TTO - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị Cơ quan CSĐT Bộ công an đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu và đưa hối lộ nhưng hiện bà Nhàn đã bỏ trốn. Vậy cơ quan điều tra đã thu thập, chứng minh việc đưa - nhận hối lộ trong vụ án này ra sao?
Trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty AIC, bị Cơ quan CSĐT Bộ công an đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Nhận hối lộ nhiều lần, hàng tỉ đồng tại trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai
Theo nội dung vụ án, bà Nhàn đã trực tiếp đưa hối lộ hoặc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Trần Đình Thành (cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai); ông Đinh Quốc Thái (cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) và ông Phan Huy Anh Vũ (cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai) để giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu.
Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng, bà Nhàn đã yêu cầu nhân viên, lãnh đạo chủ chốt xuất cảnh khỏi Việt Nam, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ. Khi vụ án được phanh phui bà Nhàn đã bỏ trốn.
Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu thập tài liệu, phục hồi, trích xuất dữ liệu, lời khai của ông Thành, ông Thái, ông Vũ, lời khai của nhân viên AIC, sổ tay ghi chép của các nhân viên… để xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chịu trách nhiệm chính về các sai phạm của Công ty AIC tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Cụ thể, trong việc ‘lại quả’ cho các lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, cơ quan công an đã thu thập lời khai của ông Thành, ông Thái, ông Vũ. Các ông này đều chủ động khai báo, cung cấp nhiều thông tin có giá trị giúp cơ quan điều tra làm rõ nội dung vụ án.
Theo đó, ông Trần Đình Thành khai từ năm 2010 đến 2016, ông đã 6 lần nhận tiền trực tiếp từ bà Nhàn tổng số tiền 14,5 tỉ đồng, trong đó có 2 lần ông Thành nhận ‘lại quả’ 4 tỉ đồng tại trụ sở Tỉnh ủy Đồng Nai. Số tiền này, ông đã đưa cho vợ gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản và chi tiêu cá nhân.
Tương tự, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cũng khai đã nhận "lại quả" từ bà Nhàn, ông Trần Mạnh Hà 14 lần, với tổng số tiền 14,5 tỉ đồng, trong đó có 10 lần nhận hối lộ số tiền 10,5 tỉ tại trụ sở UBND tỉnh. Số tiền này ông Thái dùng để đóng học phí cho 2 con gái du học tại Mỹ, sử dụng cá nhân và chi phí một số việc trong gia đình.
Cũng như vậy, ông Phan Huy Anh Vũ cũng khai đã nhận "cảm ơn" 6 lần, tổng cộng 14,8 tỉ đồng từ Trần Mạnh Hà tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Sao kê truy dòng tiền, vẽ sơ đồ nơi nhận tiền
Bên cạnh lời khai của các bị can, Cơ quan CSĐT Bộ công an đã thu thập lời khai của bà Lê Thị Bích Nga (vợ ông Thành), sao kê tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán của bà Nga từ năm 2009 đến 2020. Cơ quan điều tra xác định bà Nga khai phù hợp với lời khai của ông Thành về việc trong thời gian từ năm 2010- 2015, ông Thành có một số lần đưa tiền cho bà Nga giữ để gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản.
Cơ quan điều tra cũng đã thu thập lời khai bà Lê Vũ Huyền My, vợ ông Thái. Bà My tự nguyện cung cấp các tài liệu liên quan đến các chi phí học tập của 2 con tại Mỹ.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cùng kiểm sát viên và luật sư tổ chức cho ông Trần Đình Thành, ông Đinh Quốc Thái, ông Phan Huy Anh Vũ tự vẽ lại sơ đồ các địa điểm mà ông Thành, ông Thái, ông Vũ đã nhận tiền từ bà Nhàn, ông Hà; việc bố trí đồ vật, vị trí để túi quà khi bà Nhàn, ông Hà đưa quà cho các ông này; tổ chức nhận dạng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn; nhận dạng các túi quà tương tự như các túi quà các ông này đã nhận.
Đồng thời, cơ quan điều tra đã cho thực nghiệm điều tra lại toàn bộ quá trình nhận tiền, cất tiền của hai bị can này; tổ chức ghi âm, ghi hình quá trình các bị can thực nghiệm, nhận dạng và khai báo với Cơ quan điều tra.
