44 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Hình ảnh người chiến sỹ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17.2.1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: Tư liệu/TTXVN
Các chiến sỹ trên điểm cao 1911 mặt trận Hà Tuyên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN
Thị trấn Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) bị địch phá hủy. Ảnh: Sĩ Châu/TTXVN
Các nữ chiến sỹ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN
Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn). Ảnh: Văn Bảo/TTXVN
Chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17.2.1979. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Chiến sỹ Đại đội 2 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba về thành tích dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ vững chốt trên cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai). Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Chiến sỹ thông tin Phạm Văn Do, Đại đội 18, Đoàn Y Hà Tuyên dũng cảm làm nhiệm vụ, đảm bảo đường dây thông suốt phục vụ chiến đấu. Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN
Chiến sỹ Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Đoàn M123 bộ đội Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt hàng trăm tên địch tại đồi Không tên trong 2 ngày 17-18.2.1979. Ảnh: Long Sơn/TTXVN
Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19.2.1979. Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN
Trung đoàn Tăng-Thiết giáp 407, Quân khu 1 chiến đấu mưu trí, dũng cảm, yểm trợ đắc lực cho bộ binh, tháng 2.1979. Ảnh: Hồng Thụ/TTXVN
Chi đoàn thanh niên huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) vận chuyển đạn lên chốt, góp phần cùng bộ đội đánh trả các đợt lấn chiếm của địch. Ảnh: Đình Trân/TTXVN
Phóng viên Isao Takano (đeo kính) của Báo Akahata - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản đi đưa tin tại thị xã Lạng Sơn những ngày đầu của cuộc chiến đấu. Anh hy sinh vào trưa ngày 7.3.1979, tại đầu đường Quang Trung, phường Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn. Ảnh: Minh Đạo/TTXVN
Bác sỹ cứu chữa vết thương cho học sinh trường Phổ thông cơ sở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Tuyên bị trúng mảnh đạn pháo trong khi đang vui chơi. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN
Chiến sỹ Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 pháo binh, Đoàn M68 Hà Tuyên chuẩn bị đợt chiến đấu mới. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN
Xe tăng địch bị quân ta đánh gục ngay loạt đạn đầu tiên tại khu vực cầu Bản Sẩy, xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Trần Mạnh Thường/TTXVN
Chiến sỹ tiểu đoàn pháo binh mặt trận Hà Tuyên sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN
Chiến sỹ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10.3.1979. Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN
Chiến sỹ biên phòng Ngô Duy Nhung cứu sống kịp thời một cháu bé từ trong đống đổ nát. Ảnh: Ngô Đình Phước/TTXVN
Bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía Bắc, tháng 2.1979. Ảnh: Nhật Trường/TTXVN
Chiến sỹ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Đoàn Sông Hồng gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn Quốc lộ 1A thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng, ngày 17.2.1979. Ảnh: Hà Việt/TTXVN
Các chiến sỹ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân địch ở thị xã Lạng Sơn, ngày 17.2.1979. Ảnh: Thế Thuần/TTXVN
Chiến sỹ đội hỏa lực của Phân đội 2, Đoàn Tây Sơn dũng cảm tấn công tiêu diệt xe tăng địch trong đêm. Ảnh: Minh Điền/TTXVN
Tổ trinh sát thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 20, Đoàn 2 (Hoàng Liên Sơn) luôn bám sát hoạt động của địch để kịp thời thông báo cho đơn vị tiêu diệt. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391 và 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng nghìn tên địch. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Cầu treo của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch bắn hỏng nặng. Ảnh: Minh Điền/TTXVN
Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9.3.1979. Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN
Nhà cửa của đồng bào bản Hạ, xã Phương Độ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo địch tàn phá. Ảnh: Minh Lộc/TTXVN
Ngày 17.2.1979, địch dùng bộc phá, thuốc nổ, đại bác bắn vào khu mỏ Apatít Lào Cai (tỉnh Hoàng Liên Sơn), phá hủy toàn bộ khu mỏ. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3.1979. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Cầu Bằng Giang và 1 phần trung tâm thị xã Cao Bằng bị địch phá hủy. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN
Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN
Người cựu chiến binh tham gia Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ở mặt trận Vị Xuyên năm xưa, trở lại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên để thắp nén hương tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Thân nhân liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang (11.7.2017). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Hàng nghìn thanh niên trai tráng, bộ đội, quân và dân ta đã ngã xuống trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để bờ cõi biên cương được bình yên, để Tổ quốc không còn chiến tranh, máu, nước mắt và đau thương. Trong ảnh: Lễ truy điệu, an táng hài cốt các liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang (11.7.2017). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Để bờ cõi biên cương được bình yên, hàng nghìn thanh niên trai tráng, bộ đội, quân và dân ta đã ngã xuống. Những ngôi mộ liệt sĩ “chưa biết tên” đã làm nên tên tuổi của một dân tộc anh hùng. Trong ảnh: Cựu chiến binh trở lại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang), thắp nén hương thơm tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (17.2.2019). Ảnh: TTXVN
Nhắc lại sự thật lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc là dịp để chúng ta tôn vinh, tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong ảnh: Thượng tướng Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam thắp hương tưởng niệm trước hài cốt các liệt sĩ hy sinh trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (26.11.2022). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN
Thắp nén hương thơm tưởng nhớ những đồng đội tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) - "ngôi nhà chung" của các liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Nhắc lại sự thật lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để khẳng định tính chính nghĩa của Việt Nam, để tôn vinh, tri ân những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của đất nước và giáo dục thế hệ trẻ về lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Kim và đồng đội đưa hài cốt liệt sỹ Đình Văn Chung (hy sinh trên cao điểm 900, mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang) về nghĩa trang liệt sỹ xã Thanh Thủy. Ảnh: TTXVN
Các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau không được quên lãng những bài học của lịch sử, không bao giờ quên những người đã đổ máu để giữ cho biên cương được bình yên, để làm nên tên tuổi của một dân tộc anh hùng. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN