Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Hình ảnh đời thường của các nhà khoa học nổi tiếng

- Nhân dịp 50 năm ngày thành lập, Viện nghiên cứu khoa học cao cấp (IHÉS) giới thiệu một số bức ảnh cho thấy cuộc sống trong cộng đồng của các nhà nghiên cứu khoa học. Đặc biệt giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong những nhân vật đó.
Ít thiên về thể hiện, thế giới nghiên cứu cơ bản thường quá kín đáo. Vậy thì, làm sao để miêu tả một người đang nghiên cứu? Làm sao để trình bày bằng hình ảnh cách tiếp cận vấn đề của một nhà khoa học?
Triển lãm được thực hiện theo sáng kiến của Jean Francois Dars, Annick Lesne và Anne Papillualt mong muốn giải mã những câu hỏi trên.
Những bức ảnh cùng những trích dẫn kèm theo được lấy từ cuốn sách Những người giải mã (LesDeschiffreurs, nhà xuất bản Belin) do Jean Francois Dars, Annick Lesne và Anne Papillualt thực hiện từ năm 2007 đến năm 2008.
Có trụ sở ở Bures – sur – Yvettes, trong thung lũng xứ Chevreuse, sát Paris, Viện IHÉS đã được Léon Motchane sáng lập năm 1958. Là mộtquỹ tài trợ tư được công nhận có lợi ích công cộng, Viện có mục tiêu “trợ giúp nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực toán học, vật lý lý thuyết và các ngành khoa học liên quan”.
Khoảng 50 nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới và 10 thành viên biên chế chính thức được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng cùng nhau làm việc trong suốt cả năm. Đây là một trong những viện rất hiếm hoi ở dạng này hiện nay trên thế giới.
Triển lãm trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội từ 01 đến 30/07/2014.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Ảnh Giáo sư gốc Việt Ngô Bảo Châu (Đại học Paris - Sud , Viện nghiên cứu cao cấp. Princeton) tại sảnh triển lãm.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
“Từ mấy tuần nay, tôi vừa vật lộn với bài báo của Faltings (…).Vào chiều đó, tôi đã tìm ra một ý nghĩa chính xác của nó. Nhưng ngay sau đấy,tôi đã hơi thất vọng, bởi sau bao cố gắng, tôi mới viết được một bổ đề có mườidòng mà chẳng có gì đáng ngạc nhiên ngoại trừ việc đó trước kia có vẻ chưa ai biết đến. Tuy vậy, vào giờ giải lao, tôi đã kể về bổ đề này cho LaurentLafforgue nghe và anh ấy đã nhiệt tình trả lời như thường lệ: “Nhưng đó chínhlà điều phải làm!”. Sự nhiệt thành ấy đã làm cho long tôi ấm lên một chút, nhưngcũng chẳng xua tan đi mối ngờ vực.
Bây giờ thì tôi nghĩ Lafforgue đã có lý và chiều đó tôi đã trải qua một trong những giây phút quyết định nhất trong sự nghiệp của tôi”.
Ngô Bảo Châu 
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Alain Connes (College de France IHES)  trong giảng đường Marilyn & James Simons.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
“Theo tôi, cái để phân biệt giữa nhà thơ với nhà toán học chính là vật liệu thô của nhà thơ, đó là trải nghiệm của con người trong thực tế vật chất. Và thành phần chính của thơ ca là sự va chạm giữa nội tại của một cáthể với thực tế bên ngoài luôn làm cho ta ngạc nhiên bởi tính thô bạo của nó.Trong khi đó, cuộc bôn ba của nhà toán học lại là một chuyến đi trong một địa lý khác, trong một phong cảnh khác, theo đó ta vấp phải một thực tế khác. Cái thực tế toán học đó cũng rất khắc nghiệt và quyết liệt như thực tế vật chất quanh ta”.
Alain Connes (IHES)
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
“Điều bí ẩn đầu tiên của thế giới là bí ẩn của bản chất của các định luật vật lý, Người ta cho rằng cấu trúc phát ra từ một điểm duy nhất,một cái gì đó chỉ có thể nhận biết được bởi sự đối xứng tuyệt đối. Sự đối xứngđó ngày càng tan dần và biến đi trong quá trình nhận thức và khám phá vũ trụ củacon người. Điều bí ẩn thứ hai là bí ẩn của cuộc sống (…).
Điều bí ẩn thứ ba là chức năng của bộ não (…). Và đây là điều bí ẩn thứ tư: điềubí ẩn của cấu trúc toán học. Vì sao và khi nào nó xuất hiện? Ta có thể mô hìnhnó như thế nào? Và làm sao bộ não có thể tạo ra được những cấu trúc đó từ mớ hỗn loạn của dữ kiện bên ngoài?”
Mikhail GroMov (IHÉS).
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
“Ban ngày, các nhà toán học kiểm tra những phương trình và các chứng minh, lục lọi khắp nơi để tìm kiếm tính chặt chẽ. Nhưng về đêm, dưới ánh trăng tròn, họ mơ tưởng,lơ lửng giữa các vì sao và thán phục trước sự kỳ diệu của vũ trụ. Họ đầy cảm hứng. Thiếu những giấc mơ thì không có nghệ thuật, không có toán học và cũng chẳng có cuộc sống”.Michael Atiyal (Đại học Edimburg).
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Jurg Frohlich và Oscar Lanford (ETH Zurich) trong phòng khách của Viện IHÉS.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Mikhail Gromov (IHÉS) bên phải và Victor Kac (MIT).
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Thibault Damour (IHÉS) trong công viên của Viện.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Sophie De Buyl  (Đại học tự do Bruxelles - IHÉS).
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Maxim Kontsevitch (IHÉS) trên cánh đồng.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Maxim Kontsevitch (IHÉS) trên giảng đường.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Ông bà Wakimoto (Đại học Kyoto) trên sân ga Bures - sur - Yvette.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
 Marco Gualtieri là một nhà toán học trẻ xuất sắc (hiện làm tại MIT). Luận án của anh nói về cấu trúc phức hợp tổng quát do Nigel Hitchin phát minh.
Khoa học, giải mã, khám phá, triển lãm ảnh
Jean Pierre Serre (Collège de France) trong giảng đường Marilyn & James Simons.
Lê Anh Dũng