DẠY VÀ HỌC. "Đọc để biết người nước ngoài suy nghĩ gì về người Việt Nam !" là bài viết mới trên trang mạng Việt Anh thật đáng đọc và suy ngẫm. Trong số nhiều ý kiến bàn luận, tôi để ý câu nói của ông Kumi Y 52 tuổi người Nhật trao đổi về tần suất làm việc công sở của người Việt: "Sang Việt Nam tôi mới thấy người Nhật chúng tôi làm việc quá mức. Ở nước tôi người ta ở lại công sở làm việc đến khuya là chuyện bình thường. Ở Việt Nam tôi nhìn thấy nhiều người về nhà ngay sau giờ cơ quan đóng cổng, thậm chí còn có người về sớm hơn, nhất là các công sở.Công nhân viên thường đi làm trễ, nghỉ trưa quá dài. Sống ở Việt Nam nhiều năm, tôi thấy nhiều bạn trẻ ít lưu ý đến kỹ luật bản thân chỉ ham chạy theo các giá trị vật chất một cách vô tư". Lý do vì sao thì còn rất nhiều chuyện đáng bàn nhưng hiện trạng thì là sự thật. Năng suất và chất lượng lao động là điểm then chốt nhất của mỗi cá nhân, gia đình và dân tộc để phát triển lành mạnh và bền vững nhưng hiện trạng tần suất làm việc rõ ràng là có vấn đề. "Suy ngẫm về niềm tin, đạo đức và văn hóa"; "Ta cùng đọc và suy nghĩ, thật đau xót " là hai bài viết có chủ đề liên quan. Trao đổi giữa các người bạn, PGS.TS. Lê Huy Hàm khuyên tôi nên đối chiếu tài liệu gốc vì e rằng một số thông tin do người Việt viết hoặc chọn đối tượng phỏng vấn theo lối chủ quan. Tôi đồng tình với anh làm được vậy là tốt nhưng hãy học cách Bác Hồ rất ít trích dẫn ! Điều cần hơn là chỉ đúng những khuyết tật cần điều chỉnh trong hiện trạng đời sống kinh tế văn hóa Việt để phát triển.
Xem tiếp:
Nguồn: Blog Việt Anh
Hoàng Kim
“Cảm nhận trên blog của bác Bulukhin”
"Bác Hồ rất ít trích dẫn!". Đó là lời của ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Trường Chinh nói tiếp: “Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Angghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Khó có thể so sánh, ví von, đàm luận miễn cưỡng về vô vi và hữu vi, vô chiêu và hữu chiêu, biện chứng và siêu hình, không có và có không, hư thực và thực hư, sai đúng và đúng sai vì đó là sự vẽ rồng ẩn hiện biến hóa khôn lường.
Xung quanh các vĩ nhân có các huyền thoại mà người ta thường ví là những vầng sáng quanh mặt trời, mặt trăng. Người đời dám ngắm trăng vì mặt trăng hiền hòa hơn chứ ít ai dám ngắm mặt trời. Các câu chuyện về Hàn Phi với Tần Thủy Hoàng, Dương Tu và Tào Tháo, Lưu Dung với Càn Long, các “trí thức bác học” với Mao Trạch Đông…, những họa văn tự xưa nay về sự phân định thật giả, tranh luận đúng sai ở những chỗ không thích hợp là những bài học đắt giá. Bác Bulukhin thật sâu sắc, trung thực, tài năng và phản biện giỏi nhưng bác BiBo đã trao đổi chân thành và thật khéo.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam
Xem tiếp:
Đọc để biết người nước ngoài suy nghĩ gì về người Việt Nam !
Nguồn: Blog Việt Anh
Bác Hồ rất ít trích dẫn !
“Cảm nhận trên blog của bác Bulukhin”
"Bác Hồ rất ít trích dẫn!". Đó là lời của ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Trường Chinh nói tiếp: “Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Angghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Khó có thể so sánh, ví von, đàm luận miễn cưỡng về vô vi và hữu vi, vô chiêu và hữu chiêu, biện chứng và siêu hình, không có và có không, hư thực và thực hư, sai đúng và đúng sai vì đó là sự vẽ rồng ẩn hiện biến hóa khôn lường.
Xung quanh các vĩ nhân có các huyền thoại mà người ta thường ví là những vầng sáng quanh mặt trời, mặt trăng. Người đời dám ngắm trăng vì mặt trăng hiền hòa hơn chứ ít ai dám ngắm mặt trời. Các câu chuyện về Hàn Phi với Tần Thủy Hoàng, Dương Tu và Tào Tháo, Lưu Dung với Càn Long, các “trí thức bác học” với Mao Trạch Đông…, những họa văn tự xưa nay về sự phân định thật giả, tranh luận đúng sai ở những chỗ không thích hợp là những bài học đắt giá. Bác Bulukhin thật sâu sắc, trung thực, tài năng và phản biện giỏi nhưng bác BiBo đã trao đổi chân thành và thật khéo.
Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam