Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

TP Hồ Chí Minh phát triển nhanh sau 39 năm giải phóng

Sau 39 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014) TP Hồ Chí Minh bắt tay vào công cuộc xây dựng, tái thiết.

Đến nay, bộ mặt thành phố đã thực sự thay da đổi thịt và luôn có những bước phát triển nhanh, giữ vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; GDP có mức tăng trưởng gấp 1,7 lần bình quân cả nước; đóng góp khoảng 20% GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 30% tổng thu ngân sách cả nước; thu nhập bình quân đầu người tiếp cận mức gần 5.000 USD/người/năm; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, gồm 6 làn xe lưu thông cho cả ôtô và xe máy.

 

Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng hiện đại và lớn nhất thành phố) nằm ở phía Nam thành phố, bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7.

Cầu vượt Cát Lái được xây dựng gồm 2 nhánh nối xa lộ Hà Nội với đại lộ Mai Chí Thọ, giúp các loại phương tiện lưu thông dễ dàng, hạn chế tai nạn cũng như giải quyết ách tắc giao thông.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã hồi sinh, góp phần mang lại hiệu quả về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của thành phố.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường nội đô đẹp nhất Thành phố với 12 làn xe, dài hơn 12km, nhằm giải quyết nhu cầu giao thông của TP Hồ Chí Minh nói chung và khu vực cửa ngõ Đông bắc nói riêng.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn thành đã giải quyết ách tắc giao thông nội thành, mở ra tuyến giao thông mới cho thành phố, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế cho toàn bộ khu vực phía Nam của thành phố.

Thành phố lung linh ánh đèn về đêm.

Nhiều tòa nhà cao tầng được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé được đầu tư xây dựng, góp phần mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội và môi trường của thành phố.

Nhiều tòa nhà cao tầng được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.

Nhìn từ độ cao 500m xuống TP Hồ Chí Minh hôm nay đã thực sự thay da đổi thịt.


Cảng Container Quốc Tế Việt Nam (Vict), Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Chùm ảnh: Lê Linh


Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển
Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển

Chùm ảnh: Sự khác biệt giữa Sài Gòn xưa và nay 

Ngay sau ngày 30/4/1975, TP.HCM bắt tay vào công cuộc xây dựng, tái thiết. Sau 39 năm, TP.HCM vẫn luôn là đầu tàu kinh tế, khoa học, giáo dục của cả nước.
Sau 39 năm giải phóng, hạ tầng đô thị được coi là một trong những đột phá lớn nhất của thành phố khi triển khai và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm.
Cụ thể, trong số 10 công trình tiêu biểu của cả nước, TP.HCM chiếm một nửa, với nhiều công trình tiêu biểu như công trình hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, gồm 6 làn xe lưu thông cho cả ôtô và xe máy…
Đại lộ Võ Văn Kiệt, có chiều dài toàn tuyến hơn 21km, được ví như “con rồng” uốn lượn kết nối giữa thành phố với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng hiện đại và lớn nhất thành phố); Tòa nhà Bitexco Financial Tower (cao 68 tầng) là hạ tầng cao ốc cao nhất thành phố…
Bên cạnh đó, TP.HCM còn xây dựng rất nhiều công trình giao thông hiện đại. Điển hình là tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện hữu chính là tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, dài hơn 12km. Đây là tuyến đường nội đô đẹp nhất TP với 12 làn xe. Ngoài ra, còn có các công trình cầu vượt bằng thép đã được thành phố xây dựng tại các nút giao tại các cửa ngõ thành phố, đáp ứng tốt nhu cầu giao thông của người dân TP.HCM.
Mời độc giả ngắm nhìn những hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay:
 - 1
Bưu điện TP trước và hiện nay
 - 2
 - 3
 - 4
Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước đây được mệnh danh là dòng kênh thối, nhưng sau thời gian cải tạo, dòng kênh đã hồi sinh. Nhiều mảng xanh hai bên bờ kênh tô điểm nét đẹp của dòng kênh.
 - 5
 Thương xá Tax trước đây và hiện nay.
 - 6
Nhà thờ Đức Bà trước đây và bây giờ
 - 7
Hồ con Rùa trước đây so với hiện nay cũng không có gì khác biệt, chỉ có cây xanh xung quanh hồ ngày càng lớn
 - 8
Dòng kênh Bến Nghé thông thoáng, hai bên bờ kênh không còn có các căn nhà lụp sụp, lấn chiếm kênh như xưa
 - 9
Chợ Bến Thành ngày nay đẹp lộng lẫy hơn xưa
 - 10
 Bến Nhà Rồng cũng vậy. Về đêm, Bến Nhà Rồng đẹp rực rỡ.
 - 11
 Đường Phạm Văn Đồng với 12 làn xe là con đường nội đô đẹp nhất TP.HCM
 - 12
 Đường xá được nâng cấp mở rộng
 - 13
Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng hiện đại và lớn nhất TP
 - 14
Hầm vượt sông Sài Gòn nối đôi bờ quận 1 với quận 2. Đây là hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á.
 - 15
 - 16
Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển
 - 17
 - 18
 - 19
Sài Gòn – TP.HCM đẹp rực rỡ về đêm
 - 20
 TP.HCM nhìn từ trên cao
 - 21
Mảng xanh của TP.HCM xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường
 - 22
Phối cảnh tòa tháp quan sát cao 86 tầng tại khu đô thị Thủ Thiêm. Khi hoàn thành, đây sẽ là tòa nhà cao nhất TP.HCM.
Dương Thanh

Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ?

image
Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng Mỹ đã ăn cắp Alaska từ Nga hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này và đến một lúc nào đó sẽ trả lại. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.

image
Sau khi Nga sáp nhập Crimea, nhiều người tự hỏi liệu Nga có tiếp tục hành động với Alaska hay không. Hiện trên trang web của Nhà Trắng đang có bản kiến nghị yêu cầu sáp nhập Alaska vào Nga. Bản kiến nghị này đã tập trung được hơn 35.000 chữ kí.

Và có một điều nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ? Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.

Alaska trước khi bán

Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trung tâm thương mại thế giới. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như vải Trung Quốc, trà và thậm chí là đá, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu và có rất nhiều nhà máy, cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.

image
Alaska tuyệt đẹp trong một buổi chiều tối tháng Tư.
Các thương nhân Nga kéo tới Alaska để mua ngà hải mã (một loại ngà đắt tiền như ngà voi) và lông rái cá biển có giá trị từ người dân địa phương.
Các giao dịch thương mại được kiểm soát bởi các Công ty Nga-Mỹ (RAC), do các nhà thám hiểm và doanh nhân Nga thành lập từ thế kỉ 18. Công ty này cũng kiểm soát tất cả các mỏ và khoáng sản của Alaska. Nó có thể kí hiệp định thương mại với các nước khác một cách độc lập, có cờ và tiền tệ riêng.
Sa hoàng cấp cho công ty này những đặc quyền trên. Tuy nhiên, chính phủ không chỉ thu các khoản thuế lớn mà còn sở hữu một phần lớn công ty này – Sa hoàng và các thành viên trong gia đình là cổ đông của RAC.

image
Người lãnh đạo công ty này là một vị thương gia tài năng Alexander Baranov.
Ông đã xây dựng trường học và các nhà máy, dạy dân bản địa cách trồng củ cải và khoai tây, xây dựng pháo đài và nhà máy đóng tàu, mở rộng các hoạt động buôn bán rái cá biển. Ông yêu mến Alaska không chỉ vì nơi này giúp ông kiếm được nhiều tiền mà còn bằng tình yêu thực sự.

