Kết luận của Thủ tướng chiều ngày 10.2 đã xua tan những cực nhọc, hiểm nguy trong suốt hơn 1 tháng trời đưa tin về vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn, ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
Ngược lại thời gian, 9 giờ sáng ngày 5.1, đúng 1 giờ sau khi người nhà ông Đoàn Văn Vươn nổ súng, các phóng viên thường trú tại Hải Phòng đã vượt qua 40 km từ trung tâm thành phố, có mặt tại khu đầm ở Vinh Quang, Tiên Lãng.
Thủ tướng khen báo chí Tại cuộc họp về vụ Tiên Lãng chiều 10.2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này. |
Trên bờ đê, hàng ngàn bà con cùng các phóng viên nghẹt thở bởi tiếng súng AK bắn như vãi đạn, tiếng lựu đạn cay nổ ùng oàng, khói mù mịt... Hơn 12 giờ trưa, lực lượng công an rút khỏi hiện trường khi ngôi nhà không có tội phạm như nhận định. Nhiều người thở phào vì đã có lúc, họ liên tưởng sẽ có vài chiếc cáng khiêng tử thi ra khỏi khu nhà.
Lần theo dấu vết
Vụ việc tưởng chừng như kết thúc giống như bao vụ án hình sự khác, khi anh em ông Đoàn Văn Vươn, những người bắn vào lực lượng cưỡng chế, bị bắt giam, bị khởi tố, có người đang bỏ trốn. Nhưng các phóng viên thường trú của một số tờ báo tại Hải Phòng đã cùng có chung một nhận định: có điều không bình thường trong vụ việc này. Phải có sự oan ức nào lớn lắm mới khiến những người nông dân vốn hiền lành, cam chịu có phản ứng tiêu cực đến mức như vậy?
|
Cũng từ đây bắt đầu những ngày dài tác nghiệp hiểm nguy nhưng đầy cảm xúc.
Chúng tôi bắt đầu từ những quyết định có nhiều mâu thuẫn của chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang. Nhiều chuyên gia về đất đai đã được hỏi ý kiến, kết hợp với thông tin từ người dân xung quanh khu vực đầm của gia đình ông Vươn, dần dần nhiều chuyện bắt đầu sáng tỏ.
Nếu không có các anh các chị nhà báo, có lẽ việc này sẽ không thể có kết quả như ngày hôm nay, gia đình chúng em cảm ơn các anh chị | |
Bà Hiền, bà Thương (vợ ông Quý, ông Vươn) |
Nhưng điều khó khăn nhất là nhà báo luôn vấp phải sự cản trở, bất hợp tác của chính quyền xã, huyện. Họ từ chối, lẩn trốn, đưa bảo vệ ra gây sự với báo chí.
Một buổi chiều tháng 1, chúng tôi đứng dưới trời rét như cắt da, cắt thịt trong sân của UBND H.Tiên Lãng để đợi ông Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Hiền trả lời một vài câu hỏi có liên quan. Tuy nhiên sau 3 giờ chờ đợi, khi ông Hiền họp xong, dù đối mặt với phóng viên, nhưng đã nhanh chóng lách người leo lên ô tô vội vã rời khỏi huyện mà không trả lời bất cứ một câu hỏi nào.
Ở nhà việc chuẩn bị tết vẫn chưa có gì, trong khi mấy anh chị em ngày nào cũng túc trực ở cổng UBND huyện để chờ câu trả lời của lãnh đạo địa phương. Nhưng ban biên tập chỉ đạo, phải lấy ý kiến hai chiều, phải cố gắng phỏng vấn chính quyền, thu thập thêm nhiều chứng cứ, nên ai cũng bảo nhau cố gắng bám trụ.
Điểm mấu chốt: Ngôi nhà bị phá
Sau khi chứng minh được chính quyền xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng vi phạm luật đất đai, chúng tôi lại tìm ra một nghi vấn mới, đó là ngôi nhà của ông Đoàn Văn Quý dù không nằm trên diện tích cưỡng chế nhưng vẫn bị san phẳng. Tìm ra nghi vấn nhưng xác định được điều này lại là một việc vô cùng khó khăn. Bản thân bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Quý) và bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) cũng không dám khẳng định ngôi nhà nằm trong hay ngoài khu vực cưỡng chế. Lại một hành trình tìm tòi vất vả, phóng viên lại lặn lội trong dân, tìm hỏi những người biết về khu đầm đó, vạch từng bụi cỏ tìm cọc mốc, và cuối cùng điều nghi vấn của phóng viên đã đúng. Tại cuộc họp báo chiều 12.1 của UBND TP.Hải Phòng, chính ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Tiên Lãng đã phải thừa nhận ngôi nhà trên không nằm trong diện tích cưỡng chế.
