Mừng miền Nam rực rỡ chiến công,
Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng (1), Plei Me, Đà Nẵng.
Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng,
Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng.
Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng,
Tiền tuyến hậu phương, toàn dân cố gắng.
Thi đua sản xuất chiến đấu xung phong,
Chống Mỹ, cứu nước, ta nhất định thắng.
(1). Chiến dịch Bầu Bàng – Dầu Tiếng (từ 12 đến 27-11-1965) https://www.qdnd.vn/ho-so-su-kien/70-nam-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-anh-hung/chien-dich-bau-bang-dau-tieng-tu-12-den-27-11-1965-261550
Trận Bàu Bàng, 1965
Trận Bàu Bàng, 1965 là trận tập kích của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam (QGP) vào Lữ đoàn bộ binh 3, Sư đoàn bộ binh 1 của Quân đội Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày 12 tháng 11 năm 1965 tại ấp Bàu Bàng (cách Thủ Dầu Một 25 km về phía Bắc). Đây được coi là trận đánh ở cấp sư đoàn đầu tiên của Quân Giải phóng miền Nam trong Chiến tranh Việt Nam.
Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu tháng 11 năm 1965, quân báo Mỹ nhận định các đơn vị của Sư đoàn 9 QGP và Tiểu đoàn Phú Lợi đang hoạt động ở khu vực Bàu Bàng (Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương) dọc đường 13. Ngày 10 tháng 11 năm 1965, Lữ đoàn 3 Sư đoàn Bộ binh 1 Mỹ mở cuộc hành quân Bushmaster I nhằm giải tỏa và kiểm soát đường 13, hỗ trợ cho Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sáng 12 tháng 11 năm 1965, Sư đoàn 9 QGP tấn công lực lượng Mỹ ở ấp Bàu Bàng. Lịch sử Sư đoàn 9 gọi là trận Bàu Bàng lần thứ 2, còn phía Mỹ gọi là Battle of Ap Bau Bang I.
Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]
Trong 2 ngày đầu tiên của cuộc hành quân Bushmaster I, quân Mỹ không gặp trở ngại gì. Chiều 11 tháng 11 năm 1965, cụm quân đóng lại tại khu vực phía nam ấp Bàu Bàng gồm Đại đội A Tiểu đoàn 2/2 Bộ binh; Đại đội A (xe bọc thép) Tiểu đoàn kỵ binh 1/4, tiểu đoàn bộ và Đại đội C (pháo 105 mm) Tiểu đoàn pháo binh 2/33 (Tính theo biên chế trên giấy tờ, tổng cộng khoảng 600 - 650 quân, khoảng 20 xe bọc thép và 6 pháo 105mm).
Sáng 11 tháng 11 năm 1965, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 QGP quyết định tập trung phần lớn lực lượng của sư đoàn (thiếu Trung đoàn 1) tiến công quân Mỹ ở Bàu Bàng. Lực lượng trực tiếp tham gia trận đánh là Trung đoàn 2 (Trung đoàn Đồng Xoài) được tăng cường 2 đại đội của Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 3. Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 3 làm dự bị, Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 3 làm nhiệm vụ chặn viện. Do triển khai gấp, hầu hết các bộ chỉ huy trung đoàn đều không liên lạc được với các tiểu đoàn; sau đó, QGP tiếp tục tung vào Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1 vẫn liên lạc được với Bộ Tư lệnh Sư đoàn.
04 giờ 10 phút ngày 12 tháng 11, toàn bộ các đơn vị Mỹ được báo động để sẵn sàng tiếp tục cuộc hành quân vào lúc 05 giờ 30 phút. Lúc 05 giờ 06 phút, đạn cối dội xuống trận địa phòng ngự và tiếp theo đó là các đợt xung phong của bộ binh QGP. Trận đánh Bàu Bàng bắt đầu.
Trong 2 đợt tấn công đầu tiên, QGP tấn công từ phía Nam lên và phía Đông sang nhằm vào khu vực do Đại đội A xe bọc thép và 1 trung đội bộ binh Mỹ phòng thủ. Tuy nhiên 2 đợt tấn công này bị hỏa lực của các xe bọc thép đẩy lùi.
Đến 7 giờ, QGP mở đợt tấn công thứ 3 và lớn nhất từ hướng bắc có súng cối và ĐKZ yểm trợ, đánh vào khu vực do Đại đội A Tiểu đoàn 2/2 Bộ binh (thiếu 1 trung đội) và Đại đội C pháo 105 mm phòng thủ. Các đợt xung phong bị hỏa lực súng bộ binh và pháo 105 mm bắn thẳng của quân Mỹ ngăn chặn quyết liệt, tuy nhiên cũng đã có 1 tiểu đội QGP lọt qua vành đai phòng thủ, dùng lựu đạn tấn công khẩu đội 1 pháo 105 mm làm chết 2 và bị thương 4 lính Mỹ.
Từ 06 giờ 45 phút, quân Mỹ sử dụng cường kích A-1H và A-4 của Hải quân chi viện, đồng thời ném bom CBU vào các vị trí được cho là nơi đặt cối và ĐKZ của QGP trong ấp Bàu Bàng.
Trước tình hình khó khăn, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 QGP quyết định đưa lực lượng dự bị là Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 3 vào trận. Khoảng 9 giờ, QGP tăng cường tấn công từ hướng Tây Bắc. Lần này Không quân Mỹ sử dụng 1 phi đội F-100 ném bom napalm trực tiếp xuống bộ binh và các vị trí súng cối của QGP. Các đợt xung phong tiếp tục bị quân Mỹ đẩy lùi.
