(Dân trí) - Qua xác minh, cơ quan chức năng Hà Tĩnh nhận thấy, giữa người có tên trong cuốn nhật ký là Cao Xuân Tuất và liệt sĩ Cao Văn Tuất có nhiều thông tin trùng khớp.
Sáng 4/2, nguồn tin của phóng viên Dân trí từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, sau khi tiếp nhận thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh về việc ông Peter Mathews - cựu binh Mỹ muốn trao trả cuốn nhật ký từ thời chiến tranh, cơ quan này đã vào cuộc rà soát dữ liệu.
Qua rà soát bản trích lục thông tin liệt sĩ, giữa thông tin về tên người trong cuốn nhật ký là Cao Xuân Tuất và liệt sĩ Cao Văn Tuất, ở xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) dù khác tên đệm nhưng các thông tin khác đều trùng khớp.
"Dữ liệu trên máy chỉ có liệt sĩ Cao Văn Tuất nhưng các thông tin về bố mẹ, nơi cư trú, nơi chiến đấu đều giống", vị này nói.
Sau đó, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Kỳ Anh về địa phương rà soát, xác minh.
Đoàn đã liên hệ với một cựu binh đi chiến đấu cùng thời với liệt sĩ Cao Văn Tuất. "Bác này xác nhận nét chữ trong cuốn nhật ký là đúng của liệt sĩ Cao Văn Tuất", nguồn tin cho hay.
Hiện nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đang làm công văn báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Quân khu 4 và Bộ Quốc phòng để xin ý kiến chỉ đạo.
Vẫn theo vị này, về mặt cá nhân, ông Trần Nhật Tân (Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh) tiết lộ rằng, cựu binh Peter Mathews muốn sang Việt Nam trao trả cuốn nhật ký nhưng lại không có kinh phí.
Nắm bắt thông tin từ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, một nhà hảo tâm đang công tác tại một trường Đại học của Mỹ nói sẽ vận động quyên góp, tạo mọi điều kiện giúp ông Peter Mathews sang Việt Nam.
Còn thủ tục cho ông Peter Mathews sang và trao trả như thế nào thì liên quan vấn đề ngoại giao nên cần có sự vào cuộc của cơ quan cấp cao hơn. Phía Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo như trên.
Trước đó, câu chuyện về ông Peter Mathews, cựu binh Mỹ nêu trên được đăng tải vào ngày 27/1 bởi báo North Jersey (Mỹ). Ông Peter Mathews tìm thấy cuốn nhật ký trong chiếc ba lô của bộ đội Việt Nam trong trận Đăk Tô, Tây Nguyên vào tháng 11/1967 và giữ nó đến nay.
Khi một số trang trong cuốn nhật ký được dịch, cựu binh Mỹ biết được tên người lính phía bên kia chiến tuyến là Cao Xuân Tuất, có địa chỉ tại xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Cựu binh Mỹ muốn tìm chủ nhân để trả lại cuốn nhật ký mà ông đã giữ 56 năm qua.
Cựu binh Mỹ tìm tác giả cuốn nhật ký trong chiến tranh
Cựu binh Mỹ hơn nửa thế kỷ lưu giữ nhật ký của chiến sĩ Việt Nam
Peter Mathews lưu giữ cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam từ năm 1967 và nỗ lực tìm người thân của chiến sĩ này để trao trả kỷ vật.
"Tôi đã tìm thấy cuốn nhật ký 93 trang của một quân nhân Việt Nam trong trận chiến ở đồi 724, Đăk Tô tháng 11/1967. Nay tôi rất mong muốn tìm được người thân của chiến sĩ này để trao trả", Peter Mathews, cựu binh Mỹ 77 tuổi đang sống tại bang New Jersey, hồi cuối tháng 1 thông báo trên tài khoản mạng xã hội.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Megan Burrow của tờ North Jersey, Mathews cho biết ông vẫn giữ kỹ quyển sổ suốt 56 năm qua, dù không biết rõ chủ nhân quyển nhật ký là ai. Ông chỉ biết rằng bên trong cuốn sổ là những ghi chép của một người lính có tên là Cao Xuan Tuat, quê quán ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Ông đã lập một website với mong muốn tìm kiếm các đầu mối liên hệ cũng như quay lại Việt Nam và tìm ra chủ nhân những dòng nhật ký cùng các bức vẽ minh họa khiến ông vô cùng ấn tượng, hay chí ít là trao lại di vật này cho thân nhân của người đó. Hành trình đi tìm chủ nhân quyển nhật ký cũng là cách để Mathews thật sự đối diện những vết hằn mà chiến tranh để lại trong ông, khép lại những trăn trở suốt bao năm qua về một giai đoạn biến động của cuộc đời mình.
