Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Cô đơn – Nguyễn Ánh 9

 Theo Wikipedia_Nguyễn Ánh 9,

Nguyen Anh 9Nguyễn Ánh 9 có tên thật Nguyễn Đình Ánh (1940-2016), là nhạc sĩ sáng tác kiêm nghệ sĩ dương cầm.

Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.

Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: “Còn thương nó không bạn?”, ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: “Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa.” Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn. Ca khúc Không được Khánh Ly thu lần đầu.

Sau sự kiện tháng 4/1975, thời gian đầu ông đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ 1976, ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.

Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc; ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngãMênh mông tình buồn.

Ngoài bản Không, những ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 được biết đến nhiều nhất là Ai đưa em vềBuồn ơi ta xin chào miCô đơnTình khúc chiều mưaTình yêu đến trong giã từ.

Nguyễn Ánh 9 từng đệm piano nhiều lần cho Ngọc Mai hát ca khúc Cô đơn. Ông cho biết: “Có nhiều lúc nghe Ngọc Mai hát mà tôi có cảm tưởng là tâm trạng của Ngọc Mai còn hơn tâm trạng của tôi viết trong bài hát đó. Cái hay của Ngọc Mai là không bao giờ hát lại đúng như những lời trước mình hát; mỗi lần hát là mỗi lần khác. Đó là người ca sĩ hát với cảm xúc của mình.”

Dưới đây là bốn ca sĩ có bốn cung cách thể hiện riêng, và cả bốn không thể thiếu tiếng đàn của Nguyễn Ánh 9.

* Video trình diễn sống, Hà Trần với Nguyễn Ánh 9 (piano), tuyệt vời về mọi mặt:
https://www.youtube.com/watch?v=HzaCsQ0fZOc

Video trình diễn sống, Ngọc Mai, với Nguyễn Ánh 9 (piano), Thiên Hương (violon điện), trong chương trình “Nhịp cầu âm nhạc 2013”, đáng lẽ là tuyệt vời nhưng cảm xúc bị phá hỏng bởi quảng cáo quá nổi bật:
https://www.youtube.com/watch?v=vhobODyCbss

Video trình diễn sống, Thanh Lam với Nguyễn Ánh 9 (piano), tiếc cho hình ảnh mờ nhòe:
https://www.youtube.com/watch?v=6Y8cfH5W7Mc

Video trình diễn sống, Ánh Tuyết với Nguyễn Ánh 9 (piano):
https://www.youtube.com/watch?v=lrUJeR3VkbY