Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

Từ họ Phan, vì sao Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại quyết định chuyển sang họ Võ?

 Lê Công Sơn

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922–2022), NXB Trẻ xuất bản tập sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa, như món quà thể hiện tình cảm các thế hệ dành cho ông, tiết lộ nhiều thông tin thú vị từ người thân.

Ở bài Võ Văn Kiệt - trong bóng dáng một người cha, tập sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa (do NXB Trẻ vừa ấn hành) có bài viết của Tổng Biên tập báo Lao động - Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em Nguyễn Thành Phong, kể lại. Cuối năm 1994, khi đó ông làm thư ký tòa soạn một tuần báo có biên tập và in bài báo nhỏ từ câu chuyện một người bạn học với Phan Chí Dũng.

Từ họ Phan, vì sao Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại quyết định chuyển sang họ Võ? - ảnh 1

Thủ tướng Võ Văn Kiệt (trái) bắt tay nhạc sĩ của ngành điện Việt Nam Phương Tài trên công trình đường dây 500kV Bắc - Nam

NVCC

“Sau khi bài báo in ra, tôi có dịp gặp ông tại Lễ khánh thành Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Ông nói với tôi:

- Chú mới đọc bài báo và càng thêm nhớ Dũng nhiều… Chú không biết tụi bay đưa chuyện này lên báo. Nếu biết, chú đã có thể kể thêm nhiều chi tiết nữa về Dũng... vì thế mà chiều hôm đó, trước chuyến đi công tác dài ngày ở các tỉnh phía Nam, ông đã cho gọi tôi lên”.

Những đau thương mất mát rất lớn

Ngồi với ông trên ghế đá dưới vòm cây xanh Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Võ Văn Kiệt tâm sự với nhà báo Nguyễn Thành Phong: “Dũng là con cả của chú. Năm 1951, khi chú lên đường từ Nam ra Việt Bắc dự Đại hội lần thứ II của Đảng thì mẹ Dũng có thai và cuối năm đó sanh Dũng. Dự Đại hội xong, chú quay lại chiến trường miền Nam. Năm 1955 Dũng có thêm em gái là Hiếu Dân. Thời gian này, tình hình miền Nam rất ác liệt. Đến 1960, Dũng cùng nhiều thiếu nhi con em cán bộ miền Nam được lần lượt đón ra Bắc để ăn học. Dũng ra năm 1960, đi từ Campuchia, còn Hiếu Dân ở với mẹ tới cuối 1965 thì đi bằng đường công khai. Chia tay, cô chú thương tụi nhỏ ghê gớm. Nhưng tình hình như vậy, còn biết làm sao? Chúng còn quá nhỏ và nhớ ba mẹ dữ lắm".

Đầu năm 1966, báo chí và Đài Tiếng nói Việt Nam ngoài miền Bắc đưa tin cực lực phản đối việc giặc Mỹ bắn vào chiếc tàu đò Thuận Phong chở toàn dân thường gồm trẻ em, người già và phụ nữ đi trên sông Sài Gòn. Lúc đó, Mỹ tiến hành trận càn quy mô lớn đầu tiên đánh vào vùng “Tam giác sắt” Củ Chi - Bến Cát. Máy bay trực thăng Mỹ quần đảo trên bầu trời.

Từ họ Phan, vì sao Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại quyết định chuyển sang họ Võ? - ảnh 2

Tập sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa (do NXB Trẻ vừa ấn hành)

NXB

Chiếc tàu Thuận Phong đã lọt vào những con mắt khát máu. Mặc dù biết đây là tàu đò chở dân thường qua lại trên sông Sài Gòn đoạn từ thị xã Tân An lên tới Dầu Tiếng, nhưng để đề phòng hậu họa, máy bay Mỹ đã xả súng bắn tới tấp. Chiếc tàu với hơn hai trăm dân thường bắt đầu chìm, máu dân thường đã loang đỏ mặt sông mà mấy chiếc trực thăng vẫn châu vào vãi đạn xuống cho tới khi chiếc tàu chìm hẳn mới thôi. Một đoạn sông bầm sẫm máu…

Ông không ngờ một đau thương mất mát rất lớn đã đến với ông: người vợ thân yêu cùng hai con nhỏ, đã vĩnh viễn nằm lại dưới lòng sông Sài Gòn cùng chiếc tàu này. Bà mẹ cơ sở mà ông coi như mẹ đẻ, người đã về thành phố để đón vợ con ông lên căn cứ, cũng cùng nằm lại nơi đây. Cho tới khi từ cơ sở Nhà Bè về tới căn cứ Củ Chi, ông mới biết chuyện. Nỗi đau như cơn bão cuộn xoáy trong tâm can ông...

Đến đoạn nhắc về Dũng, theo miêu tả của nhà báo Nguyễn Thành Phong giọng chú Sáu Dân trầm hẳn xuống: "Hồi đó, Tư lệnh Khu 9 là anh Sáu Nam (Chủ tịch nước Lê Đức Anh sau này). Anh Sáu Nam biết rõ những mất mát của chú. Khi Dũng xuống đơn vị chiến đấu một thời gian, anh Sáu Nam mới biết. Ảnh không đồng ý với chú. Ảnh đã lệnh cho tham mưu và viết thư xuống trung đoàn kêu Dũng về để học lớp pháo binh. Dẫu sao, lúc đó Dũng cũng là đứa học hành tới nơi, tới chốn, cần phải chú ý để đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng quân đội lâu dài. Thư anh Sáu Nam gửi tới trung đoàn đúng vào lúc Dũng vừa hy sinh". Ông ngừng lời, rồi nói chậm rãi: "Nhưng... nếu như lá thư có đến sớm hơn, thì chắc Dũng cũng không chịu. Nó đang say chiến đấu đến thế cơ mà. Chú hiểu nó lắm. Chỉ tiếc là nó đã hy sinh sớm quá. Nếu không, chắc nó còn làm nên nhiều chuyện nữa...".

Được biết, cuốn sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa chia thành bốn phần công phu. Phần 1 - Hành trình Võ Văn Kiệt: nói về cuộc đời và sự nghiệp của ông với nhiều hình ảnh và tư liệu minh họa quá trình hoạt động cách mạng của Thủ tướng, lồng trong bối cảnh chung của đất nước qua từng thời kỳ; Phần 2 - Năng lượng Võ Văn Kiệt: là những bài viết về cải cách đúng đắn của ông trong công cuộc xây dựng đất nước. Phần 3 - Một người của nhiều người: Những câu chuyện gần gũi và xúc động về cố Thủ tướng; Phần 4 - Những trang viết Võ Văn Kiệt: là những bài báo ông viết về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng Đảng, chống đói nghèo… rất xúc động, thể hiện chân dung một Thủ tướng sống tình cảm. Còn với đất nước ông là một Thủ tướng dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám tự phê bình.

Từ họ Phan, vì sao Thủ tướng Võ Văn Kiệt lại quyết định chuyển sang họ Võ? - ảnh 3

Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cùng vui với anh em công nhân

NGUYỄN CÔNG THÀNH

"Võ là họ của mẹ chú. Chú thương bả lắm"

Trở lại câu chuyện của Tổng Biên tập báo Lao động - Xã hội, tạp chí Gia đình và Trẻ em Nguyễn Thành Phong, sách đã dẫn viết tiếp:

"Tôi ngồi yên lặng như cùng chia sẻ với ông hồi tưởng về đứa con yêu. Lúc sau, tôi rụt rè hỏi ông:

- Thưa chú, chú họ Võ, vậy sao Dũng lại mang họ Phan?

Ông đã dứt ra khỏi dòng hồi tưởng:

- Đâu có, chú họ Phan chớ. Vậy nên Dũng cũng họ Phan mà. Võ là họ của mẹ chú. Chú thương bả lắm. Vì vậy, khi hoạt động, chú lấy họ Võ là theo họ mẹ đó.

Tôi khẽ hỏi:

- Chú ơi, vậy bây giờ anh Dũng nằm ở đâu?