"Ước mơ của tôi là tìm ra người lính năm xưa, đến tận nơi và trả lại cho ông ấy quyển sổ. Tôi mong khép lại quá khứ của mình. Khi đã bước đến tuổi này, tôi nghĩ đã đến lúc làm điều ấy rồi", ông nói trong cuộc phỏng vấn.
Peter Mathews sinh ra tại Hà Lan và di cư sang Mỹ năm 1963. Ông nhập ngũ theo diện nghĩa vụ quân sự vào năm 1966, khi còn cách thời hạn nhận thẻ xanh vài tháng, và sau đó được triển khai đến chiến trường Việt Nam. Ông được huấn luyện làm xạ thủ súng máy, sau đó vài tháng trở thành chỉ huy một tổ đội chuyên chi viện cho các đơn vị ở tiền tuyến.
Mathews tham gia chiến dịch ở Đăk Tô, Tây Nguyên năm 1967, thời điểm giao tranh diễn ra rất dữ dội, theo Michael Rockland, giáo sư nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Rutgers, người đã nhiều năm tìm hiểu về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Ông tìm thấy quyển nhật ký sau một trận đánh kéo dài khoảng 4 ngày vào tháng 11/1967, khi đang rà soát một điểm tập kết hành trang của bộ đội Việt Nam dưới chân Đồi 724. Ông kể rằng đó là quyển sổ được bọc trong túi bóng kỹ lưỡng, cất trong một chiếc balô tại điểm tập kết.
Bên trong cuốn sổ là những trang vẽ vô cùng khéo léo, cùng những ghi chép bằng tiếng Việt mà ông nghĩ là thơ, nhạc và tự sự. Ông không báo cáo với cấp trên về phát hiện này vì nghĩ đây là một quyển nhật ký chứ không phải tài liệu quân sự.
"Khi ấy, tôi chỉ nghĩ đây là một quyển sổ thật đẹp. Tôi ấn tượng với độ chi tiết và khiếu thẩm mỹ của chủ nhân quyển sổ. Đáng ra tôi nên nộp lại tài liệu này, nhưng tôi không thể rời xa nó. Quyển sổ cũng không giống tài liệu quân sự hay tài liệu mật. Tôi thậm chí không kể về nó với bất kỳ ai", ông kể lại.
Mathews cất quyển sổ vào túi, giữ nó bên mình đến khi kết thúc thời hạn nghĩa vụ vào tháng 12/1967 và trở về Mỹ. Vài tháng sau đó, ông được nhập tịch Mỹ.
Người đàn ông gốc Hà Lan cố gác lại quá khứ chiến tranh, trở lại với cuộc sống hòa bình, kết hôn, sinh con và mở một công ty xây dựng nhỏ. Quyển sổ mà ông nhặt được từ chiến trường được giữ trong một chiếc hộp, cất trên gác mái trong ngôi nhà nhỏ tại Bergenfield, New Jersey.
Mathews không bao giờ quên được quyển nhật ký đặc biệt của người lính Việt Nam. Ông vẫn thường mang quyển sổ ra, kể lại câu chuyện về nó với người thân, dù ông hiếm khi thật sự trải lòng về ký ức chiến tranh. Các con ông vẫn thường khuyên ông nên mở lòng hơn về những ngày tháng tại Việt Nam, cuộc chiến mà ông cho là "vô nghĩa".
"Điều điên rồ là chúng tôi giết nhau trên ngọn đồi đó, rồi tất cả rời đi nơi khác... Tất cả đều vô nghĩa", Mathews kể lại suy nghĩ của mình khi lên trực thăng rời Đồi 724 vào tháng 11/1967.
Những tò mò về quyển nhật ký sống lại trong tâm trí Mathews khi ông tình cờ nhìn thấy chiếc nón lá trong văn phòng khách hàng hơn một năm trước. Ông bắt chuyện, rồi biết người khách đó có hai con nuôi gốc Việt và từng thăm Việt Nam vài lần. Người khách sau đó đề nghị giúp ông dịch vài trang nhật ký, làm sáng tỏ phần nào những bí ẩn đã đeo bám ông hơn nửa cuộc đời.
Sau cuộc gặp đó, Mathews bắt đầu chia sẻ một số trang trong quyển nhật ký lên mạng xã hội, hy vọng tìm thêm thông tin. Ông được biết một giáo sư tại Havard mong muốn nghiên cứu thêm về quyển sổ. Một nhà sưu tầm còn đề nghị mua lại kỷ vật này với giá 1.200 USD.
Andrew Pham, người từng dịch nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm tại Mỹ và cựu nhà báo chiến trường Frances Fitzgerald cũng đề nghị ông cân nhắc phương án xuất bản cuốn nhật ký.
