Trong thời kỳ hưng thịnh, Phù Nam đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan.
Có niên đại từ thế kỷ thứ 8, tháp Chót Mạt (ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là một trong những di tích tiêu biểu nhất của văn hóa Óc Eo giai đoạn hậu Phù Nam - vương quốc từng thống lĩnh vùng đồng bằng sông Mekong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Tháp Chót Mạt được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện đầu thế kỷ 20 trong tình trạng bị hư hại nặng nề. Sau một quá trình nghiên cứu, tòa tháp đã được khôi phục gần với nguyên gốc.
Tháp được xây bằng gạch có bình diện vuông 5m x 5m, đỉnh tháp cao 10m. Toàn bộ tòa tháp được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo.
Hoa văn ở chân tháp.
Tạo hình trên trụ cổng.
Phù điêu mặt người trên trụ cổng.
Mặt bên của tháp với hai phù điêu hình người.
Họa tiết hình hoa lá ở các cạnh tháp.
Cánh sen cách điệu ở chân tháp.
Hoa văn dạng chấm tròn ở chân tháp.
Một bức phù điêu bị thời gian tàn phá nặng nề và không thể khôi phục nguyên trạng nhưng vẫn toát lên sự cầu kỳ trong tạo tác.
Bên trong tòa tháp.
Cạnh tòa tháp đã được phục hồi là tàn tích của một tháp khác đã sụp đổ hoàn toàn.
Hiện tại, yếu tố sắc tộc - ngôn ngữ của cư dân Phù Nam vẫn là một ẩn số. Trong thời kỳ hưng thịnh, đế chế này đã kiểm soát một vùng đất trải dài từ phía Nam Trung Bộ của Việt Nam cho đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan và phía Bắc bán đảo Mã Lai.
Sau một giai đoạn huy hoàng, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Chân Lạp của người Khmer vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, sau dần lớn mạnh và bắt Phù Nam thần phục lại mình. Từ thế kỷ thứ 7, vương quốc Phù Nam đã chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi bị sát nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp.
Theo KIẾN THỨC