Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ai phát động chiến sự tại Ukraine thì cũng là người kết thúc (Colonel General Nguyễn Chí Vịnh: Whoever triggered the war in Ukraine is the one who ends it) - Người Thầy tình báo của tướng Nguyễn Chí Vịnh

 

 
 

Nguyễn Chí Vịnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Chí Vịnh
Nguyễn Chí Vinh năm 2019
Chức vụ
Nhiệm kỳ27 tháng 2 năm 2009 – 1 tháng 6 năm 2021
12 năm, 94 ngày
Bộ trưởngPhùng Quang Thanh
Ngô Xuân Lịch
Phan Văn Giang
Kế nhiệmHoàng Xuân Chiến
Nhiệm kỳ17 tháng 1 năm 2011 – 30 tháng 1 năm 2021
10 năm, 13 ngày
Nhiệm kỳ2002 – 2009
Tiền nhiệmĐặng Vũ Chính
Kế nhiệmLưu Đức Huy
Nhiệm kỳ1998 – 2002
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh15 tháng 5, 1957 (65 tuổi)
Hà NộiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng phái
Đảng Cộng sản Việt Nam
Gia quyếnNguyễn Thanh Hà (chị ruột)
Đặng Vũ Chính (cha vợ)
ChaNguyễn Chí Thanh (Nguyễn Vịnh)
MẹNguyễn Thị Cúc
Con cáiNguyễn Chí Đức
Học vấnGiáo sư - Tiến sĩ
Binh nghiệp
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1976 – 2021
Cấp bậcTập tin:Vietnam People's Army Colonel General.jpg Thượng tướng
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam

Nguyễn Chí Vịnh (sinh năm 1957) là sĩ quan cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam phụ trách ngoại giao, tình báo, công tác gìn giữ hòa bình. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIXII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương. Ông từng giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2[1], lãnh đạo công tác tình báo quân đội trong vòng gần 8 năm từ 2002 đến 2009. Ông còn được biết tới là một trong những hạt giống đỏ thế hệ đầu tiên, cả sự nghiệp của ông gắn bó với những lãnh đạo thế hệ cùng cha mình như Lê Đức Anh, Tố Hữu và Lê Đức Thọ[2].

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chí Vịnh sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957[3] tại Hà Nội, nguyên quán ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyên tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Vịnh, vì vậy về sau ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con trai là Nguyễn Chí Vịnh.[4] Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Cúc, thiếu tá, công tác ở Bệnh viện 108, mất năm 1979. Chị gái ông là Nguyễn Thanh Hà, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, từ 2007 đến nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị – Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thụ phong1983198519861987198919911995199920042011
Quân hàm
Cấp bậcTrung úyThượng úyĐại úyThiếu táTrung táThượng táĐại táThiếu tướngTrung tướngThượng tướng


Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a b Thế Vinh - Hà Trường (ngày 24 tháng 3 năm 2008). “Tình báo quốc phòng phải vững chắc, nhạy bén hơn nữa”. Báo Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ Năm 1983 khi ra trường, ông xung phong đi Campuchia. Vì muôn ông an toàn, tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia là tướng Lê Đức Anh và trưởng ban tổ chức TW Lê Đức Thọ đã giữ ông làm việc trong phòng tình báo bộ tự lệnh mặt trận thay vì phải ra chiến đấu trực tiếp. Trong quá trình công tác, ông kết hôn với con gái lãnh đạo cao nhất của tình báo quân đội tại Campuchia là Vũ Chính. Lãnh đạo trực tiếp của ông là Đặng Trần Đức, sau này ông Đức nghỉ làm cục trưởng cục 12, thì ông Vịnh thay thế làm quyền cục trưởng. Trong thời gian cha vợ làm tổng cục trưởng tình báo quân đội, thì ông được bổ nhiệm làm tổng cục phó.
  3. ^ Đồng chí Nguyễn Chí Vịnh[liên kết hỏng]
  4. ^ Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh (ngày 4 tháng 2 năm 2006). “Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Báo Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ News, VietNamNet. “Cuộc gặp của Thượng úy Vịnh với nhà lãnh đạo số 2 của Đảng”VietNamNet. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ Những chiến công thầm lặng - Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng xuất bản tháng 3 năm 2008, Hà Nội
  7. ^ “Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ quốc phòng”. BBC. ngày 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  8. ^ Đức Thịnh (ngày 17 tháng 7 năm 2009). “Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tặng nhà tình nghĩa gia đình chính sách”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  9. ^ “Bổ nhiệm lại 2 Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh và Lê Quý Vương”Báo điện tử Người Lao Động. ngày 21 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2017.
  10. ^ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Càng căng thẳng, càng phải độc lập tự chủ,tuoitre, 21.07.2015
  11. ^ “Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận Huân chương Hữu nghị của Liên bang Nga”.
  12. ^ “Nhật Bản trao huân chương cho thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh”zingnews.vn.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]





Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Chí Thanh
Sáu Vi
Trường Sơn
Chức vụ
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1964 – 6 tháng 7 năm 1967 (mất)
Tiền nhiệmNguyễn Văn Linh
Kế nhiệmPhạm Hùng
Nhiệm kỳtháng 10 năm 1964 – 6 tháng 7 năm 1967
Tiền nhiệmTrần Nam Trung
Kế nhiệmPhạm Hùng
Nhiệm kỳ11 tháng 7 năm 1950 – 1961
Tiền nhiệmChức vụ mới lập
Kế nhiệmSong Hào
Phó Chủ nhiệm
Thông tin chung
Sinh1 tháng 1, 1914
Quảng Điền, tỉnh Thừa ThiênTrung KỳLiên bang Đông Dương
Mất6 tháng 7, 1967 (53 tuổi)
Hà NộiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
 Quân Giải phóng miền Nam
Năm tại ngũ19501967
Cấp bậc
Chỉ huyTổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Khen thưởng

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh quân đội và là tướng chính trị đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam[1]. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào".[2][3] Ông giữ chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Quân ủy Miền kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam trong chiến tranh Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo chiến trường Miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người phát triển phương châm chiến lược "Nắm thắt lưng địch mà đánh"[3][4] cho toàn miền Nam của Quân Giải phóng miền Nam.

Thân thế và sự nghiệp cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ Quân đội năm 1960

Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1914, tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đại tướng có cha là ông Nguyễn Hán và mẹ là bà Trần Thị Thiển, ông là con thứ 6 trong gia đình có 11 người con (tính cả anh em cùng cha khác mẹ)[5]. Ông sinh trưởng trong một gia đình trung nông, thuở nhỏ cũng được học hành. Năm 14 tuổi, cha qua đời, gia đình nghèo, ông bỏ học, đi làm tá điền kiếm sống và nuôi gia đình.

Năm 1934, ông tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Bình dân. Năm 1937, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên.

Từ năm 1938 đến năm 1943, ông nhiều lần bị Pháp bắt giam ở nhà lao HuếLao BảoBuôn Ma Thuột. Đến khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945) thì ông được ra tù. Sau khi ra tù và trở lại hoạt động, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (tháng 8/1945). Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được đặt bí danh là Nguyễn Chí Thanh, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ[6] có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.

Từ năm 1946 đến 1948, ông làm Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên, Bí thư Phân Khu uỷ Bình - Trị - Thiên.

Từ năm 1948 đến 1950, ông làm Bí thư Liên khu ủy IV.

Cuối năm 1950, bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị.

Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng[7].

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Năm 1961, được giao nhiệm vụ Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Trong Chiến tranh Việt NamBan Chấp hành Trung ương Đảng điều ông trở lại quân đội. Nguyễn Chí Thanh còn là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1961, ông liên tục phát động các phong trào thi đua trong các hợp tác xã, giúp ổn định tình hình phát triển trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của miền Bắc.

Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn.

Tại chiến trường, ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", lối đánh này dùng phương châm cơ động áp sát nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực của quân Mỹ.[3][4]

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 1967 tại Hà Nội do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình miền Nam. Trước khi qua đời, ông cũng đã được trao huy hiệu 30 năm tuổi đảng. Ngày nay tại Việt Nam đang có những con phố và ngôi trường mang tên ông. Tại thành phố Huế có một nhà tưởng niệm ông.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ https://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-uc-cua-tuong-nguyen-chi-vinh-ve-ba-dai-tuong-nguyen-chi-thanh-20220423130144408.htm. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ “Lời giới thiệu cuốn sách Vị Tướng Khởi nguồn gió Đại Phong”Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  3. a b c Người "nổ súng" chống chủ nghĩa cá nhân
  4. a b “Vén màn bí ẩn ngày 10-10 lịch sử trên địa đạo Tam giác sắt”Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2013.
  5. a b c Nguyễn, Văn Đăng (2014), “Quê hương và gia thế của vị "đại tướng nhân dân"”, Hội thảo khoa học Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế: 568–579
  6. ^ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh như tôi biết, Đại tướng Lê Đức Anh, Tiền phong]
  7. ^ “Sắc lệnh của Chủ tịch Phủ số 036/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959”Cổng thông tin điện tử Bộ Tư phápBản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2014.
  8. ^ https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nhung-nu-tuong-xinh-dep-cua-vietjet-1192561.html
  9. ^ Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh (4 tháng 2 năm 2006). “Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Báo Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
  10. ^ Nguyễn Thanh Hà (6 tháng 7 năm 2007). “Kỷ niệm về cha tôi”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
  11. ^ “Tướng Vịnh: Tôi tự hào với quân hàm "binh bét". Báo Tuổi trẻ online. 20 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Chức vụ được thành lập
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
1950-1961
Kế nhiệm:
Trung tướng Song Hào