Kết quả phù hợp với lời khai của các ông Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái, Phan Huy Anh Vũ về các lần nhận tiền.
Trước khi khởi tố vụ án, gia đình ông Thành đã nộp 14,5 tỉ, gia đình ông Thái nộp 14,5 tỉ, gia đình ông Vũ đã nộp 10 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Tham nhũng, kinh tế, buôn lậu để khắc phục hậu quả.
Trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty AIC, bị Cơ quan CSĐT Bộ công an đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Nhận hối lộ nhiều lần, hàng tỉ đồng tại trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai
Theo nội dung vụ án, bà Nhàn đã trực tiếp đưa hối lộ hoặc chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Trần Đình Thành (cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai); ông Đinh Quốc Thái (cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) và ông Phan Huy Anh Vũ (cựu giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai) để giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu.
Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng, bà Nhàn đã yêu cầu nhân viên, lãnh đạo chủ chốt xuất cảnh khỏi Việt Nam, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ. Khi vụ án được phanh phui bà Nhàn đã bỏ trốn.
Tuy nhiên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thu thập tài liệu, phục hồi, trích xuất dữ liệu, lời khai của ông Thành, ông Thái, ông Vũ, lời khai của nhân viên AIC, sổ tay ghi chép của các nhân viên… để xác định bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, chịu trách nhiệm chính về các sai phạm của Công ty AIC tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Cụ thể, trong việc ‘lại quả’ cho các lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, cơ quan công an đã thu thập lời khai của ông Thành, ông Thái, ông Vũ. Các ông này đều chủ động khai báo, cung cấp nhiều thông tin có giá trị giúp cơ quan điều tra làm rõ nội dung vụ án.
Theo đó, ông Trần Đình Thành khai từ năm 2010 đến 2016, ông đã 6 lần nhận tiền trực tiếp từ bà Nhàn tổng số tiền 14,5 tỉ đồng, trong đó có 2 lần ông Thành nhận ‘lại quả’ 4 tỉ đồng tại trụ sở Tỉnh ủy Đồng Nai. Số tiền này, ông đã đưa cho vợ gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản và chi tiêu cá nhân.
Tương tự, cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái cũng khai đã nhận "lại quả" từ bà Nhàn, ông Trần Mạnh Hà 14 lần, với tổng số tiền 14,5 tỉ đồng, trong đó có 10 lần nhận hối lộ số tiền 10,5 tỉ tại trụ sở UBND tỉnh. Số tiền này ông Thái dùng để đóng học phí cho 2 con gái du học tại Mỹ, sử dụng cá nhân và chi phí một số việc trong gia đình.
Cũng như vậy, ông Phan Huy Anh Vũ cũng khai đã nhận "cảm ơn" 6 lần, tổng cộng 14,8 tỉ đồng từ Trần Mạnh Hà tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Sao kê truy dòng tiền, vẽ sơ đồ nơi nhận tiền
Bên cạnh lời khai của các bị can, Cơ quan CSĐT Bộ công an đã thu thập lời khai của bà Lê Thị Bích Nga (vợ ông Thành), sao kê tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán của bà Nga từ năm 2009 đến 2020. Cơ quan điều tra xác định bà Nga khai phù hợp với lời khai của ông Thành về việc trong thời gian từ năm 2010- 2015, ông Thành có một số lần đưa tiền cho bà Nga giữ để gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản.
Cơ quan điều tra cũng đã thu thập lời khai bà Lê Vũ Huyền My, vợ ông Thái. Bà My tự nguyện cung cấp các tài liệu liên quan đến các chi phí học tập của 2 con tại Mỹ.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cùng kiểm sát viên và luật sư tổ chức cho ông Trần Đình Thành, ông Đinh Quốc Thái, ông Phan Huy Anh Vũ tự vẽ lại sơ đồ các địa điểm mà ông Thành, ông Thái, ông Vũ đã nhận tiền từ bà Nhàn, ông Hà; việc bố trí đồ vật, vị trí để túi quà khi bà Nhàn, ông Hà đưa quà cho các ông này; tổ chức nhận dạng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn; nhận dạng các túi quà tương tự như các túi quà các ông này đã nhận.