Trận đánh kéo dài trong khoảng 6 giờ, sau đó QGP tổ chức rút lui về hướng Tây Bắc.
Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]
Trong trận Bàu Bàng, phía Mỹ tổn thất 20 chết và 103 bị thương, 2 xe bọc thép M-113 và 3 xe M-106 chở cối 106,7 mm bị phá hủy, 3 xe M-113 bị bắn hỏng. Theo tài liệu Mỹ, quân Mỹ "đếm được" 198 thi thể QGP và ước tính 250 bị thương. Theo tài liệu Việt Nam, Sư đoàn 9 có 109 hy sinh và 200 bị thương.[1] Cũng theo tài liệu của Việt Nam, 2.000 quân Mỹ thuộc toàn Sư đoàn bộ binh 1 đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trong trận đánh này.[2] Theo tài liệu Lịch sử Quân y quân đội nhân dân Việt Nam - tập 2 (1954 - 1968), trận này Trung đoàn 2 của Sư đoàn 9 có tỷ lệ tử vong hỏa tuyến so với tổng số bị thương đến 48%.
Song song với các chiến dịch ở Tây Nguyên và Quảng-Đà, QGP mặc dù được cổ vũ tinh thần rất to lớn và sẵn sàng cơ động, càng đánh người Mỹ càng lo sợ, nhưng không thể thắng được Mỹ bằng cách đánh trực diện giống như khi đối đầu với QLVNCH vì thương vong của QGP cũng tăng cao. QGP từ bỏ tham vọng tiêu diệt các đơn vị quân Mỹ quy mô trung đoàn và chỉ tập kích Mỹ ở quy mô dưới trung đoàn. Bản thân quân đội Hoa Kỳ cũng không thể tiêu diệt được QGP và biết được thực lực của bộ đội chủ lực rất đáng gờm.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Quân sử Việt Nam”. Truy cập 15 tháng 10 năm 2015.
- ^ 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, Nhà xuất bản Trẻ
Căn cứ Dầu Tiếng
Căn cứ Dầu Tiếng | |
---|---|
Căn cứ Dầu Tiếng, tháng 7/1970 | |
Tọa độ | 11,283°B 106,363°Đ |
Loại | Căn cứ |
Lịch sử địa điểm | |
Xây dựng | 1966 |
Sử dụng | 1966-75 |
Trận đánh/chiến tranh | Chiến tranh Việt Nam |
Thông tin đơn vị đồn trú | |
Chủ sở hữu | Lữ đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 4 |
Dầu Tiếng Airfield | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
| |||||||
Vị trí | |||||||
Vị trí | {{{location}}} | ||||||
Độ cao | 76 ft / 23 m | ||||||
Thông tin chung | |||||||
Các đường băng | |||||||
|
Căn cứ Dầu Tiếng (LZ Dầu Tiếng hay Camp Rainier) là căn cứ cũ của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Dầu Tiếng, Bình Dương, Việt Nam.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Căn cứ thành lập vào tháng 10 năm 1966. Nằm ở Huyện Dầu Tiếng, cách Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt 60 km về phía Tây Bắc và cách Tây Ninh 24 km về phía đông giữa sông Sài Gòn và đồn điền cao su Michelin.[1]
Lữ đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 4 gồm: (12/1966-6/1967)
- Tiểu đoàn 2, Binh đoàn 12
- Tiểu đoàn 2, Bộ binh 22[2]
Lữ đoàn 3, Sư đoàn 25 Bộ binh gồm: (3/1968-7/1969)
- Tiểu đoàn 2, Binh đoàn 12
- Tiểu đoàn 2, Bộ binh 22
- Tiểu đoàn 3, Bộ binh 22[2]:145
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1968, căn cứ bị tấn công bằng tên lửa và súng cối hạng nặng của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) khiến 5 lính Hoa Kỳ và 16 lính của QĐNDVN thiệt mạng.
Vào ngày 23 tháng 2 năm 1969, căn cứ bị các đặc công của QĐNDVN tấn công, SSGT Robert W. Hartsock được truy tặng Huân chương Danh dự cho những hành động của anh ta trong cuộc tấn công. 21 lính Hoa Kỳ và 73 lính QĐNDVN đã thiệt mạng trong cuộc tấn công.
Lữ đoàn 1, Sư đoàn 1 bộ binh gồm: (7/1969-11/1969, 1/1970-2/1970)
Lữ đoàn 1, Sư đoàn 25 bộ binh gồm: (8/1970, 10/1970-12/1970)
Các đơn vị khác đóng quân tại Dầu Tiếng bao gồm:
- Tiểu đoàn 1, Sư đoàn 5 (tháng 2 năm 1970)[2]:138
- Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 14 Bộ binh
- Tiểu đoàn 2, Pháo binh
- Tiểu đoàn 1, Pháo binh 27 (tháng 11 năm 1967-tháng 2 năm 1970)[2]:102
- Tiểu đoàn 1, Pháo binh 77[2]:106
- Tiểu đoàn 2, Pháo binh 77 (10/1966 - 1969)[2]:106
- Tiểu đoàn 2, Pháo binh 319
Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]
Sân bay không còn được sử dụng nhưng vẫn có thể xem được trên ảnh vệ tinh
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Xin cho biết trận đánh mở đầu cho thời kỳ tái lập Chiến khu Đ?
