1. Trầm cảm là bệnh của cuộc sống hiện đại?
SAI. 500 năm trước công nguyên, Hypocrates đã mô tả những trường hợp TC đầu tiên và dùng chữ melancholia (chứng mật đen) để chỉ tình trạng này. Ngày nay, từ “melancholic” dùng để chỉ những trạng thái buồn sầu, u uất.
Ảnh: Vua Saul tự sát bằng đâm kiếm vào người. Đây là trường hợp TC đầu tiên được mô tả trong Thánh Kinh
2. Trầm cảm phổ biến hơn ở đô thị?
ĐÚNG và SAI. Ở nông thôn, bệnh TC có thể biểu hiện qua nhiều hình thái khác nhau và không được nhận ra từ chính người bệnh cũng như từ nhân viên y tế.
3. Trầm cảm là bệnh hiếm gặp?
SAI. TC là bệnh lý phổ biến thứ hai trong Nội khoa, chỉ sau Cao huyết áp, ngang với nhồi máu cơ tim
WHO cho biết hiện nay trên thế giới đã có hơn 350 triệu người đang mắc bệnh trầm cảm và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự tử (trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử )
Trầm cảm được ví như phần nổi của một tảng băng, chỉ 1/3 trường hợp được chẩn đoán và điều trị tử tế
4. Trầm cảm là bệnh của bọn tư bản thối nát, chế độ ta tươi đẹp làm gì có bệnh này?
15% dân số có trầm cảm nặng. Tuổi: 16-35 (Bệnh viện Tâm thần TW)
25,4% người dân có ý định tự tử
15,6% có kế hoạch tự tử
4.2% thực hiện hành vi tự tử (3.78 triệu người VN)
(Nguồn: Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP)
5. Tự sát thường do trầm cảm?
ĐÚNG. 2/3 trường hợp tự sát có nguồn gốc từ TC
6. Trầm cảm có yếu tố gia đình?
ĐÚNG. Nhưng rất khó phân biệt là familial factor (yếu tố gia đình do chung một điều kiện sống, khi tách ra sẽ hết) hay do di truyền (genetics, nằm trong gene, chạy trời cũng không tránh khỏi)
7. Tự sát do trầm cảm thường có dấu hiệu báo trước?
ĐÚNG.
8. Thái độ khi người bệnh muốn tự sát?
Ý nghĩ về cái chết (death thoughts) rất phổ biến ở người bệnh TC. (“chết quách cho khỏe, sống chi cho mệt). Tuy nhiên, chỉ cần điều trị tâm lý và thuốc men, mọi chuyện sẽ OK.
Tuy nhiên, có kế hoạch tự sát (mua thuốc ngủ, cất dây thừng, mua xăng, lên 33 tầng ngắm nghía trước…) là một cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi phải cách ly người bệnh ngay lập tức. Nói trắng ra là bắt nhốt ngay, nếu cần thì phải shock điện vài ngàn volts vào đầu để xóa các xung động tự tử.
9. Người thành đạt thì không trầm cảm. Món này chỉ dành cho những người thất bại trong cuộc sống?
SAI. Trong danh sách những bệnh nhân trầm cảm lừng danh của nhân loại, người ta thấy có tên Jack London, Stefan Zweig, Ernest Hemingway, Van Gogh…
10. Chẩn đoán trầm cảm thường bị bỏ sót
ĐÚNG. Chỉ 1/3 trường hợp TC được chẩn đoán và điều trị đúng. 2/3 bị bỏ sót hay nhầm lẫn qua những bệnh lý khác. Lý do:
- Xem TC là một “social stigmata” nên xấu hổ, không đi khám, không khai bệnh
- BS lẫn BN đều thiếu kiến thức về bệnh
- Triệu chứng của bệnh rất phân tán
11. Biểu hiện của trầm cảm khi nào cũng rầu rầu, chán đời, cau có, cáu gắt…?
SAI. Các triệu chứng mà y học gọi là rối loạn khí sắc, trầm uất… thường chỉ gặp ở giai đoạn sau của bệnh, khi người bệnh đủ nặng để đi gặp BS tâm lý.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng những triệu chứng tâm thể (psycho-motor) lãng xẹt, phân tán và không ăn nhậu gì đến cái đầu (coi hình). Những triệu chứng này làm BN rất khổ sở, chạy quanh với đủ thứ chuyên khoa (ngoài chuyên khoa tâm lý) và hậu quả là chẩn đoán thường trật lất.
