Chữ lớn
Tuần qua, bản tin thú vị nhất mà cộng đồng chia sẻ là công chức Hội An thực hiện đi làm bằng xe đạp.
Các công sở ở Hội An tràn ngập xe đạp, tạo ra hình ảnh thân thiện và giản dị về người thi hành công vụ với chính người dân. Và khi biết tin di sản văn hóa thế giới có giới lãnh đạo địa phương sử dụng xe đạp trong công vụ, chắc chắn du khách nước ngoài sẽ thấy họ đang đến một nơi mà con người hành động nhất quán, văn minh với môi trường sống, với di sản văn hóa cổ.
Ý tưởng đi xe đạp trong phố cổ được ông Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự kiên trì thực hiện trong 2 năm, và nay trở thành bắt buộc đối với các công chức địa phương. Một lối sống văn minh, nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh giản dị mà người dân và du khách tin cậy khi nhìn vào người lãnh đạo.
Trong lúc ấy, dư luận cũng sôi động vì cái tin quan chức lộ biệt thự "khủng". Lâu nay, các quan chức trả lời về số tài sản nhà đất, xe cộ khổng lồ của mình đều bảo rằng tài sản đó là của con cháu, hoặc "ông anh", "cô em" kết nghĩa cho, thay vì thỏa mãn công luận bằng việc chứng minh nguồn tài sản sạch, như yêu cầu sơ đẳng của nền pháp trị.
Dư luận bất bình việc quan chức sống xa xỉ, cũng bởi lãnh đạo Đảng thừa nhận một bộ phận không nhỏ quan chức dính dáng đến tham nhũng. Dư luận bất bình cũng do Bộ Chính trị đã có chỉ đạo hai việc song song, một là học tập đạo đức và tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai là công khai tài sản của công chức cấp cao, nhưng có lẽ vì thực hiện cả hai nhiệm vụ này ở các bộ ngành, các địa phương vẫn không có kết quả, nên các quan chức vẫn công khai xây biệt thự hàng triệu đô la, vẫn để người thân đi xe trị giá vài tỷ đồng.
Có một điều gì đó thật trớ trêu giữa ông Bí thư Thành ủy Hội An ở nhà cấp 4, đi xe đạp và những ngôi biệt thự "khủng" của các quan chức đương chức hoặc đã về hưu.
Bỗng nhiên nghĩ đến nhiều chính khách cao cấp cỡ bộ trưởng, đại sứ, thống đốc bang, sau khi giải nghiệp chính trị, họ vẫn thoải mái làm những việc ưa thích như đóng phim, dạy đại học, giải quyết quãng thời gian quý giá còn lại bằng những việc hữu ích chứ không đơn thuần thụ hưởng vinh hoa phú quý.
Còn chúng ta, nói rất nhiều về đạo đức công chức, về sự cống hiến, hy sinh của Đảng viên, nhưng rút cục những điều đó phần lớn chỉ là chuyện của các cuộc họp. Sự lệch pha giữa hành động của người lãnh đạo phải chăng xuất phát từ lệch pha của đạo đức và văn hóa.
Lòng người dân chỉ mong muốn nhìn thấy lãnh đạo nổi tiếng tài giỏi, có đạo đức và người lãnh đạo ấy đủ khả năng để có một cuộc sống sung túc hợp pháp. Những người lãnh đạo giỏi nên được phép sống sung túc bằng một định mức thu nhập khá, và họ phải có khả năng góp sức thay đổi một địa phương, một ngành.
Soi chiếu với một lãnh đạo khác, ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng không ai không biết ngôi nhà của Bí thư Thành ủy. Đó cũng là một biệt thự khang trang mặt phố, nhưng cánh cổng ấy luôn mở rộng để người dân muốn khiếu nại, muốn đề xuất ý kiến có thể bước vào.
Thậm chí, thời điểm dân khiếu kiện đất đai đông, người nhà ông Bí thư còn chuẩn bị hàng trăm tô bún mắm để người dân ăn tạm chờ đến lượt được tiếp. Là gì nếu không phải đạo đức và văn hóa thúc đẩy ông Nguyễn Bá Thanh ngồi suốt đêm xem ê kíp ở Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thành phố làm việc, giải quyết những vướng mắc y tế cho ngành.
Ông thường đột ngột có mặt ở các điểm nóng giáo dục, các khu dân cư ô nhiễm môi trường, phòng tiếp dân cấp phường... Những việc làm để cải thiện bộ máy công chức và đời sống người dân rất nhiều, không kể xiết, và đó cũng là lý do để người dân thấy ngôi biệt thự của ông Bí thư không phải là hình ảnh phản cảm.
Người dân bực mình khi họ thấy quan chức xuất hiện tần suất dày đặc ở lễ khởi công, khánh thành công trình này nọ, mà không thấy họ xông pha ở những vụ việc nóng khó khăn, trong khi ngành nào cũng tồn đọng các điểm nóng.
Với thảm họa đứt cầu treo ở Lai Châu mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có mặt ở hiện trường rất sớm, bằng năng lực và quyền hạn giải quyết thấu đáo những rối ren ở hiện trường tai nạn, quyết định kiểm tra toàn bộ các cầu treo ở địa phương là một hành động cần thiết và hiệu quả.