Để đáp ứng yêu cầu mở rộng căn cứ làm chỗ dựa cho việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, tháng 8-1958, Xứ uỷ thành lập Ban quân sự và Đảng uỷ lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến uỷ viên quân sự Xứ ủy được phân công kiêm nhiệm vụ Trưởng ban quân sự miền Đông. Đảng uỷ lực lượng vũ trang gồm các đồng chí: Mai Chí Thọ, Nguyễn Việt Hồng, Mai Trọng Nhân. Trước tình hình các đơn vị vũ trang phát triển, nhưng vũ khí, lương thực lại thiếu gay gắt, Ban quân sự và Đảng uỷ lực lượng miền Đông, được Xứ uỷ đồng ý, đã quyết định tổ chức một trận đánh lớn nhằm gây thối động tinh thần địch, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị, đồng thời giải quyết vấn đề tài chính, lương thực cho lực lượng trong căn cứ. Chi khu quân sự Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một) được chọn làm mục tiêu trận đánh. Chi khu quân sự nằm trong sở cao su Dầu Tiếng cách Sài Gòn khoảng 70km còn gọi là chi khu Trị Tâm. Dầu Tiếng là quận được địch công nhận đã được bình định. Lực lượng địch tại đây có 2 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 43, 1 đại đội và 1 trung đội bảo an cùng với các đơn vị cảnh sát, bảo an, dân về, tề điệp… khoảng trên 900 tên. Tham gia trận đánh gồm C60, C80, C90 và các đơn vị vũ trang tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến làm chỉ huy trưởng. Chiến khu Đ là nơi tập kết quân, huấn luyện và chuẩn bị hậu cần cho các lực lượng tham gia chiến đấu. Theo phương án kế hoạch đã định, 24 giờ ngày 10-8-1958, lực lượng ta chia làm 3 mũi tập kích vào các mục tiêu trong chi khu. Sau 30 phút nổ súng, các đơn vị chiếm toàn bộ căn cứ tiểu đoàn của địch và nhà tên chủ cao su. Đến 2 giờ 30 phút sáng 11-8, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, kể cả khu vực hành chính quận, diệt 300 tên, bắt 200 tên giáo dục, thả tại chỗ, thu 650 súng các loại, 12 tấn đạn, 5 xe, nhiều quân trang quân dụng, 1,5 triệu tiền ngụy và 500 đô la. Chiến thắng Dầu Tiếng gây tiếng vang lớn trên toàn miền Nam. Lần đầu tiên sau năm 1954, lực lượng vũ trang miền Đông tiêu diệt một căn cứ quân sự cấp quận của địch. Chiến thắng Dầu Tiếng đã khai thông liên lạc giữa căn cứ Đông và Tây, đồng thời tạo điều kiện cho Xứ uỷ về đứng chân ở vùng căn cứ miền Đông để chỉ đạo phong trào cách mạng. Sau thắng lợi ở Dầu Tiếng, Ban quân sự và Đảng uỷ quân sự miền Đông thành lập một đơn vị vũ trang phát triển hoạt động về hướng đông căn cứ Chiến khu Đ với nhiệm vụ giữ đất, giữ dân, nhất là đồng bào dân tộc, tạo điều kiện đứng chân lâu dài cho cách mạng và cơ quan lãnh đạo miền Đông. |
Dấu xưa, Dầu Tiếng oai hùng!
Cách đây 40 năm, cùng với giải phóng Buôn Ma Thuột, Phước Long, giải phóng Dầu Tiếng là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự chủ động và linh hoạt của quân ta trên khắp các chiến trường. Trong chiến dịch giải phóng Dầu Tiếng, ta đã chặt đứt một mắt xích quan trọng, một vị trí xung yếu nhất trên tuyến phòng thủ hướng bắc Sài Gòn của địch khiến cho “Sài gòn nguy kịch, Ngụy quyền lung lay”, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 30-4-1975. Dấu ấn oai hùng ấy của quân và dân Dầu Tiếng vốn bắt nguồn từ truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài 1: Từ phong trào công nhân đấu tranh phá xiềng
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng với Bến Cát, Củ Chi, Dầu Tiếng đã trở thành căn cứ kháng chiến của cách mạng, căn cứ xây dựng lực lượng, căn cứ hậu cần của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy của Quân khu 7, Khu Sài Gòn - Gia Định và nhiều đơn vị, địa phương.
Công nhân làng 14 Đồn điền Dầu Tiếng năm 1952. Ảnh: Tư liệu
“...Bán thân đổi mấy đồng xu; thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”, nhà thơ Tố Hữu đã phản ánh đầy đủ thân phận của dân công tra ở những đồn điền cao su. Và cũng chính từ đây, các đồn điền cao su trở thành những lò lửa đấu tranh kiên cường của công nhân. Ngược dòng thời gian, trở về những năm 1917, khi ấy, chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc. Cơn sốt cao su trên thị trường thế giới gay gắt hơn bao giờ hết. Giới tài phiệt kinh doanh về nguồn lợi này đổ xô đi tìm kiếm đất đai, tài nguyên và sức lao động ở các xứ thuộc địa để làm giàu. Trong bối cảnh đó, Đồn điền cao su Michelin ở Dầu Tiếng đã được thành lập. Đây là đồn điền cao su đầu tiên ở Nam bộ và nhanh chóng trở thành nơi “…đi dễ khó về”.
