Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở Miền Bắc , nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn kéo dài đến cuối thập niên 80 . Và Miền Nam tất nhiên cũng bị ảnh hưởng khoảng 1 chục năm , kể từ sau tháng Tư 1975
Đây là những ảnh về một giai đoạn mà đời sống sinh hoạt, kinh tế, xã hội diễn ra cách đây đã trên 2 chục năm. Lúc đó, hang hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường, người dân chưa được phép vận chuyển thực phẩm va mọi thứ hang hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Hầu như mọi sự mua bán giữa tư nhân đều được coi là "chui".
Mời xem lại những hình-ảnh có thực :
Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng.
Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.
Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi mở cửa
Một cửa hàng gia dụng.
Quầy bán vải
Mua đồ gia dụng.
Cửa hàng phân phối thịt
Quầy hàng "kiểu mẫu" và "đội hình" nhân viên
Đài phát thanh (Radio) là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.
Tiền mặt hạn chế sửdụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.
Phiếu mua thịt
Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.
Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mì... với trọng lượng tương đương ghi trên tem.
Có thể mua các phụtùng xe đạp bằng tấm phiếu này.
Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.
Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu.
Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than... Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.
Sổmua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây : vì"Mất Sổ Gạo" còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không muađược gạo giá chính thức . Mua "Chui" thì rất mắc !
Quyđịnh của Nhà nước trong việc dùng tem phiếu.
Một bài báo về chỉ dẫn mua hàng tết bằng tem phiếu.
Cuộc sống thời bao cấp: