BS Đỗ Hồng Ngọc
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU-VN), tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM (Bv Chợ Quán cũ) có nhã ý mời tôi làm “diễn giả” cho Chương trình Café- Khoa học của OUCRU tháng 6 này với chủ đề “ Làm thế nào để trở thành một bác sĩ hạnh phúc?” vào chiều 3/7/2014 vừa qua tại Khoa xét nghiệm kỹ thuật cao của OUCRU.
Dự kiến lúc đầu chỉ khoảng vài chục bác sĩ trẻ (< 40) đang trên đường “tìm hạnh phúc” nhưng có lẽ do tính thời sự của đề tài, do mối quan tâm hiện nay của đa số các thầy thuốc nói chung nên … mở rộng cho cả các bác sĩ… trẻ dưới 60! Vì thế buổi trò chuyện có khá đông, hơn 60 bạn đồng nghiệp tham dự. Tôi phải nói ngay rằng mình không phải là một “bác sĩ hạnh phúc” chi đâu, chẳng qua chỉ là một bác sĩ già, ra trường gần nửa thế kỷ, có chút ít kinh nghiệm nên được mời và sẵn sàng làm “chủ xị” cho buổi thảo luận hôm nay. Tôi cũng nói giờ trưa nóng nực này thì có lẽ làm một giấc ngủ trưa thoải mái và sau đó về đi câu cá là hạnh phúc nhất! (“Câu cá”, tiếng lóng của chúng tôi, tức là làm phòng mạch tư, phòng khám ngoài giờ để kiếm sống!).
Theo “format” của OUCRU thì “café-khoa học” không phải là một buổi thuyết trình một chiều mà là buổi trao đổi mạn đàm, với phương pháp giáo dục chủ động tạo tham gia.
Tôi bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi: Theo bạn, thế nào là một bác sĩ hạnh phúc? Và mọi người trả lời trên một phiếu nhỏ, sau đó tổng hợp và bình luận để cùng hình dung ra “một bác sĩ hạnh phúc” là thế nào… Mọi người cười vỡ một trận vì nhiều quan niệm hết sức thú vị về người “bác sĩ hạnh phúc”: Nào “có nhiều tiền, có nhiều thì giờ, ít bệnh nhân” nào “ khỏi trực bệnh viện”; nào “làm việc một buổi sáng, chiều nghỉ”; nào “tối ngủ ngon; mỗi ngày tan sở về không phải lo lắng gì vì công việc”; nào “được tập trung chuyên môn mà không lo vấn đề tài chính”; có bạn bảo: “hạnh phúc là không vướng vào kiện tụng với bệnh nhân”… Nhưng đa số đều nói lên niềm hạnh phúc chính yếu nhất của người chọn nghiệp y đó là: có niềm vui trong công việc mình đang làm; giúp được nhiều bệnh nhân khỏi bệnh và sống có chất lượng; được mọi người yêu mến, tin cậy, không vướng bận khi ra khỏi nơi làm việc; đem lại niềm vui cho người khác; chữa được bệnh cho bệnh nhân… Đặc biệt có một bạn viết: “luôn tìm thấy nụ cười hài lòng hàng ngày” rồi mở ngoặc (cười không phải do bị bệnh). Thì ra đây là bệnh viện Chợ Quán cũ, phía trước nay vẫn còn là một phần của bệnh viện Tâm thần nên thường gặp bệnh nhân qua lại cười hoài… mà không biết tại sao!
Câu hỏi chính yếu tiếp theo dành cho thảo luận nhóm là “Làm thế nào để trở thành một bác sĩ hạnh phúc?”. Các nhóm trình bày ý kiến và thảo luận chung với nhiều phản biện sôi nổi, hào hứng. Phần này đã được anh Trần Quang Hiếu ghi lại toàn bộ và đưa lên Youtube, xin mời xem:
http://youtu.be/3d6mjFyhCWI .
Phần thứ ba của Chương trình là phần tổng hợp. Tôi trình chiếu một số slides nêu những vấn đề liên quan như vì sao nghề y luôn được mọi xã hội xưa nay tôn trọng?
Bởi đó là một nghề đặc biệt: Huấn luyện đặc thù và lâu dài; chọn nghề là một thiên hướng (vocation), không chỉ “nghề” mà còn là “nghiệp”; bác sĩ được quý trọng vì kiến thức khoa học, nhưng cái chính là y đức, là lời thề Hippocrates, phục vụ nhân loại, luôn vì lợi ích của bệnh nhân, trước hết không làm hại (primum non nocere), công bằng, không phân biệt đối xử, giũ bí mật nghề nghiệp, tôn trọng sự tự chủ của người bệnh v.v… và hành nghề theo một Nghĩa vụ luận y khoa (déontologie médicale) chặt chẽ…
Nói chung, bác sĩ thường không dễ hạnh phúc vì nghề y là nghề nhiều cạnh tranh, căng thẳng, cầu toàn, máy móc, cô độc, đứng trước trách nhiệm và lương tâm. Nghề y dạy một tinh thần phê phán, luôn khó tính với bản thân; lại dễ bi quan, buồn chán (do tiếp xúc với những nỗi khổ đau, chết chóc, chỉ nhìn thấy mặt trái của cuộc đời…).