Đồng thời, cơ quan điều tra đã cho thực nghiệm điều tra lại toàn bộ quá trình nhận tiền, cất tiền của hai bị can này; tổ chức ghi âm, ghi hình quá trình các bị can thực nghiệm, nhận dạng và khai báo với Cơ quan điều tra.
Kết quả phù hợp với lời khai của các ông Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái, Phan Huy Anh Vũ về các lần nhận tiền.
Trước khi khởi tố vụ án, gia đình ông Thành đã nộp 14,5 tỉ, gia đình ông Thái nộp 14,5 tỉ, gia đình ông Vũ đã nộp 10 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Tham nhũng, kinh tế, buôn lậu để khắc phục hậu quả.
"Đế chế" AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 'làm ăn' thế nào?
30/04/2022 11:01 GMT+7
TTO - Là doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, những năm qua Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC Group) trúng hàng loạt gói thầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường..., quy mô trăm tỉ tại nhiều địa phương trên cả nước.
Thông tin tự giới thiệu AIC Group trên trang aicgroup.com của công ty cho thấy, hệ sinh thái AIC Group gồm 29 công ty con, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực từ y tế, giáo dục, chuyển đổi số, tài nguyên môi trường đến bất động sản.
Dữ liệu từ hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Bộ Kế hoạch và đầu tư) ghi nhận những năm qua AIC Group đã trúng thầu hàng loạt dự án đầu tư công.
Cụ thể, vào tháng 10-2017, AIC Group trúng thầu gói cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị tiền kỳ, hậu kỳ, hệ thống thiết bị trường quay tọa đàm... thuộc dự án giải pháp tổng thể nâng cấp kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOVTV từ tiêu chuẩn SD lên HD, giá trúng thầu 91,33 tỉ đồng.
Trước đó, tháng 8-2017, AIC Group trúng thầu gói cung cấp lắp đặt thiết bị phần mềm cổng thông tin điện tử cho học viện trung tâm và 5 học viện trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giá trúng thầu 30,09 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, AIC Group trúng thầu nhiều gói thầu cung cấp hệ thống điều hành thông minh cho các địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế…
Thông tin từ hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cũng cho thấy, trong giai đoạn 2017-2018, AIC Group của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã trúng thầu một loạt gói thầu hàng trăm tỉ trong mảng tài nguyên môi trường tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Trong đó có gói thầu số 4 - cung cấp và lắp đặt thiết bị toàn bộ dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bạc Liêu mời thầu, giá trúng thầu 39,4 tỉ đồng.
Gói thầu mua sắm thiết bị quan trắc và phân tích môi trường do Sở Tài nguyên và môi trường Gia Lai mời thầu, giá trúng thầu 26,7 tỉ đồng.
Gói thầu mua sắm thiết bị trạm quan trắc, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh mời thầu, giá trúng thầu hơn 157,4 tỉ đồng.
Gói thầu mua sắm thiết bị phòng thí nghiệm và thiết bị văn phòng, thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cao năng lực Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh, do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh mời thầu, giá trúng thầu 101,8 tỉ đồng.
Gói thầu cung cấp thiết bị xử lý nước uống tại 162 trường học công lập, thuộc dự án đầu tư hệ thống xử lý và cung cấp nước uống tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 1, do Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Ninh mời thầu, giá trúng thầu 34,5 tỉ đồng.
Không chỉ vậy, những năm qua AIC Group còn trúng thầu thực hiện hàng loạt dự án xử lý rác thải tại Hà Nội, xây dựng nhà máy xử lý rác tại thị xã An Khê (Gia Lai), và hàng loạt gói thầu xử lý rác y tế tại các bệnh viện công.
Trong lĩnh vực bất động sản, thông tin giới thiệu trên trang aicgroup.com của AIC Group giới thiệu doanh nghiệp này đang triển khai hai dự án bất động sản quy mô lớn, đó là khu đô thị Phật Tích - Bắc Ninh, quy mô xây dựng khoảng 3.000 hecta, dự án khu đô thị Tân An, tỉnh Long An, quy mô xây dựng 500 hecta.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online thì AIC Group còn triển khai các dự án khác như khu đô thị mới AIC Mê Linh, quy mô xây dựng 94,3 hecta (đầu năm 2022, AIC Group đã chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp khác), dự án AIC Xuân Đỉnh, diện tích đất 4.102m2, được cấp phép 12 năm nhưng chưa triển khai. Hầu hết các dự án bất động sản do AIC Group đầu tư đang chậm tiến độ.
