Dù giờ đây cô có hát bằng giọng yếu hơi trên sân khấu thì người nghe vẫn sẽ phơi phới cất lên với cô bằng giọng hát thanh xuân bất tuyệt của họ ởtrong lòng.
Hé lộ cát-se khủng mời Khánh Ly về nước
Khánh Ly trở về. Một tin vui xôn xao.
Không chỉ những ai đã có ký ức với gương mặt Khánh Ly mới mong ước một ngày tận mắt thấy cô trở về đứng trên sân khấu Việt Nam, mà những đứa trẻ lớn lên sau 1975, như tôi, vẫn đầy một ký ức với tiếng hát Khánh Ly. Biết bao giờ mới có một giọng hát đặc biệt như vậy?
Khánh Ly là một phần tuổi thơ tôi, khi cha mẹ tôi dùng cái cassett cũ kỹ để vang vọng khắp nhà những giọng ca "trước 75": Khánh Ly, Thanh Tuyền, Duy Khánh, hát Trịnh Công Sơn, Phạm Duy...
Nha Trang ngày về, gót chân du khách giẫm lên những con ốc nhỏ trên bờ biển, còn hai con mắt khóc người một con, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều...
Giống như bao gia đình hồi đó, đến bữa tôi ôm rá gạo tỉ mẩn nhặt những đùm gạo rỗng tuếch dính nhau, bên trong có con sâu gạo bé tí nằm cong queo nhưng bên tai vẫn miên man chảy những dòng du dương.
Chúng tôi đến trường học hát “Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít”, về nhà lại “Trời ươm nắng cho mây hồng/ Ông trăng xuống chơi cây cau”… Cha mẹ tôi cũng vậy. Dường như việc cả ngày nghe nhạc của các nhạc sĩ "trước giải phóng"-hồi ấy người ta gọi thế và buổi tối viết thu hoạch học Nghị quyết không có gì mâu thuẫn nhau cả. Đặt vào thời điểm vừa sau 1975, đó là việc khá khác thường. Nhưng ở gia đình tôi mọi việc cứ hồn nhiên như thế.
Chúng tôi lớn lên với những giọng ca đẫm đượm, thuộc lòng bài hát lời ca nhưng chẳng biết người hát tên gì, mặt mũi ra sao. Đến khi trưởng thành, nhận ra từ lúc nào mình biết băn khoăn cũng là lúc nhận ra vẻ đẹp ấy đã quện trong lòng.
Thì hôm nay, Khánh Ly trở về.
Chồng chất những bốn mùa như gió như mây nhưng giờ đây dòng sông đã nối đôi tay liền với biển khơi. Con chim giang hồ lang thang với gió và giấu nỗi buồn trong cánh, cuối cùng không còn phải hẹn hò với giấc mơ mà thực sự đã trở về vui bên dòng sông vạm vỡ.
Hai mươi mấy năm, mưa đã reo mòn gót nhỏ. Lớp tuổi chúng tôi bây giờ gọi Khánh Ly bằng "cô". Một đời biển động, những vết chim di đã in trên đuôi mắt, tóc như dòng sông xưa đã phai, và giọng hát huyền thoại dĩ nhiên cát bụi đã mệt nhoài.
Nhưng vẫn xôn xao chờ đón cô Khánh Ly trở về hát trên sân khấu Việt Nam. Vì yêu.
Yêu giọng hát hiếm có của cô xa xưa đã khiến ta ngẩn ngơ nghe sợi tơ mảnh trong lòng rung lên từ khi ta còn ôm bầu vú mẹ. Yêu giọng hát hoang mang của cô vang trên đồi cao, cất lên giữa xác người, đốt dậy những thảng thốt Huế-Sài Gòn-Hà Nội. Yêu giọng hát đau thương ngày nào kinh nghi nhìn đàn bò vào thành phố. Yêu tiếng ca đỡ bước chân người mẹ già cô độc ra sau vườn hỏi thăm trái bí trên giàn. Yêu giọng hát mênh mông khiến ta một mình giữa đêm tịch lặng vẫn trôi miên man trong bao la thắm thiết. Yêu những rộn rã như chân chim nhảy nhót hôm nhìn thấy em đi về bên kia phố. Yêu người con gái Việt Nam da vàng, mái tóc dài rẽ giữa dày và đen, đôi mắt kiên nghị tươi rỡ, tà áo bay lượn quanh thân, kiêu hãnh và nồng nàn cất lên rằng cô ấy yêu quê hương như yêu đồng lúa chín.
Yêu vì giọng hát cô là cái đẹp, mà từ cái đẹp ấy duyên khởi ta đến những vẻ đẹp thênh thang khác ta sẽ tự tìm ra mãi mãi. Cái đẹp nguyên sơ bất chấp màu lá thanh xuân hay ngày thu sang rồi tàn, vẫn miên viễn mạ vàng cho những ngày ta sống.
Trở về khi đôi chân đã muốn tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi, cô cứ hát đi, dù giờ đây cô có hát bằng giọng yếu hơi trên sân khấu thì người nghe vẫn sẽ phơi phới cất lên với cô bằng giọng hát thanh xuân bất tuyệt của họ ở trong lòng.
Vì mặt trời mặt trời đã lên, một ngày một ngày đã qua rồi, từng vùng từng vùng lá xanh, rộn ràng rộn ràng tiếng cười nói... Vì dù Chúa có bỏ loài người, Phật có bỏ loài người, nước sông cạn nguồn, cây khô trên cành trút lá thì tiếng hát vẫn bay bâng khuâng. Để nhắc nhớ ta “cần có một tấm lòng”.