Do đó, trong một survey, hơn 50% BS gia đình của California có nhu cầu cần học thêm về trầm cảm.
12. Cần phải làm rất nhiều xét nghiệm để xác định trầm cảm
SAI. Chẩn đoán trầm cảm dựa trên bộ câu hỏi DSM IV của Huê Kỳ. Nếu có cả 2 tiêu chuẩn chính (hàng trên cùng) hay 5/9 triệu chứng tổng cộng và kéo dài liên tục trên 2 tuần –> trầm cảm.
13. Điều trị trầm cảm thường rất khó khăn, tốn kém
SAI. Với những tiến bộ hiện nay với điều trị thuốc và tâm lý, khả năng điều trị thành công là > 80%. Lúc đó, người bệnh sẽ thấy mạnh giỏi, yêu đời, vui vẻ… trở lại. Và điều trị TC không được xem là đặc quyền của các BS tâm lý nữa, mà các BS GP, Internist… cũng có khả năng điều trị trầm cảm từ giai đoạn sớm của bệnh.
Ở Việt nam, có thể điều trị với chi phí khoảng 200.000 VND tiền thuốc mỗi tháng! (tối thiểu)
14. Chỉ cần uống thuốc vài bữa là đời lại đep?
SAI. Hiệu quả cải thiện khí sắc, tinh thần thường chỉ thấy rõ sau 4-8 tuần. Trước đó, người bệnh phải chịu đựng một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn… (thường nhẹ và thoáng qua) trong 1-2 tuần đầu. Thậm chí, xung động tự sát còn tăng lên sau khi bắt đầu uống thuốc.
Do đó, phải giải thích cho BN và người thân để vượt qua giai đoạn đầu khó khăn này.
15. Uống thuốc vài tháng là xong
SAI TC tự nó là một bệnh tái phát. 50% trong lần đầu tiên. Nếu đã tái phát 3 lần hay đã có tự tử, tỷ lệ tái phát là 100%.
Một số trường hợp TC, đặc biệt sau khi có tang của người thân, có thể tự hồi phục từ từ sau khi nguôi ngoai. (dạng quạt mồ chồng cho mau khô để tái giá không tính )
Hệ quả: uống thuốc ít nhất 1-2 năm để ngừa tái phát. Nếu cần phải uống cả đời.
16. Bệnh mà phải uống cả đời là bệnh nặngSAI. Vô số bệnh lý mà y khoa không giải quyết tiệt nọc đều phải uống thuốc mãn đời với những lợi ích vô cùng to lớn: cao huyết áp, tiểu đường, liệt dương, trầm cảm… đều là những bệnh mạn tính. Có thuốc hiệu quả để uống là ngon rồi.
17. Nên xem trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một khuyết tật về tâm lý
ĐÚNG. Tuy cơ chế đích xác của TC chưa được hiểu rõ tường tận, người ta đã thống nhất một hiện tượng là có sự suy giảm nồng độ những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như serotonine, dopamine… Từ đó, cơ chế trâm cảm được xem là hậu quả tương tác giữa ba yếu tố di truyền, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trong quá khứ, người bệnh TC với những biểu hiện của bệnh là mục tiêu chụp mũ của phong trào “phê và tự phê”, “tập thể giúp nhau tiến bộ”. Ví dụ:
- Có khuynh hướng buồn rầu, thờ ơ: “thiếu tinh thần lạc quan cách mạng”
- Làm việc mau mệt mỏi, suy giảm tập trung: “thiếu tinh thần thi đua lao động, thiếu ý chí phấn đấu”
- Từ chối, e ngại các quan hệ xã hội: “thiếu chan hòa với tập thể”
…
Đồng thời, do mặc cảm bệnh tâm thần, 1/3 người bệnh trầm cảm cũng từ chối chẩn đoán này.
__________________________________________________
…”Nhớ đâu viết đó”, nên bài viết lan man này sẽ còn được bổ sung dài dài. Ngoài ra, bài viết này chỉ cung cấp những hiểu biết rất cơ bản về bệnh trầm cảm, và hoàn toàn không thay thế được việc đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị đúng đắn
SAI. 500 năm trước công nguyên, Hypocrates đã mô tả những trường hợp TC đầu tiên và dùng chữ melancholia (chứng mật đen) để chỉ tình trạng này. Ngày nay, từ “melancholic” dùng để chỉ những trạng thái buồn sầu, u uất.