Môi trường làm việc căng thẳng giữa cái sống với cái chết, giữa đống hồ sơ giấy tờ, dễ bị stress, phải luôn kiềm chế, đè nén.
Bác sĩ làm việc nặng nhọc, trung bình 60 giờ/tuần, có khi hơn 80 giờ/tuần, không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, chăm lo sức khỏe, nhan sắc… Môi trường làm việc khép kín/ thiếu khí trời/ hạn chế tiếp xúc…
Nghiên cứu cho thấy bác sĩ không hạnh phúc thì hậu quả sẽ là những rối loạn hành vi, kiệt sức, sai sót chuyên môn, sức khỏe yếu kém, nghiện ngập, trầm cảm, thất bại trong các mối quan hệ gia đình và xã hội…
Nhưng, bác sĩ vẫn có thể dễ tìm thấy hạnh phúc nếu biết…tự hào về nghề nghiệp cao quý của mình; luôn nâng cao tính chuyên nghiệp; cải thiện truyền thông, giao tiếp ứng xử; giữ sức khỏe tốt; biết cân bằng cuộc sống…Đặc biệt, có tâm đạo: giảm bớt “tham sân si”, biết sống với “từ bi hỷ xả”. Ngoài ra cần có kỹ năng sống trong hiện tại, tri túc, thiền, yoga, khí công, thể dục thể thao…
Và nhất là biết tìm niềm vui trong sáng tạo: viết lách / hội họa / chơi nhạc… chụp ảnh, quay phim, đọc sách, cắm hoa, nấu ăn… bên cạnh nghề nghiệp luôn phải trau dồi, cập nhật, vì “bác sĩ là người sinh viên y khoa suốt đời” vậy!
Lượng giá cuối buổi của OUCRU:
-Chủ đề thú vị và phù hợp với thành viên tham dự,
-Diễn giả rất nhiệt tình và lôi cuốn,
-Công tác tổ chức chu đáo,
-Đánh giá mức độ hài lòng: trên 85% đạt được mức độ hài lòng (điểm 8-10).
(Ngày 6.7.2014)
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU-VN), tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp.HCM (Bv Chợ Quán cũ) có nhã ý mời tôi làm “diễn giả” cho Chương trình Café- Khoa học của OUCRU tháng 6 này với chủ đề “ Làm thế nào để trở thành một bác sĩ hạnh phúc?” vào chiều 3/7/2014 vừa qua tại Khoa xét nghiệm kỹ thuật cao của OUCRU.
Dự kiến lúc đầu chỉ khoảng vài chục bác sĩ trẻ (< 40) đang trên đường “tìm hạnh phúc” nhưng có lẽ do tính thời sự của đề tài, do mối quan tâm hiện nay của đa số các thầy thuốc nói chung nên … mở rộng cho cả các bác sĩ… trẻ dưới 60! Vì thế buổi trò chuyện có khá đông, hơn 60 bạn đồng nghiệp tham dự. Tôi phải nói ngay rằng mình không phải là một “bác sĩ hạnh phúc” chi đâu, chẳng qua chỉ là một bác sĩ già, ra trường gần nửa thế kỷ, có chút ít kinh nghiệm nên được mời và sẵn sàng làm “chủ xị” cho buổi thảo luận hôm nay. Tôi cũng nói giờ trưa nóng nực này thì có lẽ làm một giấc ngủ trưa thoải mái và sau đó về đi câu cá là hạnh phúc nhất! (“Câu cá”, tiếng lóng của chúng tôi, tức là làm phòng mạch tư, phòng khám ngoài giờ để kiếm sống!).
Theo “format” của OUCRU thì “café-khoa học” không phải là một buổi thuyết trình một chiều mà là buổi trao đổi mạn đàm, với phương pháp giáo dục chủ động tạo tham gia.