Mathews gần đây đã nhận thêm nhiều sự hỗ trợ trong hành trình tìm lại chủ nhân quyển nhật ký. Một người Mỹ gốc Việt đã liên hệ giúp Mathews thông qua người quen tại Việt Nam để tìm thân nhân của chiến sĩ Cao Xuan Tuat.
Ông Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh, ngày 1/2 trao đổi với phóng viên rằng đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương xác minh thông tin để hỗ trợ cựu binh Mathews.
Chính quyền huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh cũng đã rà soát và xác định có một liệt sĩ tên Cao Văn Tuất, gần giống với tên của người trong cuốn nhật ký mà cựu binh Mathews nhắc đến.
Trên website của mình, ông Mathews ngày 1/2 cho hay đã "thành công sau 56 năm 81 ngày", khi tìm được hai chị em của chiến sĩ Cao Xuan Tuat và đăng ảnh hai phụ nữ trò chuyện với các quan chức Hà Tĩnh cũng như xem ảnh chụp quyển nhật ký. Tuy nhiên, ông Tân cho hay quá trình xác minh chưa hoàn thành.
"Nhiều khả năng liệt sĩ Cao Văn Tuất chính là người được đề cập trong cuốn nhật ký, nhưng còn một số thông tin mà cơ quan chuyên môn cần xác minh thêm, trong đó có giám định chữ viết", ông Tân nói.
Ông Tân cho biết thêm cơ quan chức năng Hà Tĩnh đang duy trì liên lạc với ông Mathews và cựu binh này đã cung cấp nhiều thông tin liên quan để hỗ trợ tìm liệt sĩ có tên trong nhật ký.
"Nếu có kết quả, cơ quan chức năng có thể mời Peter Mathews sang Việt Nam trao trả lại kỷ vật. Việc này nhằm thắt chặt tình đoàn kết, ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng là dịp để xây dựng tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ", ông Tân cho hay.
Mathews cũng đang nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ để ông có thể trở lại Việt Nam, tìm lại người bộ đội năm xưa hoặc người thân của ông và trao trả quyển nhật ký.
"Tôi đã cố lãng quên rất nhiều điều về Việt Nam và hành trình này sẽ khơi lại trong tôi nhiều ký ức, cảm xúc khó tả. Đây cũng là điều tốt cho tôi, khi ít ra tôi đã bắt đầu chia sẻ", ông nói./.
(Q.Đ tổng hợp)
He found an enemy soldier's diary after a Vietnam War battle. Now he seeks its owner
https://www.northjersey.com/story/news/2023/01/27/vietnam-vet-seeks-owner-of-enemy-soldier-diary-he-found-after-battle-dak-to-hill-724/69725556007/
After four days of intense fighting in one of the longest and bloodiest battles of the Vietnam War, Peter Mathews, an Army sergeant with the 1st Cavalry Division, swept through an area of South Vietnam's Central Highlands near Dak To with his unit as they prepared to leave.
As he rifled through a group of backpacks left by North Vietnamese soldiers at the bottom of a hill, he came upon a small booklet covered in plastic to protect it from the elements.
Its lined pages were decorated with beautifully intricate drawings of flowers and landscapes and what appeared to be poetry, songs and journal entries. Mathews didn’t know what the handwritten words meant, but it looked like the booklet was a personal diary, not a military document, so he stuck it in his pocket, where it remained for much of the next month until his tour ended in December 1967.
“I just thought it was such a beautiful thing," he recalled. "I was amazed by the detail, the artistic ability.
"Maybe I should have turned it in, but I just couldn’t part with it," he said. "It didn’t look to me like military or secret information. I didn’t show it to anyone, I just put it in my pocket.”
When he returned home to New Jersey, Mathews tried to put his war experiences behind him. He got married, started a family and built a small construction business. The small 93-page diary was set aside in a box in his Bergenfield attic.
Now, more than a half-century later, Mathews, 77, is searching for the author of the diary and hopes to return it to the soldier or his surviving relatives.
“My dream is if we can find him, to take a trip out there and present it,” he said. “I plan to put closure to it. At my age, now I feel it’s time.”
Waiting for green card, then drafted
Mathews, a native of the Netherlands, came to the United States in 1963. He was living in Teaneck and working odd jobs while waiting to get his green card. Then in 1966, within months of getting the documentation, he was drafted into the U.S. Army.
In Vietnam, Mathews was a machine gunner. After five months he became a squad leader in the 1st Cavalry, which would fly in to help other units if they needed backup.
In late 1967, when Mathews found the diary, the Vietnam War was at its very height, said Michael Rockland, a professor of American Studies at Rutgers University who has taught extensively on the war.
“If you go to the Vietnam Memorial in Washington and see the names of all 58,000 American soldiers carved on the rock and look at the dates of when they died, it was the late 1960s when the vast majority were killed,” he said. “By 1967, we had half a million American soldiers there.”