“...Tôi ra đi cũng như bao nhiêu người dân miền Trung khác, phải rời bỏ quê hương, xóm làng để tìm phương sinh sống. Sau khi đã ký vào bản giao kèo mấy đồng bạc, một bộ quần áo, thế là bắt đầu một kiếp trâu ngựa. Chúng bắt chúng tôi đẩy xuống khoang tàu, chất trong ấy cả trăm người như vậy. Lênh đênh trên biển cả mấy ngày đêm mới đến được Sài Gòn... Bước sang ngày thứ tám, mấy chiếc xe cam nhông đến chở chúng tôi đi các sở cao su. Hơn 100 người bọn tôi, không nhà cửa, không gạo cơm, không đèn đuốc. Họ bỏ mặc chúng tôi giữa xứ lạ đêm đen. Chúng tôi ngồi, rồi nằm co ro, ôm nhau chờ cho trời sáng. Sáng hôm sau, họ kêu chúng tôi xếp hàng để phát gạo. Gạo mỗi người một lon và một ít cá khô đã mục, có giòi. Nhận gạo xong, chúng lại chở chúng tôi vào làng. Và từ đó bắt đầu cuộc đời chìm nổi phu đồn điền cao su Dầu Tiếng”... Đó chính là hình ảnh của đợt phu đầu tiên được mộ vào đồn điền cao su Dầu Tiếng. Cứ như vậy, hàng năm lại có một vài đợt phu từ miền Trung bị “mua” vào đây.
Thân phận người công tra thật thê lương, ảm đạm, manh rách không đủ che thân, đêm cựa mình trên tấm cặp tre bổ sịa, trằn trọc thức với lũ rệp. Mệt quá ngủ quên đi thì thôi, còn không đôi mắt cứ ráo hoảnh, đầu óc suy nghĩ lung tung, hận cho cuộc đời cu li, giận những thằng cai, thằng xu... Chưa hết, dân công tra có tên có tuổi do cha ông đặt để gọi, sống chết để đời truyền kiếp. Vậy mà bọn chủ Tây gọi công nhân bằng số. Ai đến trước số nhỏ, ai đến làm sau số lớn. Không chỉ chúng gọi mà bắt mọi người phải gọi nhau bằng số đã ghi trên thẻ, đeo lòng thòng trước ngực. Ai không nhớ số của mình thì bị đánh có khi đến chết. Người làm công mà không khác gì tù binh, đến cái tên cũng mất nốt... Một ngày phải làm việc từ 10 - 12 giờ, đó là “luật” của chủ đồn điền, mọi công tra đều phải chấp hành. Chế độ ăn uống không có chất, thời gian lao động quá dài đã là cực hình, vậy mà còn bị chúng quản thúc, hành hạ thân thể bằng đòn roi của xu, cai, sếp.
Vào đầu năm 1930, một cuộc đấu tranh lớn nổ ra ở Phú Riềng. Công nhân kéo cờ đỏ búa liềm và tập hợp trên 5.000 công nhân từ các làng về bao vây chủ sở mấy ngày liền đòi giải quyết các yêu sách. Mặc dù cuộc đấu tranh bị bọn chủ cấu kết với quân đội, binh lính chính quyền thực dân đàn áp, song công nhân Phú Riềng đã làm một sự kiện động trời, làm cho giới chủ Tây một phen khiếp đảm, lo sợ. Sự kiện Phú Riềng mùa xuân năm 1930 tác động mạnh đến công nhân ở các đồn điền cao su Dầu Tiếng. Đây chính là ngòi nổ mở đầu, phá tan sự im lặng của người phu đồn điền Dầu Tiếng bấy lâu nay bị đè nén, vây hãm trong ngục tối.
Ngày 10-2-1930, hàng trăm công nhân các làng bỏ việc. Kẻ cầm dao, người vác xạc lai, vác cuốc kéo về chợ Dầu Tiếng. Lúc đầu còn lẻ tẻ từng tốp, về sau nhập cuộc thành đoàn người đông đúc vừa đi vừa hô lớn: “Soumagnac (tên chủ sở ở Phú Riềng vừa được điều về Dầu Tiếng) cút ngay, không được cho công nhân ăn gạo ẩm, cá thối, không được đánh đập công nhân...”. Mặc dù bị đàn áp, 2 người bị bắn chết nhưng công nhân không khuất phục, cuối cùng bọn chủ phải nhượng bộ.
Sang những năm 1931-1932, đời sống công nhân đồn điền ngày càng khó khăn hơn vì giá cả ngoài thị trường tăng vọt. Gạo ẩm, cá mục vẫn là chế độ thường xuyên của công nhân, không được thay đổi. Trong khi giờ giấc lao động lại tăng lên. Đặc biệt, từ khi nhà máy chế biến mủ hoạt động, công nhân luôn phải làm việc căng thẳng dưới sự giám sát, quản thúc của những người trông coi.
Vì vậy, sau thời gian phẳng lặng trung tuần tháng 12-1932, công nhân Dầu Tiếng lại đình công. Hơn 100 công nhân từ các làng cao su đồng tình nghỉ việc, kéo về trung tâm cùng với công nhân trong sở đến văn phòng chủ đồn điền. Yêu sách của công nhân gồm 4 điểm: “Chống chế độ gạo mục cá thối - bảo đảm tiền lương - lương thực không được bớt xén - ngày làm việc 8 tiếng - chống đánh đập, ức hiếp công nhân...”. Mặc dù rất ngoan cố, không chịu nói chuyện và giải quyết các yêu sách của công nhân, nhưng trước làn sóng phản ứng dữ dội của công nhân, chủ sở buộc phải thay đổi cách đối phó, chấp thuận giải quyết những đề nghị của công nhân, bồi thường nhân mạng.