- Sau khi Dũng hy sinh, anh em đưa Dũng về chôn cất ở nghĩa trang trong khu căn cứ. Sau giải phóng, chú cho đón Dũng về TP.HCM, hỏa táng hài cốt Dũng. Bình tro hài cốt Dũng được đặt ở nghĩa trang thành phố cùng mẹ và hai em của Dũng. Nhưng chỉ có tro hài cốt của Dũng là có thật. Còn mẹ và hai em của Dũng thì chỉ là nắm đất lấy từ lòng tàu Thuận Phong làm tượng trưng thôi".

Nhà báo Nguyễn Thành Phong đưa hai bàn tay nắm lấy tay Thủ tướng Võ Văn Kiệt. "Ngồi bên cạnh tôi không còn là khoảng cách với vị Thủ tướng mà là một người con hiếu đễ với cha mẹ, quê hương, dòng tộc. Và trong bóng dáng một người cha, Võ Văn Kiệt cũng như bao nhiêu người cha trên đời này, cũng thường đau đáu về những đứa con của mình", tác giả Nguyễn Thành Phong chia sẻ đầy cảm động. (Còn tiếp)

Chuyện về những ngày cuối đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bệnh viện

Thông qua anh Phan Thanh Nam - con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, độc giả được nghe rất nhiều kỷ niệm cùng  người cha và những trăn trở cuối đời tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), trong cuốn sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa.

Anh Phan Thanh Nam – con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tưởng trong cuốn sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa do NXB Trẻ vừa ấn hành, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23.11.1922 - 23.11.2022): “Tháng 4 năm 2008, khi biết tôi có công việc đi Dubai ba tôi đã ngồi nói chuyện với tôi rất nhiều những lo ngại của ông về hiện tượng khí hậu thay đổi rất khác thường. Tổn thất về người, về vật chất bởi lũ lụt hằng năm do thiên tai gây ra ở miền Trung hầu như khó tránh khỏi, thường thì năm sau thời tiết diễn biến phức tạp hơn năm trước.

Chuyện về những ngày cuối đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bệnh viện - ảnh 1

Di ảnh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với dòng chữ viết tay của ông: “Tôi tự hào về các con tôi. Đó là Phúc lớn của tôi”

TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Ba tôi nhìn vào mắt tôi như muốn cùng chia sẻ, xem tôi quan tâm và có suy nghĩ gì về vấn đề này.

- Thì con thấy thời tiết hằng năm vẫn giữ đúng mùa nào thức đó thôi, chỉ có sớm hơn muộn hơn, ít hơn nhiều hơn so hằng năm với nhau. Các tỉnh duyên hải miền Trung kiểu gì cũng phải tìm cách sống chung với lũ, tôi trả lời.

- Nếu chỉ chung chung như khẩu hiệu, mà đem áp vô là không ăn đâu, chỉ có thể phải là: Đồng bằng Nam bộ - Sống chung với lũ. Các tỉnh miền Trung - Sống chung với lốc xoáy, lũ quét.

Tôi biết ba muốn nói với tôi về điều ông đang suy ngẫm, trăn trở bấy lâu”.

Được biết tác phẩm Võ Văn Kiệt người thắp lửa là công trình của nhiều tác giả, cuốn sách được chia thành bốn phần công phu: Phần 1: Hành trình Võ Văn Kiệt: nói về cuộc đời và sự nghiệp của ông với nhiều hình ảnh và tư liệu minh họa quá trình hoạt động cách mạng của Thủ tướng, lồng trong bối cảnh chung của đất nước qua từng thời kỳ. Phần 2: Năng lượng Võ Văn Kiệt: là những bài viết về cải cách đúng đắn của ông trong công cuộc xây dựng đất nước. Phần 3: Một người của nhiều người: những câu chuyện gần gũi và xúc động về cố Thủ tướng. Phần 4: Những trang viết Võ Văn Kiệt: là những bài báo ông viết về đại đoàn kết dân tộc, về xây dựng Đảng, chống đói nghèo…

Chuyện về những ngày cuối đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bệnh viện - ảnh 2

Cuốn sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa do NXB Trẻ vừa ấn hành nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23.11.1922 - 23.11.2022)

NXB TRẺ

Trở lại với cuốn sách quý Võ Văn Kiệt người thắp lửa vừa được NXB Trẻ ấn hành, anh Phan Thanh Nam – con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt kể tiếp: “Đầu tháng 5 năm 2008, tôi đi Dubai, chuyến đi kéo dài 10 ngày, ở đó tôi được các tổng công trình sư công trình Dubai Mall, Buri Dubai, Palm Golden nhiệt tình hướng dẫn tham quan. Ở Sharjah, Al Helio, Abu Dhabi cũng vậy, nhưng tôi dành nhiều thời gian và sự quan tâm đặc biệt đến công trình Palm Golden - Cây cọ vàng do các kỹ sư Hà Lan thiết kế và chỉ đạo thi công.

Nhận tin ba bệnh đang nằm ở bệnh viện Thống Nhất tôi tức tốc chạy vô thăm.

- Ba bịnh sao vậy ba?

- Mấy rày người cứ sốt sốt hoài rất khó chịu, ho khan, ho nhiều rất oải, nó rát sâu trong ngực không long được đờm, cơn ho càng nhặt càng khó ngủ nên mệt lắm, ba tôi nói.

- Ba ăn có ngon miệng không ba?

- Sao cảm thấy mấy món thường ăn cũng không ngon miệng như trước, có khi không muốn ăn nữa. Ba tôi vừa nói vừa đứng dậy đi đến ghế salon bày ở giữa phòng, ngồi ngả người về phía sau. Rồi ba tôi hỏi công việc của tôi sao rồi, tôi trả lời qua loa là cũng tạm ổn, có mấy việc bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính nên cũng gặp khó. Ba tôi còn hỏi vài việc ở dưới quê nội Bình Phụng, Trung Hiệp, Vũng Liêm, Vĩnh Long mà ông giao cho tôi làm đã xong chưa.

Lúc đó bộ dạng, giọng nói của ba tôi coi vẫn còn phong độ lắm, da dẻ vẫn hồng hào, bước đi vẫn xăm xăm mạnh bạo, chỉ có nét mặt mệt mỏi của người thức khuya mất ngủ mà thôi.

- Đi Dubai về hồi nào? Ba tôi hỏi.

- Con về được hơn tuần rồi, con đi tham quan được nhiều nơi, nhiều công trình, mai con mang máy vô cho ba xem.

- Ừ, ba dự định tuần sau đi Hà Lan.

Ba tôi định nói gì thêm, nhưng cơn ho ập đến, cả người ông và hai chân rung lên, hai tay bám chặt thành ghế, đầu và hai chân co giật theo nhịp ho khan dồn dập. Bác sĩ trực và mọi người ùa đến phụ tôi dìu ba tôi lên giường nằm nghỉ, chỉ vài phút sau hơi thở của ông đều đều như đang chìm trong giấc ngủ.

Từ hôm đó ngày nào tôi cũng vào bệnh viện. Khi cho ba tôi xem ảnh ở Dubai mà tôi chụp được, ông có nói lại dự định về chuyến đi Hà Lan, và hỏi tôi có đi được không, tôi nói vừa mới đi về cũng hơi có việc phải lo.

Ba tôi nói nhiều lắm về nạn tàn phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, lâm tặc, quản lý, cơ cấu cây trồng của từng loại rừng, thủy điện, mỗi tác nhân riêng rẽ đó có quan hệ mật thiết như thế nào, có liên đới trực tiếp hay gián tiếp với hậu quả của lốc xoáy, lũ quét ở miền Trung nhiều hay ít? Cái lợi trước mắt bất cập, cái hại về lâu dài như thế nào, mức độ nào? Giải quyết và xử lý những bất cập do tác nhân gây ra là hoàn toàn làm được, tại sao không? Chế ngự hoặc làm giảm tối đa sức tàn phá của triều dâng, sóng dữ, mưa dội của biến với ven bờ, có thể lắm chứ và tại sao không?. Chẳng lẽ cứ để vậy, hoặc ngay từ bây giờ đã phải đặt lên bàn các dữ liệu liên quan để giải những bài toán hóc búa, cho những khó khăn nan giải, những thách thức to lớn đó của miền Trung. Để có câu trả lời đúng có nhiều cách khác nhau nhưng trước tiên phải tìm hiểu kỹ mọi vấn đề và học hỏi các nước giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Hà Lan là nước ba tôi chọn đi trước là vậy chăng?", con trai Thủ tướng Võ Văn Kiệt tự đặt câu hỏi rồi chính ông cũng như tự trả lời.