Dưới sự lãnh đạo của Baranov, RAC có khoản doanh thu khổng lồ: hơn 1.000 % lợi nhuận. Khi Baranov nghỉ hưu và rời bỏ vị trí của mình, sĩ quan quân đội Hagemeister đã lên thay ông. Hagemeister đã tuyển thêm nhiều nhân viên và cổ đông mới trong quân đội. Thay vì việc chú trọng đến việc điều hành và phát triển công ty, ông này lại tìm cách chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, và chính những hành động đó đã hủy hoại RAC.

Lợi lộc bẩn thỉu

image
Ban lãnh đạo mới của công ty này đã tự cho mình mức lương khổng lồ, những nhân viên quản lý thông thường có thể kiếm tới 1.500 rúp mỗi năm (tương đương với mức lương của các bộ trưởng và các thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu của công ty có mức lương tới 150.000 rúp. Họ mua lông thú từ người dân địa phương với giá chỉ bằng một nửa. Kết quả, trong 20 năm sau, người dân ở đây đã giết chết gần như tất cả các con rái cá biển, khiến cho ngành thương mại có lợi nhuận nhất của Alaska bị dập tắt.

Trước tình hình đó, ARC bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Do đó việc buôn bán đá và trà bắt đầu, nhưng những người lãnh đạo lại không đủ sức điều hành tốt công ty và cũng không bao giờ nghĩ đến việc giảm lương của chính mình. Kết quả, RAC đã phải nhận trợ cấp của nhà nước - 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng cuối cùng công ty này cũng bị phá sản.

Sau đó, Chiến tranh Crimea (1853-1856) nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga. Với tình huống đó Nga không thể cung cấp cũng như bảo vệ Alaska vì các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Thậm chí cũng không thể khai thác vàng ỏ đây. Nga lo sợ rằng Alaska sẽ bị Anh cướp mất và Nga sẽ chẳng được lợi lộc gì.
Căng thẳng giữa Matxcơva và London tăng lên, trong khi mối quan hệ với các nhà chức trách Mỹ đang êm ấm hơn bao giờ hết. Cả hai gần như cùng có ý tưởng mua bán Alaska. Vì vậy Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington, đã thay mặt Sa hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.

Cờ Nga bị hạ xuống

Trong khi hai bên đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước cùng phản đối thỏa thuận trên. Các phương tiện Nga tràn ngập những câu hỏi như: "Sao chúng ta có thể từ bỏ vùng đất mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có kết nối điện báo và có nhiều vàng?”. Trong khi truyền thông Mỹ thì phẫn nộ: “Tại sao Mỹ cần vùng đất băng giá đó?”.

image
Không chỉ có báo chí, quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận việc mua bán này. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những bất đồng đó, ngày 30/3/1867, tại Washington, hai bên đã ký thỏa thuận bán Alaska với diện tích 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng. 

Ở thời điểm đó, một vùng đất bình thường ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1395 lần. Nhưng khi đang phải đối mặt với tình cảnh sẽ bị mất Alaska mà không kiếm được đồng xu nào, thì có vẻ như việc chấp thuận thỏa thuận trên vẫn là một giải pháp tốt hơn nhiều đối với Nga.

image
Việc bàn giao chính thức Alaska cho Mỹ được thực hiện ở Novoarkhangelsk. Những người lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bị hạ xuống và được đánh dấu bằng phát súng đại bác. Sau đó, người Mỹ đã đổi tên thủ phủ Novoarkhangelsk thành Sitka. Hàng trăm người Nga quyết định không lấy quốc tịch Mỹ đã phải đi khỏi khu vực này bằng tàu buôn.

Một thời gian ngắn trôi qua, vàng đã bắt đầu được khai khác. Các cơn sốt vàng bắt đầu nổi lên ở Alaska, giúp người Mỹ kiếm được hàng trăm triệu USD.