Phóng viên đưa ông Quý ra công an trình diện Ngay sau vụ nổ súng, ông Vươn bị bắt, cả ông Quý và những người anh em khác đã bỏ trốn khỏi khu đầm. Một nhóm phóng viên thường trú tại Hải Phòng đến gặp một chủ đầm ở xã Vinh Quang để hỏi chuyện. Sau khi trò chuyện, có niềm tin vào các phóng viên, bất ngờ chủ đầm này thông báo, ông Quý đang ở gần đây, nếu các anh đồng ý, chúng tôi sẽ đưa ông Quý ra để nhờ các anh chở lên công an thành phố trình diện. “Suốt chặng đường hơn 20 km chạy trong địa bàn H.Tiên Lãng, chúng tôi chỉ lo sẽ gặp bất trắc. Nhưng rất may, cuối cùng anh Quý cũng được đưa đến công an thành phố an toàn”, một PV lái ô tô chở anh Quý về công an thành phố kể lại. |
Từ đây, lại thổi bùng lên tranh luận: Ai phá nhà? Ông Lê Văn Hiền bao biện rằng, do ngôi nhà này xảy ra việc phạm tội nên lực lượng cưỡng chế san phẳng. Rồi sau đó, ông Hiền lại báo cáo thành phố là dân quanh đó bức xúc nên phá nhà.
Trong hành trình đi tìm người phá nhà, có hôm đã 21 giờ đêm, khi tìm đến khu dân cư ở phía ven biển, bất ngờ một nguồn tin đáng tin cậy xác nhận chủ đầm tên K. chính là người đã cho đàn em xuống tiếp quản khu đầm. Chúng tôi quên cả đói mệt và rét. Nhìn đồng hồ đã 23 giờ đêm, về đến thành phố đã sang ngày mới. Trên xe, cả nhóm chia nhau phong kẹo lạc cho đỡ đói. Một phóng viên nữ ở Báo Lao Động gần như xỉu.
Phỏng vấn lúc 0 giờ
Có lẽ bản thân tôi sẽ không bao giờ có thể quên được cuộc tìm và gặp được ông Ngô Quốc Trãi, nguyên Trưởng phòng Nông nghiệp H.Tiên Lãng. Hôm đó, sau cả một ngày thu thập thông tin, gần 21 giờ chúng tôi quyết định rời Tiên Lãng, thế nhưng lúc này lại có nguồn tin cho biết, cứ tìm được ông Trãi là hiểu rõ thêm vụ việc. Tất tả lại quay trở lại, tìm được về đến xã Toàn Thắng, Tiên Lãng, tìm ra nhà ông Trãi thì đã hơn 0 giờ. Gọi cửa lúc này cũng ngại vì cả xóm sẽ thức giấc, nhưng không gọi thì không xác định được thông tin. Chúng tôi quyết định gọi cửa, rất may ông Trãi mở cửa cho phóng viên vào nhà. Sau 20 phút thuyết phục, ông bắt đầu kể và chỉ ít phút sau câu chuyện đầy ắp thông tin đã cho phóng viên hiểu về bối cảnh giao đất, làm đầm của những hộ như gia đình ông Vươn gần 20 năm trước. Chúng tôi như vỡ ra từng vấn đề sau mỗi câu nói của ông và giật mình nhìn xuống tay, đồng hồ đã chỉ 1 giờ 30 sáng.
Sau cuộc họp báo ở Thành ủy Hải Phòng ngày 7.2, ở Vinh Quang, Tiên Lãng như ngày hội. Từ những ngày đầu còn rụt rè, e ngại, càng về sau, người dân càng mạnh dạn cung cấp thông tin, nhiệt tình chỉ đường, nhiệt tình thông báo nhà ông Hiền, ông Liêm ở đâu, ông Hiền đang gặp công an như thế nào…
Tối 10.2, sau khi nghe Thủ tướng kết luận, bà Hiền, bà Thương là vợ ông Quý, ông Vươn đã nghẹn ngào nói với anh em phóng viên: "Nếu không có các anh các chị nhà báo, có lẽ việc này sẽ không thể có kết quả như ngày hôm nay, gia đình chúng em cảm ơn các anh chị”.
Nhưng kết quả đó mới chỉ bước đầu, chúng tôi bảo nhau sẽ còn phải tiếp tục theo dõi xem chính quyền Hải Phòng sẽ thực hiện kết luận của Thủ tướng như thế nào? Và vụ ông Đoàn Văn Vươn vẫn chưa thể kết thúc.