Chuyện về những ngày cuối đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong bệnh viện - ảnh 3

Thủ tướng Võ Văn Kiệt được nhận xét là “người năng động sáng tạo”, cũng có người khẳng định đồng chí là “vị Thủ tướng trọn đời vì nước, vì dân”

T.L

“Chỉ hơn một tuần sau, ba tôi mất, nhưng tôi chắc chắn rằng những khó khăn nan giải, những thách thức to lớn đó ở miền Trung là nỗi băn khoăn, lo nghĩ trong những tháng ngày cuối cùng của ba tôi”, anh Phan Thanh Nam – con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiết lộ về trăn trở trong những ngày cuối đời trong bệnh viện, trước khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ giã cõi trần. (Còn tiếp)


'Chất ngọc Võ Văn Kiệt' và chia sẻ rơi nước mắt của cháu nội Phan Võ Hiệp


Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922–2022), NXB Trẻ giới thiệu hai tựa sách Chất ngọc Võ Văn Kiệt và Võ Văn Kiệt người thắp lửa, với nhiều câu chuyện cảm động từ gia đình và những người sống quanh ông.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời là một trong những người luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Trên cương vị của mình, ông đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra nhiều chính sách có đột phá như xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh.

Thủ tướng còn thực hiện thương mại hóa tư liệu sản xuất, cho phép các doanh nghiệp lớn, cả trung ương và địa phương được trực tiếp xuất nhập khẩu, chấm dứt tình trạng hai giá; xóa bỏ chế độ thu mua nghĩa vụ áp đặt với nông dân, bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa trong cả nước… chuyển dần từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, đưa đời sống kinh tế đất nước dần vào thế ổn định.

'Chất ngọc Võ Văn Kiệt' và chia sẻ rơi nước mắt của cháu nội Phan Võ Hiệp - ảnh 1

NXB Trẻ giới thiệu hai tựa sách Chất ngọc Võ Văn Kiệt và Võ Văn Kiệt người thắp lửa, với nhiều câu chuyện cảm động từ gia đình và những người sống quanh ông nhân 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922–2022)

NXB TRẺ

Chất ngọc Võ Văn Kiệt là cuốn sách của tác giả Nguyễn Chiến Thắng (bí danh Sao Vàng) - nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, đã chắt lọc tỉ mỉ những điểm sáng độc đáo về cuộc đời, tài năng, phẩm cách mà ông xem như là chất ngọc quý để phác họa chân dung và sự nghiệp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Các phần mục của tập sách với những tiêu đề khá ngắn nhưng súc tích, nội dung được viết cô đọng, dễ đọc, dễ nhớ, độ dày tập sách vừa phải, phần phụ lục cũng là điểm độc đáo của cuốn sách, bao gồm: Tiểu sử đồng chí Võ Văn Kiệt; Cả nước nói về đồng chí Võ Văn Kiệt; Thế giới nói về ông Võ Văn Kiệt; Những phát biểu ấn tượng của đồng chí Võ Văn Kiệt.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, là con thứ tám trong gia đình, có các bí danh: Sáu Dân, Tám Thuận, sinh ngày 23.11.1922, tại xã Trung Hiệp, H.Vũng Liêm (Vĩnh Long).

Năm 1938, ông tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23.11.1940 ở H.Vũng Liêm, Vĩnh Long. Từ năm 1941 đến năm 1945, ông hoạt động cách mạng ở Rạch Giá, tham gia Tỉnh ủy lâm thời và tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Rạch Giá.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992 - 1997), ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12.1997 đến tháng 4.2001, đồng chí được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

'Vẫn cảm thấy như ông chỉ mới đi đâu đó thôi'

Thủ tướng Võ Văn Kiệt được nhận xét là “người năng động sáng tạo”, cũng có người khẳng định ông là “Vị Thủ tướng trọn đời vì nước, vì dân”. Ở góc độ khác, có người tóm tắt ông là Thủ tướng 5D: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám tự phê bình.

Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Ở cuốn Võ Văn Kiệt người thắp lửa vừa phát hành chung lần này, độc giả sẽ nghe được nhiều câu chuyện người cháu nội Phan Võ Hiệp tràn đầy cảm xúc dành cho ông, cùng tiết lộ những giây phút cuối đời của ông tại bệnh viện Thống Nhất từ con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

'Chất ngọc Võ Văn Kiệt' và chia sẻ rơi nước mắt của cháu nội Phan Võ Hiệp - ảnh 2

Chân dung Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời

T.L

Ngày ông mất, cháu nội Phan Võ Hiệp kể: “Cả căn phòng lặng đi để hồi tưởng những kỉ niệm với ông. Con đứng đó, cặp mắt ráo hoảnh, và tự hỏi mình tại sao suốt mấy ngày trong tang lễ, con chưa khóc một lần, nhưng nghẹn ngào bao lần nhìn mặt ông qua lớp kính mỏng. Ông nội ơi, ông nội, con Võ Hiệp của ông đây, con đã về bên ông đây. Tin nội mất đến với con thật bất ngờ quá. Mặc dù ba con đã thông báo sự nghiêm trọng về bệnh trạng của ông nhưng con nghĩ nội sẽ lại mau chóng bình phục. Mấy lần trước cũng vậy, này chắc cũng sẽ không sao đâu. Vậy mà, hôm ấy khi được tin nội không còn nữa tim đau thắt. Con thảng thốt, bối rối, vội vàng thu xếp đồ đạc, đi chuyến bay sớm nhất ngày hôm sau chỉ mong sao về để kịp nhìn thấy mặt nội lần cuối. Vụt qua mấy ngày tang lễ, con vẫn cảm thấy như ông chỉ mới đi đâu đó thôi, con vẫn mong đợi ông trở về với con. Bất chợt con khóc, khóc mà không thể kiềm lại được".

Cháu nội Phan Võ Hiệp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khiến nhiều người đọc sách cũng phải rơi nước mắt trước sự hiếu thảo: "Ông nội ơi, ông mất thật rồi sao? Con vẫn đứng đó khóc, khóc vì con biết giờ ông đã ra đi mãi mãi. Cái cảm giác bối rối, chưa tin vào sự thật rằng con đã mất ông dần nguôi ngoai. Con khóc vì con nhớ ông nhiều lắm, khi cái cảm xúc đau thương vơi dần, con bình tâm lại và tự nói với bản thân mình: Ông vẫn luôn trong trái tim con, cho con ý chí để phấn đấu học hành, để sau này làm người công dân có ích, không phụ niềm tin mà ông đã đặt ở con”. (Còn tiếp)

Chuyện về người con trai đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt hy sinh ở khu 9

Sau khi đăng loạt bài về Thủ tướng Võ Văn Kiệt, câu chuyện cảm động của gia đình nhận được rất nhiều quan tâm, nhất là sự hy sinh anh dũng của người con trai đầu của ông, người lính Phan Chí Dũng tại chiến trường khu 9.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23.11-1922-23.11.2022), NXB Trẻ giới thiệu tựa sách Võ Văn Kiệt người thắp lửa trong đó nhiều câu chuyện rơi nước mắt về gia đình ông chưa từng được biết.

Chuyện về người con trai đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt hy sinh ở khu 9 - ảnh 1

Di ảnh liệt sĩ Võ Dũng (Phan Chí Dũng)

T.L BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN

Ở bài viết Võ Văn Kiệt - Trong bóng dáng một người cha in trong sách, nhà báo Nguyễn Thành Phong, Tổng Biên tập báo Lao động - Xã hội và Tạp chí Gia đình và Trẻ em kể lại:

"Ngày 12.7.1995, buổi sáng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam để tuyên bố hoan nghênh Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Buổi chiều hôm đó, ông cho gọi tôi lên để nói chuyện về người con trai đầu của ông, người lính Phan Chí Dũng - đã hy sinh anh dũng tại chiến trường khu 9 thời chống Mỹ".