The battle of Dak To in November 1967 was a brutal monthlong fight in the wild terrain of the Central Highlands. Mathews’ unit had come in to help the soldiers there who were exhausted from weeks of combat.
North Vietnamese soldiers would often drop their backpacks in a staging area rather than lugging the heavy packs up a hill while battling American soldiers, Mathews said. It was at the bottom of Hill 724, named for its elevation from sea level, where he found the diary in a backpack strewn among several other bags and dead North Vietnamese soldiers.
“It was inside of a backpack. It was not attached to a person,” he said. “Maybe he survived and ran away and didn’t have a chance to get his backpack, or maybe he got killed. It’s impossible to say.”
That the book was found during such a major battle may help in the search for its author, said Grant Coates, the chair of Vietnam Veterans of America’s POW/MIA Affairs Committee.
Revisiting their war experiences
Through a program called the Veterans Initiative, Coates works with counterparts in Vietnam to recover the bodies of missing soldiers. In the program’s 29 years, using personal items veterans had taken home with them and hand-drawn maps of battles, the initiative has provided information on the possible locations of roughly 14,000 bodies of Vietnamese soldiers.
While there are many veterans’ groups in the U.S., there is just one in Vietnam: the Veterans Association of Vietnam, with more than 3 million members, Coates said.
“The Vietnamese kept meticulous records on units,” he said. “This was taken from a major battle scene in 1967. If we can give them even partial information, they might be able to finish the puzzle. That the diary has his address will help quite a bit.”
Coates said many veterans in recent years have begun revisiting their war experiences.
“Many veterans are wanting closure and feeling like now is the time to get these items back to family members,” he said.
The summer after Mathews got home, he became a U.S. citizen. Every now and then, he took the diary out of storage to show family members, but he never talked much about his war experience with his four children, now in their 40s and 50s.
“You know, you put it in a box, it goes in the attic and it’s not on your mind,” he said. “My son has always complained how I never talk about it. This has opened me up a bit.”
As he left Hill 724 on an army helicopter, Mathews remembers looking down at the land he and others had fought so hard to take. The hill looked just like any other in the Central Highlands. It was covered by dense jungle, except for a brown scar across the top.
“That’s the crazy thing. You fight up there, people kill each other and then we leave, and they leave,” he said. “It’s not like you’re holding that hill for the duration of the war, you just walk away. It was senseless.”
Translating pages reveals soldier's name
It wasn’t until he was working at a job in Upper Saddle River a little more than a year ago that his interest in the book was rekindled.
He spotted a nón lá, a traditional conical straw Vietnamese hat in a customer’s home office. That sparked a conversation with the client, who had adopted two children from Vietnam and had visited the country several times. Mathews returned to the man’s home with the diary, and the client offered to have one of his friends translate some of its pages.
Mathews began posting pages from the diary on social media, hoping to get more information. He heard from a professor at Harvard who was interested in researching the diary with his students, and a collector who offered $1,200 for the booklet.
Andrew Pham, who translated “I Dream of Peace,” the wartime diary of Dang Thuy Tram, a doctor who cared for wounded Viet Cong and North Vietnamese soldiers, and Frances Fitzgerald, a journalist who covered the war and wrote the introduction to the book, both gave advice should Mathews want to explore getting the diary published. The diary of the young doctor, who was killed in 1970, had been found by an American soldier and later became a runaway bestseller in Vietnam.
A Vietnamese American with a friend in Vietnam who was once a high-ranking officer in the North Vietnamese Army also offered to help Mathews find the soldier and his family.
As he got some of the pages translated, to Mathews’ surprise one of them held the soldier’s name, Cao Xuan Tuat, as well as his address in a commune in the rural Ky Anh district of Ha Tinh province on Vietnam’s north central coast.
The area was heavily bombed during the war and many people left, Mathews said, which may make it difficult to find the soldier’s relatives.
Mathews plans to create a website, myyearinvietnam.com, where he will post pictures and pages from the diary.
Based on the writings in the diary, Mathews believes the soldier’s job may have been to spread communist propaganda among people in villages taken over by North Vietnamese soldiers.
There is poetry praising Ho Chi Minh and pages where the soldier writes of his hatred for American troops and the South Vietnamese who fought against him. He also writes of his love for his family and the realization he likely had just a small chance to see them again.
Mathews' research on the diary — still covered in the plastic wrapping the soldier used to protect it, its pages now brittle with age — has raised complicated emotions.
“I had put a lot of Vietnam behind me," Mathews said. "Now it's bringing up difficult memories and feelings. But maybe it’s good, because now I am talking about it.
“There’s a certain sadness that I have — there’s no hatred," he said. "This is a person like anyone else.”