PHẠM KHÁNH

Alaska: Đất và Người


image



Tôi vừa thực hiện một chuyến du lịch Alaska. Xin chia sẽ với các bạn những điều trông thấy và học hỏi được. Các bạn từng nghe chuyện kể về Alaska qua các chuyến cruiser khởi hành từ Seattle (Hoa Kỳ) hay Vancouver (Canada) len lỏi giữa các quần thể đảo đông nam Alaska (Inside Passage) ghé thăm thủ đô Juneau ngắm nhìn các tảng băng nổi (icebergs) màu xanh dương và các dòng băng giá (glaciers) như những giải lụa trắng giăng trên nền núi xanh rì.

image

Tôi cùng gia đình con trai Cương-Phú và hai cháu nội Kaylee 12 tuổi, Sandy 9 tuổi đi từ Seattle bằng đường hàng không đến Anchorage, một thành phố biển nam Alaska. Sau đó chúng tôi dùng xe hơi đi vào vùng Fairbanks ở trung tâm Alaska rồi vòng trở về Anchorage theo một vòng tròn dài 1,600 km do sự thỏa thuận với một công ti du lịch. Công ti du lịch Explore Tours lo sắp xếp khách sạn, đề nghị các thắng cảnh đáng thăm viếng, thuê sẵn xe van và chuẩn bị các phương tiện di chuyển đặc biệt ra vào các vùng núi non vắng người không có đường sá tiện nghi. Chúng tôi tự lái xe và di chuyển theo lộ trình đã thỏa thuận, hoàn toàn tự do về ăn uống và giờ giấc, rất thuận tiện cho trẻ em và người lớn tuổi.
Tiểu bang Alaska gồm 5 vùng: Vùng nối với lục địa (Inside Passage) có thủ đô Juneau, vùng Trung Nam (South Central) thành phố chính là Anchorage; Tây Nam (Southwest) thành phố chính Bethel; Nội Địa (Interior), thành phố chính Fairbanks; và vùng Cực Bắc (Far North) thành phố chính Bartow . Alaska với 1 triệu rưỡi km2, rộng gấp 4.6 lần Việt Nam nhưng với dân số 683.000 người chỉ bằng 1/130 dân số Việt Nam. Dân cư có một không gian mênh mông trung bình một người có 2 km2 đất.


image

Đất Alaska và quần đảo Aleutian do ông Vitus Bering một người Đan Mạch (làm việc cho Nga hoàng) và một người Nga  ông Alexei Chirikov tìm được năm 1741. Hoa Kỳ mua lại của Nga năm 1867 với giá 7.2 triệu mỹ kim (2 xu một mẫu tây) do sáng kiến của bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ William Seward dưới thời  tổng thống Abraham Lincoln. Khi bộ trưởng Seward ngỏ ý với Nga, dân Mỹ cho là một ý tưởng ngông cuồng vì không ai phí tiền mua một “cục nước đá”. Nhưng đã thành sự thật và sự mua bán được hoàn tất năm 1867 dưới thời tổng thống Andrew Johnson.

image

Hoa Kỳ mua Alaska cũng chỉ để đó. Thông kê lần đầu tiên năm 1880, Alaska có 33.426 người, trong đó có 430 người bản xứ (natives). Năm 1898 người Mỹ tìm thấy mỏ vàng, và khoảng 30.000 phu mỏ đến Alaska tìm vàng định cư vĩnh viễn tăng dân số lên dần và đóng góp mỗi năm hàng tỉ mỹ kim cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tuy vậy kể cả những phu mỏ đến khai thác mỏ vàng và mỏ đồng cuối thế kỷ thứ 19, cho đến năm 1950 Alaska vẫn còn là một vùng đất hoang vu.
Năm 1968 hai công ti ARCO và Exxon tìm thấy dầu thô và khí đốt trong vịnh Prudhoe ở bờ bắc Alaska với trữ lượng lớn ước lượng 1.6 tỉ mét khối dầu và 740 tỉ mét khối khí đốt và bắt đầu khởi công đặt ống dẫn dầu từ vịnh Prudhoe chạy dọc Alaska xuống cảng Valdez dài 1.280 km mới tạo ra một công trình vĩ đại thu hút nhân tài và thợ thuyền. Dân số Alaska tăng nhanh và công trình thiết kế ống dẫn dầu cũng như sự vận hành của ống dẫn từ năm 1977 đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt Alaska về kinh tế, môi sinh và dân số. Kỹ nghệ quan trọng khác của Alaska là khai thác gỗ, da thú và du lịch.


image

Khởi thủy Alaska có 11 giống dân gồm 5 luồng văn hóa nói 22 thổ  ngữ khác nhau từng sống tại 5 vùng riêng biệt. Họ đã trải qua một đời sống mà cuộc đời không có một việc gì  khác hơn là chống chỏi với cái lạnh và băng giá để sống còn. Các giống dân này  gồm người Eskimos, người da đỏ (Indians) và người Aleuts còn rất ít, và với tiện nghi của đời sống được tổ  chức sau này họ vẫn thích sống với thiên nhiên.
Đông nhất là người  Eskimos chiếm 55%  thuộc hai văn hóa Inupiat và Yupik ở trong những vùng khác nhau và ngôn ngữ khác nhau. Người Inipiat ở phía Bắc, người Yupik ở mạn Nam . Khoảng 33% là người da đỏ sống ở vùng giữa Alaska và vùng Đông Nam. Người Aleuts chiếm 15% sống trong vùng hải dảo Aleutians và vùng Prince Islands Sound gồm thành phố Valdez.

image

Alaska lại là nơi lý tưởng cho những người có vấn đề không thích hợp với lục địa. Lớp người thứ nhất là những người thất nghiệp triền miên không còn khả năng kiếm được việc làm tại lục địa đến Alaska làm ống dẫn dầu xuyên bang. Đa số trở về lục điạ, một số ở lại. Hạng người thứ hai bất mãn với cuộc sống tranh giành tìm đến Alaska nơi có nhiều việc làm và ít tranh chấp nhau. Hạng người thứ ba là thành phần bất hảo chạy trốn luật pháp. Họ là thành phần cô đơn và thường là thành phần gây tội phạm tại Alaska.
Do bản chất giang hồ người Alaska có một lối sống cởi mở chào đón bất cứ ai đến thăm tiểu bang của họ, nhưng bên trong chứa đựng những uẩn ức có thể bộc lộ thành giông bão. Câu hỏi đầu tiên trên môi của người Alaska là: “Bạn từ đâu tới?” . Câu hỏi tiếp theo là “Bạn có thích Alaska không?”  Bạn trả lời “có”, và dù bạn đến từ nước ngoài hay từ các tiểu bang Hoa Kỳ khác, họ cũng vui mừng ra nét mặt một cách chân tình.
Người Alaska hiền, cương trực và nóng tính. Ở Alaska cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có những vụ án giết người, nhưng Alaska có những nét riêng biệt do tính tình và khí hậu khắc nghiệt của Alaska. Có một vụ thảm sát cuối thập niên 1980s người Alaska chưa quên.


image

Louis Hastings và vợ là Lennie Stoval gốc California đi Alaska hưởng trăng mật. Thích núi rừng giá lạnh và sự tỉnh mịch hoang dã đã dọn đến  Alaska năm 1982 chấp nhận đời sống thiếu thốn trong vùng hoang vu McCarthy của mỏ đồng Kennecott bỏ hoang từ năm 1938. Dân cư tại McCarthy là một nhúm thợ mỏ chừng 10 gia đình ở lại sinh sống và đều quen biết nhau như trong một đại gia đình dù nhà này cách nhà kia hằng dặm đường. Họ thường gặp nhau tại thùng thư do một máy bay tư nhân sở bưu điện thuê mang thư từ tới. Phi công Lynn Ellis lái máy bay đưa thư là một khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng nho nhỏ đó.

