Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Hòa giải: Câu chuyện có thể có hồi kết


Chúng ta cần thừa nhận những uẩn khúc rất đời - những câu chuyện tí hon mà vì hoàn cảnh chiến tranh đã được hấp thụ vào câu chuyện lịch sử vĩ đại của một dân tộc anh hùng - để mỗi người dù ở phía nào đều thấy chân dung của mình trong đó.
Xem loạt bài Hòa hợp để yêu thương

Vài tháng trước một học giả Pháp có tên Francois Guillemot xuất bản một cuốn sách về “phụ nữ Việt Nam trong các cuộc nội chiến".
Ông ta lý luận chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam là “nội chiến” vì khi đó trong chính nước Việt, giữa người Việt với nhau cũng có nhiều phe phái nổi lên tranh giành quyền lực.
Lý luận đó đã dấy lên một cuộc tranh luận nảy lửa trên diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam tại Mỹ về bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ. Như rất nhiều cuộc tranh cãi khác trong giới trí thức về chủ đề này, phần đông sẽ kết luận rằng, việc Mỹ giúp Pháp, rồi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm và sau đó trực tiếp đổ quân vào Việt Nam là việc làm nếu không được coi là bành trướng đế quốc thì cũng là trái đạo đức. Tuy nhiên, với những tiếng nói ít ỏi vang lên, chẳng hạn như Guillemot, cũng không khỏi khiến ta chạnh lòng suy ngẫm về những gì đã xảy ra trên đất nước Việt Nam  qua bao thập kỷ chiến tranh.
Hòa giải, hòa hợp, 30/4
Quảng Trị năm 1972, thành phố hoang tàn và đổ nát. Ảnh: Nick Út
Trong bất kì cuộc kháng chiến nào, việc chống can thiệp của nước ngoài, ở bất kì nơi đâu không riêng gì Việt Nam, đều có yếu tố nội bộ  Thứ nhất là bao giờ cũng có những kẻ đầu cơ trục lợi, giặc chưa đến đã hàng, không những đầu hàng mà còn giúp ngoại bang bóc lột chính dân mình, miễn  sao vinh thân phì gia. Số này sẽ chống lại bất kì người bản xứ nào muốn đứng lên .
Trong số những người còn lại thì hầu như bất kỳ ai khi đứng trước sự an nguy của đất nước, của gia đình và bản thân cũng đều sẽ đặt ra câu hỏi, “theo ai, làm gì, như thế nào.” Dù ta có muốn tin rằng mỗi người Việt là một cấu thành tuyệt đối của tổ quốc Việt Nam thiêng liêng và sẵn sàng hi sinh đến giọt máu cuối cùng để chống lại sự đô hộ của nước ngoài, trong thực tế mỗi người Việt khi quyết định tham gia (hay không tham gia) vào cuộc kháng chiến chống Mỹ đều đã đắn đo hết những thiệt hơn, hết lẽ phải trái, giữa cái chung và cái  riêng. Đó cũng là lẽ thường. Con người mà.
Nhưng chiến tranh càng kéo dài, càng khốc liệt thì lựa chọn của con người ta càng bị thu hẹp khi mà “đứng giữa” trở thành tiêu chí xa xỉ, khi  cuộc sống được quy nạp chỉ còn hai tiêu chí  "bên này – bên kia”. Tính chất của cuộc chiến, một bên là cường quốc số 1 thế giới về mọi mặt chống lại một bên là nước nhỏ và nghèo, khiến cho việc tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc trở thành một khối vững chắc là điều tối cần, càng làm cho lằn ranh giữa tốt (nghĩa là theo ta) và xấu (theo địch) trở nên rõ ràng hơn.
Có điều khi chiến tranh đã kết thúc thì hệ thống “phân loại nhị phân” kiểu này đã không còn thích hợp để nói lên tính đa dạng và nhiều trắc ẩn của cuộc kháng chiến cũng như của từng con người đã phải sống trong thời “nồi da xáo thịt” đó, đặc biệt càng không giúp ích gì cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh mà dân ta đã phải chịu đựng cả thế kỉ qua (nếu tính từ những cuộc khởi nghĩa từng vùng/miền chống Pháp từ đầu thế kỉ 20).
Hòa giải, hòa hợp, 30/4
Những công trình mới ở TP.HCM. Ảnh: Đinh Tuấn