Giấu không cho ai biết là con trai ông Sáu Dân

Rồi câu chuyện về người con trai thủ tướng Võ Văn Kiệt hy sinh anh dũng ở chiến trường được ông Nguyễn Thành Phong thuật lại qua buổi gặp gỡ với Thủ tướng như sau: "Tin mẹ và hai em Ánh Hồng, Chí Tâm bị giặc giết trên chiếc tàu Thuận Phong ấy, không biết bằng cách nào đã đến để cho Dũng biết được. Anh bắt đầu nung nấu ý định xin vào bộ đội chiến đấu trả thù cho mẹ và hai em. Dũng xin đi học lái máy bay chiến đấu. Anh to khỏe, mọi tiêu chuẩn đều đạt, duy chỉ có một chiếc răng hỏng nên bị loại. Sau khi tốt nghiệp cấp III, trong khi nhiều bạn học đi vào đại học hoặc tới học viện quân sự ở nước ngoài thì Dũng nằng nặc đòi vào Nam. Các bác các chú có phân tích, khuyên nhủ thế nào Dũng cũng không nghe, cứ nhất quyết đòi vào Nam để được chiến đấu và gặp ba. Đòi riết rồi anh cũng được chấp nhận.

Sau rất nhiều ngày hành quân gian khổ, Dũng tới được vùng Củ Chi và gặp lại ba. Hai cha con ôm nhau sau bao ngày xa cách, sau mất mát đau thương. Dũng nói với ba:

- Con sẽ ở với ba một thời gian cho thỏa bao lâu nay phải xa ba. Rồi ba cho con xuống đơn vị trực tiếp chiến đấu.

Xuống tới Khu 9, Dũng nhập vào đơn vị bảo vệ của Khu ủy. Dũng giấu không cho ai biết mình là con trai ông Sáu Dân. Dũng sống phóng khoáng và hòa nhập với tất cả mọi người. Ai cũng quý mến Dũng vì Dũng vui, tốt bụng và đặc biệt là gan dạ và mưu trí. Có lần, một tổ cán bộ của ta trên đường tới Khu ủy công tác thì bị giặc phục kích bắn và tổ cán bộ đã lạc mỗi người một nơi giữa vùng đất lạ lẫm. Dũng biết chuyện và dẫn anh em lặn lội đi tìm, bất chấp mọi nguy hiểm để gom lại đủ số cán bộ đó đưa về căn cứ. Đơn vị bảo vệ Khu ủy sau đó được tuyên dương Đơn vị anh hùng. Trong thành tích chung, có đóng góp của Dũng. Là đơn vị bảo vệ nên mục tiêu chính là bảo vệ an toàn cán bộ. Mỗi khi địch đánh tới, đơn vị thường nhanh chóng đưa cán bộ rút đi chỗ khác, chỉ có một bộ phận nhỏ rút chậm để đánh địch nhằm mục đích bảo vệ. Bao giờ Dũng cũng ở trong bộ phận rút sau cùng này."

Chuyện về người con trai đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt hy sinh ở khu 9 - ảnh 2

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến với thanh niên xung phong TP.HCM

T.L

"Khi đi học ngoài này, Dũng có thương một cháu gái nào không?"

Sau khi xuống tới đơn vị chưa đầy năm, con trai Thủ tướng Võ Văn Kiệt nằng nặc đòi ông cho ra đơn vị chiến đấu trực tiếp.

Sách đã dẫn viết: "Dũng nói với ba:

- Ở bảo vệ, giặc tới thì rút hoài, chán lắm. Con hứa sẽ trả thù cho má và hai em. Không được đánh giặc thì trả thù làm sao? Đợt này dứt khoát ba phải cho con xuống đơn vị chiến đấu.

Đúng vào dịp này, trên có chỉ thị tăng cường cán bộ giỏi và mạnh cho các đơn vị chiến đấu trực tiếp, tập trung tấn công lại địch. Ông đã đồng ý và Dũng khoác ba lô lên vai, chia tay ông. Xuống tới đơn vị chiến đấu, Dũng xin vào đại đội trinh sát mũi nhọn. Dũng đã cùng anh em trinh sát nhiều đồn bốt và lập phương án tấn công. Vài tháng sau, ông nhận được tin Dũng hy sinh anh dũng khi cùng đơn vị đánh tan đồn Bàu Ráng của địch. Dũng ngã xuống trong tư thế hướng về phía địch. Máu từ vết thương đã thấm đỏ khắp thân hình anh và khẩu súng hết đạn vẫn đang ghì chắc trong tay...".

Chuyện về người con trai đầu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt hy sinh ở khu 9 - ảnh 3
Gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt (ảnh ghép)

T.L BÁO CÔNG AN NHÂN DÂN

Sau này, theo nhà báo Nguyễn Thành Phong, dù bận trăm công ngàn việc nhưng Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn cho gọi những đứa bạn cùng học với con trai mình hồi tập kết ra Bắc tới và dành hẳn một buổi để trò chuyện, tâm tình. Sách đã dẫn kể: "Ông ngồi lặng đi, mái tóc bạc rung khẽ, khi nghe các bạn của Dũng kể về những ngày sống và học tập cùng con trai ông, những phút giây Dũng buồn bã thẫn thờ khi nhớ tới ba, mẹ và các em cùng quê hương còn mịt mờ trong máu lửa. Ông chăm chú tới từng chi tiết nhỏ như cố tìm kiếm điều gì... Rồi ông hỏi: 'Khi đi học ngoài này, Dũng có thương một cháu gái nào không? Nếu có, các cháu cho chú biết để chú có thể tìm...'.

Tất cả lặng đi vì tấm lòng thăm thẳm của ông. Như bao nhiêu người cha khác, Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn luôn tìm kiếm dấu vết còn lại của đứa con đã hy sinh".

(Còn tiếp).

Trăn trở cuối đời của vị Thủ tướng “trọn đời vì nước, vì dân” Võ Văn Kiệt

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922–2022), NXB Trẻ giới thiệu hai tựa sách Chất ngọc Võ Văn Kiệt và Võ Văn Kiệt người thắp lửa, với nhiều câu chuyện cảm động từ gia đình và những người sống quanh ông.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời là một trong những người luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Trên cương vị của mình, ông đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra nhiều chính sách có đột phá như xóa bỏ chỉ tiêu pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh.

Thủ tướng còn thực hiện thương mại hóa tư liệu sản xuất, cho phép các doanh nghiệp lớn, cả trung ương và địa phương được trực tiếp xuất nhập khẩu, chấm dứt tình trạng hai giá; xóa bỏ chế độ thu mua nghĩa vụ áp đặt với nông dân, bãi bỏ ngăn sông cấm chợ, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa trong cả nước… chuyển dần từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, đưa đời sống kinh tế đất nước dần vào thế ổn định.

'Chất ngọc Võ Văn Kiệt' và chia sẻ rơi nước mắt của cháu nội Phan Võ Hiệp - ảnh 1

NXB Trẻ giới thiệu hai tựa sách Chất ngọc Võ Văn Kiệt và Võ Văn Kiệt người thắp lửa, với nhiều câu chuyện cảm động từ gia đình và những người sống quanh ông nhân 100 năm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922–2022)

NXB TRẺ

Chất ngọc Võ Văn Kiệt là cuốn sách của tác giả Nguyễn Chiến Thắng (bí danh Sao Vàng) - nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, đã chắt lọc tỉ mỉ những điểm sáng độc đáo về cuộc đời, tài năng, phẩm cách mà ông xem như là chất ngọc quý để phác họa chân dung và sự nghiệp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Các phần mục của tập sách với những tiêu đề khá ngắn nhưng súc tích, nội dung được viết cô đọng, dễ đọc, dễ nhớ, độ dày tập sách vừa phải, phần phụ lục cũng là điểm độc đáo của cuốn sách, bao gồm: Tiểu sử đồng chí Võ Văn Kiệt; Cả nước nói về đồng chí Võ Văn Kiệt; Thế giới nói về ông Võ Văn Kiệt; Những phát biểu ấn tượng của đồng chí Võ Văn Kiệt.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tên khai sinh là Phan Văn Hòa, là con thứ tám trong gia đình, có các bí danh: Sáu Dân, Tám Thuận, sinh ngày 23.11.1922, tại xã Trung Hiệp, H.Vũng Liêm (Vĩnh Long).