Phóng viên bị đe dọa Ngay sau khi xảy ra vụ cưỡng chế, chúng tôi trở lại khu đầm liền bị nhóm giang hồ tiếp quản đầm nhà ông Vươn cùng công an xã ngăn cản tác nghiệp. Hàng chục thanh niên, mặt mày bặm trợn xông vào giật máy ảnh của nam phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM. Rất may có nhiều người dân tốt bụng ở đó ngăn cản nhóm người này, các phóng viên mới rời khỏi đó được. Còn nhớ khi nhân chứng xác định được Vũ Văn Kết, một chủ đầm ở Tiên Hưng chính là đàn anh của nhóm người đang tiếp quản khu đầm nhà ông Vươn, tôi đã có trong tay số điện thoại của Kết. Để xác định thông tin, phóng viên Thanh Niên buộc phải gọi điện cho Kết, khi nghe máy, chủ đầm này đã không tiếc lời chửi bới, lăng mạ. Và sau cuộc điện thoại trên, điện thoại của tôi trong một đêm có tới gần 30 cuộc gọi nhỡ của tổng cộng 5 số điện thoại gọi tới, trong đó có tới 7 cuộc là của chủ đầm Kết. Rồi sau đó nguồn tin trong dân cũng báo cho phóng viên biết chủ đầm Kết có rất nhiều đàn em và đang có ý định tìm gặp phóng viên. Sau nhiều lần hẹn gặp, cuối cùng, vị chủ đầm này cho người dẫn nhóm phóng viên rất vòng vèo, ra tận gần phía đê biển vốn rất vắng vẻ. Chủ đầm Kết yêu cầu không tiếp xúc nhiều báo, cho người kiểm tra giấy tờ rất kỹ càng và chỉ đọc thông tin đã ghi chép trên giấy, phóng viên..., không được hỏi. Nhưng cuối cùng, sau cuộc gặp gỡ này, ông Hoan, ông Liêm, Bí thư và Chủ tịch UBND xã Vinh Quang đã bị chỉ mặt đặt tên là người ra lệnh phá nhà ông Quý. |
Hải Phòng thu hồi các quyết định trái luật Sáng 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Dương Anh Điền đã chủ trì cuộc họp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về vụ việc ở Tiên Lãng. Thành phố (TP) thành lập tổ công tác, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND TP. Ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND TP được cử làm Tổ trưởng tổ công tác. Các thành viên là giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành liên quan. Đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ TP, Hội Nông dân, Viện KSND, TAND… được mời tham gia để theo dõi, giám sát thực hiện. Chiều cùng ngày, tại UBND H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng đã tổ chức công bố quyết định đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND và ông Nguyễn Văn Khanh, Phó chủ tịch UBND H.Tiên Lãng để làm kiểm điểm. UBND TP phân công ông Lương Hữu Huyền, Phó chủ tịch UBND huyện tạm phụ trách và điều hành trong thời gian ông Lê Văn Hiền bị đình chỉ công tác. Cũng tại cuộc họp sáng qua, lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng đã giao các ngành chức năng và H.Tiên Lãng: tiến hành thực hiện thủ tục thu hồi các quyết định thu hồi đất số 460/QĐ-UBND ngày 23.4.2008, số 461/QĐ-UBND ngày 7.4.2009, quyết định cưỡng chế số 3307/QĐ-UBND ngày 24.11.2011 của UBND H.Tiên Lãng; xem xét, triển khai các thủ tục cho ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai 2003; khẩn trương hoàn thành và công bố kết quả điều tra vụ án phá nhà coi đầm và vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” để truy tố, xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh theo quy định của pháp luật; đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo; tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm hành chính đối với các tập thể, cá nhân có liên quan vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng... Hải Sâm - Hải Đăng |
Hải Sâm - Hải Đăng
>> Kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng (Hải Phòng): Xử lý nghiêm sai phạm của chính quyền địa phương
>> Thủ tướng kết luận: Cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật
>> Chiều nay, Thủ tướng chủ trì cuộc họp vụ Tiên Lãng
>> Chủ đầm suýt bị cưỡng chế nói gì?
>> Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Khởi tố vụ án hủy hoại tài sản
>> Khởi tố vụ án “phá nhà” ông Đoàn Văn Quý
>> Đình chỉ công tác Chủ tịch và Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng
>> Vụ cưỡng chế đầm tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Nhiều bộ, ngành vào cuộc
>> Đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
>> Việc cấp, thu hồi, cưỡng chế đất ở Tiên Lãng “có vấn đề”
>> Nhiều điều khó hiểu trong vụ cưỡng chế đầm ở Tiên Lãng
Công an tỉnh Quảng Ninh xuất hiện nhiều giờ tại nhà riêng của thiếu tướng Đỗ Hữu Ca
Nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đã xuất hiện ở tư gia của thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, vào tối qua 18.2.