Trong một cuộc thảo luận gần đây tại Trung tâm Wilson (thủ đô Washington) về việc chính phủ Mỹ sử dụng các bài học rút ra từ chiến tranh Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, một phụ nữ Mỹ gốc Việt run giọng (không rõ vì xúc động hay vì cáu giận) nhắc đi nhắc lại một câu “nước Mỹ không thua Cộng Sản, Nixon có thể tiếp tục cuộc chiến nhưng quyết định bỏ rơi đồng minh (Sài Gòn)…” tới mức chủ tọa phải ngắt lời và yêu cầu bà ngồi xuống. Với những người như bà, những người cho rằng việc Mỹ nên tiến hành chiến tranh ở Việt Nam dù với bất kỳ tên gọi gì hoặc thủ đoạn nào, thì việc hòa giải hòa hợp là điều bất khả thi.
Cụm từ “Hòa giải” chính nó đã mang nghĩa “hai phía”. Ta không thể vì mục đích hòa giải mà chấp nhận xuyên tạc tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến vì mục tiêu thống nhất đất nước.
Tuy nhiên chính ta cũng phải thừa nhận đã có những bước đi không sáng suốt khiến cho việc hòa giải thời kỳ đầu đã trở thêm khó khăn.. 
Nếu tỉnh táo nhìn nhận thì ta phải thấy trong số những người ở lại một phần là do không di tản kịp nhưng có rất nhiều người ở lại là do họ  hi vọng vào sự khoan hồng của chính quyền mới. Chính sách cải tạo đã đẩy những con người này từ chỗ muốn hoàn lương sang chỗ cay đắng, và từ đó gia đình họ dù ở nước ngoài hay ở Việt Nam đều mang ấn tượng rất xấu.
Tai hại hơn, họ và những người vượt biên những năm 70, 80 trở thành phương tiện truyền thông (tích cực) về hình ảnh (tiêu cực) của Việt Nam đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Ai đã làm việc với chính phủ Mỹ để xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, bình thường hóa quan hệ hai nước, hoặc tăng cường hợp tác… đều hiểu rất rõ rằng những người Việt tị nạn sang Mỹ sau năm 1975 đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc vận động hành lang nhằm phá cho bằng được bất kì động thái nào giữa hai nước tiến tới một mối quan hệ hữu nghị.
Còn những thế hệ sau, sinh ra ở Mỹ, thì hoặc là hoàn toàn mù mờ về gốc gác Việt hoặc nếu có quan tâm thì cũng mang những mặc cảm nặng nề. Về mặt tinh thần, rõ ràng không ai được lợi từ việc mỗi người hay cả dân tộc đeo đẳng sự hận thù, cay đắng.
Về mặt chính trị, ta cũng không có lợi khi mà hàng trăm nghìn người Mỹ gốc Việt – trong con mắt người Mỹ thì họ là đại diện “xác thực” nhất cho hai chữ “Việt Nam” – lại chỉ có những hành động và lời nói đầy kỳ thị về nước Việt.
Về mặt kinh tế ta càng không được lợi lộc gì. Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, người tị nạn/nhập cư, dù xuất phát từ bất kì quốc gia nào, đều là nhóm năng động và có khả năng thích nghi cao hơn so với mặt bằng dân số của nước đó. Điều này càng đúng với cộng đồng người Việt tại Mỹ, phần lớn đều thành công. Một lượng lớn tài năng và chất xám của con người Việt thể hiện ở những nhà khoa học và kinh tế học, những bác sỹ, kỹ sư người Mỹ gốc Việt đang ở lại phục vụ nước Mỹ, hoặc liên kết hợp tác với… nước khác chứ không phải Việt Nam. Thật đáng tiếc.
Còn ở trong nước, việc hàn gắn vết thương chiến tranh càng cần thiết. Không phải tẩy trắng lịch sử mà phải vẽ một bức tranh không chỉ có hai màu trắng và đen về cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Chúng ta cần thừa nhận những uẩn khúc rất đời - những câu chuyện tí hon mà vì hoàn cảnh chiến tranh đã được hấp thụ vào câu chuyện lịch sử vĩ đại của một dân tộc anh hùng - để mỗi người dù ở phía nào đều thấy chân dung của mình trong đó. Dân tộc ta giỏi đánh giặc nhưng cũng đầy lòng bao dung.
Ta đã có tự do, hòa bình, ta đã đổ quá nhiều xương máu để giành được điều đó. Không có lý gì mỗi chúng ta không thể nắm lấy tay những người Việt thiện chí khác để cùng nhau xây dựng một trang sử mới cho dân tộc.
  • Minh Nguyệt (Từ Mỹ)

