TƯỜNG MINH
Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập (1868 -1966) là một phòng trưng bày chuyên đề rất thú vị về Sài Gòn xưa được thực hiện trong không gian một ngôi nhà cổ - kiến trúc Pháp hai tầng trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập vừa mới mở cửa đón khách tham quan.
Trưng bày có hàng trăn tài liệu, hình ảnh có giá trị lịch sử quan trọng nhằm làm sáng tỏ câu chuyện lịch sử về một dinh thự tồn tại gần 100 năm, vốn là biểu tượng của thực dân Pháp tại Nam Kỳ. Sau đó được đổi tên thành dinh Độc Lập năm 1954, nơi chứng kiến sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Với nguồn tư liệu phong phú được sưu tầm từ các trung tâm lưu trữ quốc gia Việt Nam, Mỹ và Pháp. Cùng đó là việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, trưng bày thực hành cách tiếp cận và diễn giải lịch sử sống động, giúp khách tham quan không chỉ xem mà còn được nghe và tương tác để khám phá lịch sử.
Tầng 1 tòa nhà trưng bày giới thiệu về sự ra đời của dinh Norodom (dinh Độc Lập bây giờ). Dinh Norodom được đặt theo tên của Quốc vương Campuchia thời bấy giờ (1834 -1904), do Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá xây dựng đầu tiên vào năm 1863, sau khi Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam Kỳ.
Tại đây còn có những hình ảnh khắc họa một phần đời sống Sài Gòn thời Pháp thuộc qua 4 chủ đề: Xây dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa; lịch sử dinh Norodom; những gương mặt Sàu Gòn và Sài Gòn năng động.
Tầng 2 giới thiệu về sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với quá trình xây dựng dinh Độc Lập qua 6 chủ đề: Gia đình trị; cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn; đời sống Sài Gòn; vụ ném bom đảo chính 1962; khủng hoảng 1963; xây dựng dinh Độc Lập mới.
Ở đây, du khách sẽ gặp được những tư liệu và hình ảnh quý hiếm, thú vị như ảnh dinh Norodom được chụp vào khoảng cuối thế kỷ XX. Lễ bàn giao dinh Norodom giữa Tổng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương, Đại tướng Paul Esly và đại diện chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 8.9.1954.
Hình ảnh về Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm tiếp Phó Tổng thống Mỹ L.Jonnson và phu nhân tại dinh Độc Lập ngày 13.5.1961. Hay người biểu tình chống Ngô Đình Diệm xung đột với cảnh sát trên đường phố Sài Gòn năm 1963…
Nhiều du khách ấn tượng với chủ đề “Những gương mặt Sài Gòn” - những gương mặt đại diện cho các tầng lớp xã hội và xu hướng chính trị thời đó với những Nguyễn An Ninh, Trương Văn Bền, Phan Châu Trinh, Sương Nguyệt Anh, Đỗ Hữu Phương, Trương Vĩnh Ký…
Mỗi cuộc đời và mỗi câu chuyện của họ là những mảnh ghép tạo nên bức tranh đa đa dạng của một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Sài Gòn.
Nhưng bất ngờ thú vị là ngoài những gương mặt sớm tiếp thu nền văn minh phương Tây để phát triển đất nước, đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc.
Ở đây còn có những cái tên tưởng chừng không bao giờ được xuất hiện hay bị lãng quên lâu nay như nhà bác học Trương Vĩnh Ký hay Đỗ Hữu Phương – một người gốc Hoa, đệ nhị phú hào Sài Gòn đầu thế kỷ XX, từng đắc lực giúp Pháp bình định, tổ chức cai trị trong những năm đầu chiếm Nam Kỳ…
TTO - Sáng 9 - 3, Hội trường Thống Nhất - đơn vị quản lý di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập chính thức khai trương trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868 - 1966".
Khu vực trưng bày tập trung trong ngôi nhà hai tầng được xây dựng từ thờ Pháp nằm trong quần thể di tích Dinh Độc Lập (góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM).
Tầng một là nơi giới thiệu sự ra đời của Dinh Norodom và khắc họa một phần đời sống Sài Gòn thời Pháp thuộc qua 4 chủ đề: Xây dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa; Dinh Norodom; Những gương mặt Sài Gòn, Sài Gòn năng động.
Trên tầng hai, giới thiệu sự hình thành và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với quá trình xây dựng Dinh Độc Lập qua 6 chủ đề: Gia đình trị, Cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn, Đời sống Sài Gòn, Vụ ném bom đảo chính năm 1962, Xây dựng Dinh Độc Lập mới.
Để có được những tư liệu quý, hiếm và quy mô nhất từ trước đến nay, lãnh đạo Hội trường Thống Nhất và các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước cùng đội ngũ cán bộ chuyên môn đã phải trải qua hơn 3 năm sưu tầm tư liệu, xây dựng và phát triển các nội dung tìm kiếm cùng với các đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công... Hơn 800 tư liệu giấy và hình ảnh được trưng bày, trong đó rất nhiều hình ảnh lần đầu tiên được Hội trường Thống Nhất nghiên cứu và sử dụng.