Năm 1938, ông tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23.11.1940 ở H.Vũng Liêm, Vĩnh Long. Từ năm 1941 đến năm 1945, ông hoạt động cách mạng ở Rạch Giá, tham gia Tỉnh ủy lâm thời và tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Rạch Giá.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992 - 1997), ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12.1997 đến tháng 4.2001, đồng chí được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

'Vẫn cảm thấy như ông chỉ mới đi đâu đó thôi'

Thủ tướng Võ Văn Kiệt được nhận xét là “người năng động sáng tạo”, cũng có người khẳng định ông là “Vị Thủ tướng trọn đời vì nước, vì dân”. Ở góc độ khác, có người tóm tắt ông là Thủ tướng 5D: dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám tự phê bình.

Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Ở cuốn Võ Văn Kiệt người thắp lửa vừa phát hành chung lần này, độc giả sẽ nghe được nhiều câu chuyện người cháu nội Phan Võ Hiệp tràn đầy cảm xúc dành cho ông, cùng tiết lộ những giây phút cuối đời của ông tại bệnh viện Thống Nhất từ con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

'Chất ngọc Võ Văn Kiệt' và chia sẻ rơi nước mắt của cháu nội Phan Võ Hiệp - ảnh 2

Chân dung Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời

T.L

Ngày ông mất, cháu nội Phan Võ Hiệp kể: “Cả căn phòng lặng đi để hồi tưởng những kỉ niệm với ông. Con đứng đó, cặp mắt ráo hoảnh, và tự hỏi mình tại sao suốt mấy ngày trong tang lễ, con chưa khóc một lần, nhưng nghẹn ngào bao lần nhìn mặt ông qua lớp kính mỏng. Ông nội ơi, ông nội, con Võ Hiệp của ông đây, con đã về bên ông đây. Tin nội mất đến với con thật bất ngờ quá. Mặc dù ba con đã thông báo sự nghiêm trọng về bệnh trạng của ông nhưng con nghĩ nội sẽ lại mau chóng bình phục. Mấy lần trước cũng vậy, này chắc cũng sẽ không sao đâu. Vậy mà, hôm ấy khi được tin nội không còn nữa tim đau thắt. Con thảng thốt, bối rối, vội vàng thu xếp đồ đạc, đi chuyến bay sớm nhất ngày hôm sau chỉ mong sao về để kịp nhìn thấy mặt nội lần cuối. Vụt qua mấy ngày tang lễ, con vẫn cảm thấy như ông chỉ mới đi đâu đó thôi, con vẫn mong đợi ông trở về với con. Bất chợt con khóc, khóc mà không thể kiềm lại được".

Cháu nội Phan Võ Hiệp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khiến nhiều người đọc sách cũng phải rơi nước mắt trước sự hiếu thảo: "Ông nội ơi, ông mất thật rồi sao? Con vẫn đứng đó khóc, khóc vì con biết giờ ông đã ra đi mãi mãi. Cái cảm giác bối rối, chưa tin vào sự thật rằng con đã mất ông dần nguôi ngoai. Con khóc vì con nhớ ông nhiều lắm, khi cái cảm xúc đau thương vơi dần, con bình tâm lại và tự nói với bản thân mình: Ông vẫn luôn trong trái tim con, cho con ý chí để phấn đấu học hành, để sau này làm người công dân có ích, không phụ niềm tin mà ông đã đặt ở con”. (Còn tiếp)


Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Lãnh đạo đất nước cải cách và hội nhập

Nhắc tới Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng ta nhớ về một nhà lãnh đạo xuất sắc biết lắng nghe, mạnh dạn cải cách đưa VN vượt qua khó khăn, tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, phát triển đất nước trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8.1991), ông Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng sau 3 năm giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng (từ 1988); và sau đó là Thủ tướng Chính phủ (từ 1992 - 1997). Đó là thời điểm VN đang thực hiện bước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh hết sức khó khăn khi Liên Xô và khối XHCN không còn nữa. Tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát tăng cao, nông dân và doanh nghiệp thiếu động lực sản xuất; VN phải nhập khẩu bo bo để chống đói…

“Làm được rất nhiều việc”

Trước tình hình nhiều thách thức đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nhân và các chuyên gia để tìm giải pháp sáng tạo; mạnh dạn cải cách đưa nền kinh tế vượt qua biết bao khó khăn, sóng gió.

Giảm được lạm phát, đồng thời phát triển kinh tế tương đối toàn diện với nhịp độ khá cao trong hoàn cảnh đầy thử thách, có thể nói là một thành tựu nổi bật. Nếu như năm 1990 và năm 1991 còn lạm phát ở mức gần 70% mỗi năm, thì năm 1992 đã kéo xuống còn 15%. Năm 1992 kết thúc với thắng lợi tương đối toàn diện về kinh tế, là năm đầu tiên chúng ta đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đã được Quốc hội thông qua. Nền kinh tế đã tự trang trải được các nhu cầu thiết yếu về vật tư, hàng hóa bằng sức của mình và thông qua trao đổi mậu dịch với bên ngoài...

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Lãnh đạo đất nước cải cách và hội nhập - ảnh 1

Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu trước Quốc hội sau khi được bầu làm Thủ tướng Chính phủ ngày 23.9.1992

TTXVN

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người giữ trọng trách đứng đầu Chính phủ trong 31 năm, đã thừa nhận Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã làm được rất nhiều việc trong nhiệm kỳ ngắn hơn rất nhiều so với của ông.

Năm 1993, trên cương vị Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt đã có một quyết định chưa có tiền lệ là thành lập Tổ Tư vấn kinh tế bao gồm những chuyên gia ở miền Bắc như Trần Đức Nguyên, Đào Xuân Sâm, Nguyễn Trung…, đang ở Nhật Bản như GS Trần Văn Thọ; ở Mỹ như TS Vũ Quang Việt; lẫn đã hoạt động ở Sài Gòn từ trước 1975 như nguyên Phó thủ tướng của chính quyền Sài Gòn Nguyễn Xuân Oánh, luật sư Trương Thị Hòa… Khi đó, tôi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT) cũng nằm trong Tổ Tư vấn kinh tế này. Chúng tôi đã hợp tác, thảo luận thẳng thắn các vấn đề của nền kinh tế. Thủ tướng Võ Văn Kiệt dành thời gian lắng nghe ý kiến của các thành viên, nêu vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ cũng như đặt hàng về những vấn đề cần góp ý kiến.

Như một động lực chính của những cải cách kinh tế tại VN, ngài Võ Văn Kiệt đã mở đường cho sự chuyển mình của đất nước từ đói nghèo sang một thập niên tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng.

Ông Ban Ki-moon, nguyên Tổng thư ký LHQ

Là người luôn tìm tòi để có những quyết định xuất phát từ thực tiễn đất nước, hết sức tránh những biểu hiện rập khuôn, giáo điều, Thủ tướng Võ Văn Kiệt chân thành học hỏi, đến với kinh tế thị trường một cách rất tự nhiên. Ông ủng hộ quyền tự do kinh doanh của người dân theo pháp luật; ủng hộ thu hút đầu tư nước ngoài. Trong vai trò Thủ tướng, ông cương quyết “cởi trói” cho doanh nghiệp từ việc xóa bỏ các rào cản “ngăn sông cấm chợ” đối với hàng hóa trao đổi từ các tỉnh lên thành phố, đến việc kết nối kinh doanh với “thị trường tư bản chủ nghĩa”, tự do hóa xuất - nhập khẩu, xóa bỏ độc quyền nhà nước về xuất - nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ với thị trường tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn là người có công lớn trong việc thúc đẩy quá trình phát huy lực lượng doanh nhân trong nước, giải quyết những rào cản hạn chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.