Ba lăm năm hòa hợp để yêu thương

Ba mươi lăm năm sau ngày thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, VietNamNet khởi đăng loạt bài với chủ đề: Hoà hợp dân tộc bằng tình thương yêu. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những thành quả đã đạt được và những gì còn có thể làm được để gạch ngang quá khứ, khép kín thương đau, vạch đường tương lai để muôn người Việt Nam như một tiến về phía trước... sự kiện nóng
Đã xa rồi ký ức chiến tranhĐã xa rồi ký ức chiến tranh
Vươn lên từ đổ nát do chiến tranh, Việt Nam đã trải qua bước đổi thay mạnh mẽ. Thế hệ thứ nhất- những người trực tiếp chứng kiến giờ cũng không còn nói nhiều về cuộc chiến, họ bình tĩnh hơn mỗi khi nhớ về hồi ức. Còn giới trẻ- những người sinh sau ngày 30/4/1975, chiến tranh là câu chuyện xảy ra đã lâu trong lịch sử.
Cùng một dân tộc hà cớ gì không thể hoà hợpCùng một dân tộc hà cớ gì không thể hoà hợp?
"Với Mỹ, chúng ta sẵn sàng "gác" quá khứ, để hợp tác, nhìn về tương lai, thì không lý do gì, người cùng một dân tộc, cùng một tổ quốc, mà không thể hòa hợp, đoàn kết với nhau để xây dựng tương lai cho đất nước mình" - Nguyên Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình nói.

Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai
"Nếu ai đó trong chúng ta dù từng đứng từ phía nào mà vẫn nuôi lòng thù hận, cản trở hòa hợp dân tộc thì sẽ dần trở nên lạc lõng và thật sự có lỗi với tương lai của chính con cháu mình - nhà ngoại giao kỳ cựu Võ Văn Sung nói.



GS. Cao Huy Thuần: "Dân tộc không có sông Ngân"
Đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác?





Bao dung và hòa hợp- nhìn từ dân trí và hội nhập
Nếu không tranh thủ đoàn kết, cùng nhau xây dựng đất nước thì làm sao tránh được nghèo nàn lạc hậu, làm sao tránh được vị thế của nước nhược tiểu.


Muốn hòa hợp, phải tin nhau
Thành viên Chương trình WHF của Nhà Trắng cho rằng, hòa giải phải được xây dựng dựa trên lòng tin. "Thử đặt mình vào địa vị của phía bên kia, để hiểu, thông cảm và bỏ qua, cùng tiến về phía trước".


Bắc nhịp cầu xóa hố sâu ngăn cách
Bắc nhịp cầu xóa hố sâu ngăn cách
Nhiều người lặng đi khi vị tướng còn mang quân hàm từ bàn chủ tọa bỗng bước nhanh tới và bắt tay diễn giả thật chặt... Diễn giả ấy, ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Còn vị tướng đang mang quân hàm chính là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thượng tướng Phan Trung Kiên.

Những đòi hỏi mới của thời cuộc
Tháng 4/1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
Việt Nam từ chiến tranh đến hoà bình dưới ống kính của Nick Út
Vừa gặp chúng tôi, Nick Út đã hồ hởi mở ngay laptop "khoe" những bức ảnh tươi rói ông vừa chụp cảnh đường phố Sài Gòn. "Nick Út là quê hương, Nick Út là Việt Nam, bạn bè tôi đều nói vậy. Ngày mai tôi sẽ đưa ảnh Việt Nam lên Facebook", Nick Út khoe.

Lenin với hoà hợp dân tộc
Lenin từng nói rất thẳng rằng: "Đối với chúng ta, một "chuyên gia khoa học và kỹ thuật" dù là chuyên gia tư sản nhưng thạo công việc của mình, thì cũng vẫn mười lần quý hơn người đảng viên cộng sản huênh hoang, ngày hay đêm, bất cứ lúc nào cũng chỉ sẵn sàng viết "các đề cương", đề ra "các khẩu hiệu", đưa ra các điều hoàn toàn trừu tượng. Hãy biết nhiều sự kiện hơn nữa, hãy bớt những lời tranh luận mệnh danh là có tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa đi".

Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris
Phải lấy ngọn cờ đại đoàn kết, không phân biệt quá khứ, không phân biệt quốc tịch, nhằm hướng về Tổ quốc đã độc lập thống nhất và tùy khả năng từng người, từng tập thể mà góp phần xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".



