Trong thực tế, ăn bánh mì không thể khiến bạn có cảm giác no bởi thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nó chỉ là một loại thức ăn bổ sung có tác dụng “chữa đói” trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài. Ăn nhiều bánh mì còn gây ung thư thận, làm mất tác dụng của lượng đường trong máu, tắc nghẽn động mạch,...
Nguy cơ lên men: Đôi khi, nếu men trong bánh mì không có chất lượng tốt hay bánh mì nướng không kĩ, nó sẽ khiến dạ dày bị lên men. Đặc biệt rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Ăn nhiều bánh mì gây ung thư thận: Nhóm khoa học gia thuộc Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) phát hiện nếu ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là bánh mì, có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC).
Đây là loại ung thư phổ biến trong các loại ung thư thận.
Kết luận trên được rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị RCC và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm.
Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa và yoghurt 27%.
Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả.
Bánh mì có chỉ số đường huyết rất thấp. Ngay khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức.
Vì vậy đối với bệnh nhân tiểu đường, bánh mì không tốt cho sức khỏe.
Bánh mì không có cholesterol tốt. Tất cả lượng cholesterol bánh mì cung cấp cho cơ thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch.
Lúa mì có chứa một lượng lớn các protein được gọi là gluten. Protein này có tính chất giống như keo (vì vậy tên gluten) chịu trách nhiệm về tính kết dính của bột.
Khi chúng ta ăn bánh mì có chứa gluten (lúa mì, lúa spenta, lúa mạch đen và lúa mạch), hệ thống miễn dịch trong đường tiêu hóa của chúng ta “tấn công" các loại protein gluten này
Thử nghiệm đối chứng ở những người bị bệnh có liên quan đến bụng thì kết quả cho thấy gluten sẽ phá hỏng lớp tường của đường tiêu hóa, từ đó sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đầy hơi, và mệt mỏi.
Cách duy nhất để thực sự biết nếu bạn đang nhạy cảm gluten hay không là để loại bỏ gluten có trong chế độ ăn uống của bạn trong vòng 30 ngày và sau đó có thể sử dụng lại và xem nó ảnh hưởng như thế nào.
Trong một nghiên cứu, 36 người được chọn ngẫu nhiên và được chia thành hai nhóm. Họ ăn một lượng lớn ngũ cốc yến mạch hoặc ngũ cốc lúa mì.
Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành đo lượng mỡ trong máu của cả hai nhóm.
Những người đã ăn các loại ngũ cốc yến mạch thì kết quả cho thấy trong cơ thể họ đã giảm được các cholesterol xấu .
Về cơ bản, ngũ cốc yến mạch cải thiện đáng kể nồng độ lipid trong máu. Trong khi đó ngũ cốc lúa mì lại làm tăng tổng số cholesterol xấu và nhỏ, dày đặc lên đến 8%.
Các loại cholesterol này có liên quan chặt chẽ đến các bệnh tim mạch.
Bánh mì có nhiều men. Nhiều người rất khó tiêu hóa men. Chính vì vậy bánh mì tạo ra vị chua và ga đối với những người có hệ thống tiêu hóa yếu.
|