TP.HCM | Cà phê: | HÀ NỘI |
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus | Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn | |
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin) | Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc | |
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi | Ăn trưa: | Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền |
Bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
| Gọi điện ngoài đường: | Bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai |
Bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn | Cảm ơn: | Bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn |
Bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex | Ăn mặc: | Bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ |
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí | Trà đá: | Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng |
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa | Ăn phở | Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê |
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày | Giầy vớ: | Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ |
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác” | "Đụng hàng": Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau | Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?” |
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!” | Tỏ tình:Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?” | Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao” |
Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi! | Ăn sáng:Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?” | Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào! |
“Con thưa dì con dzìa!” | Chào hỏi:Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về | “Cháu chào cô cháu về!” |
Bạn tiêu rất nhiều tiền | Giàu có:Bạn được coi là giàu có khi… | Bạn có rất nhiều tiền |
Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa | Uống bia: | Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn |
Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ | Karaoke: | Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ |
Bạn sử dụng cử chỉ: cúi người! | Chào hỏi: | Bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói! |
Càng hài hước càng thu hút mọi người | Biển quảng cáo: | Phải mang tính lịch sự, trang trọng |
Vâng em làm ngay đây | Gói hàng: Giục người bán hàng gói nhanh lên: | Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác! |
Chai của ai người ấy uống | Uống bia: | Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly |
Cho xin 1 ly bạc sửu | Nếu bạn muốn uống cà phê sữa: | Nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là…hâm. |
Góc nhìn thú vị về sự khác biệt
Hà Nội - Sài Gòn
(TNO) Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính.
Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng.
Thanh Niên Online giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh):
Trên đường phố Hà Nội có nhiều gánh hàng rong. Trên đường phố Sài Gòn có nhiều xe đẩy bán hàng rongỞ Hà Nội có nhiều gánh hàng hoa, xe đạp chở hoa bán rong. Sài Gòn dường như không có hình ảnh này. Người Sài Gòn thường mua trong các tiệm hoa tươiMâm ngũ quả bày lên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng rất khác nhauTết đến, xuân về, Hà Nội có hoa đào, Sài Gòn có hoa maiNgười Hà Nội có “thú” ăn phở trong các quán vỉa hè, bên lề đường, trong ngõ phố cổ. Người Sài Gòn thường thưởng thức phở trong tiệm ăn, nhà hàng
Hình ảnh bữa sáng ở Hà Nội gắn liền với tô phở nóng hổi, ở Sài Gòn gắn liền với ly cà phê Trong bữa cơm, các gia đình ở Hà Nội thường có “phép tắc” mời cơm. Ở Sài Gòn, điều này không mấy phổ biến Hà Nội có bún chả. Sài Gòn có cơm tấm Người Sài Gòn ăn ngọt và cay hơn người Hà Nội Người Hà Nội thích uống trà nóng. Người Sài Gòn thích uống cà phê đá Ở Hà Nội, địa điểm lý tưởng để “buôn chuyện” là những quán trà đá, trà chanh vỉa hè. Ở Sài Gòn, địa điểm lý tưởng để “tám chuyện” là những quán cà phê bệt Người Hà Nội thường tiếp khách bằng trà. Người Sài Gòn thường tiếp khách bằng nước suối, nước ngọt Những cơn mưa ở Hà Nội có thể kéo dài dầm dề. Mưa ở Sài Gòn đến nhanh và tạnh nhanh Có vẻ như văn hóa công việc “cấp trên, cấp dưới” giữa Hà Nội và Sài Gòn cũng có rất nhiều điều khác biệt Giọng nói chắc chắn là điểm khác biệt đặc trưng nhất giữa người Hà Nội và người Sài Gòn Trong văn hóa ứng xử, dường như người Hà Nội thiên về sự khéo léo, văn hoa trong lời ăn tiếng nói. Trong khi đó, người Sài Gòn đề cao sự thẳng thắn, không vòng vo Ngay cả chiếc “mũ đồng phục” của cảnh sát giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn cũng có kiểu dáng rất khác nhau Cỗ cưới ở Hà Nội thường ăn buổi trưa. Tiệc cưới ở Sài Gòn thường ăn buổi tối Đàn ông Hà Nội thường đi nhậu sau lúc tan sở, xế chiều, xẩm tối và cố gắng về nhà trước khi quá khuya. Đàn ông Sài Gòn có thể nhậu thâu đêm suốt sáng Người Hà Nội có vẻ thức dậy sớm hơn người Sài Gòn Ở Hà Nội thông dụng loại taxi 4 chỗ. Ở Sài Gòn, taxi 7 chỗ lại thông dụng hơn Khái niệm “xe đẹp hay xe xấu” ở Sài Gòn không mấy phổ biến như ở Hà Nội Phong cách ăn mặc ở Hà Nội theo quy chuẩn hơn. Ở Sài Gòn thoải mái hơn Hà Nội có nhiều hồ lớn trong nội thành hơn Sài Gòn Một điểm tương đồng giữa Hà Nội và Sài Gòn đó là tắc đường Nhịp sống của Sài Gòn có vẻ hối hả hơn Hà Nội Những đồ vật khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau Theo như Lê Duy Nhất thì khi đã yêu Hà Nội, Sài Gòn hay một thành phố nào khác, có lẽ sẽ không mấy khó khăn để vượt qua rào cản văn hóa, thích nghi và hòa nhập với môi trường sống, người dân của thành phố đó |
Lê Duy Nhất quê Thanh Hóa, đã chuyển vào sống và làm việc tại Sài Gòn hơn 10 năm. Ý tưởng thực hiện bộ ảnh đồ họa The Difference Between Hanoi and Saigon nhen nhóm trong đầu chàng trai 27 tuổi này sau khi tham gia một cuộc thi thiết kế đồ họa liên quan đến hình ảnh và văn hóa Việt Nam.
Duy Nhất chia sẻ rằng bản thân anh gặp không ít khó khăn khi lựa chọn ra những nét khác biệt “dễ thương” để đưa vào bộ ảnh: “Trước đây đã có nhiều bài so sánh Hà Nội và Sài Gòn theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Mình thì chỉ mong muốn giới thiệu cuộc sống hai miền, không hề có ý định khen chê miền nào cả”.
Lý giải về quyết định viết chú thích ảnh bằng tiếng Anh, Duy Nhất chia sẻ: “Mình chọn ngôn ngữ này bởi nó có vẻ súc tích, cô đọng hơn. Vừa có thể giới thiệu về văn hóa Hà Nội, Sài Gòn hay cả Việt Nam với bạn bè quốc tế và cũng để “né” những từ ngữ tạo cảm giác phân biệt vùng miền”.
|
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Xem the^m: Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội
Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam 'ăn đứt' người miền Bắc