Trải lòng của những người về cội nguồn, khép thương đau
Biến cố năm 1975 khiến không ít kiều bào lần đầu tiên quay về nước đã phải đối mặt với nhiều rào cản.Nhưng dần dà, họ nhận ra đã "mọc rễ" trên mảnh đất quê hương. Và nay, lứa con cháu họ cũng đang hướng về nguồn cội.

Chuyện của Tổng trưởng Quốc phòng chế độ cũ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lần đầu tiên gặp ông Nguyễn Hữu Có đã cầm tay mà nói: "Chào mi, ta với mi lúc trước hai đứa hai chiến tuyến nhưng nay ta đã là hai anh em".

Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội chế độ cũ
Ba mươi lăm năm nhìn lại.Thời gian đã đủ lâu để những người đang sống thấy thấm thía nỗi đau ngăn cách. Quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ xem ra đã là một bước tiến khá dài cho mục tiêu hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người.

Trí thức chế độ cũ góp sức cải tổ ngành Ngân hàng
Kết quả tốt đẹp của chuyến đi đã tạo nên một nguồn cảm hứng khiến chúng tôi làm việc hăng say hơn. Anh Ba Châu vào gặp anh em và đề nghị xây dựng đề cương về cải cách hệ thống Ngân hàng với mục tiêu là biến hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp. Chúng tôi vui vẻ nhận lời.

Nhóm Thứ Sáu và lần đầu gặp ông Sáu Dân
Trước hơn hai mươi quan chức, Nhóm Thứ Sáu quả quyết: "Việc ngăn sông cấm chợ đã làm lệch lạc hệ thống giá cả trong nền kinh tế; Việc cải cách tiền lương là đúng, nhưng những biện pháp không phù hợp tiếp theo đã triệt tiêu hiệu quả của cuộc cải cách tiền lương. Cuộc cải cách giá - lương - tiền có thể đã thành công nếu Nhà nước không đổi tiền".

Thăng trầm câu chuyện Giá - Lương - Tiền
"Nhóm Thứ Sáu" không những khẳng định những biện pháp cải cách tiền lương thời đó không phù hợp mà còn cho rằng tình trạng ngăn sông cấm chợ đã làm lệch lạc hệ thống giá cả. Họ còn kiến nghị chấm dứt tức khắc tình trạng ngăn sông cấm chợ mà trước tiên là bãi bỏ các trạm kiểm soát trên các truyến giao thông.

Nhóm Thứ Sáu: Gắn cuộc đời với thời vận dân tộc
Với Nhóm chuyên viên kinh tế Thứ Sáu, sự gắn bó như một duyên phận không cần một hợp đồng hay một hẹn ước. Tuy mỗi người có những cảnh ngộ trong cuộc đời khác nhau, nhưng đều có cùng tâm tư, đó là những băn khoăn trăn trở, lo âu cho vận mệnh và tương lai của dân tộc.
Nhóm Thứ Sáu: Vật vã với Giá - Lương - Tiền
Sau khi chính sách giá lương tiền được thực hiện, nền kinh tế lâm vào cảnh xáo trộn, giá cả tăng từng ngày, trong khi đó tiền mặt khan hiếm, chính quyền các cấp kêu gào kéo giá xuống. Thành uỷ đề nghị Nhóm nghiên cứu chuyên đề nghiên cứu biện pháp làm cách nào để kéo giá xuống.
Từ "ngủ dài cho đỡ đói" tới khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam
Đầu thập niên 80, quá trình phát triển của Công ty Cholimex cũng như các công ty bạn là một bước đột phá vào cơ chế bao cấp: tạo ra những mầm tư duy mới về một nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của thể chế xã hội chủ nghĩa.

Đường hòa nhập của những nhân sĩ chế độ cũ (kỳ 2)
Khi được khen viết bài xuất sắc, một thành viên trong Nhóm trả lời: "đừng khen tôi, chẳng qua tôi có nhu cầu phải viết thì viết, cũng giống như con gà mắc đẻ thì phải đẻ trứng vậy thôi. Đẻ ở đâu cũng không hay, đẻ rồi người ta mang đi để làm gì cũng không biết, họ luộc ăn hay đem đi ấp cũng chẳng quan tâm". Có lẽ đây cũng là suy nghĩ chung của các thành viên Nhóm Thứ Sáu.
Đường hòa nhập của những nhân sĩ chế độ cũ
Với những nghiên cứu thầm lặng, Nhóm trí thức này đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới của thành phố. Họ để lại dấu ấn trong những đột phá về cải cách giá - lương - tiền, cải tổ ngành ngân hàng, đề xuất lập khu chế xuất Tân Thuận...