Hành động đó xuất phát từ trách nhiệm, nhưng trong bối cảnh ở nước ta, nó là sự cố gắng cầu toàn về đạo đức và văn hóa mà các chính khách nên học tập và thực hiện!
Xe đạp trở thành hình ảnh gắn liền với lãnh đạo của Hội An |
Ý tưởng đi xe đạp trong phố cổ được ông Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự kiên trì thực hiện trong 2 năm, và nay trở thành bắt buộc đối với các công chức địa phương. Một lối sống văn minh, nhưng đồng thời nó cũng là hình ảnh giản dị mà người dân và du khách tin cậy khi nhìn vào người lãnh đạo.
Trong lúc ấy, dư luận cũng sôi động vì cái tin quan chức lộ biệt thự "khủng". Lâu nay, các quan chức trả lời về số tài sản nhà đất, xe cộ khổng lồ của mình đều bảo rằng tài sản đó là của con cháu, hoặc "ông anh", "cô em" kết nghĩa cho, thay vì thỏa mãn công luận bằng việc chứng minh nguồn tài sản sạch, như yêu cầu sơ đẳng của nền pháp trị.
Dư luận bất bình việc quan chức sống xa xỉ, cũng bởi lãnh đạo Đảng thừa nhận một bộ phận không nhỏ quan chức dính dáng đến tham nhũng. Dư luận bất bình cũng do Bộ Chính trị đã có chỉ đạo hai việc song song, một là học tập đạo đức và tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai là công khai tài sản của công chức cấp cao, nhưng có lẽ vì thực hiện cả hai nhiệm vụ này ở các bộ ngành, các địa phương vẫn không có kết quả, nên các quan chức vẫn công khai xây biệt thự hàng triệu đô la, vẫn để người thân đi xe trị giá vài tỷ đồng.
Có một điều gì đó thật trớ trêu giữa ông Bí thư Thành ủy Hội An ở nhà cấp 4, đi xe đạp và những ngôi biệt thự "khủng" của các quan chức đương chức hoặc đã về hưu.
Bỗng nhiên nghĩ đến nhiều chính khách cao cấp cỡ bộ trưởng, đại sứ, thống đốc bang, sau khi giải nghiệp chính trị, họ vẫn thoải mái làm những việc ưa thích như đóng phim, dạy đại học, giải quyết quãng thời gian quý giá còn lại bằng những việc hữu ích chứ không đơn thuần thụ hưởng vinh hoa phú quý.
Còn chúng ta, nói rất nhiều về đạo đức công chức, về sự cống hiến, hy sinh của Đảng viên, nhưng rút cục những điều đó phần lớn chỉ là chuyện của các cuộc họp. Sự lệch pha giữa hành động của người lãnh đạo phải chăng xuất phát từ lệch pha của đạo đức và văn hóa.
Lòng người dân chỉ mong muốn nhìn thấy lãnh đạo nổi tiếng tài giỏi, có đạo đức và người lãnh đạo ấy đủ khả năng để có một cuộc sống sung túc hợp pháp. Những người lãnh đạo giỏi nên được phép sống sung túc bằng một định mức thu nhập khá, và họ phải có khả năng góp sức thay đổi một địa phương, một ngành.
Soi chiếu với một lãnh đạo khác, ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng không ai không biết ngôi nhà của Bí thư Thành ủy. Đó cũng là một biệt thự khang trang mặt phố, nhưng cánh cổng ấy luôn mở rộng để người dân muốn khiếu nại, muốn đề xuất ý kiến có thể bước vào.
Thậm chí, thời điểm dân khiếu kiện đất đai đông, người nhà ông Bí thư còn chuẩn bị hàng trăm tô bún mắm để người dân ăn tạm chờ đến lượt được tiếp. Là gì nếu không phải đạo đức và văn hóa thúc đẩy ông Nguyễn Bá Thanh ngồi suốt đêm xem ê kíp ở Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thành phố làm việc, giải quyết những vướng mắc y tế cho ngành.
Ông thường đột ngột có mặt ở các điểm nóng giáo dục, các khu dân cư ô nhiễm môi trường, phòng tiếp dân cấp phường... Những việc làm để cải thiện bộ máy công chức và đời sống người dân rất nhiều, không kể xiết, và đó cũng là lý do để người dân thấy ngôi biệt thự của ông Bí thư không phải là hình ảnh phản cảm.
Người dân bực mình khi họ thấy quan chức xuất hiện tần suất dày đặc ở lễ khởi công, khánh thành công trình này nọ, mà không thấy họ xông pha ở những vụ việc nóng khó khăn, trong khi ngành nào cũng tồn đọng các điểm nóng.
Với thảm họa đứt cầu treo ở Lai Châu mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có mặt ở hiện trường rất sớm, bằng năng lực và quyền hạn giải quyết thấu đáo những rối ren ở hiện trường tai nạn, quyết định kiểm tra toàn bộ các cầu treo ở địa phương là một hành động cần thiết và hiệu quả.
Hành động đó xuất phát từ trách nhiệm, nhưng trong bối cảnh ở nước ta, nó là sự cố gắng cầu toàn về đạo đức và văn hóa mà các chính khách nên học tập và thực hiện!