Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

Chúng Ta Đã Thua Trận Ở Việt Nam Như Thế Nào (NXB Thông Tấn 1985) - Nguyễn Cao Kỳ, 120 Trang

 https://app.box.com/s/6grb1d1igzhojpvlghx6k7i33mhzp58j

upload_2022-10-14_18-52-32.png
Hãy nhìn lại cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, Bắc Triều với sự tham chiến trực tiếp của quân đội Trung Quốc và Liên Xô đã tiến đến sát Seul, tuy nhiên, bằng cầu hàng không, Mỹ và đồng minh đã lập nên tuyến phòng thủ vững chắc, từng bước đẩy bật đối phương sang bờ bắc sông Áp Lục, thêm một vài trận chiến nữa, hai bên buộc phải đi đến một thỏa thuận ngừng bắn và phân chia giới tuyến tạm thời (vĩ tuyến 39, nếu Nev này không nhầm) cho đến tận ngày nay. Trở lại với Việt Nam, Sài Gòn nhận được sự viện trợ kể cả về kinh tế, khí tài cũng như nhận sự từ phía Mỹ và đồng minh, trái lại, Hà Nội chỉ nhận được viện trợ về khí tài, một phần kinh tế (vì các cảng biển của miền Bắc gần như bị Mỹ phong tỏa hoàn toàn), không có bất cứ tài liệu đáng tin cậy nào ghi nhận sự hiện diện của quân nhân nước ngoài trong quân đội miền Bắc tại các mặt trận.
Ngoài ra, miền Bắc còn bị tàn phá một cách nặng nề bởi các cuộc không kích của không quân Mỹ và hạm đội 7 (mọi vị trí trên miền Bắc đều bị đe dọa trực tiếp từ các cuộc oanh kích của Mỹ). Trừ giai đoạn cuối của cuộc chiến, không quân miền Bắc không một lần tiến được vào không phận do quân đội Sài Gòn kiểm soát. Vậy mà, một thực tế hiển nhiên, ngày 30 tháng Tư năm 1975 đã ghi nhận sự sụp đổ hoàn toàn của quân lực VNCH với tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh. Cuộc chiến bằng súng đạn đã kết thúc. Một câu hỏi lớn được đặt ra là: "Tại sao quân đội Việt Nam cộng hòa thua trận?"

  • Chúng Ta Đã Thua Trận Ở Việt Nam Như Thế Nào
  • NXB Thông Tấn 1985
  • Nguyễn Cao Kỳ
  • 120 Trang
  • File PDF-SCAN

Link Download
https://app.box.com/s/6grb1d1igzhojpvlghx6k7i33mhzp58j
https://drive.google.com/file/d/1MeB5Ye5qXRbEf0IXzspdguxtgwRr8GuO
https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan

 

TTO - Sau khi hiện tượng 'đĩa mây' xuất hiện ở núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) khiến người dân thích thú, đến lượt núi Chứa Chan (tỉnh Đồng Nai) xuất hiện hiện tượng kỳ thú này.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 1.

Hình ảnh "đĩa mây" trên núi Chứa Chan được người dân chụp lại - Ảnh: Page Người Xuân Lộc cung cấp

Sáng 25-11, rất nhiều người dân ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai phấn khích khi phát hiện đám mây rất lớn hình nón bao phủ đỉnh núi Chứa Chan.

Trước hiện tượng kỳ thú hiếm gặp, nhiều người dân địa phương đã dùng điện thoại chụp lại khoảnh khắc đẹp này và chia sẻ lên mạng xã hội.

Anh Nguyễn Đức Tân - ngụ thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc - cho biết nhà anh ngay dưới chân núi. "Sáng tôi ngủ dậy đã thấy đám mây to che kín đỉnh núi Chứa Chan và kéo dài đến gần 8h mới tan hết. Khoảng 7h sáng là thấy đĩa mây rõ nhất", anh Tân kể lại.

Theo anh Tân, trước đây thỉnh thoảng vẫn bắt gặp cảnh mây tụ trên núi Chứa Chan nhưng không lớn và đều như lần này.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 2.

"Đĩa mây" phủ trên đỉnh núi Chứa Chan nhìn từ trên cao - Ảnh: NGUYỄN HẬU

Anh Nguyễn Hậu - người dân địa phương, làm nghề dẫn khách du lịch đi trekking lên đỉnh núi Chứa Chan - khẳng định "đĩa mây" xuất hiện lúc 6h20 sáng và kéo dài đến khoảng 7h20 mới tan dần. "Mây như vậy ở núi Chứa Chan lần đầu tiên mới thấy, quá đẹp" - anh Hậu bộc bạch.

Nhiều người dân địa phương cũng cho rằng từng nhiều lần bắt gặp hiện tượng "đĩa mây" nhưng quy mô không lớn như vậy.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 3.