Để gió cuốn đi...
Hoàng Xuân
Hé lộ cát-se khủng mời Khánh Ly về nước
Khánh Ly trở về. Một tin vui xôn xao.
Không chỉ những ai đã có ký ức với gương mặt Khánh Ly mới mong ước một ngày tận mắt thấy cô trở về đứng trên sân khấu Việt Nam, mà những đứa trẻ lớn lên sau 1975, như tôi, vẫn đầy một ký ức với tiếng hát Khánh Ly. Biết bao giờ mới có một giọng hát đặc biệt như vậy?
Khánh Ly là một phần tuổi thơ tôi, khi cha mẹ tôi dùng cái cassett cũ kỹ để vang vọng khắp nhà những giọng ca "trước 75": Khánh Ly, Thanh Tuyền, Duy Khánh, hát Trịnh Công Sơn, Phạm Duy...
Nha Trang ngày về, gót chân du khách giẫm lên những con ốc nhỏ trên bờ biển, còn hai con mắt khóc người một con, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều...
Chúng tôi đến trường học hát “Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít”, về nhà lại “Trời ươm nắng cho mây hồng/ Ông trăng xuống chơi cây cau”… Cha mẹ tôi cũng vậy. Dường như việc cả ngày nghe nhạc của các nhạc sĩ "trước giải phóng"-hồi ấy người ta gọi thế và buổi tối viết thu hoạch học Nghị quyết không có gì mâu thuẫn nhau cả. Đặt vào thời điểm vừa sau 1975, đó là việc khá khác thường. Nhưng ở gia đình tôi mọi việc cứ hồn nhiên như thế.
Chúng tôi lớn lên với những giọng ca đẫm đượm, thuộc lòng bài hát lời ca nhưng chẳng biết người hát tên gì, mặt mũi ra sao. Đến khi trưởng thành, nhận ra từ lúc nào mình biết băn khoăn cũng là lúc nhận ra vẻ đẹp ấy đã quện trong lòng.
Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly (trái) và cô em gái ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh (phải)
|
Chồng chất những bốn mùa như gió như mây nhưng giờ đây dòng sông đã nối đôi tay liền với biển khơi. Con chim giang hồ lang thang với gió và giấu nỗi buồn trong cánh, cuối cùng không còn phải hẹn hò với giấc mơ mà thực sự đã trở về vui bên dòng sông vạm vỡ.
Hai mươi mấy năm, mưa đã reo mòn gót nhỏ. Lớp tuổi chúng tôi bây giờ gọi Khánh Ly bằng "cô". Một đời biển động, những vết chim di đã in trên đuôi mắt, tóc như dòng sông xưa đã phai, và giọng hát huyền thoại dĩ nhiên cát bụi đã mệt nhoài.
Nhưng vẫn xôn xao chờ đón cô Khánh Ly trở về hát trên sân khấu Việt Nam. Vì yêu.
Yêu giọng hát hiếm có của cô xa xưa đã khiến ta ngẩn ngơ nghe sợi tơ mảnh trong lòng rung lên từ khi ta còn ôm bầu vú mẹ. Yêu giọng hát hoang mang của cô vang trên đồi cao, cất lên giữa xác người, đốt dậy những thảng thốt Huế-Sài Gòn-Hà Nội. Yêu giọng hát đau thương ngày nào kinh nghi nhìn đàn bò vào thành phố. Yêu tiếng ca đỡ bước chân người mẹ già cô độc ra sau vườn hỏi thăm trái bí trên giàn. Yêu giọng hát mênh mông khiến ta một mình giữa đêm tịch lặng vẫn trôi miên man trong bao la thắm thiết. Yêu những rộn rã như chân chim nhảy nhót hôm nhìn thấy em đi về bên kia phố. Yêu người con gái Việt Nam da vàng, mái tóc dài rẽ giữa dày và đen, đôi mắt kiên nghị tươi rỡ, tà áo bay lượn quanh thân, kiêu hãnh và nồng nàn cất lên rằng cô ấy yêu quê hương như yêu đồng lúa chín.
Yêu vì giọng hát cô là cái đẹp, mà từ cái đẹp ấy duyên khởi ta đến những vẻ đẹp thênh thang khác ta sẽ tự tìm ra mãi mãi. Cái đẹp nguyên sơ bất chấp màu lá thanh xuân hay ngày thu sang rồi tàn, vẫn miên viễn mạ vàng cho những ngày ta sống.
Trở về khi đôi chân đã muốn tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi, cô cứ hát đi, dù giờ đây cô có hát bằng giọng yếu hơi trên sân khấu thì người nghe vẫn sẽ phơi phới cất lên với cô bằng giọng hát thanh xuân bất tuyệt của họ ở trong lòng.
Vì mặt trời mặt trời đã lên, một ngày một ngày đã qua rồi, từng vùng từng vùng lá xanh, rộn ràng rộn ràng tiếng cười nói... Vì dù Chúa có bỏ loài người, Phật có bỏ loài người, nước sông cạn nguồn, cây khô trên cành trút lá thì tiếng hát vẫn bay bâng khuâng. Để nhắc nhớ ta “cần có một tấm lòng”.
Để gió cuốn đi...
Hoàng Xuân