Quyết sách chiến lược đúng đắn

Trong 6 năm giữ trọng trách Thủ tướng (từ 8.8.1991 - 25.9.1997), ông Võ Văn Kiệt đã có những quyết sách chiến lược đúng đắn về những vấn đề có những ý kiến khác nhau như: xây dựng đường chuyển tải điện 500 kV kết nối Bắc - Nam, hay cương quyết vượt qua tình trạng nền kinh tế bị bao vây, cấm vận, gia nhập ASEAN, mở đầu cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước…

Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là người đã quyết định xây dựng đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, cao tốc Láng - Hòa Lạc, xây kè đê Yên Phụ cho thủ đô Hà Nội rồi đường Hồ Chí Minh, cầu Mỹ Thuận… Các dự án chương trình lớn, như: Chương trình khai thác và phát triển KT-XH Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, Chương trình Thoát lũ ra biển Tây, Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... đều mang đậm “dấu ấn” của ông.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Lãnh đạo đất nước cải cách và hội nhập - ảnh 2

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên công trường đường dây 500 kV Bắc - Nam khi còn đương nhiệm

TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Dưới sự điều hành của ông, nền kinh tế đất nước đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái, vượt qua cuộc khủng hoảng KT-XH, tăng trưởng GDP đạt 8,2%/năm, tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990. Nông nghiệp khởi sắc, sản lượng lương thực tăng nhanh, bảo đảm tự túc lương thực. Từ chỗ được thế giới biết đến như một đất nước thiếu đói, kiệt quệ do chiến tranh, VN đã trở thành một nền kinh tế năng động, một thị trường nhiều tiềm năng, trở thành một trong số ít nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, góp tiếng nói có trọng lượng trong các diễn đàn quốc tế.

Khi còn đương nhiệm, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon từng đánh giá: “Như một động lực chính của những cải cách kinh tế tại VN, ngài Võ Văn Kiệt đã mở đường cho sự chuyển mình của đất nước từ đói nghèo sang một thập niên tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng”.

Khát vọng không nguôi

Trong các cuộc gặp với chúng tôi, điều toát lên nhất quán trong sự nghiệp hoạt động đầy sáng tạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là lòng yêu nước, thương dân nhiệt thành, lòng tự hào dân tộc sâu sắc và khát vọng không nguôi muốn chấn hưng dân tộc và làm cho đất nước hùng cường.

Chính vì tin vào sức mạnh của dân tộc mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những bước đi đột phá về ngoại giao, chuyển hướng mạnh mẽ trong quan hệ đối ngoại (bình thường hóa quan hệ với Mỹ; gia nhập ASEAN; hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật với EU…). Với tầm nhìn chiến lược, ông thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập quốc tế của VN, thuyết phục lãnh đạo các nước trong khu vực ủng hộ quyết tâm của VN phát triển đất nước trong bối cảnh mới và hội nhập quốc tế.

Bức thư ngày 9.8.1995 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị là một đóng góp tầm chiến lược cho quá trình hình thành những quyết sách quan trọng nhất của Đại hội VIII của Đảng (1996 - 2000). Bức thư ấy được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của giới trí thức lại là một trường hợp “đúng quá sớm”. Ngày nay, nhìn lại có thể thấy thực tế cuộc sống đã xác nhận những nhận định và quan điểm được trình bày trong bức thư đó như xây dựng nhà nước pháp quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính, kiểm soát các hoạt động mafia trên thị trường… là đúng đắn và sáng suốt, được thực tiễn chứng minh.

Sau khi nghỉ công tác, Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn tâm huyết viết hàng trăm bức thư gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề cập đến các vấn đề KT-XH nóng được dư luận quan tâm, đóng góp tâm huyết vào công cuộc phát triển của đất nước...

Hoài bão và khát vọng hiến dâng mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo tài năng suốt đời vì nước vì dân, đã chỉ ra cho chúng ta, rất cần được tiếp nối vì một nước Việt hùng cường. (còn tiếp)

Ông Võ Văn Kiệt sinh ra ở Trung Hiệp, Vũng Liêm, Vĩnh Long - vùng đất có truyền thống yêu nước. Trong suốt hành trình từ khi tham gia phong trào Thanh niên phản đế, rồi vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939, lãnh đạo khởi nghĩa Nam kỳ ở Vũng Liêm năm 1940, cướp chính quyền năm 1945 ở Rạch Giá, làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu năm 1954, Ủy viên Xứ ủy Nam bộ, làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định 11 năm trong kháng chiến, làm Bí thư Khu ủy Khu 9 (Tây Nam bộ), Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Thành ủy TP.HCM… cho đến khi làm Thủ tướng Chính phủ, nhiệm vụ nào ông cũng có những minh chứng sáng tạo, những cống hiến to lớn và để lại dấu ấn khó phai.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’

Thủ tướng Võ Văn Kiệt là 'người đi tiên phong' trong hoạch định đường lối Đổi mới, để lại 'di sản' đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây, cấm vận.

Thực hiện Nghị quyết 13, ông Võ Văn Kiệt nêu nhiều sáng kiến táo bạo để phá vây.

Sự nghiệp Đổi mới của đất nước mở đầu bằng Đại hội VI lịch sử của Đảng (tháng 12.1986). Đổi mới về đối ngoại chưa nhiều, mới chỉ nhấn mạnh kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên thế giới. Nghị quyết 13 ngày 20.5.1988 của Bộ Chính trị là bước ngoặt cơ bản trong chính sách đối ngoại thời kỳ Đổi mới.

“Nếu rụt rè bỏ lỡ cơ hội này sẽ là thảm họa cho đất nước”

Từ đánh giá tình hình quốc tế, chiến lược của các nước lớn, vị trí của ta trên trường quốc tế, Nghị quyết 13 ngày 20.5.1988 của Bộ Chính trị khẳng định cần có quan điểm mới về an ninh và phát triển, ưu tiên tập trung cho sự nghiệp giữ vững hòa bình và phát triển kinh tếVõ Văn Kiệt là “người đi tiên phong” trong hoạch định đường lối Đổi mới, để lại “di sản” đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam bị bao vây, cấm vận. Thực Nghị quyết 13, ông Võ Văn Kiệt nêu nhiều sáng kiến táo bạo để phá vây.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’ - ảnh 1

Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong chuyến thăm Liên minh Châu Âu, khi còn đương nhiệm

TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Triển khai, chiến lược “Hoa sen nở”, ngay khi Hội nghị quốc tế về Campuchia vừa kết thúc (10.1991), Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm chính thức Indonesia, Thái Lan và Singapore (10.1991). Rồi cùng Tổng bí thư Đỗ Mười đi thăm chính thức Trung Quốc (11.1991), đánh dấu bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Tiếp đó, Thủ tướng đi thăm các nước ASEAN khác là Malaysia, Philippines và Brunei. Kết quả, các nước ASEAN, vốn đã từng chống Việt Nam trong vấn đề Campuchia, nay đã thay đổi hẳn thái độ. Thủ tướng Malaysia Mohathia còn gợi ý Việt Nam nên gia nhập ASEAN.

Về việc gia nhập ASEAN trong nội bộ ta có ý kiến khác nhau, song Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết tâm tháo gỡ các cản trở cho bằng được, và khẳng định: “Nếu rụt rè bỏ lỡ cơ hội này sẽ là thảm họa cho đất nước”. Và ngày 28.7.1995, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên ASEAN.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’ - ảnh 2

Thủ tướng Võ Văn Kiệt với các vị lãnh đạo ASEAN

TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Ngày 11.7.1995, Mỹ chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là người táo bạo thúc đẩy bình thường hóa quan hệ khi nội bộ cũng có ý kiến không thuận.

Với Nhật Bản, cùng với việc giải quyết vấn đề Campuchia, quan hệ giữa hai nước được bình thường hóa. Năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lần đầu tiên đi thăm chính thức Nhật Bản, Úc. Rồi Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên minh châu Âu (28.11.1990) và Hiệp định khung giữa hai bên đã được ký kết (17.7.1995).

Trong nhiệm kỳ Thủ tướng từ 1992 - 1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi thăm chính thức 34 nước và Liên minh châu Âu, và đón tiếp nhiều lãnh đạo cấp cao các nước thăm Việt Nam. Việt Nam đã phá vây thành công và bước đầu hội nhập với thế giới, công lao lớn thuộc về Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

“Trong thời kỳ bị bao vây cấm vận vô cùng khó khăn, đồng chí Võ Văn Kiệt là người đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện, mở ra quan hệ ngoại giao rộng lớn của Việt Nam với các nước trên thế giới”.