Một bạn trẻ mạnh dạn bình luận đây là núi Phú Sĩ của Đồng Nai - Ảnh: NGUYỄN HẬU

Trước đó, sáng 24-11, hình ảnh một đám mây hình nón như chiếc "đĩa bay" bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen cũng được ghi nhận tại Tây Ninh.

Hiện tượng kỳ thú này sau đó được người dân chụp lại, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú.

Hầu hết đều phấn khích với những khoảnh khắc đẹp và hiếm gặp. "Phú sĩ của Đồng Nai" - bạn Lê Tuấn Anh bình luận.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 4.

Núi Chứa Chan với "đĩa mây" phía trên mờ ảo trong nắng sớm - Ảnh: NGUYỄN HẬU

Nói về hiện tượng này, ông Nguyễn Phước Huy - giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai - cho hay trong khí tượng gọi những đám mây này là dạng thấu kính, thường xuất hiện ở những ngọn núi.

Bình thường, luồng không khí chuyển động gặp núi sẽ tạo ra các sóng trong khí quyển, các sóng này không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tuy nhiên, trong một điều kiện khí quyển thuận lợi như nhiệt độ không quá cao, độ ẩm lớp không khí sát mặt đất lớn… quá trình chuyển động của các sóng này sẽ đẩy luồng khí ẩm lên đạt tới mức ngưng kết và kích thích việc hình thành những đám mây dạng thấu kính.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 5.

Núi Chứa Chan đội nón "mây" lơ lửng trong thời gian dài - Ảnh: Page Người Xuân Lộc cung cấp

Thấu kính có thể biểu hiện như một "đĩa bay" nhiều lớp, như một chiếc mũ trùm lên ngọn núi. Nó cũng có thể hình thành ngay trên đỉnh núi hoặc cách xa về phía khuất gió, hình thành đơn lẻ hoặc hình thành cả một chuỗi.

Ngoài ra, một biểu hiện khác của sóng núi là hình thành những phiến mây giống như các hạt hạnh nhân xếp đều đặn thành một dãy. "Sóng núi không xuất hiện thường xuyên nhưng cũng không quá hiếm và cũng chưa ghi nhận sự kiện gì đặc biệt sau khi nó xuất hiện" - ông Huy giải thích.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 6.

Hình ảnh "đĩa mây" từng xuất hiện trên đỉnh núi Chứa Chan được người dân ghi lại - Ảnh: VĂN HẢI

Núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cao 837m so với mực nước biển, còn gọi là "đệ nhị thiên sơn", là ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh).

Đây là một trong những thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam Bộ, là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông du khách đến khám phá, trải nghiệm. Núi được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2012.

Hiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà ĐenHiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà Đen

TTO - Sáng 24-11, người dân tỉnh Tây Ninh đã chụp được hình ảnh một đám mây hình nón như chiếc “đĩa bay” bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen. Hiện tượng này được nhiều người dân thích thú và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

A LỘC

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2022

Hiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà Đen

TTO - Sáng 24-11, người dân tỉnh Tây Ninh đã chụp được hình ảnh một đám mây hình nón như chiếc “đĩa bay” bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen. Hiện tượng này được nhiều người dân thích thú và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Hiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà Đen - Ảnh 1.

Đám mây lớn có hình như một chiếc "đĩa bay" vờn trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) - Ảnh: Facebook DO VINH QUAN

Anh Đỗ Vinh Quan (ngụ tỉnh Tây Ninh), một trong những người ghi lại hình ảnh của hiện tượng kỳ thú này, chia sẻ sáng sớm 24-11, khi đang trên đường đi làm, anh bất ngờ chứng kiến hiện tượng đặc biệt khi có một đám mây rất lớn vờn trên đỉnh núi Bà Đen. 

Do đó anh đã lấy điện thoại chụp lại hình ảnh đẹp đẽ này, sau đó đăng lên mạng xã hội cho mọi người cùng chiêm ngưỡng. "Trời mỗi ngày mỗi cảnh, mây mỗi ngày mỗi khác. Và hôm nay... tuyệt đẹp", anh Quan viết trên Facebook.

Theo Công ty Sun World Bà Đen Mountain (đơn vị quản lý tuyến cáp treo lên chùa Hang và tuyến lên đỉnh núi Bà Đen), khoảng 6h ngày 24-11, một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đã xuất hiện tại đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh).

Theo đó, hình ảnh một đám mây rất lớn vờn trên đỉnh núi được cho là hiện tượng rất hiếm gặp. Đám mây này có hình thái như một chiếc nón hay chiếc đĩa bay "khổng lồ" bao phủ hết phần đỉnh của núi Bà Đen.

Rất đông du khách, người dân Tây Ninh đã ghi lại hình ảnh và những đoạn clip đẹp về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

0:00
/
0:20

Đám mây lớn vờn trên đỉnh núi Bà Đen - Video: Công ty Sun World Bà Đen Mountain

Hiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà Đen - Ảnh 3.