Ảnh: Vua Saul tự sát bằng đâm kiếm vào người. Đây là trường hợp TC đầu tiên được mô tả trong Thánh Kinh
2. Trầm cảm phổ biến hơn ở đô thị?
ĐÚNG và SAI. Ở nông thôn, bệnh TC có thể biểu hiện qua nhiều hình thái khác nhau và không được nhận ra từ chính người bệnh cũng như từ nhân viên y tế.
3. Trầm cảm là bệnh hiếm gặp?
SAI. TC là bệnh lý phổ biến thứ hai trong Nội khoa, chỉ sau Cao huyết áp, ngang với nhồi máu cơ tim
––10% bệnh nhân ngoại trú có TC nặng
–Xuất độ: 5.7% (nam), 11.7% (nữ)WHO cho biết hiện nay trên thế giới đã có hơn 350 triệu người đang mắc bệnh trầm cảm và mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự tử (trung bình mỗi ngày có 2900 người tự tử )
Trầm cảm được ví như phần nổi của một tảng băng, chỉ 1/3 trường hợp được chẩn đoán và điều trị tử tế
4. Trầm cảm là bệnh của bọn tư bản thối nát, chế độ ta tươi đẹp làm gì có bệnh này?
15% dân số có trầm cảm nặng. Tuổi: 16-35 (Bệnh viện Tâm thần TW)
25,4% người dân có ý định tự tử
15,6% có kế hoạch tự tử
4.2% thực hiện hành vi tự tử (3.78 triệu người VN)
(Nguồn: Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP)
5. Tự sát thường do trầm cảm?
ĐÚNG. 2/3 trường hợp tự sát có nguồn gốc từ TC
6. Trầm cảm có yếu tố gia đình?
ĐÚNG. Nhưng rất khó phân biệt là familial factor (yếu tố gia đình do chung một điều kiện sống, khi tách ra sẽ hết) hay do di truyền (genetics, nằm trong gene, chạy trời cũng không tránh khỏi)
Hai chị em diễn viên Hàn Quốc Choi Jin Sin, cùng tự sát do trầm cảm
ĐÚNG.
A sorrow man (Vincent Van Gogh)
Van Gogh sau khi tự cắt tai (chân dung tự họa)
Chẳng bao lâu sau 2 họa phẩm này, Vincent Van Gogh tự sát bằng cách bắn vào đầu.
8. Thái độ khi người bệnh muốn tự sát?
Ý nghĩ về cái chết (death thoughts) rất phổ biến ở người bệnh TC. (“chết quách cho khỏe, sống chi cho mệt). Tuy nhiên, chỉ cần điều trị tâm lý và thuốc men, mọi chuyện sẽ OK.
Tuy nhiên, có kế hoạch tự sát (mua thuốc ngủ, cất dây thừng, mua xăng, lên 33 tầng ngắm nghía trước…) là một cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi phải cách ly người bệnh ngay lập tức. Nói trắng ra là bắt nhốt ngay, nếu cần thì phải shock điện vài ngàn volts vào đầu để xóa các xung động tự tử.
9. Người thành đạt thì không trầm cảm. Món này chỉ dành cho những người thất bại trong cuộc sống?
SAI. Trong danh sách những bệnh nhân trầm cảm lừng danh của nhân loại, người ta thấy có tên Jack London, Stefan Zweig, Ernest Hemingway, Van Gogh…
10. Chẩn đoán trầm cảm thường bị bỏ sót
ĐÚNG. Chỉ 1/3 trường hợp TC được chẩn đoán và điều trị đúng. 2/3 bị bỏ sót hay nhầm lẫn qua những bệnh lý khác. Lý do:
- Xem TC là một “social stigmata” nên xấu hổ, không đi khám, không khai bệnh
- BS lẫn BN đều thiếu kiến thức về bệnh
- Triệu chứng của bệnh rất phân tán
11. Biểu hiện của trầm cảm khi nào cũng rầu rầu, chán đời, cau có, cáu gắt…?
SAI. Các triệu chứng mà y học gọi là rối loạn khí sắc, trầm uất… thường chỉ gặp ở giai đoạn sau của bệnh, khi người bệnh đủ nặng để đi gặp BS tâm lý.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường biểu hiện bằng những triệu chứng tâm thể (psycho-motor) lãng xẹt, phân tán và không ăn nhậu gì đến cái đầu (coi hình). Những triệu chứng này làm BN rất khổ sở, chạy quanh với đủ thứ chuyên khoa (ngoài chuyên khoa tâm lý) và hậu quả là chẩn đoán thường trật lất.