image

Họ đón vợ chồng Hastings một cách niềm nở. Đến McCarthy Hastings bị bệnh tâm thần trở chứng ra tay bắn chết tất cả cư dân tại McCarthy. Tại Alaska không có án tử hình, tòa phạt Hastings 634 năm tù ở . Hastings chống án lên toà trên với lý do bệnh tâm thần do (theo lời khai của Hastings) hít “hơi đồng” của mỏ đồng bỏ lại trong vùng. Không biết sự thật ở đâu vì tòa trên không xét khiếu nại của Louis Hastings.
 Alaska rộng, ít đường sá, một phương tiện di chuyển tiện lợi là máy bay nhỏ một cánh quạt có thể đáp trên mặt nước hay sông băng giá nên cứ 40 người dân Alaska thì có một người biết lái máy bay. Dọc các bờ sông lớn máy bay nhỏ đậu sát ven sông như tại các bãi xe hơi.


image

Sandy, cháu gái 9 tuổi của tôi ghi gọn chuyến đi bằng Anh ngữ trong nhật ký của nó như sau (Sandy nghe hiểu và đọc được chữ Việt, nhưng chưa viết nổi chữ Việt):
“Gia đình tôi cùng Ông nội đi Alaska. Ở đó tháng 6 này chỉ có ngày dài 24 giờ mà không có đêm. Ba tôi lái 1,000 dặm xe từ thành phố Anchorage lên Talkeetna, đến Delani National Park, Fairbanks, ghé thành phố nhỏ mang tên North Pole, đến tỉnh Glennallen, Copper Landing, đến phi trường Chitina dùng máy bay nhỏ chở gia đình và Ông nội bay qua khu rừng núi Wrangell-Saint Elias và glacier Kennecott đến một khu du lịch không điện thoại, không báo giấy, không TV. Chỉ có ghế ngồi để thưởng ngoạn sự tỉnh mịch của thiên nhiên. Vòng trở về Valdez, đầu phía nam của ống dẫn dầu dài 800 dặm, thăm glacier Meares, đi phà, qua hầm đến Whitier rồi trở về Anchorage.


image

Thuyền phản lực chạy nhanh trên sông Talkeetna do Irael lái. Anh ta kể chuyện làm sao bố mẹ anh từ New York đã đến Talkeetna chiếm đất hoang theo chương trình của chính phủ. Ai đến ở một vùng đất hoang trong 5 năm sẽ trở thành chủ nhân. Bố mẹ anh đã sống 5 năm tại một nơi không có nước máy và cách đường giao thông gần nhất 20 dặm và đã trở thành chủ nhân vùng đất anh đang thừa hưởng .
Chúng tôi được biết về thực vật và động vật trong vùng Talkeetna do cô Jenny, một chuyên viên thiên nhiên học (naturalist) giải thích.
 Cô Jenny mang kè kè một khẩu súng nòng dài có thể bắn hạ gấu đe dọa khách du lịch. Quyền có súng được ghi vào hiến pháp Hoa Kỳ, và mỗi tiểu bang đều có luật riêng quy định quyền mang súng khá khắc khe, ngọai trừ Alaska.
Xe buýt chở chúng tôi chạy băng qua rừng Delani (Delani National Park) một vòng dài hơn 70 dặm băng qua rừng cây thấp giữa các đỉnh núi tuyết phủ đầu non trắng xóa quanh năm (tundra), quan sát thú rừng sống thiên nhiên giữa núi rừng. Chúng tôi thấy được gấu, dê rừng, nai rừng, chó sói.
Xe lửa ngày xưa giữ lại y nguyên chở chúng tôi đi thăm mỏ vàng tại El Dorado, gần Fairbanks do nhạc sĩ guitar/violin Earl Hughes vừa đàn vừa hát vừa lái xe. 
Ông Hughes sinh đẻ tại Canada, đến hành nghề như một nghệ sĩ tại Alaska năm 1980, và suốt 18 năm qua là người lái tàu lửa và hướng dẫn giúp vui cho khách du lịch “đi tìm vàng”. Chúng tôi bất ngờ được ông Hughes giới thiệu có bố mẹ đến thăm và đang có mặt trên chuyến tàu. Tôi thấy hai ông bà cụ tóc bạc phơ, nhìn Earl đàn hát và rơm rớm nước mắt.
Tại El Dorado người ta chỉ cho chúng tôi cách đãi cát lấy vàng. Sau đó họ cho mỗi người một gói quặng để tự đãi lấy. Thật thích thú, chúng tôi đãi được vàng thật. Cân tại tiệm vàng tại chỗ, Ông nội được $11, Kaylee và Ba được $14, Mẹ và Sandy được $24. Tiệm vàng bán plaque đựng vàng và giây đeo cổ làm kỷ niệm. Mỗi ngày có hàng ngàn du khách vào thăm mỏ vàng, không ai khỏi mua plaque. Tiệm vàng bỏ công cân vàng du khách đãi được và thu tiền bán plaque “mệt nghỉ”.