Chiều tối 18.2, tại quê nhà thiếu tướng Đỗ Hữu Ca - nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng (ở xã Kênh Giang, H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) bất ngờ xuất hiện nhiều người mặc sắc phục và thường phục đi trên nhiều xe ô tô biển trắng của Hải Phòng và Quảng Ninh ra vào tư gia của ông Ca. Một số xe chạy thẳng vào sâu bên trong nhà, một số xe đỗ ngoài đường.
Được biết, trụ sở UBND xã Kênh Giang giáp với đường trục chính của xã, phía sau của trụ sở xã là khu tư gia của ông Đỗ Hữu Ca. Tuy nhiên đến giờ tan nhiệm sở chiều qua thì người dân không được ra vào trụ sở UBND xã, ngoại trừ lực lượng công an làm nhiệm vụ. Một phòng lớn trên tầng 2 của trụ sở này đã được đoàn công tác trưng dụng.
Nhà ông Đỗ Hữu Ca nằm trong ngõ, mặt tiền quay ra phía sông Giá, còn ngõ đi vào nhà ông Ca ở ngay mặt đường chính của xã, sát với trụ sở UBND xã, được xây hoành tráng, kiên cố và trang trí khá cầu kỳ.
Đến 22 giờ 20 phút cùng ngày, một số công an đã rời đi. Tuy nhiên lại có lực lượng mặc đồ thường phục đi vào.
Người dân sinh sống gần nhà ông Ca cho biết, tuy nhiều người và xe ô tô lui tới nhưng tất cả đều khá lặng lẽ.
Tạm giữ thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên giám đốc Công an thành phố Hải Phòng
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo của H.Thủy Nguyên xác nhận, vào tối 18.2 xuất hiện một số người ra vào nhà ông Ca.
Còn theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, chiều qua Đoàn công tác Công an tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Công an xã Kênh Giang làm việc với thiếu tướng Đỗ Hữu Ca tại tư gia của ông Ca, liên quan đến một vụ án mà đơn vị này đang thụ lý.
Không chỉ tư gia của ông Ca ở quê nhà, một ngôi nhà 3 tầng, hộp khối liền kề được cho là của ông Ca ở đường Lê Hồng Phong (P.Đằng Lâm, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) vào tối qua 18.2 cũng đồng thời xuất hiện những người mặc sắc phục công an và thường phục.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (65 tuổi) có nhiều năm công tác tại Công an TP.Hải Phòng và trải qua các chức vụ khác nhau. Từ tháng 7.2013 cho đến khi nghỉ hưu, ông mang hàm thiếu tướng và là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên UBND TP.Hải Phòng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP.Hải Phòng; đại biểu HĐND TP.Hải Phòng khóa XV.
Trong quá trình công tác, ông được nhiều người biết tới khi trực tiếp chỉ đạo công tác điều tra, xử lý vụ việc xảy ra tại khu vực đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại H.Tiên Lãng (TP.Hải Phòng).
Người dân Hải Phòng ngỡ ngàng khi nghe tin thiếu tướng Đỗ Hữu Ca bị tạm giữ
Ngày 19.2, nhiều người dân quê nhà thiếu tướng Đỗ Hữu Ca tại xã Kênh Giang, H.Thủy Nguyên (TP.Hải Phòng) không khỏi ngỡ ngàng khi nghe tin lực lượng công an tiến hành khám xét tư gia và tạm giữ hình sự vị tướng này trong tối 18.2.
Theo người dân xã Kênh Giang, ông Đỗ Hữu Ca là người con của quê hương. Khi ra thành phố công tác, ông Ca vẫn giữ lại mảnh đất ông cha để lại trong con ngõ nhỏ, phía sau trụ sở UBND xã, nhìn ra sông Giá. Cuối tuần, vợ chồng ông lại đi xe về đây nghỉ, giao lưu với bà con xóm làng.
Đến năm 2016 - 2017, vợ chồng ông Ca đầu tư cải tạo không gian nhà cũ tại mảnh đất nói trên thành khu nhà mới khang trang, hiện đại.
Đến đầu năm 2019, được nhà nước cho về nghỉ theo chế độ, ông Ca chuyển về quê ở. Ông tham gia vào các phong trào hoạt động của địa phương. Cuối tuần có rất đông bạn bè, con cái của 2 vợ chồng ông Ca đi xe ô tô về chơi.
