Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

TP Hồ Chí Minh phát triển nhanh sau 39 năm giải phóng

Sau 39 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2014) TP Hồ Chí Minh bắt tay vào công cuộc xây dựng, tái thiết.

Đến nay, bộ mặt thành phố đã thực sự thay da đổi thịt và luôn có những bước phát triển nhanh, giữ vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; GDP có mức tăng trưởng gấp 1,7 lần bình quân cả nước; đóng góp khoảng 20% GDP, 30% giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 30% tổng thu ngân sách cả nước; thu nhập bình quân đầu người tiếp cận mức gần 5.000 USD/người/năm; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, gồm 6 làn xe lưu thông cho cả ôtô và xe máy.

 

Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng hiện đại và lớn nhất thành phố) nằm ở phía Nam thành phố, bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7.

Cầu vượt Cát Lái được xây dựng gồm 2 nhánh nối xa lộ Hà Nội với đại lộ Mai Chí Thọ, giúp các loại phương tiện lưu thông dễ dàng, hạn chế tai nạn cũng như giải quyết ách tắc giao thông.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã hồi sinh, góp phần mang lại hiệu quả về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của thành phố.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường nội đô đẹp nhất Thành phố với 12 làn xe, dài hơn 12km, nhằm giải quyết nhu cầu giao thông của TP Hồ Chí Minh nói chung và khu vực cửa ngõ Đông bắc nói riêng.

Đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn thành đã giải quyết ách tắc giao thông nội thành, mở ra tuyến giao thông mới cho thành phố, góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế cho toàn bộ khu vực phía Nam của thành phố.

Thành phố lung linh ánh đèn về đêm.

Nhiều tòa nhà cao tầng được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.

Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé được đầu tư xây dựng, góp phần mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội và môi trường của thành phố.

Nhiều tòa nhà cao tầng được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.

Nhìn từ độ cao 500m xuống TP Hồ Chí Minh hôm nay đã thực sự thay da đổi thịt.


Cảng Container Quốc Tế Việt Nam (Vict), Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Chùm ảnh: Lê Linh


Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển
Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển

Chùm ảnh: Sự khác biệt giữa Sài Gòn xưa và nay 

Ngay sau ngày 30/4/1975, TP.HCM bắt tay vào công cuộc xây dựng, tái thiết. Sau 39 năm, TP.HCM vẫn luôn là đầu tàu kinh tế, khoa học, giáo dục của cả nước.
Sau 39 năm giải phóng, hạ tầng đô thị được coi là một trong những đột phá lớn nhất của thành phố khi triển khai và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm.
Cụ thể, trong số 10 công trình tiêu biểu của cả nước, TP.HCM chiếm một nửa, với nhiều công trình tiêu biểu như công trình hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, gồm 6 làn xe lưu thông cho cả ôtô và xe máy…
Đại lộ Võ Văn Kiệt, có chiều dài toàn tuyến hơn 21km, được ví như “con rồng” uốn lượn kết nối giữa thành phố với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng hiện đại và lớn nhất thành phố); Tòa nhà Bitexco Financial Tower (cao 68 tầng) là hạ tầng cao ốc cao nhất thành phố…
Bên cạnh đó, TP.HCM còn xây dựng rất nhiều công trình giao thông hiện đại. Điển hình là tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện hữu chính là tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, dài hơn 12km. Đây là tuyến đường nội đô đẹp nhất TP với 12 làn xe. Ngoài ra, còn có các công trình cầu vượt bằng thép đã được thành phố xây dựng tại các nút giao tại các cửa ngõ thành phố, đáp ứng tốt nhu cầu giao thông của người dân TP.HCM.
Mời độc giả ngắm nhìn những hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay:
 - 1
Bưu điện TP trước và hiện nay
 - 2
 - 3
 - 4
Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước đây được mệnh danh là dòng kênh thối, nhưng sau thời gian cải tạo, dòng kênh đã hồi sinh. Nhiều mảng xanh hai bên bờ kênh tô điểm nét đẹp của dòng kênh.
 - 5
 Thương xá Tax trước đây và hiện nay.
 - 6
Nhà thờ Đức Bà trước đây và bây giờ
 - 7
Hồ con Rùa trước đây so với hiện nay cũng không có gì khác biệt, chỉ có cây xanh xung quanh hồ ngày càng lớn
 - 8
Dòng kênh Bến Nghé thông thoáng, hai bên bờ kênh không còn có các căn nhà lụp sụp, lấn chiếm kênh như xưa
 - 9
Chợ Bến Thành ngày nay đẹp lộng lẫy hơn xưa
 - 10
 Bến Nhà Rồng cũng vậy. Về đêm, Bến Nhà Rồng đẹp rực rỡ.
 - 11
 Đường Phạm Văn Đồng với 12 làn xe là con đường nội đô đẹp nhất TP.HCM
 - 12
 Đường xá được nâng cấp mở rộng
 - 13
Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng hiện đại và lớn nhất TP
 - 14
Hầm vượt sông Sài Gòn nối đôi bờ quận 1 với quận 2. Đây là hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á.
 - 15
 - 16
Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển
 - 17
 - 18
 - 19
Sài Gòn – TP.HCM đẹp rực rỡ về đêm
 - 20
 TP.HCM nhìn từ trên cao
 - 21
Mảng xanh của TP.HCM xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường
 - 22
Phối cảnh tòa tháp quan sát cao 86 tầng tại khu đô thị Thủ Thiêm. Khi hoàn thành, đây sẽ là tòa nhà cao nhất TP.HCM.
Dương Thanh