Tuy nhiên, khi công nhân trở lại đồn điền tiếp tục làm việc thì chủ không đáp ứng đề nghị của công nhân. Vì vậy, công nhân Dầu Tiếng lại tiếp tục đình công, biểu tình. Vào tháng 3-1933, có đến 2.000 người đình công. Cuộc đấu tranh kéo dài mấy ngày liền, vườn cây bỏ hoang, nhà máy đình trệ sản xuất. Chủ đồn điền không còn cách nào khác phải nhượng bộ và hứa giải quyết những yêu sách công nhân đòi hỏi. Chủ đồn điền phải chấp nhận từ tháng 3 trở đi phát lương đúng theo giao kèo, gạo 800gam một ngày phát đủ, không cúp phạt đánh đập công nhân.
Từ những phong trào đấu tranh ấy đã sản sinh ra những “hạt giống đỏ”, những công nhân trung kiên đi đầu trong phong trào đấu tranh. Và công nhân cao su Dầu Tiếng hôm nay, vẫn không quên những cái tên Đặng Dân, Đinh Công Toàn. Các anh đã hiến tặng tuổi xuân của mình cho quê hương Dầu Tiếng. Họ đã thấm thía biết bao tủi hờn của kiếp người mất nước. Không thể mãi làm nô lệ, họ đã gan dạ vượt qua hiểm nguy, tập hợp, kêu gọi người người đứng lên giành chính quyền, giành độc lập tự do cho quê nhà.
Khi phong trào công nhân ngày một phát triển mạnh, đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng để đứng đầu lãnh đạo quần chúng. Vì vậy, Thành ủy Sài Gòn đã cử các đồng chí Văn Công Khai và Nguyễn Văn Tiết về Dầu Tiếng tuyên truyền, xây dựng cơ sở, tiến tới thành lập chi bộ Đảng. Và cuối năm 1936, Chi bộ Cộng sản Dầu Tiếng trực thuộc Thành ủy Sài Gòn được thành lập gồm các đồng chí Văn Công Khai, Nguyễn Văn Tiết, Đặng Dân và Đinh Công Toàn. Đây là một bước ngoặt lịch sử của phong trào công nhân ở đây. Từ đây, phong trào đấu tranh của công nhân đã có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng thông qua chi bộ đồn điền.
Âm vang của phong trào công nhân Dầu Tiếng vẫn còn vang mãi khi đêm 24-8- 1945 lịch sử, công nhân cao su Dầu Tiếng, nông dân xã Định Thành, nòng cốt là lực lượng Thanh niên Tiền phong, lực lượng tự vệ công nhân với chiến sĩ Trần Văn Lắc lãnh đạo nhất tề nổi dậy. Trên tay dù chỉ tầm vông vạt nhọn, xà beng, giáo mác nhưng đoàn người cứ thế tiến vào nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cao su, các cơ sở sản xuất, nhà chủ, sếp, xu cai… của bọn chủ Tây mà đến. Cùng với lực lượng Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc dưới sự chỉ huy của Huỳnh Văn Sớm, Huỳnh Văn Lơn, người dân Dầu Tiếng ào ạt vùng lên bao vây đánh Nhật, kháng Pháp giành chính quyền thắng lợi. Còn đó âm vang của những lời ca “…xông pha lên đàng, ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông…”, rồi đến “Này thanh niên ơi đứng lên đáp lời sông núi” vang lên bên bếp lửa hồng trên khắp thị trấn Định Thành và cả 22 làng cao su rồi đến Bến Súc, góp phần thắng lợi cho Cách mạng Tháng Tám và 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước.
Giờ đây, các thế hệ công nhân cao su trẻ của Dầu Tiếng đang kế tiếp lớn lên. Trong hành trang của họ vẫn là đức tính cần cù, chịu thương chị khó, sáng tạo trong lao động sản xuất góp phần xây dựng công ty ngày càng giàu mạnh và quê hương Dầu Tiếng ngày một phát triển.
Bài 2: “Quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam
Trong chiến dịch mùa khô 1965-1966, cùng với chiến thắng Bàu Bàng, chiến thắng Dầu Tiếng được ví là “quả đấm thép” trên chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Không chỉ làm thay đổi cục diện chiến trường mà còn hình thành một phương án tác chiến, đánh Mỹ mới, đó là “nắm lấy thắt lưng địch mà đánh”. Bác Hồ đã khen ngợi trong thư chúc mừng năm mới 1966: “Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng...”.
Các cựu chiến binh tự hào kể lại những năm tháng chiến đấu anh dũng của Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, nhất là trận đánh ngày 27-11-1965. Ảnh: T.THẢO
Phá vỡ kế hoạch tìm diệt
Những thắng lợi liên tiếp của quân và dân miền Nam từ năm 1961 đến đầu năm 1965 đã làm cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản hoàn toàn trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Để cứu vãn tình thế, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam tham chiến với mục tiêu “Tìm diệt - Bình định - Đánh gãy xương sống Việt cộng” để cứu nguy cho ngụy quân, ngụy quyền đang đứng trước cơn hấp hối và dập tắt phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Lúc bấy giờ, Dầu Tiếng là địa bàn cửa ngõ án ngữ phía tây bắc Sài Gòn và là địa điểm cầu nối giữa Chiến khu Đ với Trung ương Cục miền Nam. Do đó, địch tập trung ra sức bình định và đánh phá phong trào cách mạng ở vùng đất này rất ác liệt nhằm đẩy lùi lực lượng vũ trang của ta để giành lại thế chủ động.