Nguyễn Mạnh Cầm
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhận xét: “Phải là chính khách dũng cảm, biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, đồng chí Võ Văn Kiệt mới có những chỉ đạo táo bạo... làm tan băng quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ trước”.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’ - ảnh 3

Ngày 25.6.1993, tại Điện Élysée ở thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand tiếp Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Pháp từ 23 – 28.6.1993

TTXVN

Tư duy đổi mới, táo bạo

Thủ tướng Võ Văn Kiệt có thể nói là nhà ngoại giao cấp cao. Trong công tác ngoại giao sôi động thời kỳ đầu Đổi mới, để lại nhiều dấu ấn đặc biệt ấn tượng về phong cách ngoại giao. Phong cách ngoại giao Võ Văn Kiệt có những nét đặc trưng sau đây:

Một là, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là con người có tư duy đổi mới và tư duy tầm chiến lược, táo bạo.

Ông rất sắc sảo đưa ra những nhận định mới về thế giới: “Trong thế giới ngày nay, không phải mâu thuẫn đối kháng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, mà trước hết là tính đa dạng, đa cực đang trở thành nhân tố nổi trội nhất chi phối những mâu thuẫn và sự vận động các mối quan hệ giữa mọi quốc gia. Và cũng khác với trước, ngày nay lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và lợi ích toàn cầu khác đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc xử lý các mâu thuẫn cũng như trong việc tạo ra những tập hợp lực lượng mới trên thế giới”.

Liên Xô tan rã và chế độ XHCN Đông Âu sụp đổ, bằng cảm quan chính trị nhạy bén, Võ Văn Kiệt sớm nhận ra rằng thời thế đã thay đổi và nhận xét: "Thế giới ngày nay cần phải được hiểu theo cách mới, mọi suy nghĩ, ứng xử không thể nhất nhất như xưa, ta phải biết tự tìm ra con đường đi cho đất nước mình. Muốn thoát khỏi tình thế nguy nan, Việt Nam phải có tư duy chính trị mới, phải biết tạo dựng những mối quan hệ mới, tìm ra những đối tác mới nếu không muốn bị chìm nghỉm trong một thế giới đang cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển, đưa đời sống kinh tế đất nước đi dần vào thế ổn định”.

Theo nguyên Phó thủ tướng phụ trách đối ngoại Vũ Khoan, chính “tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược của đồng chí - Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã góp phần đóng góp với Đảng và Nhà nước thực hiện những chủ trương mang tính bước ngoặt trong đường lối đối ngoại”.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’ - ảnh 4

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Hai là, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người “quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Cũng như trong công tác đối nội, ông là người có phong cách rất mạnh dạn, quyết liệt trong việc đóng góp và trực tiếp tích cực thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng làm tan băng, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt là đột phá quan hệ với các nước Đông Nam Á và Tổ chức ASEAN, quan hệ với Hoa Kỳ.

Ông cũng là người đề xuất và dám triển khai các đại dự án có nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Ba là, phong cách nhạy bén, chủ động, năng động, luôn trăn trở tìm tòi, sáng tạo, nhiều sáng kiến, miệng nói, tay làm. Tổng bí thư Đỗ Mười lúc sinh thời từng nhận xét: “Anh Võ Văn Kiệt là con người rất thực tiễn, con người của công việc, miệng nói, tay làm, không hay lý luận. Nhưng khi chỉ đạo điều hành hoặc xử lý công việc về đối nội và đối ngoại, anh thể hiện nhất quán những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc của Đảng một cách sinh động, triệt để”.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’ - ảnh 5

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đón Thủ tướng Canada Jean Chrétien tại Hà Nội (16.11.1994)

TTXVN

Nhiều di sản quý cho các thế hệ ngoại giao

Bốn là, phong cách của Thủ tướng Võ Văn Kiệt là chân thành, cởi mở, bộc trực, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề. Trong gặp gỡ với Thủ tướng Singapore, ông bàn thẳng vấn đề xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu của Singapore ở Bình Dương.

Với Thủ tướng Malaysia Mahathia, ông nêu vấn đề xây dựng khu chế xuất của Malaysia. Khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Murdani, ông trao đổi về vấn đề phân định thềm lục địa giữa hai nước. Trong tiếp xúc với Thủ tướng Thái Lan Anand, ông đề nghị Thái Lan xem xét điều chỉnh chính sách hà khắc đối với Việt kiều. Khi gặp Thủ tướng Úc Keating ông bàn vấn đề xây cầu Mỹ Thuận… Các vấn đề ông quan tâm đều được nghiên cứu, giải quyết không bị lãng quên.

Năm là, luôn lắng nghe, đặc biệt là ý kiến của giới trí thức, chuyên gia cũng là phong cách làm việc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông trân trọng các ý kiến đóng góp xây dựng và phát triển đất nước của tất cả mọi người. Xung quanh ông có các chuyên gia không chỉ được đào tạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa mà có cả các trí thức, chuyên gia của chế độ Sài Gòn. Đó là phong cách làm việc dân chủ và khoa học.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: Tiên phong trong ‘phá vây’ - ảnh 6

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong dự Lễ động thổ Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương), sáng 14.5.1996

TTXVN

Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng không mệt mỏi vì dân, vì nước, cống hiến của ông thật to lớn. Đánh giá công lao của ông, trong lời điếu văn do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đọc tại lễ truy điệu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ông mất ngày 11.6.2008), khẳng định: “Với tư duy chiến lược, với quyết tâm đổi mới, tác phong sâu sát, quyết đoán, luôn tìm tòi, trăn trở, đồng chí Võ Văn Kiệt đã đóng góp xứng đáng vào quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tên tuổi của đồng chí gắn liền với những công trình lớn ở khắp mọi miền đất nước”.

Mặc dù hoạt động ngoại giao không nhiều, song ông có những đóng góp nổi bật, góp phần phá bao vây, cấm vận, đưa nước ta hội nhập với thế giới và khu vực trong thời điểm bước ngoặt. Phong cách ngoại giao Võ Văn Kiệt rất gần với phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.

Có thể nói, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là học trò đặc biệt xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã để lại không ít di sản quý cho các thế hệ ngoại giao Việt Nam, nhất là tầm nhìn chiến lược, phong cách ngoại giao linh hoạt, quyết đoán.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: 'Hoa sen nở' mở cánh cửa ra thế giới

Các nhà lãnh đạo, ngoại giao trong nước và cả nước ngoài đều có chung nhận định nhờ sự cởi mở và tầm nhìn, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã góp phần mở cánh cửa ra thế giới giúp Việt Nam tranh thủ thời cơ đưa đất nước thoát nghèo, đuổi kịp các nước đi trước…

Tầm nhìn chiến lược về đối ngoại

Ông Vũ Khoan, nguyên Bí thư T.Ư Đảng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nhớ lại vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, diễn biến tình hình trong và ngoài nước đã xuất hiện một số tín hiệu cho thấy nước ta có cơ hội thoát khỏi tình thế bị bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ quốc tế. Tại một cuộc họp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về vấn đề này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi ông Vũ Khoan, khi đó là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, ra một góc để trao đổi ý kiến. Ông Võ Văn Kiệt đặt vấn đề: Đã có sự nhất trí cao về đánh giá tình hình và chủ trương “phá vây”, song cần tính kỹ bước đi sao cho có hiệu quả nhất.

Võ Văn Kiệt - Người tiên phong: 'Hoa sen nở' mở cánh cửa ra thế giới - ảnh 1

Thủ tướng Võ Văn Kiệt và ông Lý Quang Diệu trong một lần gặp gỡ

TƯ LIỆU

Ông Võ Văn Kiệt gợi ý nên áp dụng chiến thuật “hoa sen nở”, đi từ trong ra. Theo đó, trước hết cần cải thiện quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á vốn có lợi ích sát sườn trong quan hệ với ta, đi đôi với việc bình thường hóa quan hệ với nước láng giềng phương Bắc là Trung Quốc. Từ đó tạo ra thế mới để cải thiện, thiết lập quan hệ với các nước ở vòng cung thứ hai thuộc khu vực tây Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand; tiếp đó vươn sang vòng cung xa hơn là châu Âu.