Do vậy, ông N.V.D nhà cùng làng với ông Ca cho biết, tối qua thấy có nhiều người và xe ra vào nhà ông Ca, có cả xe biển xanh, xe biển trắng, nhưng ông D. chỉ nghĩ rằng, đó là bạn bè ông Ca như thường lệ đến chơi nhà; không biết đó là lực lượng công an đến thi hành nhiệm vụ.
Chỉ đến sáng nay 19.2, người dân xã Kênh Giang mới hay việc Công an tỉnh Quảng Ninh thực hiện khám nhà và tạm giữ thiếu tướng Đỗ Hữu Ca.
Còn tại tổ dân phố lô 18D Lê Hồng Phong, P.Đằng Lâm, Q.Hải An (TP.Hải Phòng), người dân nơi đây đã bán tín bán nghi về việc cơ quan điều tra khám xét nhà vợ chồng ông Ca tại số nhà 24 lô 18D. Các hộ dân sinh sống ở đây đều là giới doanh nghiệp, công chức, họ sống rất khép kín.
Theo bảo vệ tổ dân phố lô 18D, khoảng 20 giờ ngày 18.2, có rất đông công an, gồm cả người mặc sắc phục và không sắc phục đi trên rất nhiều xe ô tô gồm cả xe biển xanh và biển trắng tới đây. Toàn bộ đường nội bộ trong tổ dân phố và 2 đầu đường dẫn vào ngôi nhà số 24 nói trên – nơi gia đình thiếu tướng Đỗ Hữu Ca ở khi ông Ca còn đương nhiệm, đều có công an làm nhiệm vụ giữ an ninh trật tự và ngăn không cho người dân và phương tiện qua lại. Toàn bộ khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt, tạm thời cho đến khuya 18.2, khi lực lượng làm nhiệm vụ rút đi.
"Thấy nhà ông Ca tập trung nhiều công an ra vào nên tôi rời bốt gác để lại gần xem sao thì các anh công an làm nhiệm vụ tại bốt ngăn lại, không cho vào", một bảo vệ tổ dân phố nói.
Tạm giữ thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên giám đốc Công an thành phố Hải Phòng
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đang tạm giữ hình sự thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, để xác minh, làm rõ liên quan vụ án hình sự "trốn thuế, mua bán hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", xảy ra tại 2 địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh.
Liên quan đến vụ án này, vào ngày hôm qua 18.2, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và các tỉnh thành, tiến hành án tố tụng đối với một số đối tượng có liên quan.
Tạm giữ thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đang tạm giữ hình sự thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, để làm rõ liên quan đến vụ án mua bán hóa đơn xảy ra tại Hải Phòng và Quảng Ninh.
Ngày 19.2, trao đổi với PV Thanh Niên, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn của Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đang tạm giữ hình sự thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng, để xác minh, làm rõ liên quan vụ án hình sự "trốn thuế, mua bán hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", xảy ra tại 2 địa phương Hải Phòng và Quảng Ninh.
Liên quan đến vụ án này, vào ngày hôm qua (18.2) Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và các tỉnh thành, tiến hành án tố tụng đối với một số đối tượng có liên quan.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương tiến hành công tác điều tra, tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.
Tạm giữ thiếu tướng Đỗ Hữu Ca, nguyên giám đốc Công an thành phố Hải Phòng
Ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, trong tối 18.2, tại tư gia của thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (ở xã Kênh Giang, H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) có khá đông lực lượng chức năng có mặt.
Không chỉ tư gia của ông Đỗ Hữu Ca ở quê nhà, một ngôi nhà 3 tầng, hộp khối liền kề được cho là của ông Ca ở đường Lê Hồng Phong (P.Đằng Lâm, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) vào tối qua 18.2 cũng đồng thời xuất hiện những người mặc sắc phục công an và thường phục.
Trao đổi với PV Thanh Niên trưa nay 19.2, bảo vệ tổ dân phố nhà ông Đỗ Hữu Ca ở khu vực này cho biết, từ tối qua rất nhiều công an đã đến khám nhà ông Ca.
Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca (65 tuổi) có nhiều năm công tác tại Công an TP.Hải Phòng và trải qua các chức vụ khác nhau. Từ tháng 7.2013 cho đến khi nghỉ hưu, ông mang hàm thiếu tướng và là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên UBND TP.Hải Phòng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP.Hải Phòng; đại biểu HĐND TP.Hải Phòng khóa XV.
Trong quá trình công tác, ông được nhiều người biết tới khi trực tiếp chỉ đạo công tác điều tra, xử lý vụ việc xảy ra tại khu vực đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại H.Tiên Lãng (TP.Hải Phòng).