image

Máy bay một cánh quạt chở 6 ông con chúng tôi vào Kennecott. Chúng tôi mang theo  một túi xách nhỏ, để xe van tại phi trường Chitina. Phi công cho chúng tôi bay trên các dòng băng thạch (glaciers) và đáp xuống gần khách sạn Kennecott glacier Lodge  nằm trên một đỉnh đồi bên bờ băng thạch Kennecott.
Từ  khách sạn nhìn góc nào cũng thấy như một tấm“bưu thiếp”. Chúng tôi tham gia một cuộc đi bộ 2 dặm có hướng dẫn trên băng thạch, một kinh nghiệm lý thú. Ông nội không đi. Bệnh viện gần nhất ở cách 16 km và chỉ có thể di tản bằng trực thăng. Ông nôi sợ trượt té gãy chân!
Từ Kennecott xe van trả chúng tôi về phi trường Chitina băng qua 60 dặm đường đất qua thung lủng Copper River. Từ Chitina, Ba lái về Valdez đi một vòng 9 giờ trên tàu nhỏ chạy trong cảng Valdez ngắm nhìn Icebergs, thú vật lạ như Otter bơi ngữa, cá voi lừng gù … và bức tường băng thạch Meares.
Băng thạch Meares cao ngất mấy trăm thước, một màu xanh dương, ngạo nghễ nằm dưới ánh sáng mặt trời chói chan, thỉnh thoảng từng tảng băng lớn mất thăng bằng đổ ùm xuống mặt  nước tạo ra những tiếng động kinh hồn.


image

Từ Valdez tàu ferry chở  xe và người đến Whittier. Từ Whitier Ba lái xe về  Anchorage qua một đoạn đường 30 dặm ngắn thôi, tuyệt đẹp. Đường quanh co qua những đồi tuyết và sông dài gặp biển như một bức tranh, băng thạch này nối băng thạch kia , … thác Bridal Veil, thác Horse Tail… ngút ngàn”
Tôi thường tự hỏi bà Sarah Palin cựu thống đốc Alaska có phải là một người bất thường không? Bà làm chính trị như đóng tuồng. Chuyến du lịch Alaska lần này cho tôi nghĩ bà Palin sống, nói năng và hành động như một chính khách có truyền thống Alaska. Bà chủ trương cực hữu và thành thật với chính mình. Thích thì làm không giả dối và không quan tâm đến ai nghỉ như thế nào về mình.


image

Alaska cái gì cũng lạ. Nhưng trước khi rời Anchorage xin các bạn đừng quên đến tiệm phở Việt Nam (Vietnam Restaurant) địa chỉ
3030 Denali St. Anchorage, Alaska
.  Phở tái ngon tuyệt $10 một tô. Vợ chồng chủ tiệm niềm nở hết nói!


Trần Bình Nam
July 1, 2011