Theo Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thành công của những bước đi ấy sẽ tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy Mỹ chấm dứt chính sách cô lập, cấm vận nước ta.

“Thật tình tôi rất ngạc nhiên về cách đặt vấn đề mang tính chiến lược như vậy của anh Sáu - một người vốn chưa hoạt động đối ngoại nhiều. Càng về sau tôi càng nghiệm thấy rõ bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và chỉ đạo chiến tranh đã hun đúc trong anh tầm nhìn chiến lược cả về đối ngoại”, ông Vũ Khoan nhớ lại.

Sau đó, đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu đã lần lượt thăm các nước trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Malaysia… đặt nền móng cho việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28.7.1995. Ông Võ Văn Kiệt cũng là Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…

Ông Vũ Khoan kể, cũng như chỉ đạo các công việc chung, một khi đã xác định mục tiêu chiến lược thì ông Võ Văn Kiệt rất quyết đoán, không quá băn khoăn những khía cạnh tiểu tiết. Giữa những chuyến thăm các nước Đông Nam Á, có lần ông Lê Văn Triết (Tư Triết), nguyên Bộ trưởng Thương mại lúc đó, có việc quá cảnh Singapore bỗng nhiên được Phó thủ tướng đương nhiệm là ông Lý Hiển Long tiếp và ngỏ ý sẵn sàng đón đoàn Việt Nam. Ông Triết gọi điện cho ông Vũ Khoan thông báo việc này, đề nghị cho ý kiến ngay để trả lời phía bạn. Khi ông Vũ Khoan gọi điện xin ý kiến Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông đã chỉ thị: “Cứ nhận lời, thủ tục nội bộ sẽ thu xếp sau”.

Việc Việt Nam quyết định gia nhập ASEAN, với ông Vũ Khoan, cũng mang theo “dấu ấn” đáng nhớ với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. “Lúc bấy giờ, mình cũng đánh tín hiệu rồi, ông Nguyễn Văn Linh (cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) cũng nói rồi, ông Thạch (nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) cũng nói rồi, có thể xem xét nhưng đến khi thảo luận tập thể lại không nhất trí. Đến khi họ họp hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Bangkok (Thái Lan) bàn chuyện kết nạp Việt Nam thì ông Nguyễn Mạnh Cầm là Bộ trưởng Ngoại giao đi sang Thái Lan dự, tôi là Thứ trưởng ở nhà còn tham gia họp với Thường trực Bộ Chính trị để thống nhất ý kiến”, ông Vũ Khoan kể.

Khi đó, do ý kiến còn chưa thống nhất, Tổng Bí thư Đỗ Mười giao ông Vũ Khoan vào hỏi ý kiến Thủ tướng Võ Văn Kiệt đang họp trong TP.HCM. “Tôi bay vào gặp ông, ông nhìn thấy tôi hỏi: Có việc gì gấp dậy (vậy)?”. Nghe tôi trình bày, ông nói: Tao đã bảo từ lâu rồi, không gia nhập đi còn ý kiến gì mà cứ hỏi mãi”, ông Vũ Khoan kể. Sau đó, ông điện ra Hà Nội báo ý kiến của ông Võ Văn Kiệt rồi bay sang Bangkok.

“Khi đó Tổng Bí thư Đỗ Mười bảo hỏi ý kiến anh Sáu Dân xong thì điện cho tôi biết để tôi quyết định. Đến giờ chót thì ông quyết định đồng ý gia nhập”, ông Vũ Khoan kể.

Cuộc gặp khó quên với ông Lý Quang Diệu

Một chuyện khác ông Vũ Khoan vẫn nhớ liên quan cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ông Vũ Khoan kể, vào năm 1999, cuộc đàm phán về việc ta gia nhập WTO đã hoàn tất, dự định sẽ ký ở Auckland (New Zealand) nhân Hội nghị cấp cao APEC đang tổ chức tại đây, song bị hoãn do ta vẫn còn băn khoăn về một số điểm. Sang năm 2000, khi trở thành Bộ trưởng Thương mại, nhiệm vụ được giao cho ông Vũ Khoan là “thu xếp để ký hiệp định gia nhập WTO”.

Trong buổi tiệc, ông Kiệt đứng lên và đi lại chỗ tôi, ôm quàng lên hai khuỷu tay tôi và hỏi liệu có thể giúp Việt Nam không? Tôi hỏi bằng cách nào? Bằng cách trở thành cố vấn kinh tế của họ. Tôi lặng người đi.

Ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore

“Trước khi khăn gói lên đường sang Washington, Mỹ, tôi phải xin ý kiến lãnh đạo. Anh Lê Khả Phiêu, lúc này là Tổng Bí thư, yêu cầu tôi xin thêm ý kiến các đồng chí cố vấn Ban Chấp hành T.Ư: Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt. Khi gặp ông Sáu Dân, tôi định trình bày các phương án cụ thể để giải quyết từng điểm còn lại thì ông ngắt lời, nói: Tôi chỉ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệp định này đối với quan hệ quốc tế của nước ta và việc mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, còn những điểm cụ thể các anh tự lo liệu rồi xin ý kiến quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, ông Vũ Khoan nhớ lại.

Sự cởi mở và tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt không chỉ trong hồi ức của những lãnh đạo trong nước từng làm việc với ông. Trong cuốn hồi ký Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cũng kể lại lần gặp gỡ và những ấn tượng khó quên của ông với vị Thủ tướng Việt Nam.

Lần đầu ông Lý Quang Diệu gặp ông Võ Văn Kiệt là vào năm 1990, tại hội nghị Davos, Thụy Sĩ. Cuộc gặp ngắn ngủi này được cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mô tả lại là để lại nhiều ấn tượng tốt cho ông và những gì thảo luận trong cuộc gặp đó đã trở thành hiện thực.

Một năm sau, vào năm 1991, ông Võ Văn Kiệt thăm Singapore trên vai trò lãnh đạo Chính phủ. Trong bài phát biểu tại tiệc chiêu đãi, ông Võ Văn Kiệt đã cho biết, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Và để tiếp tục đổi mới, ông nhấn mạnh Việt Nam chủ trương phát huy các nguồn lực của chính mình; đồng thời tăng cường hợp tác với tất cả các nước, đặc biệt là những nước ở Đông Nam Á, trong đó có Singapore. “Con đường phát triển của Singapore đã thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia trong khu vực. Việt Nam mong muốn trao đổi với Singapore về kinh nghiệm phát triển đất nước”, ông Võ Văn Kiệt nói trong bài phát biểu.

Ông Lý Quang Diệu mô tả trong cuốn hồi ký không khí buổi gặp gỡ ở Singapore thân tình hơn hẳn buổi gặp ngắn ngủi ở Davos. “Mặc dù khi đó tôi không còn là thủ tướng nhưng chúng tôi vẫn gặp nhau trong buổi quốc tiệc do người kế nhiệm tôi là Goh Chok Tong chủ trì. Trong buổi tiệc, ông Kiệt đứng lên và đi lại chỗ tôi, ôm quàng lên hai khuỷu tay tôi và hỏi liệu có thể giúp Việt Nam không? Tôi hỏi bằng cách nào? Bằng cách trở thành cố vấn kinh tế của họ. Tôi lặng người đi”.

Trả lời câu hỏi của ông Võ Văn Kiệt, ông Lý Quang Diệu khiêm tốn cho rằng mình có kinh nghiệm quản lý một quốc đảo đô thị chỉ bằng một thành phố, cả về dân số lẫn diện tích, chứ không phải một đất nước bị tàn phá nhiều năm do chiến tranh.

Sau nhiều lần trao đổi qua thư từ, năm 1992, ông Lý Quang Diệu đã đến thăm Việt Nam. Trong hồi ký, ông Lý Quang Diệu cũng ghi lại rằng: “Tôi đồng ý đến thăm Việt Nam nhưng không phải với tư cách cố vấn mà muốn cùng thảo luận với họ, tập trung trí tuệ để tìm ra hướng chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường”. Trong chuyến đi, ông Lý Quang Diệu đã dành cả ngày cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các bộ trưởng để thảo luận và lắng nghe về các định hướng phát triển, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mở cửa với những suy nghĩ mới mẻ. (còn tiếp)