Tôi bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi: Theo bạn, thế nào là một bác sĩ hạnh phúc? Và mọi người trả lời trên một phiếu nhỏ, sau đó tổng hợp và bình luận để cùng hình dung ra “một bác sĩ hạnh phúc” là thế nào… Mọi người cười vỡ một trận vì nhiều quan niệm hết sức thú vị về người “bác sĩ hạnh phúc”: Nào “có nhiều tiền, có nhiều thì giờ, ít bệnh nhân” nào “ khỏi trực bệnh viện”; nào “làm việc một buổi sáng, chiều nghỉ”; nào “tối ngủ ngon; mỗi ngày tan sở về không phải lo lắng gì vì công việc”; nào “được tập trung chuyên môn mà không lo vấn đề tài chính”; có bạn bảo: “hạnh phúc là không vướng vào kiện tụng với bệnh nhân”… Nhưng đa số đều nói lên niềm hạnh phúc chính yếu nhất của người chọn nghiệp y đó là: có niềm vui trong công việc mình đang làm; giúp được nhiều bệnh nhân khỏi bệnh và sống có chất lượng; được mọi người yêu mến, tin cậy, không vướng bận khi ra khỏi nơi làm việc; đem lại niềm vui cho người khác; chữa được bệnh cho bệnh nhân… Đặc biệt có một bạn viết: “luôn tìm thấy nụ cười hài lòng hàng ngày” rồi mở ngoặc (cười không phải do bị bệnh). Thì ra đây là bệnh viện Chợ Quán cũ, phía trước nay vẫn còn là một phần của bệnh viện Tâm thần nên thường gặp bệnh nhân qua lại cười hoài… mà không biết tại sao!
Câu hỏi chính yếu tiếp theo dành cho thảo luận nhóm là “Làm thế nào để trở thành một bác sĩ hạnh phúc?”. Các nhóm trình bày ý kiến và thảo luận chung với nhiều phản biện sôi nổi, hào hứng. Phần này đã được anh Trần Quang Hiếu ghi lại toàn bộ và đưa lên Youtube, xin mời xem:
http://youtu.be/3d6mjFyhCWI .
Phần thứ ba của Chương trình là phần tổng hợp. Tôi trình chiếu một số slides nêu những vấn đề liên quan như vì sao nghề y luôn được mọi xã hội xưa nay tôn trọng?
Bởi đó là một nghề đặc biệt: Huấn luyện đặc thù và lâu dài; chọn nghề là một thiên hướng (vocation), không chỉ “nghề” mà còn là “nghiệp”; bác sĩ được quý trọng vì kiến thức khoa học, nhưng cái chính là y đức, là lời thề Hippocrates, phục vụ nhân loại, luôn vì lợi ích của bệnh nhân, trước hết không làm hại (primum non nocere), công bằng, không phân biệt đối xử, giũ bí mật nghề nghiệp, tôn trọng sự tự chủ của người bệnh v.v… và hành nghề theo một Nghĩa vụ luận y khoa (déontologie médicale) chặt chẽ…
Nói chung, bác sĩ thường không dễ hạnh phúc vì nghề y là nghề nhiều cạnh tranh, căng thẳng, cầu toàn, máy móc, cô độc, đứng trước trách nhiệm và lương tâm. Nghề y dạy một tinh thần phê phán, luôn khó tính với bản thân; lại dễ bi quan, buồn chán (do tiếp xúc với những nỗi khổ đau, chết chóc, chỉ nhìn thấy mặt trái của cuộc đời…).
Môi trường làm việc căng thẳng giữa cái sống với cái chết, giữa đống hồ sơ giấy tờ, dễ bị stress, phải luôn kiềm chế, đè nén.
Bác sĩ làm việc nặng nhọc, trung bình 60 giờ/tuần, có khi hơn 80 giờ/tuần, không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, chăm lo sức khỏe, nhan sắc… Môi trường làm việc khép kín/ thiếu khí trời/ hạn chế tiếp xúc…
Nghiên cứu cho thấy bác sĩ không hạnh phúc thì hậu quả sẽ là những rối loạn hành vi, kiệt sức, sai sót chuyên môn, sức khỏe yếu kém, nghiện ngập, trầm cảm, thất bại trong các mối quan hệ gia đình và xã hội…
Nhưng, bác sĩ vẫn có thể dễ tìm thấy hạnh phúc nếu biết…tự hào về nghề nghiệp cao quý của mình; luôn nâng cao tính chuyên nghiệp; cải thiện truyền thông, giao tiếp ứng xử; giữ sức khỏe tốt; biết cân bằng cuộc sống…Đặc biệt, có tâm đạo: giảm bớt “tham sân si”, biết sống với “từ bi hỷ xả”. Ngoài ra cần có kỹ năng sống trong hiện tại, tri túc, thiền, yoga, khí công, thể dục thể thao…
Và nhất là biết tìm niềm vui trong sáng tạo: viết lách / hội họa / chơi nhạc… chụp ảnh, quay phim, đọc sách, cắm hoa, nấu ăn… bên cạnh nghề nghiệp luôn phải trau dồi, cập nhật, vì “bác sĩ là người sinh viên y khoa suốt đời” vậy!
Lượng giá cuối buổi của OUCRU:
-Chủ đề thú vị và phù hợp với thành viên tham dự,
-Diễn giả rất nhiệt tình và lôi cuốn,
-Công tác tổ chức chu đáo,
-Đánh giá mức độ hài lòng: trên 85% đạt được mức độ hài lòng (điểm 8-10).
(Ngày 6.7.2014)