Mây bao phủ đỉnh núi Bà Đen - Ảnh: Công ty Sun World Bà Đen Mountain

Hiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà Đen - Ảnh 4.

Hiện tượng hiếm gặp được du khách chụp lại - Ảnh: Fanpage Sun World Bà Đen Mountain                                                                                                                                                                                                                   AAAAAAAAAAAAAAA

Chuyên gia nói gì về đám mây hình 'đĩa bay' trên núi Bà Đen?

TTO - Ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết hình ảnh ghi nhận đám mây hình “đĩa bay” trên núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) sáng 24-11, thực sự độc lạ, hiếm khi xảy ra.

Chuyên gia nói gì về đám mây hình đĩa bay trên núi Bà Đen? - Ảnh 1.

Đám mây hình "đĩa bay" xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) sáng 24-11 - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN

Theo ông Quyết, những ai sống ở gần núi này (núi Bà Đen) hoặc một số núi khác cũng sẽ có cơ hội bắt gặp đôi lần mây xuất hiện trên đỉnh núi, với những hình dạng độc đáo. Tuy nhiên hình dạng "đĩa bay" sẽ khó lặp lại.

Những đám mây tầng thấp (mây tích) có cấu trúc thành những khối, lơ lửng ở độ cao chân mây khoảng 700-1000m, nhìn từ dưới lên có những lúc hình dạng như bắp cải do cầu trúc không bền vững, dưới tác động của gió, và vận chuyển bên trong khối mây, nên khối mây luôn "động", cấu trúc luôn thay đổi nên hình thái rất đa dạng.

Ông Quyết cho biết thêm, rất có thể trước đó đám mây ở khu vực núi Bà Đen rộng hơn, nhưng càng về sau khi mặt trời sắp chiếu sáng, năng lượng bức xạ mặt trời và nhiệt độ không khí bắt đầu tăng, thì những đám mây ngoài rìa tan thành những mây khác được đẩy ra xa hoặc lên tầng cao.

Dần dần, những biến đổi tự nhiên vô tình tạo thành hình dạng đặc biệt. Thêm nữa, không khí có xu hướng chuyển động đi lên nhưng yếu, cũng tạo ra mây có hướng chuyển động đi lên, sau đó tạo nên các lớp trong cùng khiến đám mây giống như chiếc "đĩa bay" hay những chiếc nón xếp chồng lên nhau.

Chuyên gia nói gì về đám mây hình đĩa bay trên núi Bà Đen? - Ảnh 2.

Trước đó, chiều 23-11, khu vực núi Bà Đen cũng đã xuất hiện khá nhiều mây - Ảnh:·ĐỖ VINH QUAN

Lý giải về nguyên nhân mây thường hình thành trên đỉnh núi, ông Quyết cho biết các ngọn núi thường hình thành những đám mây tầng thấp nhưng tan nhanh, nhất là những núi đứng độc lập (xung quanh là địa hình thấp, bằng phẳng).

Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm không khí cao. Do đó nhiệt độ của phần đỉnh núi và chân núi sẽ chênh lệch nhau (tức là trên đỉnh núi nhiệt độ thấp hơn - PV) dẫn đến việc dễ hình thành mây trên đỉnh núi, đặc biệt với các núi có độ cao từ 700 - 1.000m.

Núi Bà Đen với độ cao 986m, nhiệt độ tại đỉnh núi thấp hơn dưới chân núi khoảng 6-7 0C. Nhiệt độ lúc 7h sáng 24-11, tại thành phố Tây Ninh khoảng 240C thì trên đỉnh núi Bà Đen khoảng 170C. Mấy ngày qua, ban đêm và sáng sớm nhiều nơi thuộc Nam Bộ có mưa, độ ẩm không khí cao, đây là điều kiện tốt để hình thành mây.

"Hiện tượng này sẽ còn gặp lại, nhất là vào khoảng tháng 11. Đây chỉ là hình dạng của một đám mây, xuất hiện theo điều kiện khí tượng bình thường, chỉ có hình thái đám mây rất đặc biệt", ông Quyết cho hay.

Chuyên gia nói gì về đám mây hình đĩa bay trên núi Bà Đen? - Ảnh 3.

Khu vực núi Bà Đen vào những ngày mây cao hơn - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN

Chuyên gia nói gì về đám mây hình đĩa bay trên núi Bà Đen? - Ảnh 4.

Hình ảnh đẹp được nhiều du khách và người dân Tây Ninh chụp lại - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN

Chuyên gia nói gì về đám mây hình đĩa bay trên núi Bà Đen? - Ảnh 5.

Đám mây lớn vờn trên đỉnh núi - Ảnh: ĐỖ VINH QUAN

Chuyên gia nói gì về đám mây hình đĩa bay trên núi Bà Đen? - Ảnh 6.

Mây bao phủ đỉnh núi Bà Đen - Ảnh: Công ty Sun World Bà Đen Mountain