Theo đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam, Công ty CP Tiến bộ quốc tế - AIC Group được xếp vào nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, doanh thu của công ty theo báo cáo tài chính năm 2012 đạt hơn 10.000 tỉ đồng.
Khối tài sản 'khủng' nhiều biệt thự, nhà đất của bà Thanh Nhàn AIC
TTO - Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn trước khi bị khởi tố, tuy nhiên cơ quan điều tra đã kịp thời phong tỏa hơn 100 tỉ đồng trong tài khoản của AIC và kê biên nhiều biệt thự, nhà đất đứng tên bà để đảm bảo thi hành án.
Bản kết luận điều tra, vừa được Cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) ban hành, cho thấy việc đưa hối lộ của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch Công ty AIC - kéo dài trong suốt hơn mười năm.
Chỉ riêng một dự án bệnh viện, bà Nhàn hưởng lợi gần 150 tỉ đồng và chi hơn 43 tỉ đồng hối lộ bí thư, chủ tịch, giám đốc sở y tế thời điểm thực hiện dự án.
Bản kết luận điều tra cũng cho thấy dàn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thời điểm xây dựng bệnh viện, từ bí thư đến giám đốc sở đều bị bà Nhàn "thao túng" bằng tiền.
Đổi lại, công ty của bà Nhàn dù không đủ năng lực, gian lận hồ sơ vẫn dễ dàng trúng đến 16 gói thầu.
C03 đã đề nghị truy tố 36 bị can, trong đó có ông Trần Đình Thành - cựu bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, và Đinh Quốc Thái - cựu chủ tịch tỉnh.
Mặc dù bà Nhàn cùng bảy người khác trong vụ án đang bỏ trốn nhưng vẫn bị C03 đề nghị truy tố. Đồng thời, C03 cho rằng cần tiếp tục phong tỏa khối tài sản khủng của bà Nhàn.
Thời điểm khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã phong tỏa hơn 107 tỉ đồng là số dư trong bốn tài khoản ngân hàng.
C03 đã ra lệnh kê biên đối với tài sản là một nhà biệt thự diện tích 357m2 tại phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi biệt thự này bà Nhàn nhờ bố đẻ đứng tên.
Cơ quan điều tra cũng kê biên với tài sản là một nhà biệt thự diện tích 453m2 tại phố Nguyễn Huy Tự, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngôi biệt thự này đứng tên Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Ngày 17-8-2022, C03 ra lệnh kê biên cùng lúc sáu căn hộ tại khu chung cư cao cấp Pacific Place trên phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong đó có bốn căn hộ liền nhau ở tầng 11 và hai căn hộ liền nhau ở tầng 17 của chung cư. Căn hộ diện tích nhỏ nhất là 67,8m2, căn hộ diện tích lớn nhất là 218,6m2. Cả sáu căn hộ này đều đứng tên Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Tiếp đó, mới đây ngày 21-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra lệnh kê biên đối với tài sản là một thửa đất diện tích hơn 4.000m2 thuộc dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp cho Công ty AIC.
Theo cơ quan điều tra, hiện tại bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm đang bị khởi tố trong vụ án khác.
Do đó, để đảm bảo thi hành án, thu hồi tài sản nhà nước, C03 đưa ra quan điểm cần tiếp tục phong tỏa, kê biên tài sản trên theo quy định pháp luật.
Nộp lại hàng chục tỉ đồng
Cũng theo kết luận điều tra, gia đình cựu bí thư Trần Đình Thành đã nộp 14,5 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của C03 để khắc phục hậu quả. Gia đình cựu chủ tịch Đinh Quốc Thái cũng nộp 14,5 tỉ đồng vào tài khoản tạm giữ của C03 để khắc phục hậu quả. Đây là số tiền hai cựu lãnh đạo đã nhận hối lộ từ bà Nhàn.
Gia đình bị can Phan Huy Anh Vũ - cựu giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - đã nộp 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Ông Vũ bị cáo buộc nhận hối lộ 14,8 tỉ đồng từ bà Nhàn.
Gia đình bị can Bồ Ngọc Thu - cựu giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư - cũng nộp 1 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Đây là số tiền bà Thu nhận được từ Công ty AIC dưới hình thức "quà biếu".