Năm 1965, Mỹ triển khai Sư đoàn Bộ binh số 1 (còn gọi là Sư đoàn “Anh cả đỏ”) tại Lai Khê (sư đoàn này đã từng tham gia 2 cuộc chiến tranh thế giới và được coi là bất khả chiến bại, được trang bị vũ khí hiện đại và tinh nhuệ nhất) cùng với Trung đoàn 7 thuộc Sư đoàn 5 quân đội Sài Gòn, ra quân “tìm và diệt” trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Đây là những nước đi đầu tiên của Mỹ để giành lại thế chủ động trên chiến trường. Về phía ta, để sẵn sàng đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của Mỹ - Ngụy trên chiến trường, Trung ương Cục quyết định thành lập huyện Dầu Tiếng, chính thức trở thành một huyện của tỉnh Thủ Dầu Một. Và Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch tiến công Bàu Bàng - Dầu Tiếng, nhằm tiêu hao sinh lực, phá kế hoạch hành quân “tìm diệt” của địch; phối hợp với chiến trường toàn miền Nam chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Bộ Tư lệnh chiến dịch gồm các đồng chí Lê Trọng Tấn (Tư lệnh), Hoàng Cầm (Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng). Lực lượng tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn Bộ binh 9; 1 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Thủ Dầu Một và du kích Bàu Bàng, Đồng Sổ cùng nhân dân trong địa bàn. Tháng 10-1965, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã cho triển khai phương án tiến công khu Dầu Tiếng để kéo viện ra diệt; chuẩn bị chiến trường ở cả hai khu vực dự kiến đánh địch. Vũ khí trang bị đã được bổ sung đầy đủ. Công tác giáo dục chính trị được tiến hành chu đáo, chuẩn bị tốt tư tưởng quyết tâm đánh với quân Mỹ.
“Nắm thắt lưng địch mà đánh”
Đúng 5 giờ 45 phút sáng ngày 27-11-1965, bộ đội ta từ các hướng, các mũi nổ súng tấn công khắp các tuyến phòng thủ của địch trên khu vực rộng ở các lô 32, 33, 34 (nơi Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy đang tạm dừng chân trên đường hành quân về núi Cậu). Mặc dù địch sử dụng hỏa lực tối đa và điên cuồng chống trả, nhưng bộ đội ta đã áp sát thực hiện đánh gần, bóc vỏ từng lớp, dồn ép địch trên từng gốc cao su. Đến 11 giờ trưa ngày 27-11, trận đánh kết thúc, 1.200 lính ngụy và cố vấn Mỹ bị Trung đoàn 1 tiêu diệt. |
Trong khi ta đang chuẩn bị chiến trường thì 1 chiến đoàn Mỹ thuộc Sư đoàn Bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” từ Lai Khê hành quân về phía nam cách ấp Bàu Bàng 3km. Ý định của địch là hành quân lên Chơn Thành đánh quặt xuống phía tây, hình thành thế bao vây kẹp chặt vùng tam giác bắc Sài Gòn, nơi có nhiều cơ quan, kho tàng và “một sư đoàn Việt cộng đang ẩn náu” như Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ ở Sài Gòn đã từng tuyên bố.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã quyết định nổ súng tiến công tiêu diệt 2 tiểu đoàn quân Mỹ có pháo binh và cơ giới đi cùng ở khu vực Bàu Bàng và Đồng Sổ. Sư đoàn 9 nhanh chóng hình thành các hướng mũi tiến công địch. Hướng đột kích chủ yếu từ phía đông xuống, mũi vu hồi từ phía Nam lên, mũi chia cắt đánh từ tây sang đông. Vừa nhận lệnh vừa hành quân, tổ chức nắm địch, các đơn vị đã nhanh chóng đưa bộ đội vào chiếm lĩnh trận địa, hình thành thế bao vây khu vực địch trú quân.
Trận tập kích tiêu diệt lính Mỹ tại Bàu Bàng ngày 12-11-1965 của Sư đoàn 9 bộ binh là trận đánh mở màn cho chiến dịch mùa khô 1965-1966 với những chiến dịch vang dội ở Dầu Tiếng, Đà Nẵng, Plâyme… Không chịu thất bại, Sư đoàn Bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” tăng cường lực lượng củng cố lại chiến đoàn và tiếp tục hành quân lên Chơn Thành, vòng qua Dầu Tiếng, chốt từ làng 4 đến làng 10. Ý định của chúng là cùng Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy càn quét các làng ven rừng, thực hành bao vây chia cắt Công trường 9 (thuộc Sư đoàn 9 chủ lực Miền) để tiêu diệt. Nhưng chính quân Mỹ và quân ngụy đã bị bộ đội địa phương Bến Cát, Dầu Tiếng và lực lượng của tỉnh phối hợp với Sư đoàn 9 phục kích trên đường Căm Xe - Dầu Tiếng, chia cắt đội hình 300 xe quân sự Mỹ, bắn cháy và phá hủy 20 xe.
Được trinh sát huyện dẫn đường, lực lượng Trung đoàn 1, Sư đoàn 9 với chiến thuật “nắm thắt lưng địch mà đánh”, hành quân đuổi bám địch, hình thành nhiều mũi thọc sâu, táo bạo chia cắt, thực hiện hiệp đồng theo tiếng súng. Đúng 5 giờ 45 phút sáng ngày 27-11-1965, bộ đội ta từ các hướng, các mũi nổ súng tấn công khắp các tuyến phòng thủ của địch trên khu vực rộng ở các lô 32, 33, 34 (nơi Chiến đoàn 7, Sư đoàn 5 ngụy đang tạm dừng chân trên đường hành quân về núi Cậu). Mặc dù địch sử dụng hỏa lực tối đa và điên cuồng chống trả, nhưng bộ đội ta đã áp sát thực hiện đánh gần, bóc vỏ từng lớp, dồn ép địch trên từng gốc cao su. Đến 11 giờ trưa ngày 27-11, trận đánh kết thúc, 1.200 lính ngụy và cố vấn Mỹ bị Trung đoàn 1 tiêu diệt. Đây là lần đầu tiên một trung đoàn chủ lực của ta tiêu diệt một trung đoàn ngụy.
Cùng với Bàu Bàng, chiến thắng Dầu Tiếng đã trở thành mốc son chói lọi trong chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến thắng này đã củng cố niềm tin đánh thắng Mỹ, mở ra phong trào “Tìm Mỹ mà diệt, nắm thắt lưng địch mà đánh” trong các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lúc bấy giờ. Và chiến thắng Dầu Tiếng cũng đã được Bác Hồ khen ngợi trong Thư chúc mừng năm mới 1966 của Người: “Mừng miền Nam rực rỡ chiến công/ Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plâyme, Đà Nẵng...”.
Chiến công này đã tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, quân và dân huyện Dầu Tiếng thêm phấn khởi và tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân cả nước nhất định sẽ thắng lợi, dù biết rằng cuộc chiến đấu sẽ còn nhiều gian khổ, ác liệt. Với niềm tin tất thắng, ngày 13-3-1975, quân và dân Dầu Tiếng đã vùng lên chiến đấu và giành thắng lợi vẻ vang, trở thành địa phương đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một được giải phóng, góp phần tạo thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đi đến thắng lợi hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, thu giang sơn về một mối.
THU THẢO
Bài 3: Xé toang tuyến phòng ngự Bắc Sài Gòn
Cách đây đúng 40 năm, lúc 10 giờ ngày 13-3-1975, chiến dịch tiến công giải phóng Dầu Tiếng kết thúc thắng lợi. Sau Phước Long, Dầu Tiếng trở thành một trong những địa phương giải phóng sớm nhất của miền Đông Nam bộ. Giải phóng Dầu Tiếng đã phá vỡ mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự Bắc Sài Gòn, làm cho “Sài gòn nguy kịch, ngụy quyền lung lay”, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuẩn bị chu đáo
Tượng đài Chiến thắng Dầu Tiếng, nơi ghi nhận chiến công oanh liệt của quân và dân Dầu Tiếng cách đây 40 năm. Ảnh: QUỐC CHIẾN |
Trong những ngày tháng 3 lịch sử này, chúng tôi về thăm lại Dầu Tiếng, một vùng đất anh hùng. Ở nơi đây, bao tên đất, tên làng được nhuộm bằng máu, bằng xương của những người con ưu tú. Để hôm nay, tên đất, tên người còn mãi vang danh...
Những người từng trực tiếp chỉ huy, tham gia chiến đấu năm xưa không còn nhiều; đa phần đã tuổi cao sức yếu. Tuy nhiên, với họ, những ký ức về trận đánh, chiến thắng lịch sử của chiến thắng Dầu Tiếng dường như chỉmới xảy ra ngày hôm qua… Ông Trương Văn Tươi, nguyên Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng là một trong số đó. Trong những năm tháng cam go, ác liệt nhất, ông là Bí thư Huyện ủy, người trực tiếp tham gia chỉ huy chiến dịch. Ông kể lại: “Trước mùa khô 1974- 1975, cục diện chiến trường đã có những bước chuyển quan trọng. Trên địa bàn huyện Dầu Tiếng và Bắc Bến Cát, ta có vùng giải phóng rộng lớn áp sát vùng tranh chấp, hình thành thế bao vây lấn địch. Người dân các vùng bung về sản xuất ngày càng tăng; các mặt xây dựng kinh tế, chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang đều có tiến bộ”.
Trong bối cảnh đó, tỉnh Thủ Dầu Một có Nghị quyết “Đánh bại chính sách bình định lấn chiếm của Mỹ - ngụy, tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Và đến cuối tháng 11-1974, nghị quyết này đã được triển khai, quán triệt xuống tận cơ sở trong toàn huyện. Đầu tháng 12-1974, Đảng bộ huyện Dầu Tiếng đã tiến hành hội nghị đại biểu. Hội nghị đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị trước yêu cầu ngày càng cao và rất khẩn trương của chiến dịch mùa khô. Sự phát triển chung trên chiến trường của tỉnh và toàn miền đang tạo ra thuận lợi để Dầu Tiếng đẩy mạnh đấu tranh, kết hợp hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang, đánh càn quét lấn chiếm với đấu tranh chính trị của quần chúng, nhất là công nhân đòi tự do đi làm ăn, đấu tranh chống địch bắt xâu, bắt lính; kết hợp đẩy mạnh công tác binh vận, phá vỡ làm vô hiệu hóa lực lượng phòng vệ dân sự của địch trong các ấp chiến lược.
Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ huyện đã nhanh chóng trở thành chương trình hành động ở tất cả các chi bộ, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang. Ban chấp hành Huyện ủy ra lời kêu gọi động viên toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn thể, toàn thể quân và dân trong huyện hăng hái thi đua tích cực chuẩn bị và đẩy mạnh mọi mặt hoạt động, sẵn sàng đón thời cơ mới với quyết tâm cao giành thắng lợi quyết định trong mùa khô 1974-1975.
Bước sang đầu năm 1975, chiến dịch mùa khô 1974-1975 mở rộng ra khắp các chiến trường. Ngày 6-1-1975, tỉnh Phước Long được hoàn toàn giải phóng, cách mạng miền Nam đứng trước một bước ngoặt lớn. Vùng giải phóng được mở rộng. Huyện ủy Dầu Tiếng khi đó nhận được chỉ thị chuẩn bị phối hợp cùng với các đơn vị chủ lực giải phóng địa bàn khi thời cơ đến.
