Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Bùng binh Hồ Con Rùa

Hồ Con Rùa từ đường Trần Cao Vân nhìn qua đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần)
Hồ Con Rùa từ đường Trần Cao Vân nhìn qua đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần)
VỊ TRÍ
Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau vua Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, nhà vua đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.
LỊCH SỬ: HỒ CON RÙA TRƯỚC ĐÂY TỪNG LÀ THÁP NƯỚC, SAU ĐÓ LÀ CÔNG TRƯỜNG CHIẾN SĨ TRẬN VONG RỒI MỚI TRỞ THÀNH HỒ CON RÙA NHƯ BÂY GIỜ
Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngày nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng gọi là Công trường Tháp Nước (Place de Château d’eau). Tháp xây kiên cố, khá cao, có thang hình xoắn ốc dẫn lên tới đỉnh.
Tháp nước tại vị trí bùng binh Hồ Con Rùa năm 1878
Tháp nước tại vị trí bùng binh Hồ Con Rùa năm 1878
Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa. Vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard – nay là đường Võ Văn Tần – và đường Larclauze – nay là đường Trần Cao Vân).
Ngày 11/11/1927, người Pháp đã cho xây dựng tại vị trí này một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất. Trong cuộc chiến tranh này, khoảng 9 vạn người Đông Dương – mà phần đông là người Việt Nam – bị Pháp bắt đưa sang châu Âu để đánh nhau với Đức hoặc làm việc trong các cơ xưởng quân sự. Công trình này được gọi là công trường Chiến sĩ trận vong hay công trường Ba Hình.
Công trường chiến sĩ trận vong với tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng và một hồ nước nhỏ được xây dựng năm 1927 để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất
Công trường chiến sĩ trận vong với tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng và một hồ nước nhỏ được xây dựng năm 1927 để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất
Sau đó, công trường này mang tên Thống chế Joffre (1852-1931), người từng cầm quân xâm lược nước ta ở Bắc Kỳ. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956, sau khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, thì tượng này cũng bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.
Tượng đài ba binh sĩ Pháp để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất bị dở bỏ vào năm 1956 trong thời VNCH
Tượng đài ba binh sĩ Pháp để tưởng niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất bị dở bỏ vào năm 1956 trong thời VNCH
Công trường Chiến Sĩ (1964), lúc này tượng đài ba binh sĩ Pháp đã bị dở bỏ chỉ còn lại tháp nước nhỏ
Công trường Chiến Sĩ (1964), lúc này tượng đài ba binh sĩ Pháp đã bị dở bỏ chỉ còn lại tháp nước nhỏ
Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này (Nguyễn Kỳ nay sống tại Sydney, Australia).
VỀ CÔNG TRÌNH VÒNG XOAY HỒ CON RÙA
Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng như một bông hoa nhiều cánh, trên đỉnh là 1 hình tròn to tượng trưng cho đồng xu được hứng bởi những cánh hoa đó, hình ảnh này biểu tượng cho bàn tay xoè ra đón nhận viện trợ. Con rùa được làm bằng lá đồng mỏng, ốp trên khung sườn bằng thép góc và thép lá. Vì vậy không tốn kém mấy về vật liệu và dễ thực hiện. Bia trên lưng rùa một mặt thì khắc câu tri ân các quốc gia đã viện trợ, một mặt khắc tên tất cả các quốc gia này.
ho-con-rua
Hình ảnh con rùa bằng đồng với tấm bia trên lưng tại bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn trước 1975
Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm. Vì vậy công trình xây dựng tại vòng xoay hồ con rùa chính là Đài kỷ niệm Viện trợ Quốc tế cho Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam VN trước năm 1975, khi VN còn chia cắt làm 2 phần nam bắc VN.
Hồ Con Rùa năm 1972 với hình con rùa bằng đồng cõng tấm bia tri ân các quốc gia viện trợ cho VNCH.
Hồ Con Rùa năm 1972 với hình con rùa bằng đồng cõng tấm bia tri ân các quốc gia viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam trước năm 1975
Công trình này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm.
Công trình này còn bao gồm một vòng xoay giao thông và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm
vòng xoay giao thông với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm.
vòng xoay giao thông với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm.
Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế hay bùng binh Hồ Con Rùa vì dứơi chân có một con rùa đội bia.
Đài Viện Trợ Quốc Tế - Hồ Con Rùa 1972
Đài Viện Trợ Quốc Tế – Hồ Con Rùa 1972
Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị chính quyền mới sơn phủ lên che đi. Đường Duy Tân bị thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch còn đường Trần Quý Cáp đổi thành đường Võ Văn Tần. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố Hồ Chí Minh.
VỀ GIAI THỌAI HỒ CON RÙA
Theo lời thuật lại của nhà báo ngành Công an Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách “Vụ án Hồ Con Rùa” (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[3]. Cũng theo lời thuật trên thì con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền, vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Cũng vì thế, mà theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước để giữ chặt đuôi rồng, và khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương.
Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa. Một số người lại đưa giải thích là sở dĩ làm hình con rùa, vì trong dân gian, con rùa mới đội bia (trên lưng rùa lúc đó -xây dựng khoảng năm 1972- có một bia đá ghi công (Xem hình: 1 và2), và nơi đây được thiết kế như một đài tưởng niệm) và ngụ ý “mang ơn”. Nhưng tất cả cũng chỉ là giả thuyết hay là giai thoại thêu dệt thêm.
HNVĐ tổng hợp