Do đó, trong một survey, hơn 50% BS gia đình của California có nhu cầu cần học thêm về trầm cảm.
Các triệu chứng ban đầu của trầm cảm
SAI. Chẩn đoán trầm cảm dựa trên bộ câu hỏi DSM IV của Huê Kỳ. Nếu có cả 2 tiêu chuẩn chính (hàng trên cùng) hay 5/9 triệu chứng tổng cộng và kéo dài liên tục trên 2 tuần –> trầm cảm.
13. Điều trị trầm cảm thường rất khó khăn, tốn kém
SAI. Với những tiến bộ hiện nay với điều trị thuốc và tâm lý, khả năng điều trị thành công là > 80%. Lúc đó, người bệnh sẽ thấy mạnh giỏi, yêu đời, vui vẻ… trở lại. Và điều trị TC không được xem là đặc quyền của các BS tâm lý nữa, mà các BS GP, Internist… cũng có khả năng điều trị trầm cảm từ giai đoạn sớm của bệnh.
Ở Việt nam, có thể điều trị với chi phí khoảng 200.000 VND tiền thuốc mỗi tháng! (tối thiểu)
14. Chỉ cần uống thuốc vài bữa là đời lại đep?
SAI. Hiệu quả cải thiện khí sắc, tinh thần thường chỉ thấy rõ sau 4-8 tuần. Trước đó, người bệnh phải chịu đựng một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn… (thường nhẹ và thoáng qua) trong 1-2 tuần đầu. Thậm chí, xung động tự sát còn tăng lên sau khi bắt đầu uống thuốc.
Do đó, phải giải thích cho BN và người thân để vượt qua giai đoạn đầu khó khăn này.
15. Uống thuốc vài tháng là xong
SAI TC tự nó là một bệnh tái phát. 50% trong lần đầu tiên. Nếu đã tái phát 3 lần hay đã có tự tử, tỷ lệ tái phát là 100%.
Một số trường hợp TC, đặc biệt sau khi có tang của người thân, có thể tự hồi phục từ từ sau khi nguôi ngoai. (dạng quạt mồ chồng cho mau khô để tái giá không tính )
Hệ quả: uống thuốc ít nhất 1-2 năm để ngừa tái phát. Nếu cần phải uống cả đời.
16. Bệnh mà phải uống cả đời là bệnh nặngSAI. Vô số bệnh lý mà y khoa không giải quyết tiệt nọc đều phải uống thuốc mãn đời với những lợi ích vô cùng to lớn: cao huyết áp, tiểu đường, liệt dương, trầm cảm… đều là những bệnh mạn tính. Có thuốc hiệu quả để uống là ngon rồi.
17. Nên xem trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một khuyết tật về tâm lý
ĐÚNG. Tuy cơ chế đích xác của TC chưa được hiểu rõ tường tận, người ta đã thống nhất một hiện tượng là có sự suy giảm nồng độ những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như serotonine, dopamine… Từ đó, cơ chế trâm cảm được xem là hậu quả tương tác giữa ba yếu tố di truyền, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trong quá khứ, người bệnh TC với những biểu hiện của bệnh là mục tiêu chụp mũ của phong trào “phê và tự phê”, “tập thể giúp nhau tiến bộ”. Ví dụ:
- Có khuynh hướng buồn rầu, thờ ơ: “thiếu tinh thần lạc quan cách mạng”
- Làm việc mau mệt mỏi, suy giảm tập trung: “thiếu tinh thần thi đua lao động, thiếu ý chí phấn đấu”
- Từ chối, e ngại các quan hệ xã hội: “thiếu chan hòa với tập thể”
…
Đồng thời, do mặc cảm bệnh tâm thần, 1/3 người bệnh trầm cảm cũng từ chối chẩn đoán này.
__________________________________________________
…”Nhớ đâu viết đó”, nên bài viết lan man này sẽ còn được bổ sung dài dài. Ngoài ra, bài viết này chỉ cung cấp những hiểu biết rất cơ bản về bệnh trầm cảm, và hoàn toàn không thay thế được việc đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị đúng đắn