Để kịp thời phối hợp với lực lượng bộ đội chủ lực Miền, từ cuối tháng 2-1975, Đảng bộ, quân và dân Dầu Tiếng đãkhẩn trương thực hiện hàng loạt công việc cấp bách. Huyện ủy chỉ đạo triển khai các mặt chuẩn bị về công tác hậu cần, kế hoạch sẵn sàng phối hợp tác chiến và tiếp quản sau giải phóng. Ban Chỉ huy Huyện đội phân công cán bộ tác chiến trực tiếp sử dụng lực lượng du kích xã Thanh An (hơn 20 tay súng) vây ép, bắn tỉa, pháo kích, bao bó thường xuyên đồn Suối Dứa, cầm chân địch không cho chúng bung ra lùng sục thăm dò công tác chuẩn bị của ta. Và đến ngày 10-3-1975, mọi lực lượng tham gia vào chiến dịch giải phóng Dầu Tiếng đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị và hợp đồng tác chiến. Tất cả đã sẵn sàng bước vào chiến đấu.
Thời khắc quyết định
Sáng ngày 11-3, chiến dịch giải phóng Dầu Tiếng bắt đầu. Trong khi các mũi tiến công của lực lượng Sư đoàn 9, Trung đoàn 16 đồng loạt nổ súng tiến công địch ở Bến Củi, cầu Tàu, Ông Hùm; thì tại khu vực Suối Dứa, Đại đội 64 cùng đội biệt động của huyện và du kích Thanh An, dùng cối 60 ly pháo kích bắn uy hiếp cầm chân địch. Kết hợp pháo kích, bao bó, vây ép, cán bộ binh vận của huyện phát loa kêu gọi địch ra hàng, đồng thời vận động gia đình binh sĩ thuyết phục chồng, con, em quay về với nhân dân. Trước áp lực từ mọi phía của ta, đại đội bảo an đóng đồn ấp chiến lược Suối Dứa sợ hãi bỏ đồn, vượt suối chạy trốn về chi khu Dầu Tiếng. Nhân dân ấp Suối Dứa được tổ cán bộ công tác của huyện và xã Thanh An giúp đỡ, đưa đồng bào về ấp Bến Thành, ấp 7 xã Thanh An tạm lánh.
Còn tại khu vực thị trấn, mũi tiến công của các lực lượng vũ trang ta đánh chiếm sân bay, diệt đồn tam giác, đánh địch trong chi khu, chốt Vườn Chuối, ngã ba Ba Rắc, Cầu Tàu... Bọn địch đóng chi khu, đồn tam giác rút xuống hầm ngầm cố thủ và chống cự quyết liệt. Sau những đợt pháo 130 ly bắn cấp tập vào các vị trí quân sự còn lại của địch trong các chi khu, các cánh quân của Sư đoàn 9 nhanh chóng đánh chiếm, giữ vững các vị trí trọng yếu trong thị trấn. Tên Quý, quận trưởng lột bỏ cả quân phục trà trộn trong số dân chạy về phía Cầu Tàu lẩn trốn qua xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.
Ông Trương Văn Tươi nhớ lại: “Trong phút chốc, toàn bộ vườn cây cao su của Dầu Tiếng trở thành bãi chiến trường ác liệt. Công nhân cao su Dầu Tiếng, dưới làn mưa bom, bão đạn của địch vẫn dũng cảm xông lên làm trinh sát, dẫn đường cho các đơn vị vũ trang đánh chiếm các mục tiêu trong thị trấn, tham gia tải thương, tiếp đạn, tiếp lương thực cho các đơn vị chiến đấu. Ban tiếp đón Huyện ủy huy động lực lượng và phương tiện đưa phần lớn dân từ vùng địch tạm chiếm ra ngoài theo các điểm đã chuẩn bị trước…”.
Và đúng 10 giờ sáng ngày 13-3-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh quận trưởng Dầu Tiếng. Bộ máy ngụy quyền địch ở Dầu Tiếng hoàn toàn tan rã. Dầu Tiếng hoàn toàn giải phóng, vùng giải phóng của tỉnh được mở rộng nối liền với các căn cứ của miền Đông, tạo điều kiện cho các binh đoàn chủ lực cơ động triển khai các đơn vị binh khí mỹ thuật hiện đại và là bàn đạp cho các binh đoàn chủ lực tiến công các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc được thuận lợi.
Chỉ 3 ngày sau khi trận “điểm huyệt” giải phóng Buôn Ma Thuột, huyện Dầu Tiếng, một địa bàn có ý nghĩa chiến lược áp sát sào huyệt cuối cùng của địch ở Sài Gòn đãđược giải phóng. Đây là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung trên chiến trường của tỉnh và toàn Miền, tạo thêm những thuận lợi quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng toàn diện trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong trận đánh giải phóng Dầu Tiếng, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.329 tên địch; tiêu diệt gọn 3 tiểu đoàn, 1 chiến đoàn thiết giáp và 4 trung đoàn pháo...; bắn rơi 7 máy bay, phá hủy hơn 20 xe tăng, thiết giáp, 2 khẩu pháo và 1 khu thông tin; thu trên 1.000 súng các loại; 4 xe M113 và tăng M41; 25 máy thông tin vô tuyến điện…và đưa hơn 6.000 quần chúng sơ tán ra khỏi khu vực tác chiến.
THU THẢO