Một số công ty liên quan trong vụ án cũng nộp lại số tiền lớn để khắc phục hậu quả: Công ty TNT đã nộp lại hơn 3,5 tỉ; Công ty Tạ Thiên Ân đã nộp lại số tiền hơn 643 triệu; Công ty Tâm Hợp nộp lại 500 triệu và Công ty Việt Tiên đã nộp lại hơn 120 triệu đồng.
Cách cài 'quân xanh' trúng 16 gói thầu của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
13/11/2022 16:35 GMT+7
TTO - Theo kết luận điều tra, ngoài việc 'lại quả' hàng chục tỉ đồng cho lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc AIC, còn công phu cài cắm 'quân xanh' để AIC và các công ty do AIC chỉ định trúng 16 gói thầu.
Vậy bà Nhàn đã tiếp cận lãnh đạo tỉnh Đồng Nai như thế nào và việc cài cắm "quân xanh" ra sao?
Cựu bí thư Đồng Nai nhờ bà Nhàn xin vốn trung ương?
Để được tham gia, trúng thầu các gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, từ năm 2003, bà Nhàn đã tiếp cận và đặt mối quan hệ quen biết với ông Trần Đình Thành khi ông đang là phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, trong các lần công tác tại Hà Nội.
Đến năm 2007, trước khi UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn đã đến gặp ông Thành tại phòng tiếp khách của bí thư Tỉnh ủy và nhờ ông Thành mời lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành ăn trưa cùng để giới thiệu Công ty AIC của bà Nhàn và nhờ lãnh đạo tỉnh quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện tham gia các dự án tại tỉnh.
Bà Nhàn đã giới thiệu bà Hoàng Thị Thúy Nga, thời điểm đó là trưởng ban quản lý dự án 1 của Công ty AIC, với ông Thành. Sau đó, bà Nhàn và bà Nga đã nhiều lần gặp gỡ, đề nghị tạo điều kiện để Công ty AIC tham gia đấu thầu và trúng các gói thầu mua sắm thiết bị tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Đến năm 2010, khi bệnh viện chuẩn bị thực hiện các thủ tục để bổ sung danh mục trang thiết bị y tế vào dự án, bà Bồ Ngọc Thu báo cáo ông Thành về việc khó khăn trong nguồn vốn bố trí cho phần thiết bị bổ sung. Ông Thành điện thoại cho bà Nhàn đề nghị giúp Đồng Nai xin vốn trung ương hỗ trợ cho dự án bệnh viện và được bà Nhàn đồng ý.
Trước khi UBND tỉnh ra quyết định bổ sung chi phí trang thiết bị y tế vào dự án (tháng 7-2010), bà Nga đến gặp và mời ông Thành ăn cơm trưa, ông Thành đã điện thoại cho ông Vũ ăn cơm cùng, giới thiệu và giao ông Vũ tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu các gói thầu bán thiết bị cho dự án do Công ty AIC là một công ty lớn, có uy tín, có nhiều mối quan hệ với các ban, ngành ở trung ương, có công xin vốn cho tỉnh.
Đầu năm 2013, khi bệnh viện được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho thuê đơn vị tư vấn điều chỉnh danh mục cho phù hợp với tình hình thực tế, thông qua giới thiệu của bà Nhàn, ông Vũ đã chỉ định Công ty Mediconsult do Nguyễn Thị Dung làm tổng giám đốc ký hợp đồng thực hiện tư vấn điều chỉnh danh mục thiết bị y tế chuyên môn, lập hồ sơ mời thầu (HSMT) và đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT).
Nga chỉ đạo nhân viên Công ty AIC phối hợp với lãnh đạo, nhân viên Công ty Mediconsult làm việc với các phòng, ban của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để từ đó đề xuất các cấp phê duyệt điều chỉnh dự án.
Các hạng mục thiết bị đều do phía Công ty AIC đề nghị, thu thập báo giá gửi cho Công ty Mediconsult làm căn cứ tư vấn cho Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trình UBND tỉnh Đồng Nai điều chỉnh dự án. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định điều chỉnh danh mục thiết bị y tế, quyết định phê duyệt các kế hoạch đấu thầu.
Thao túng giá, nâng khống giá đầu vào 1,3 đến 2 lần
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, bà Nhàn, bà Nga chỉ đạo nhân viên liên hệ các hãng, các đơn vị cung cấp để thu thập thông tin, giá sản phẩm đầu vào, lợi nhuận dự kiến, làm cơ sở cho bà Nhàn, bà Nga phê duyệt giá đầu ra, bán vào bệnh viện.
Bà Nhàn đề nghị ông Vũ - giám đốc bệnh viện - giới thiệu bà Nga với ông Nguyễn Công Tiến - tổng giám đốc Công ty thẩm định giá Thế Hệ Mới - để cung cấp các báo giá để thẩm định theo giá định hướng của Công ty AIC.
Theo chỉ đạo của bà Nhàn, bà Nga, toàn bộ các báo giá làm căn cứ thẩm định giá đều nâng khống lên từ 1,3 - 2 lần so với giá đầu vào. Từ đó, căn cứ chứng thư thẩm định giá, ông Vũ đại diện chủ đầu tư ký phê duyệt dự toán các gói thầu theo giá đã được Công ty AIC thông đồng với đơn vị thẩm định giá nâng giá, sử dụng làm căn cứ lập và phê duyệt HSMT.
Quá trình tham gia đấu thầu, bà Nhàn chỉ đạo ông Đỗ Văn Sơn - kế toán trưởng và bà Lê Thị Hương - kế toán Công ty AIC - điều chỉnh các thông tin trên báo cáo tài chính bốn năm (từ 2010 đến 2013), tăng hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, tăng vốn chủ sở hữu so với báo cáo tài chính thực tế đã nộp tại Cục Thuế Hà Nội để bà Nhàn ký, đưa vào HSDT, đảm bảo Công ty AIC đủ năng lực tham gia đấu thầu theo quy định của HSMT.
Đồng thời, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới mua HSMT, lập HSDT cho cả công ty "quân chính" và công ty "quân xanh", nhờ nhân viên các công ty nộp HSDT cho đủ số lượng theo quy định.
Thực tế chỉ các công ty được xác định trúng thầu như AIC, BMS, Thành An Hà Nội và TNT thì bộ phận lập hồ sơ đưa ủy quyền bán hàng, bảo hành của hãng vào hồ sơ để đảm bảo trúng thầu, còn các công ty làm "quân xanh" thì nhân viên Công ty AIC làm HSDT không có giấy ủy quyền của hãng, không có bảo hành để không đủ điều kiện trúng thầu.
Công ty AIC và các công ty do AIC chỉ định tham gia 16 gói thầu và trúng toàn bộ 16 gói. Trong đó Công ty AIC đứng tên trúng thầu 12 gói thầu với tổng trị giá 477 tỉ đồng. Còn 4 gói thầu, để tránh việc Công ty AIC trúng tất cả các gói thầu tham gia, bà Nhàn chỉ đạo Nga liên hệ để nhân viên AIC lập hồ sơ cho Công ty Thành An Hà Nội trúng 2 gói thầu, BMS trúng 1 gói, TNT trúng 1 gói.
Sau khi trúng thầu, được chủ đầu tư thanh toán, các công ty trên chuyển tiền lại cho Công ty AÏC, toàn bộ hoạt động giao hàng, quản lý dự án đều do nhân viên của Công ty AIC thực hiện.
Thành lập hệ sinh thái AIC để làm "quân xanh"
Công ty AIC là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Trung tâm xuất khẩu lao động Tralacen trực thuộc Công ty Xây dựng và Thương mại và chuyển thành Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại, do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc (2005 đến tháng 9-2020).
Ngoài Công ty AIC, bà Nhàn còn thành lập, chỉ đạo nhóm các công ty thuộc hệ sinh thái AIC để làm "quân xanh" trong đấu thầu, gồm Công ty MOPHA do bố đẻ của bà Nhàn đứng tên thành lập và bà Nhàn chiếm 70% cổ phần; Công ty CP Thiết bị y tế và môi trường do cháu ruột của bà Nhàn làm tổng giám đốc; Công ty CP tư vấn Công nghệ cao. Hoặc được bà Nhàn thuê làm "quân xanh", báo giá, dự thầu như Công ty TNT, Công ty Thanh An Hà Nội, Công ty BMS, Công ty nha khoa Việt Tiên, Công ty Tâm Hợp…