth, Manchester, New York, Bangkok, Hochiminh City – và hết làn sóng này đến làn sóng khác công dân của thế kỷ 21 đi theo lối này xuyên qua nhà ga to lớn toàn bằng kiếng và cẩm thạch.
Ai nấy không khỏi kinh ngạc. Những công nhân xây dựng mặc đồ bằng vải denim từ tiểu lục địa Ấn Độ nằm gục trên ghế chờ chuyến bay của họ thông báo, những thương gia mang đồ Armani xách cặp Gucci đi về phía lối dành cho khách hạng nhất; những cặp tình nhân trẻ ngủ bên nhau trên chiếc sofa dọc theo lối đi.
Lần gọi cuối cùng cho chuyến bay của hãng Emirates tới Jidda tập hợp cả một đội phụ nữ mặc burka tràn đến cổng.
Đi trong một đội hình hẹp về hướng ngược lại, phía sau một thanh niên giương cao lá cờ vàng, là một nhóm các phụ nữ trung niên Nhật ăn mặc gọn gàng.
Chỉ có những sự vật gần như bất động trong sự hoạt động của cái hang động khổng lồ đó là những người mua sắm đang săm soi các món hàng trong hàng trăm cái cửa hiệu nằm dọc theo nhà ga, chất đầy mọi thứ từ linh kiện điện tử thông thường đến những chai Cheval Blanc năm 1947 trị giá 11.000USD.
Ở quầy vang Le Clos người bán hàng cho tôi biết cô đã thu được 100.000USD chỉ trong một thương vụ vào tối nay.
Và bộ máy người chuyển động được bôi trơn tốt cứ thế vận hành. 10 thang máy khổng lồ đưa đón khách lên xuống 11 tầng của nhà ga, một xe lửa ngầm đưa họ đi, về từ các chuyến, 82 lối đi cuốn. Chuyển động vĩnh cửu, 24-7, 365 ngày mỗi năm.
Đó là Nhà ga số 3 trị giá 4,5 tỷ USD của phi trường quốc tế Dubai, lãnh địa độc quyền của hãng Emirates. Rộng khoảng 600.000m2, đây là nhà ga sân bay lớn nhất hành tinh. Phi trường Dubai cũng được xếp song song với Changi của Singapore, Hong Kong International, và Beijing Capital International trong những sân bay thân thiện với hành khách nhất.
Mỗi tuần tại Jetways của phi trường này, 130 hãng hàng không quốc tế điều động hơn 6.000 chuyến bay đến khoảng 260 nơi trên khắp hành tin ngoại trừ Nam Cực.
Hồi tháng giêng 2013, Phi trường quốc tế Dubai khai trương trạm Concourse A – cơ sở đầu tiên chỉ dành hoàn toàn cho những máy bay khổng lồ Airbus A380.
Nằm ở nhà ga số 3, đó là một toà nhà tráng lệ. Những lối dành cho hạng nhất và thương gia nối trực tiếp với khoang trước của máy bay; hành khách hạng kinh tế lên máy bay bằng tầng thấp hơn.
Trạm mới này đã tăng lượng khách đi lại của Dubai lên đến 75 triệu một năm, vượt qua Heathrow, trở thành phi trường bận rộn nhất thế giới. Vào năm 2018 con số này vào khoảng 90 triệu, vượt qua các hub nội địa rộng lớn như Atlanta và Beijing.
Khởi Thức/ Vanity Fair
Chú thích ảnh trên: Nằm ở lầu thượng của nhà ga, khoang của Emirates phục vụ những khách bay giàu có.